You are on page 1of 42

Networking

Essentials
Session 4
Truyền dẫn không dây

Fundamentals of Hardware and Networking


2
Nội dung bài học
1. Giới thiệu chung
2. Khái niệm, lợi ích
3. Anten, thành phần và nguyên lý hoạt động
4. Wifi Model
5. Băng tần 2.4GHz VÀ 5GHz
6. Dual-Band và Tri-Band
7. Các chuẩn Wifi 802.11
8. Công nghệ MIMO, BEAMFORMING, OFDMA,
9. Wifi 6E, Channel Bonding, WPA 2-3

3
Introduction
Phương tiện truyền dẫn không dây
dễ cài đặt và cho phép kết nối mạng
thông qua các hệ thống di động

Người dùng có thể truy cập Internet


trên các thiết bị di động, như máy tính
xách tay, iPad và điện thoại thông minh,
trong vùng phủ sóng mạng không dây.

Tốc độ truyền dữ liệu tương đối tốt

Dễ dàng bị tấn công do bảo mật yếu

4
Wireless Fidelity
 Wi-Fi viết tắt từ Wireless Fidelity hay là 802.11 sử dụng sóng
vô tuyến – không dây.
 Thường được sử dụng tại các điểm phát sóng công cộng
(hotspot), hoặc lắp đặt tại gia đình, văn phòng.

5
Anten
 Một trong những yếu tố quyết định đến khả năng hoạt động
của hệ thống không dây, đó chính là ANTEN.
 Là thiết bị bức xạ và thu nhận sóng điện từ, anten có thể điều
hướng năng lượng bức xạ theo 1 hướng hoặc nhiều hướng
mong muốn...

6
Anten
Nguyên lý hoạt động:
 Anten chuyển đổi năng lượng điện sang sóng vô tuyến đối với
anten phát.
 Chuyển đổi sóng vô tuyến sang năng lượng điện đối với anten
thu.
Bao gồm 3 loại chính:
 Đẳng hướng – vô hướng (Omni-directional).

 Định hướng – có hướng (Semi-directional).


 Định hướng cao (Highly-directional).

7
Anten
Anten đẳng hướng – Omni-directional
 Anten đẳng hướng truyền tín hiệu RF theo tất cả các hướng
theo trục ngang (song song mặt đất) nhưng bị giới hạn ở trục
dọc (vuông góc với mặt đất).
 Ứng dụng dễ thấy nhất là dùng cho wifi băng rộng như hiện
nay.
 Thường dùng làm access point trong các tòa nhà.

8
Anten
Anten định hướng – Semi-directional
 Anten định hướng (directional) có hướng phát sóng rất hẹp,
hướng về một hướng định trước. Có thể hình dung, hướng phát
sóng như ánh sáng đèn pin.
 Thiết bị thu sóng cần nằm chính xác trong phạm vi phát sóng
hẹp này của anten định hướng mới có thể thu được sóng phát
từ anten.

9
Anten
Định hướng cao (Highly-directional).
 Anten định hướng cao là anten để truyền tải với một chùm tia
rất hẹp.
 Những loại ăng-ten này thường giống như các đĩa vệ tinh.
Chúng thường được gọi là anten parabol hoặc anten lưới.
 Chúng chủ yếu sử dụng trong các ứng dụng vũ trụ thường
thấy.

10
Bộ phát Wifi
Các bộ phát Wifi cũng bao gồm các chủng loại khác nhau,
mỗi chủng loại đều có thông số và đặc tính kỹ thuật riêng:
 Bộ phát wifi không dây thông thường: sử dụng ăng ten đẳng
hướng phủ sóng wifi trong phạm vi từ 80 – 100m thường được
lắp đặt ở các khu vực diện tích nhỏ, ít vật cản như phòng
khách, phòng ngủ
 Bộ phát wifi không dây Marketing: sử dụng ăng ten đẳng
hướng hoặc ăng ten định hướng phủ sóng wifi trong phạm vi
từ 80 – 500m thường được lắp đặt ở các khu vực diện tích
rộng, ít vật cản như hội trường, phòng họp, chợ, trung tâm
thương mại, phố đi bộ, bãi biển, các dự án wifi công cộng

