You are on page 1of 4

CHỦ ĐỀ 1:

I/ Wifi là gì?

Wifi là viết tắt của Wireless Fidelity, là công nghệ cho phép người dùng có thể truy cập
Internet dựa trên sóng vô tuyến không dây mà không cần thông qua kết nối vật lý nào
như dây mạng. Nói cách khác, wifi phát ra loại sóng tương tự như sóng điện thoại hay
sóng radio để truyền tín hiệu tới các thiết bị từ tivi, điện thoại đến máy tính bảng đều có
thể kết nối wifi.

II/ Nguyên lý hoạt động của Wifi

Để có sóng wifi ta cần có bộ phát wifi (các thiết bị như modem hoặc router wifi). Sau đó,
ta sẽ tiến hành kết nối internet từ các nhà mạng thông qua dây cáp mạng gọi là đường
truyền hữu tuyến. Và bộ phát wifi sẽ phát ra sóng wifi gọi là sóng vô tuyến để các thiết bị
có thể kết nối và sử dụng wifi.

III/ Những chuẩn wifi qua các năm

 Chuẩn 802.11:

+ Năm 1997, IEEE giới thiệu chuẩn mạng không dây đầu tiên và đặt
tên nó là 802.11.
+ Khi đó, tốc độ hỗ trợ tối đa của mạng này chỉ là 2 Mbps với băng
tầng 2.4GHz.
 Chuẩn 802.11b:

+ Vào tháng 7/1999, chuẩn 802.11b ra đời.


+ Hỗ trợ tốc độ lên đến 11Mbps. Chuẩn này cũng hoạt động tại băng
tần 2.4GHz nên cũng rất dễ bị nhiễu từ các thiết bị điện tử khác.
 Chuẩn 802.11a:

+ Song song với quá trình hình thành chuẩn b, chuẩn 802.11a
+ Phát ở tần số cao hơn là 5GHz nhằm tránh bị nhiễu từ các thiết bị
khác. Tốc độ xử lý của chuẩn đạt 54 Mbps tuy nhiên chuẩn này khó
xuyên qua các vách tường và giá cả của nó hơi cao.
 Chuẩn 802.11g:

+ Chuẩn 802.11g ra mắt vào năm 2003


+ Có phần hơn so với chuẩn b, tuy nhiên nó cũng hoạt động ở tần số
2.4GHz nên vẫn dễ nhiễu. Chuẩn này có thể xử lý tốc độ lên tới 54
Mbps.
 Chuẩn 802.11n:

+ Ra mắt năm 2009.


+ Là chuẩn phổ biến nhất hiện nay nhờ sự vượt trội hơn so với chuẩn b
và g. Chuẩn kết nối 802.11n hỗ trợ tốc độ tối đa lên đến 600Mbps, có
thể hoạt động trên cả băng tần 2,4 GHz và 5 GHz.
 Chuẩn 802.11ac:

+ Là chuẩn được IEEE giới thiệu vào đầu năm 2013.


+ Là công nghệ không dây hoàn toàn mới, hoạt động ở băng tầng 5
GHz. Chuẩn ac có thể mang đến cho người dùng trải nghiệm tốc độ
cao nhất lên đến 1730 Mpbs.

Do vấn đề giá thành cao nên các thiết bị phát tín hiệu cho chuẩn này
chưa phổ biến dẫn đến các thiết bị này sẽ bị hạn chế sự tối ưu do thiết
bị phát.

 Chuẩn 802.11ad:

+ Được giới thiệu năm 2014


+ Chuẩn wifi 802.11ad được hỗ trợ băng thông lên đến 7
Gbps và hoạt động ở dải tần 60GHz. Nhược điểm của chuẩn này
là sóng tín hiệu khó có thể xuyên qua các bc tường, đồng nghĩa với
việc chỉ cần Router khuất khỏi tầm mắt, thiết bị sẽ không còn kết nối
tới Wifi được nữa.
 Chuẩn 802.11ax:

