You are on page 1of 4

Trường THPT Chuyên Hưng Yên GV: Tạ Văn Hiển

LÝ THUYẾT LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG 01


Câu 1. Hiện tượng quang điện ngoài là
A. hiện tượng electron tách khỏi liên kết với nguyên tử để trở thành electron tự do trong kim loại khi kim loại được chiếu bởi
bức xạ thích hợp
B. hiện tượng electron tách khỏi liên kết với nguyên tử để trở thành electron tự do trong khối chất bán dẫn khi khối chất bán
dẫn được chiếu bởi bức xạ thích hợp
C. hiện tượng electron bật ra khỏi kim loại khi kim loại được chiếu bởi bức xạ thích hợp
D. hiện tượng electron bật ra khỏi khối chất bán dẫn khi khối chất bán dẫn được chiếu bởi bức xạ thích hợp
Câu 2. Giới hạn quang điện của mỗi kim loại được hiểu là:
A. bước sóng của ánh sáng chiếu vào kim loại
B. công thoát của electron đối với kim loại đó
C. một đại lượng đặc trưng của kim loại tỷ lệ nghịch với công thoát A của electron đối với kim loại đó
D. bước sóng riêng của kim loại đó.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây là sai:
A. Giới hạn quang điện của một kim loại là bước sóng lớn nhất của bức xạ kích thích gây ra hiện tượng quang điện
B. Công thoát của một kim loại tỉ lệ nghịch với bước sóng của bức xạ kích thích
C. Công thoát của kim loại thường lớn hơn công thoát của các chất bán dẫn
D. Bức xạ màu tím có thể gây ra hiện tượng quang điện của đa số các chất bán dẫn
Câu 4. Êlectron sẽ bứt ra khỏi một kim loại nếu
A. photon của ánh sáng kích thích có năng lượng lớn hơn công thoát của êlectron ra khỏi kim loại.
B. cường độ của ánh sáng kích thích nhỏ hơn một cường độ giới hạn nào đối với kim loại.
C. photon của ánh sáng kích thích có tần số nhỏ hơn một tần số giới hạn nào đó đối với kim loại.
D. cường độ của ánh sáng kích thích lớn hơn một cường độ giới hạn nào đó đối với kim loại.
Câu 5. Công thoát là
A. năng lượng tối thiểu của bức xạ kích thích để có thể gây ra hiện tượng quang điện
B. năng lượng cần thiết cung cấp cho các electron nằm sâu trong tinh thể kim loại để chúng thoát ra khỏi tinh thể.
C. năng lượng cung cấp cho các electron để cho chúng thoát ra khỏi mạng tinh thể kim loại
D. động năng ban đầu của các electron quang điện
Câu 6. Không có electron bật ra khỏi kim loại khi chiếu một chùm sáng đơn sắc vào nó vì
A. kim loại hấp thụ quá ít ánh sáng đó B. công thoát của electron nhỏ hơn năng lượng của photon
C. chùm sáng có cường độ quá nhỏ D. bước sóng của ánh sáng lớn hơn giới hạn quang điện
Câu 7(THPTQG 2019): Giới hạn quang điện của một kim loại là 300 nm. Lấy h = 6,625.10 −34 J.s; c = 3.108 m/s. Công thoát
êlectron của kim loại này là
A. 6,625.10−19 J. B. 6,625.10−28 J.. C. 6,625.10−25 J. D. 6,625.10−22 J.
Câu 8(THPTQG 2019): Công thoát êlectron của một kim loại là 7,64.10 J. Lấy h = 6,625.10−34 J.s; c = 3.108 m/s. Giới hạn
−19

quang điện của kim loại này là


A. 0,36 μm. B. 0,43 μm. C. 0,55 μm. D. 0,26 μm.
Câu 9(THPTQG 2019): Một kim loại có giới hạn quang điện là 0,5m. Lấy c = 3.108 m/s. Chiếu bức xạ có tần số f vào kim
loại này thì xảy ra hiện tượng quang điện. Giá trị nhỏ nhất của f là:
A. 6.1014 Hz. B. 5.1014 Hz. C. 2.1014 Hz. D. 4,5.1014 Hz.
Câu 10(THPTQG 2019): Ánh sáng đơn sắc truyền trong chân không có bước sóng 589 nm. Lấy h = 6,625.10 -34 J.s; c = 3.108
m/s. Lượng tử năng lượng của sóng này là
A. 3,37.10-19 J B. 3,37.10-28 J C. 1,30.10-28 J D. 1,30.10-19 J
Câu 11. Chiếu vào tấm k m tích điện âm một chùm tia tử ngoại có năng lượng photon lớn hớn công thoát của tấm k m đó.
Hiện tượng sẽ xảy ra:
A. Tấm kẽm mất dần điện tích dương B. Không có hiện tượng xảy ra
C. Tấm kẽm mất dần điện tích âm D. Tấm kẽm trở nên trung hoà về điện
Câu 12. Chiếu vào kim loại có công thoát A một chùm tia gồm hai bức xạ đơn sắc có năng lượng photon lần lượt là ε 1 và ε2,
với ε1 > ε2. Để không xảy ra hiện tượng quang điện thì
A. ε2 < A B. ε1 < A C. ε1 ≤ A D. ε2 ≤ A
Câu 13. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng
A. bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại khi bị chiếu sáng.
B. giải phóng electron khỏi kim loại bằng cách đốt nóng.
C. giải phóng electron khỏi bán dẫn bằng cách bắn phá ion.
D. giải phóng electron khỏi liên kết trong bán dẫn khi bị chiếu sáng.
Câu 14. Chọn câu sai. Hiện tượng quang dẫn là:
A. hiện tượng quang điện trong
B. hiện tượng giảm mạnh điện trở của bán dẫn khi bị chiếu sáng
C. hiện tượng bán dẫn trở thành dẫn điện tốt khi được chiếu sáng thích hợp
D. hiện tượng chuyển hóa điện năng thành quang năng
Câu 15. Dụng cụ nào dưới đây được chế tạo không dựa trên hiện tượng quang điện trong?
A. pin mặt trời. B. quang điện trở. C. tế bào quang điện chân không. D. pin quang điện.
Câu 16. Chọn câu sai khi so sánh hiện tượng quang điện trong và quang điện ngoài.