11
Bộ phát Wifi
 Bộ phát wifi không dây xuyên tường: sử dụng ăng ten đẳng
hướng hoặc định hướng phủ sóng wifi trong phạm vi từ 80 –
500m thường được lắp đặt ở các khu vực diện lớn, nhiều vật
cản như các phòng ở trung cư, văn phòng
 Bộ phát wifi không dây tầm xa công xuất cao: sử dụng ăng
ten định hướng phủ sóng wifi trong phạm vi từ 80 – 50km
thường được lắp đặt ở các khu vực diện tích rộng lớn, số lượng
thiết bị truy cập nhiều, chưa có hạ tầng Internet như phố đi bộ,
bãi biển, các dự án wifi công cộng, hội trường, phòng họp, chợ,
trung tâm thương mại, phố đi bộ, bãi biển… bộ phát wifi
WBS510 - 5GHz 300Mbps Outdoor Wireless Base Station

12
Bộ phát Wifi
 Bộ phát wifi không dây doanh nghiệp: sử dụng ăng ten đẳng
hướng hoặc định hướng phủ sóng wifi trong phạm vi từ 80 –
500m thường được lắp đặt ở các khu vực diện lớn, văn phòng,
công ty, khu vực có thiết bị truy cập nhiều yêu cầu tốc độ
mạng lớn.

13
Băng tần Wifi 2.4GHz và 5GHz
 Trước khi đến với khái niệm về băng tần, chúng ta hãy cùng đi
tìm hiểu, phổ tần là gì?
 Thực chất, băng tần chỉ là 1 phần của phổ tần, phổ tần được
định nghĩa là 1 dải sóng, được ứng dụng cho công nghệ dẫn
truyền vô tuyến, sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.
 Băng tần chỉ là 1 dải nhánh trong phổ tần mà thôi, người ta đã
chia nhỏ phổ tần thành nhiều băng tần, mỗi băng tần sẽ có tính
ứng dụng với mục đích sử dụng khác nhau, đơn thử như về
mục đích thương mại – sóng wifi, vô tuyến – kênh truyền hình
số mặt đất, hệ thống liên lạc trong quân sự.

14
Băng tần Wifi 2.4GHz và 5GHz
 Băng tần 2.4GHz và 5GHz sẽ có điểm khác biệt lớn nhất, đó
chính là về tốc độ truyền tải dữ liệu, trong điều kiện lý tưởng,
2.4GHz có thể hỗ trợ lên tới 500Mbps và 5GHz sẽ lên tới
1300Mpbs, những yếu tố này, sẽ còn phải tùy thuộc vào router
wifi cũng như thiết bị, card mạng mà chúng ta đang sử dụng.
 Có 1 yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới tốc độ truyền tải của
sóng wifi đó là các chuẩn 802.11.a/b/g.. mà các router đang sử
dụng.

15
Băng tần Wifi 2.4GHz và 5GHz
 Đối với BT 2.4GHz có thể chúng ta sẽ hay gặp phải tình trạng
tắc nghẽn đường truyền và tốc độ chậm, BT này không chỉ
được sử dụng cho riêng sóng Wifi
 Được sử dụng cho các bước sóng dài, đơn thử như: sóng của
máy phát thanh, remote điều khiển ô tô, xe máy, đồ chơi mô
hình, cửa cuốn... chính vì là bước sóng dài nên BT này được
sử dụng cho các khu vực cần phủ sóng rộng hoặc nhiều vật
cản.

16
Băng tần Wifi 2.4GHz và 5GHz
 Đối với BT 5GHz thì lại trái ngược hoàn toàn với BT 2.4Gz,
thiết bị kết nối sẽ có tín hiệu ổn định hơn, tốc độ kết nối nhanh
hơn, do sử dụng các bước sóng ngắn nên độ phủ sóng không
được bao phủ bằng BT 2.4GHz, biện pháp duy nhất là kích
sóng trong trường hợp này