+ Wi-Fi 6 là bản cập nhật mới nhất cho chuẩn mạng không dây. Wi-Fi 6
dựa trên tiêu chuẩn IEEE 802.11ax, với tốc độ nhanh hơn, dung
lượng lớn hơn và hiệu suất năng lượng được cải thiện tốt hơn so với
các kết nối không dây trước đây. Tên gọi mới Wifi 6 này sẽ chính thức
được áp dụng từ năm 2019.
+ Wi-Fi 6E là phiên bản mở rộng (extended version) của Wi-Fi 6. Do
đó, Wi-Fi 6E thừa hưởng tất cả những đặc trưng của chuẩn Wi-Fi 6, với
tốc độ đường truyền đạt đến 600 Mbps trên kênh 80 MHz hoặc 1200
Mbps trên kênh 160 MHz. Wi-Fi 6E hoạt động trên băng tần duy nhất
là 6 GHz, thay vì hai băng tần 2.4 GHz và 5 GHz như Wi-Fi 6 thông
thường.
 Chuẩn 802.11be:
+ Wi-Fi 7 hay còn gọi là IEEE 802.11be Extremely High Throughput
(EHT) là tiêu chuẩn được xây dựng trên cơ sở 802.11ax. WiFi 7 có thể
đạt tốc độ lên tới 46Gbps. Với tốc độ này, nó có thể cung cấp video
phát trực tuyến tốt hơn, phủ sóng khoảng cách xa hơn và giảm các
vấn đề về nghẽn mạng.
+ Trong Wi-Fi 7 sẽ có một độ rộng kênh tối đa lên đến 320 MHz nên
sau khi tăng gấp đôi kích thước kênh tối đa đối với Wi-Fi 6 (ở băng tần
5 GHz và 6 GHz, độ rộng kênh tối đa là 160 MHz)

IV/ Bảng so sánh các chuẩn wifi

Nhìn vô slide

V/ Chuẩn wifi tốt nhất hiện nay?

+ Với những số liệu trên có thể kết luận WiFi chuẩn 802.11
n/ac/ax có tốc độ cao nhất hiện nay. Tốc độ của WiFi chuẩn 802.11
n/ac/ax/be quá lớn và lên đến 46 Gbps, theo lý thuyết chuẩn này có
thể gấp 7 lần chuẩn n về tốc độ.
+ Tuy WiFi chuẩn 802.11 ax/be tốt là vậy nhưng rất khó để
chuẩn WiFi này được phổ biến vì giá thành của nó rất cao. Thay vì
đó chuẩn a/b/g/n/ac được sử dụng phổ biến hơn vì tốc độ vẫn đáp ứng
được nhu cầu của người dùng mà giá cả lại hợp lý.
VI/ Ứng dụng thực tế:

+ Kết nối Internet không dây: cho phép các thiết bị như máy tính, điện thoại di động, máy
tính bảng và nhiều thiết bị khác kết nối Internet mà không cần dây.
+ Chia sẻ dữ liệu: WiFi cho phép chia sẻ dữ liệu giữa các thiết bị một cách dễ dàng.
+ Điều khiển thiết bị điện tử từ xa: Bạn có thể sử dụng WiFi để điều khiển các thiết bị điện
tử trong nhà từ xa.
+ Chuyển thông báo qua lại giữa smartphone và máy tính: WiFi cũng cho phép chuyển các
thông báo qua lại giữa smartphone và máy tính.
+ Kết nối mạng giữa các tòa nhà cách xa nhau: WiFi cũng được sử dụng để kết nối mạng giữa
các tòa nhà cách xa nhau.
+ Sử dụng trong văn phòng quy mô nhỏ, trường học, và bệnh viện: WiFi rất phổ biến trong
các văn phòng quy mô nhỏ, trường học, và bệnh viện.
 Ngoài ra:
+ Băng thông kênh truyền rộng: Các chuẩn WiFi như 802.11ac và 802.11ax hỗ trợ băng
thông kênh truyền rộng, giúp tăng tốc độ truyền tải dữ liệu.
+ Tăng số luồng dữ liệu: Các chuẩn WiFi như 802.11ac và 802.11ax hỗ trợ tăng số luồng dữ
liệu, giúp tăng hiệu suất truyền tải dữ liệu.
+ Multi user-MIMO: Các chuẩn WiFi như 802.11ac và 802.11ax hỗ trợ công nghệ Multi user-
MIMO, cho phép truyền tải dữ liệu đồng thời tới nhiều thiết bị.
+ Beamforming: Các chuẩn WiFi như 802.11ac và 802.11ax hỗ trợ công nghệ Beamforming,
giúp tăng cường tín hiệu WiFi tới các thiết bị cụ thể.
+ Phạm vi phủ sóng rộng: Các chuẩn WiFi như 802.11ac và 802.11ax hỗ trợ phạm vi phủ
sóng rộng, giúp tăng cường kết nối WiFi trong khu vực rộng lớn.
+ Công nghệ MIMO: Các chuẩn WiFi như 802.11n, 802.11ac và 802.11ax hỗ trợ công nghệ
MIMO (Multiple Input Multiple Output), cho phép truyền tải dữ liệu đồng thời qua nhiều
anten.

You might also like