A. Đều có bước sóng giới hạn
Trường THPT Chuyên Hưng Yên GV: Tạ Văn Hiển
B. Bước sóng giới hạn đều phụ thuộc vào bản chất của từng khối chất.
C. Bước sóng giới hạn ứng với hiện tượng quang điện ngoài thường lớn hơn đối với hiện tượng quang điện trong.
D. Đều do êlectron nhận năng lượng của photon gây ra.
Câu 17. Hiện tượng quang dẫn là
A. hiện tượng điện trở mẫu bán dẫn giảm mạnh khi được rọi bằng ánh sáng thích hợp
B. hiện tượng điện trở mẫu bán dẫn tăng khi được rọi bằng ánh sáng thích hợp
C. hiện tượng điện trở mẫu bán dẫn tăng mạnh khi được rọi bằng ánh sáng thích hợp
D. hiện tượng xuất hiện dòng quang điện khi một mẫu bán dẫn nào đó được rọi bằng ánh sáng kích thích
Câu 18. Kết luận nào sau đây là sai về quang trở. Quang trở
A. có trở kháng rất lớn khi được chiếu sáng B. có trở kháng thay đổi được
C. hoạt động dựa vào hiện tượng quang dẫn D. là chất bán dẫn
Câu 19. Kết luận nào sau đây là không đúng khi so sánh hiện tượng quang điện
A. Quang trở là một ứng dụng của hiện tượng quang dẫn
B. Với hiện tượng quang điện ngoài, electron bật ra khỏi bề mặt kim loại
C. Với hiện tượng quang điện trong, electron thoát khỏi liên kết với nguyên tử và trở thành electron tự do nhưng vẫn nằm
trong khối chất bán dẫn
D. Giới hạn quang điện của chất bán dẫn thường nhỏ hơn của kim loại
Câu 20. Hiện tượng quang điện ngoài khác hiện tượng quang điện trong ở chỗ
A. chỉ xảy ra khi bước sóng của ánh sáng kích thích nhỏ hơn giới hạn λ 0 nào đó.
B. có electron bắn ra khỏi mặt khối chất khi chiếu ánh sáng thích hợp vào khối chất đó.
C. có giới hạn λ0 phụ thuộc vào bản chất của từng khối chất.
D. chỉ ra khi được chiếu ánh sáng thích hợp.
Câu 21. Năng lượng cần thiết ít nhất để tách electron ra khỏi bề mặt một kim loại là 2,2eV. Kim loại này có giới hạn quang
điện
A. 0,49 μm B. 0,56 μm C. 0,65 μm D. 0,75 μm
Câu 22. Cần chiếu ánh sáng có bước sóng dài nhất là 0,276 μm để gây ra hiện tượng quang điện trên mặt lớp vônfram. Công
thoát của êlectron ra khỏi vônfram là 4,5 eV
A. 2,5eV B. 3eV C.4eV D. 4,5 eV
Câu 23. Dùng nguồn sáng có tần số thay đổi được chiếu vào bề mặt của một tấm kim loại. Tăng dần tần số của nguồn sáng
đến giá trị 6.1014Hz thì xảy ra hiện tượng quang điện. Công thoát của kim loại này là
A. 2,48eV B. 24,84eV C. 39,75eV D. 3,98eV
Câu 24. Giới hạn quang điện của natri là 0,5 μm. Công thoát của k m lớn hơn của natri là 1,4 lần. Giới hạn quang điện của
kẽm bằng
A. 0,36 μm. B. 0,7 μm. C. 0,9 μm. D. 0,3 μm.
Câu 25. Một chất quang dẫn có giới hạn quang dẫn là 0,78μm. Chiếu vào chất bán dẫn đó lần lượt các chùm bức xạ đơn sắc
có tần số f1 = 4,5.1014 Hz ; f = 5,0.1013Hz ; f = 6,5.1013Hz và f4 = 6,0.1014 Hz. Hiện tượng quang dẫn sẽ xảy ra với các chùm
bức xạ có tần số
A. f1 và f2. B. f1 và f4. C. f2 và f3. D. f3 và f4.
Câu 26. Công thoát của electron đối với một kim loại là 2,3eV. Hãy cho biết nếu chiếu lên bề mặt kim loại này lần lượt hai
bức xạ có bước sóng là λ1 = 0,45μm và λ2 = 0,55μm. Hãy cho biết bức xạ nào có khả năng gây ra hiện tượng quang điện đối
với kim loại này?
A. Chỉ có bức xạ có bước sóng λ2 là có khả năng gây ra hiện tượng quang điện
B. Cả hai bức xạ trên đều không thể gây ra hiện tượng quang điện
C. Cả hai bức xạ trên đều có thể gây ra hiện tượng quang điện
D. Chỉ có bức xạ có bước sóng λ1 là có khả năng gây ra hiện tượng quang điện
Câu 27. Kim loại có công thoát A = 2,62 eV. Khi chiếu vào kim loại này hai bức xạ có bước sóng λ 1 = 0,4 μm và λ2 = 0,2 μm
thì hiện tượng quang điện:
A. xảy ra với cả 2 bức xạ. B. không xảy ra với cả 2 bức xạ.
C. xảy ra với λ1, không xảy ra với λ2. D. xảy ra với λ2, không xảy ra với λ1.
Câu 28(CĐ 2007): Công thoát êlectrôn (êlectron) ra khỏi một kim loại là A = 1,88 eV. Biết hằng số Plăng h = 6,625.10 -34 J.s,
vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s và 1 eV = 1,6.10-19 J. Giới hạn quang điện của kim loại đó là
A. 0,33 μm. B. 0,22 μm. C. 0,66. 10-19μm. D. 0,66 μm.
Câu 29(ĐH 2007): Phát biểu nào là sai?