17
Băng tần Wifi 2.4GHz và 5GHz
Sơ đồ biểu diễn bước sóng băng tần 2.4GHz và 5GHz

18
Dual-Band và Tri-Band
Ngày nay thì hầu hết các router đều là 2 hoặc 3 băng tần. Router
WiFi băng tần kép có thể phát sóng cùng lúc cả ở 2 băng tần 2.4
GHz và 5 GHz.
Router băng tần kép có hai loại:
 Băng tần kép cấu hình theo ý muốn: Một router băng tần
kép có thể lựa mạng Wi-Fi 2.4 GHz và 5 GHz, chỉ được chọn
1 BT, nếu muốn thay đổi BT, bắt buộc phải cấu hình lại.
 Băng tần kép cho phép song công: Chạy 2 mạng Wi-Fi 2.4
GHz và 5 GHz cùng một lúc, 1 số loại cho phép người dùng
lựa chọn kết nối vào 2.4 hoặc 5, 1 số loại tự động lựa chọn do
chỉ có 1 tên hiển thị duy nhất.

19
Dual-Band và Tri-Band
 Router 3 băng tần phát cùng lúc 3 tín hiệu: 2 tín hiệu 5 GHz
và 1 tín hiệu 2.4 GHz.
 Điều này sẽ giúp giảm bớt tắc nghẽn mạng. Nếu chúng ta có
nhiều thiết bị cần sử dụng kết nối mạnh mẽ như truyền phát
video độ phân giải cao Full HD, hoặc thậm chí 4K, router 3
băng tần sẽ là lựa chọn tốt nhất cho bạn.

20
Wireless Standards 802.11 a/b/g/n/ac
Mạng không dây hoạt động dựa trên công nghệ 802.11 a/b/g/n.
Các yếu tố được xem xét khi chọn một tiêu chuẩn không dây cụ
thể như sau:
 Yêu cầu của băng thông mạng.

 Phạm vi truyền dữ liệu.


 Loại điểm truy cập trên lớp vật lý.

21
Wireless Standards 802.11 a/b/g/n/ac
Đặc tính kỹ thuật của các chuẩn
• 802.11a: Hỗ trợ băng thông 54Mbps, tần số 5GHz, thường
được sử dụng trong các doanh nghiệp, nơi có ít vật cản.
• 802.11b: Được mở rộng và nâng cấp từ chuẩn 802.11 gốc.
Băng thông 11Mbps, tần số 2.4GHz. Gía thành tốt, ít bị cản
trở bởi vật cản. Tuy nhiên tốc độ tối đa thấp, dễ bị nhiễu với
sóng thiết bị khác.
• 802.11g: Hỗ trợ băng thông 54Mbps, và tần số 2,4GHz cho
tốc độ kết nối nhanh, phạm vị phủ sống rộng, ít bị cản trở.
Tuy nhiên giá thành đắt khi triển khai lắp đặt.
• 802.11n: Là bước cải tiến từ chuẩn G, cung cấp băng thông
tối đa tới 600Mbps, cho phạm vi phủ sóng xa hơn và cường
độ tín hiệu cực cao. Với những tính năng ưu việt như vậy thì
giá thành chắc chắn sẽ rất cao.
22
Wireless Standards 802.11 a/b/g/n/ac
Đặc tính kỹ thuật của các chuẩn

• 802.11ac là chuẩn WiFi mới nhất, được sử dụng phổ biến


nhất hiện nay. 802.11ac sử dụng công nghệ không dây băng
tần kép, hỗ trợ các kết nối đồng thời trên cả băng tần 2.4 GHz
và 5 GHz.
• 802.11ac cung cấp khả năng tương thích ngược với các chuẩn
802.11b, 802.11g, 802.11n và băng thông đạt tới 1.300 Mbps
trên băng tần 5 GHz, 450 Mbps trên 2.4GHz.

23
Wireless Components
Các thành phần cơ bản của mạng không dây bao gồm:
 Wireless Routers: Thường được gọi là bộ phát WIFI, được sử
dụng trong các gia đình, văn phòng, bệnh viện. Chức năng
chính là phát sóng wifi cho người dùng truy cấp vào mạng
internet.
 Wireless Access Points (APs): Có nhiệm vụ chính trong việc
kết nối các máy tính lại để cấu thành hệ thống LAN.
 Repeater: Là bộ kích sóng wifi ra ngoài phạm vi phủ sóng
mặc định của thiết bị, giúp việc kết nối với các thiết bị đầu
cuối dễ dàng hơn khi ở quá xa.

24
Wireless Properties
MIMO - Multiple In, Multiple Out
 Được hiểu là cách sử dụng nhiều ăng-ten để phát và thu nhận tín hiệu
kết nối không dây.
 Đang được sử dụng trong các router wifi đời mới. Có rất nhiều Laptop,
điện thoại cũng đã hỗ trợ MIMO để khai thác được hết công suất của
router.
 Nguyên lý hoạt động rất đơn giản – Các router wifi hiện giờ đang sử
dụng công nghệ SISO (Single In Single Out) tức là trong đó chỉ có 1
ăng-ten để giao tiếp với 1 ăng-ten trên thiết bị nhận sóng (vd: Laptop).
Đó chính là lý do thu phát sóng kém. Công nghệ MIMO được tích hợp
trong các thiết bị phát sóng đời mới, trong đó bao gồm từ 2 ăng-ten trở
lên. Cho hiệu quả tối đa khi phát sóng, khả năng xuyên vật cản ưu việt
hơn...

25
Wireless Properties
MIMO - Multiple In, Multiple Out
 Giải thích kĩ hơn một chút, sóng điện từ khi gặp các vật cản
như tường, nhà, cây cối sẽ bị phân tán ra, lúc này nó cần phải
đi nhiều con đường để tới được thiết bị nhận.
 Vì hiệu ứng này nên sẽ có gói đến nhanh, có gói đến chậm
khiến tốc độ mạng của chúng ta chậm đi. Trong khi đó, nếu sử
dụng 2 hoặc nhiều ăng-ten để phát và bắt sóng thì có thể giảm
bớt hiện tượng nói trên.

26
Wireless Properties
MIMO - Multiple In, Multiple Out

27
Wireless Properties
Cơ chế hoạt động của SISO – MIMO
SISO
SISO bị hạn chế về lưu lượng mà chúng ta có thể phát ra trong
chỉ 1 ăng-ten, vậy nên người ta mới nghĩ ra MISO. Lúc này trên
router phát có nhiều ăng-ten nhưng trên laptop nhận vẫn chỉ thu
được bằng 1 ăng-ten duy nhất nên cũng chưa phải là giải pháp
tối ưu nhất, nó chỉ giúp có thêm thiết bị hòa mạng chứ chưa cải
thiện nhiều về hiệu năng và tốc độ.

28
Wireless Properties
Cơ chế hoạt động của SISO – MIMO
MIMO
 MIMO được phát minh. Thiết bị phát có thể đẩy sóng ra bằng
nhiều ăng-ten, rồi thiết bị nhận cũng sử dụng nhiều ăng-ten
để tiếp thu tín hiệu nên hiệu suất được tăng lên.
 Theo một thử nghiệm nhỏ của đại học Los Angeles, hệ thống
MIMO 4 ăng-ten của họ có tốc độ cao hơn khoảng 2,5 đến 3
lần so với SISO trong môi trường có nhiễu tín hiệu nhiều, nếu
nhiễu ít thì còn nhanh hơn nữa. Chưa hết, MIMO còn tiết
kiệm năng lượng so với SISO khi cùng phát ở mức 65Mbps với
chuẩn Wi-Fi 802.11n.

29
Wireless Properties
Các thông số cần chú ý về MIMO
 Khi bạn thấy mô tả về một thiết bị sử dụng công nghệ MIMO,
thường có thêm một vài con số theo sau, như 2x2 hay 3x2. Con
số phía trước dấu X là số ăng-ten phát, và sau dấu x là số ăng-
ten nhận.
 Ví dụ: chúng ta bắt gặp một router ghi là 2x2. Điều này có
nghĩa là router đó có thể dùng 2 ăng-ten để phát sóng Wi-Fi ra
ngoài ở cùng một thời điểm, và nếu laptop của bạn có card Wi-
Fi 1x2 thì máy tính có thể nhận hết sóng của cả 2 ăng-ten này
đồng thời. Nếu máy tính của bạn chỉ là 1x1 thì chỉ nhận được
sóng bằng 1 ăng-ten mà thôi. Hình bên dưới sẽ cho bạn cái nhìn
rõ ràng hơn về chỉ số này.