A. Điện trở của quang trở giảm mạnh khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.
B. Nguyên tắc hoạt động của tất cả các tế bào quang điện đều dựa trên hiện tượng quang dẫn.
C. Trong pin quang điện, quang năng biến đổi trực tiếp thành điện năng.
D. Có một số tế bào quang điện hoạt động khi được kích thích bằng ánh sáng nhìn thấy.
Câu 30(ĐH 2009): Pin quang điện là nguồn điện, trong đó
A. hóa năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng. B. quang năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
C. cơ năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng. D. nhiệt năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
Câu 31(ĐH CĐ 2010): Một kim loại có công thoát êlectron là 7,2.10-19 J. Chiếu lần lượt vào kim loại này các bức xạ có bước
sóng λ1= 0,18 μm, λ2= 0,21 μm, λ3= 0,32 μm và λ= 0,35 μm. Những bức xạ có thể gây ra hiện tượng quang điện ở kim loại
này có bước sóng là
A. λ1, λ2 và λ3. B. λ1 và λ2. C. λ2, λ3 và λ4. D. λ3 và λ4.
Câu 32(ĐH 2009): Công thoát êlectron của một kim loại là 7,64.10-19J. Chiếu lần lượt vào bề mặt tấm kim loại này các bức xạ
Trường THPT Chuyên Hưng Yên GV: Tạ Văn Hiển
có bước sóng là λ1 = 0,18 μm, λ2 = 0,21 μm và λ3 = 0,35 μm. Lấy h=6,625.10-34 J.s, c = 3.108 m/s. Bức xạ nào gây được hiện
tượng quang điện đối với kim loại đó?
A. Hai bức xạ (λ1 và λ2). B. Không có bức xạ nào trong ba bức xạ trên.
C. Cả ba bức xạ (λ1, λ2 và λ3). D. Chỉ có bức xạ λ1.
Câu 33(ĐH CĐ 2011): Nguyên tắc hoạt động của quang điện trở dựa vào
A. hiện tượng tán sắc ánh sáng. B. hiện tượng quang điện ngoài.
C. hiện tượng quang điện trong. D. hiện tượng phát quang của chất rắn.
Câu 34(THQG2019): Năng lượng cần thiết để giải phóng một êlectron liên kết thành êlectron dẫn (năng lượng kích hoạt) của
các chất PbS, Ge, Si, CdTe lần lượt là: 0,30 eV; 0,66 eV; 1,12eV; 1,51eV. Lấy 1 eV = 1,6.10 -19 J. Khi chiếu bức xạ đơn sắc
mà mỗi phôtôn mang năng lượng bằng 1,13.10-19 J vào các chất trên thì số chất mà hiện tượng quang điện trong không xảy ra

A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 35(ĐH 2011):Công thoát êlectron của một kim loại là A = 1,88 eV. Giới hạn quang điện của kim loại này có giá trị là
A. 550 nm B. 220 nm C. 1057 nm D. 661 nm
Câu 36(ĐH 2012): Biết công thoát êlectron của các kim loại: canxi, kali, bạc và đồng lần lượt là: 2,89 eV; 2,26eV; 4,78 eV và
4,14 eV. Chiếu ánh sáng có bước sóng 0,33 μm vào bề mặt các kim loại trên. Hiện tượng quang điện không xảy ra với các
kim loại nào sau đây?
A. Kali và đồng B. Canxi và bạc C. Bạc và đồng D. Kali và canxi
Câu 37(CĐ 2012): Giới hạn quang điện của một kim loại là 0,30 μm. Công thoát của êlectron khỏi kim loại này là
A. 6,625.10-20J. B. 6,625.10-17J. C. 6,625.10-19J. D. 6,625.10-18J.
Câu 38(CĐ 2012): Ánh sáng nhìn thấy có thể gây ra hiện tượng quang điện ngoài với