30
Wireless Properties
Các thông số cần chú ý về MIMO
Hình ảnh mô tả số lượng Anten thu phát trên Router

31
Wireless Properties
SU-MIMO và MU-MIMO
Phân tích sâu xa hơn về MIMO, thì chúng ta sẽ có 2 loại:
SU-MIMO và MU-MIMO.
MU-MIMO, hay viết đầy đủ ra là Multiple User Multiple Input
Multiple Output (đa người dùng), còn SU là Single User (chỉ một
người dùng). Chữ User ở đây tuy dịch ra là người dùng nhưng
thật ra nó là một thiết bị đang nằm trong mạng, chúng ta chú ý.

32
Wireless Properties
SU-MIMO
 Giả sử chúng ta đang kết nối vào mạng từ một Smartphone và một
Laptop. Chúng ta bấm cả hai thiết bị cho chúng cùng vào Google, chỉ 1
giây sau trang web đã load xong trên cả hai máy. Chúng ta nghĩ rằng cả
hai đều load dữ liệu qua Wi-Fi đồng thời, bởi chẳng có dấu hiệu nào cho
thấy chúng bị ngừng lại hết.
 Nhưng thực ra không phải thế, ở các router tầm trung hoặc router cũ dùng
SU-MIMO, thật ra các gói dữ liệu được gửi đi luân phiên giữa 2 thiết bị,
khi router gửi nhận dữ liệu với laptop thì đường kết nối tới điện thoại bị
ngừng và ngược lại. Việc chuyển qua lại quá nhanh đến mức bạn không
thể nhìn thấy bằng mắt thường. Dù là MIMO, tức là có nhiều luồng dữ
liệu được gửi giữa router với thiết bị đầu cuối thông qua nhiều ăng-ten,
nhưng ở 1 thời điểm chỉ 1 thiết bị duy nhất nhận được dữ liệu mà thôi.

33
Wireless Properties
Hình ảnh so sánh 2 công nghệ SU và MU

34
Wireless Properties
MU-MIMO
Trong khi đó, MU-MIMO gửi gói dữ liệu tới nhiều thiết bị trong
mạng cùng lúc, trên những kết nối khác nhau.
Cùng ví dụ trên, cả laptop và smartphone của bạn giờ sẽ đồng
thời nhận được dữ liệu mà không còn bị ngắt quãng liên tục. Nếu
có thiết bị thứ 3 nhảy vào mạng thì thêm một luồng dữ liệu khác
nữa sẽ được sinh ra cho nó. Nói các khác, mỗi thiết bị có 1 đường
dữ liệu riêng mà không phải sử dụng chung 1 không gian dữ liệu
thay vì mỗi thiết bị phải chờ đến lượt như SU.

35
Wireless Properties
MU-MIMO
 Rõ ràng điều này tốt hơn vì chúng ta có một đường truyền liên tục hơn,
tốc độ nhanh hơn. Wi-Fi N trở về trước dùng SU-MIMO là chủ yếu.
Từ chuẩn 802.11ac đã hỗ trợ MU-MIMO nhưng đa phần router cao
cấp mới có và chỉ cho đường download, còn lên chuẩn Wi-Fi 802.11ax
sắp tới MU-MIMO sẽ trở thành yếu tố bắt buộc và hỗ trợ cả đường up
lẫn download.
 Chưa hết, MU-MIMO còn giúp tăng khả năng phục vụ của mạng, tức
là nhiều thiết bị có thể vào mạng hơn. Vì không phải chuyển qua lại
giữa các thiết bị nên đường truyền sẽ liên tục hơn, tốc độ của từng thiết
bị tăng lên, độ ổn định cũng cao hơn. Đây là một yếu tố quan trọng với
Wi-Fi 802.11ax: tăng số lượng người có thể xài mạng cùng lúc. AX
cho tốc độ 10.000 Mbps, cho khả năng hồi đáp kết quả ngay lập tức..