A. kim loại bạc. B. kim loại k m. C. kim loại xesi. D. kim loại đồng.
Câu 39(CĐ 2012): Pin quang điện là nguồn điện
A. biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng. B. biến đổi trực tiếp nhiệt năng thành điện năng.
C. hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện ngoài. D. hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
Câu 40(ĐH 2013): Giới hạn quang điện của một kim loại là 0,75μm. Công thoát electron ra khỏi kim loại bằng:
A. 2,65.10-32J B. 26,5.10-32J C. 26,5.10-19J D. 2,65.10-19J.
Câu 41(CĐ 2013): Pin quang điện biến đổi trực tiếp
A. hóa năng thành điện năng. B. quang năng thành điện năng.
C. nhiệt năng thành điện năng. D. cơ năng thành điện năng.
Câu 42(CĐ 2013): Công thoát êlectron của một kim loại bằng 3,43.10-19J. Giới hạn quang điện của kim loại này là
A. 0,58 μm. B. 0,43μm. C. 0,30μm. D. 0,50μm.
Câu 43(CĐ 2013): Chiếu bức xạ có tần số f vào một kim loại có công thoát A gây ra hiện tượng quang điện. Giả sử một
êlectron hấp thụ phôtôn sử dụng một phần năng lượng làm công thoát, phần còn lại biến thành động năng K của nó. Nếu tần số
của bức xạ chiếu tới là 2f thì động năng của êlectron quang điện đó là
A. K – A. B. K + A. C. 2K – A. D. 2K + A.
Câu 44(ĐH 2014): Công thoát êlectron của một kim loại là 4,14 eV. Giới hạn quang điện của kim loại này là
A. 0,6 μm B. 0,3 μm C. 0,4 μm D. 0,2 μm
Câu 45(ĐH 2013): Gọi εD là năng lượng của pho ton ánh sáng đỏ, ε L là năng lượng của pho ton ánh sáng lục, εV là năng lượng
của pho ton ánh sáng vàng. Sắp xếp nào sau đây đúng:
A. εV > εL > εD B. εL > εV > εD C. εL > εD > εV D. εD > εV > εL
Câu 46(ĐH 2013): Giả sử một nguồn sáng chỉ phát ra ánh sáng đơn sắc có tần số 7,5.10 14 Hz. Công suất phát xạ của nguồn là
10W. Số pho ton mà nguồn phát ra trong một giây xấp xỉ bằng:
A. 0,33.1020 B. 0,33.1019 C. 2,01.1019 D. 2,01.1020
Câu 47(CĐ 2012): Gọi εĐ, εL, εT lần lượt là năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ, phôtôn ánh sáng lam và phôtôn ánh sáng tím.
Ta có
A. εĐ>εL>εT. B. εT>εL>εĐ. C. εT>εĐ>εL. D. εL>εT>εĐ.
Câu 48(ĐH 2013): Khi nói về pho ton phát biểu nào dưới đây đúng:
A. Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số xác định, các pho ton đều mang năng lượng như nhau.
B. Pho ton có thể tồn tại trong trạng thái đứng yên.
C. Năng lượng của pho ton càng lớn khi bước sóng ánh sáng ứng với pho ton đó càng lớn.
D. Năng lượng của pho ton ánh sáng tím nhỏ hơn năng lượng của pho ton ánh sáng đỏ.
Câu 49(ĐH 2012): Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Trong chân không, phôtôn bay với tốc độ c = 3.108 m/s dọc theo các tia sáng.
B. Phôtôn của các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì mang năng lượng khác nhau.
C. Năng lượng của một phôtôn không đổi khi truyền trong chân không.
D. Phôtôn tồn tại trong cả trạng thái đứng yên và trạng thái chuyển động
Câu 50(CĐ 2014): Thuyết lượng tử ánh sáng không được dùng để giải thích
A. hiện tượng quang điện B. hiện tượng quang – phát quang
C. hiện tượng giao thoa ánh sáng D. nguyên tắc hoạt động của pin quang điện
Câu 51(CĐ 2014): Phôtôn của một bức xạ có năng lượng 6,625.10-19J. Bức xạ này thuộc miền
A. sóng vô tuyến B. hồng ngoại C. tử ngoại D. ánh sáng nhìn thấy
Câu 52(CĐ 2014): Trong chân không, bức xạ đơn sắc màu vàng có bước sóng 0,589 μm. Năng lượng của phôtôn ứng với bức
xạ này là
A. 0,21 eV B. 2,11 eV C. 4,22 eV D. 0,42 eV
Trường THPT Chuyên Hưng Yên GV: Tạ Văn Hiển
Câu 53(ĐH 2014): Trong chân không, một ánh sáng có bước sóng là 0,60 μm. Năng lượng của phôtôn ánh sáng này bằng
A. 4,07 eV. B. 5,14 eV. C. 3,34 eV. D. 2,07 eV.
Câu 54(THPTQG 2019): Giới hạn quang điện của các kim loại Cs, Na, Zn, Cu lần lượt là 0,58µm; 0,50µm; 0,35µm;
0,30µm. Một nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc với công suất 0,35W. Trong mỗi phút, nguồn này phát ra 4,5.10 19 photon.
Lấy h=6,625.10-34Js; c=3.108m/s. Khi chiếu ánh sáng từ nguồn này vào bề mặt các kim loại trên thì số kim loại mà hiện tượng
quang điện xảy ra là
A.4 B.2 C.1 D.3
Câu 55.Trong chân không ánh sáng trắng có bước sóng từ 380nm đến 760nm.Các photon của ánh sáng trắng có năng lượng từ
A. 1,63eV đến 3,27eV B. 2,62eV đến 5,23eV C. 0,55eV đến 1,09eV D. 0,87eV đến 1,74eV
Câu 56: Một sóng ánh sáng truyền trong chân không, trên đường truyền thấy hai điểm gần nhau nhất mà điện trường tại điểm
này ngược pha với từ trường của điểm kia cách nhau 5 mm. Tính năng lượng photon của ánh sáng này.
A. 1,9875.10-20 J B. 3,975.10-20 J C. 3,975.10-23 J D. 1,9875.10-23J
Câu 57(ĐH 2015): Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Phôtôn ứng với ánh sáng đơn sắc có năng lượng càng lớn nếu ánh sáng đó có tần số càng lớn.
B. Năng lượng của phôtôn giảm dần khi phôtôn xa dần nguồn sáng.
C. Phôtôn tồn tại trong cả trạng thái đứng yên và trạng thái chuyển động.
D. Năng lượng của mọi loại photon đều bằng nhau.
Câu 58(ĐH 2015): Công thoát của electron khỏi một kim loại là 6,625.10- 19J. Biết h=6,625.10-34Js; c=3.108m/s. Giới hạn
quang điện của kim loại này là
A. 300nm B. 350 nm C. 360 nm D. 260nm
Câu 59(ĐH 2016): Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai?
A. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn.
B. Trong chân không, các phôtôn bay dọc theo tia sáng với tốc độ 3.10 8m/s.
C. Phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động. Không có phôtôn đứng yên.
D. Năng lượng của các phôtôn ứng với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là như nhau.
Câu 60(ĐH 2016): Trong chân không, ánh sáng nhìn thấy có bước sóng nằm trong khoảng từ 0,38 m đến 0,76 m. Cho biết:
hằng số Plăng h = 6,625.10-34J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108m/s và 1eV = 1,6.10-19 J. Các phôtôn của ánh