36
Wireless Properties
Beamforming
Là một công nghệ sinh ra để cải tiến tốc độ truyền. Phương pháp
truyền dữ liệu tương lai này thực ra tương đối đơn giản. Thay vì
truyền phát dữ liệu theo mọi hướng, bộ định tuyến sẽ phát hiện
nơi đặt thiết bị yêu cầu dữ liệu và truyền một luồng dữ liệu cục
bộ hơn theo hướng đó. So sánh sự khác nhau giữa MIMI và
BeamForming

37
Wireless Properties
OFDMA
 OFDMA hoạt động bằng cách chia các kênh thành các sóng mang phụ (Sóng
mang là những tín hiệu hình Since tần số cao trong đó nó sẽ có các thành phần
như pha hay biên độ sẽ biến thiên theo sóng tín hiệu, để tạo thành các sóng
cao tần mang các sóng tín hiệu này đi trong không gian)
 Nếu không có sóng mang thì các sóng tín hiệu không thể truyền đi xa do bị suy
hao tần số.và cho phép truyền đến nhiều điểm cuối (thiết bị) cùng một lúc.
Hiểu đơn giản ở đây, mang là mang đi xa hơn.
 Một bộ định tuyến Wi-Fi 6 (AX) có thể gửi nhiều tín hiệu khác nhau trong
cùng một cửa sổ truyền dữ liệu. Điều này dẫn đến một đường truyền duy nhất
từ ​bộ định tuyến có thể truyền dữ liệu tới nhiều thiết bị, thay vì mỗi thiết bị
phải chờ đến lượt vì bộ định tuyến cung cấp dữ liệu trên hệ thống mạng.
 Thiết bị hỗ trợ
Archer AX6000 | AX6000 Next-Gen Wi-Fi Router | TP-Link (tp-link.com)

38
Wireless Properties
Wifi 6E
 Các thiết bị Wi-Fi trước đây đã bị hạn chế chỉ sử dụng các tần
số 2,4GHz và 5GHz, nhưng điều đó gần đây đã thay đổi. Các
thiết bị hỗ trợ Wi-Fi 6E có thể sử dụng băng tần 6GHz, cung
cấp băng thông 1.200MHz, lý tưởng để cung cấp lượng dữ liệu
cao trong khoảng cách ngắn hơn.
 Điều này có thể giúp giảm bớt tắc nghẽn giao thông và nhiễu
cho các thiết bị được hỗ trợ. Hãy nghĩ về Wi-Fi 6E như một
làn đường mới, rộng hơn được thêm vào đường cao tốc Wi-Fi
hai làn trước đây, với tất cả những ưu điểm của Wi-Fi 6.

39
Wireless Properties
Bảng so sánh về tốc độ kết nối, băng tần và năm ra đời của các
công nghệ wifi.

40
Wireless Properties
Channel Bonding
 Kết hợp toàn bộ các tùy chọn phần cứng lại, tăng cường khả năng kết nối tốc độ cao.

 Chuẩn 802.11n là chuẩn cung cấp nhiều tính năng phù hợp với lợi thế của Channel
Bonding.
WPA 2-3
 An ninh Truy cập Wi-Fi (WPA) là giao thức bảo mật Wi-Fi phổ biến sử dụng mật
khẩu để mã hóa. Mật khẩu sẽ được yêu cầu mọi lúc để đăng nhập vào mạng Wi-Fi,
đó là cách thức hoạt động của WPA. WPA 2 đã trở thành tiêu chuẩn trong một thời
gian dài, nhưng điều đó sẽ thay đổi với Wi-Fi 6 và 6E
 Một trong những cải tiến lớn nhất là việc triển khai gia tăng bảo mật mật khẩu thông
qua hệ thống Trao đổi Key Dragonfly, hay còn được gọi là SAE hoặc Xác thực
Đồng thời. Phương pháp xác thực này giúp cho mật khẩu khó bị bẻ khóa hơn bằng
cách sử dụng phương pháp tinh vi hơn để thiết lập kết nối với mạng Wi-Fi. Lớp bảo
mật được bổ sung này, cùng với mã hóa mạnh hơn, tức là Wi-Fi sẽ có các tùy chọn
bảo mật mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

41
Wireless Properties
Channel Bonding

42

You might also like