sáng này có năng lượng nằm trong khoảng
A. từ 1,63 eV đến 3,11 eV. B. từ 2,62 eV đến 3,27 eV. C. từ 2,62 eV đến 3,11 eV. D. từ 1,63 eV đến 3,27 eV.
Câu 61: Khi các phôtôn có năng lượng hf chiếu vào một tấm nhôm(công thoát là A), các electron quang điện phóng ra có
động năng cực đại là Wo. Nếu tần số của bức xạ chiếu tới tăng gấp đôi, thì động năng cực đại của các electron quang điện là
A. W0 + hf. B. W0 + A. C. 2W0. D. W0
Câu 62( DH 2017): Trong chân không, một ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Gọi h là hằng số Plăng, c là tốc độ ánh sáng
trong chân không. Năng lượng của phôtôn ứng với ánh sáng đơn sắc này là
A.  . B. c . C. h . D. hc .
hc h c 
Câu 63( DH 2017). Theo thuyết lượng tử ánh sáng, ánh sáng được tạo thành bởi các hạt
A. notron. B. phôtôn. C. prôtôn. D. êlectron.
Câu 64( DH 2017). Trong y học, người ta dùng một laze phát ra chùm sáng có bước sóng λ để "đốt" các mô mềm. Biết rằng
để đốt được phần mô mềm có thể tích 4 mm3 thì phần mô này cần hấp thụ hoàn toàn năng lượng của 3.1019 phôtôn của chùm
laze trên. Coi năng lượng trung bình để đốt hoàn toàn 1 mm3 mô là 2,548 J. Lấy h = 6,625.10-34 J.s; c=3.108m/s.Giá trị của λ là
A. 496 nm. B. 675 nm. C. 385 nm. D. 585 nm.
Câu 65( DH 2017). Giới hạn quang điện của đồng là 0,30 μn. Trong chân không, chiếu một chùm bức xạ đơn sắc có bước
sóng λ vào bề mặt tấm đồng. Hiện tượng quang điện không xảy ra nếu λ có giá trị là
A. 0,40 μm. B. 0,20 μm. C. 0,25 μm. D. 0,10 μm.
Câu 66( DH 2017). Giới hạn quang dẫn của một chất bán dẫn là 1,88 μm. Lấy h = 6,625.10 -34 J.s; c = 3.108 m/s và 1 eV =
1,6.10-19 J. Năng lượng cần thiết để giải phóng một êlectron liên kết thành êlectron dẫn (năng lượng kích hoạt) của chất đó là
A. 0,66.10-3 eV. B.1,056.10-25 eV. C. 0,66 eV. D. 2,2.10-19 eV
Câu 67( DH 2017). Giới hạn quang điện của đồng là 0,30 μm. Trong chân không, chiếu ánh sáng đơn sắc vào một tấm đồng.
Hiện tượng quang điện sẽ xảy ra nếu ánh sáng có bước sóng
A. 0,32 μm. B. 0,36 μm. C. 0,41 μm. D. 0,25 μm.
Câu 68( DH 2017).: Trong y học, người ta dùng một laze phát ra chùm sáng có bước sóng λ để “đốt” các mô mềm. Biết rằng
để đốt được phần mô mềm có thể tích 6mm3 thì phần mô này cần hấp thụ hoàn toàn năng lượng của 45.408 phôtôn của chùm
laze trên. Coi năng lượng trung bình để đốt hoàn toàn 1 mm3 mô là 2,53 J. Lấy h =6,625.10-34 J.s. Giá trị của λ là
A. 589 nm. B. 683 nm. C. 485 nm. D. 489 nm.
Câu 69(THPTQG 2019): Năng lượng cần thiết để giải phóng một electron liên kết thành electron dẫn (năng lượng kích hoạt)
của các chất PbS, Ge, Si, CdTe lần lượt là: 0,30eV; 0,66eV; 1,12eV; 1,51eV. Lấy 1eV = 1,6.10 -19J, khi chiếu bức xạ đơn sắc
mà mỗi photon mang năng lượng 9,94.10-20J vào các chất trên thì số chất mà hiện tượng quang điện trong xảy ra là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 70(THPTQG 2019): Giới hạn quang điện của các kim loại K, Ca, Al, Cu lần lượt là: 0,55µm; 0,43µm; 0,36µm; 0,3µm.
Một nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc với công suất 0,45W. Trong mỗi phút, nguồn này phát ra 5,6.10 19photon. Lấy h =
6,625.10-34J.s; c =3.108m/s. Khi chiếu sáng từ nguồn này vào bề mặt các kim loại trên thì số kim loại mà hiện tượng quang
điện xảy ra là
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2

You might also like