You are on page 1of 4

Nguyễn Phương Thảo – 725906053

K71A_Quản lý giáo dục

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU


Đề tài:

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ, HÒA BÌNH THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU VÀ PHÒNG CHỐNG THẢM HỌA, THIÊN TAI

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Biến đổi khí hậu là hiện tượng nóng tăng lên toàn cầu, là một sự thay đổi các trạng
thái thời tiết lâu dài, bao gồm các hiện tượng nhiệt độ, và các thay đổi ở lượng mưa, và
các thời tiết khí hậu cực đoan. Theo các nhà nghiên cứu, sự nóng lên của hành tinh là điều
không cần phải tranh cãi và nó tăng nhanh trong những thập kỷ gần đây. Biến đổi khí hậu
là điều chúng ta có thể nhận biết được bằng quan sát từ việc tăng nhiệt độ của Trái Đất và
đại dương; băng và tuyết tan, và mực nước biển tăng. Biến đổi khí hậu đã và đang xảy ra
và là một trong những mối đe dọa môi trường, kinh tế và xã hội lớn nhất mà Trái Đất
đang phải đối mặt.

1.2. Việt Nam được coi là một trong năm nước trên thế giới dễ bị tổn thương nhất bởi
hiện tượng biến đổi khí hậu, vì có đường bờ biển dài và thấp, dễ bị tác động bởi bão nhiệt
đới, bão, lượng mưa lớn và hay thay đổi. Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng tới các hệ thống
tự nhiên của Việt Nam, nền kinh tế cũng như là tổng thể dân số.
1.3. Theo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hòa Bình, trong
năm 2022, các loại hình thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh như: dông lốc, mưa lớn, sạt lở
đất, lũ ống, lũ quét... đã làm 10 người chết và 1 người mất tích. Thiên tai đã gây thiệt hại
ước tính khoảng hơn 671 tỷ đồng. Trước thực tế đó, ngành giáo dục với sứ mệnh cao cả
và tầm ảnh hưởng sâu rộng đóng vai trò hết sức thiết thực trong việc nâng cao nhận thức,
rèn luyện kỹ năng thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai cho thế hệ
trẻ.Và việc tổ chức các hoạt động giáo dục thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng,
chống thiên tai cho học sinh Trung học phổ thông Hoàng Văn Thụ, Hòa Bình vừa có ý
nghĩa thực tiễn vừa có tính thời sự, cấp bách. Hướng tới mục đích giúp học sinh hiểu rõ
về biến đổi khí hậu, cách phòng, chống thiên tai, đánh giá được hậu quả thiên tai đã gây ra
và kết quả việc áp dụng kĩ năng phòng, chống thiên tai của bản thân, thể hiện thái độ, tình
cảm đối với người bị mất mát, thiệt hại trong thiên tai.
2. Mục đích nghiên cứu
Giáo dục thông qua tổ chức các hoạt động giúp học sinh thích ứng với biến đổi khí hậu và
phòng, chống thảm họa, thiên tai
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình tổ chức các hoạt đôngh giáo dục thích ứng với biến
đổi khí hậu và phòng, chống thảm họa, thiẻn tai
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức các hoạt động giáo dục thích ứng với biến đổi khí hậu
và phòng, chống thảm họa, thiên tai

4. Nhiệm vụ nghiên cứu


4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động trong giáo dục
4.2. Đánh giá thực trạng của việc giáo dục biến đổi khí hậu và phòng, chống thảm họa,
thiên tai hiện nay
4.3. Đề xuất nguyên tắc, biện pháp phù hợp trong việc tổ chức hoạt động giáo dục thích
ứng với biến đổi khí hậu và phòng, chống thảm họa, thiên tai
5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
5.1. Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt
động giáo dục thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng, chống thảm họa, thiên tai
5.2. Phạm vi thời gian: Nghiên cứu trong 2 trở lại đây
5.3. Đối tượng khảo sát thực nghiệm:
Học sinh trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ
Giáo viên trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các văn bản và các chỉ thị của Đảng, Nhà Nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo,
các công ước Quốc tế về biến đổi khí hậu mà Việt Nam là thành viên.
- Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc tổ chức các hoạt động giáo
dục.
6.2. Nghiên cứu thực tiễn
a. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
- Điều tra thực trạng giáo dục biến đổi khí hậu và phòng chống thảm họa, thiên tai trong
các trường THPT trên địa bàn thành phố Hòa Bình để tìm hiểu mức độ nhận thức về vấn
đề giáo dục biến đổi khí hậu của giáo viên và học sinh
- Tham dự các buổi hoạt động ngoại khóa của Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ,
phỏng vấn giáo viên, học sinh, trao đổi với tổ trưởng chuyên môn, với cán bộ quản lý nhà
trường về thực tế giảng dạy tích hợp kiến thức giáo dục biến đổi khí hậu và phòng , chống
thảm họa, thiên tai
- Sử dụng phiếu điều tra để xác định mức độ hiểu biết về thái độ và hành vi của học sinh
trước và sau tham gia các hoạt động giáo dục thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng,
chống thảm họa, thiên tai
b. Phương pháp thực nghiệm sư phạm và xử lý số liệu thực nghiệm
- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học
- Triển khai tổ chức thực nghiệm một số hoạt động giúp học sinh thích ứng với biến đổi
khí hậu và phòng chống thảm họa, thiên tai để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của đề tài

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số vấn đề về tổ chức hoạt động giáo dục
1.1.1.1. Khái niệm tổ chức hoạt động giáo dục
1.1.1.2. Mục tiêu của tổ chức hoạt động giáo dục
1.1.1.3. Vai trò của việc tổ chức hoạt động giáo dục
1.1.1.4. Ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động giáo dục

1.1.2. Giáo dục thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng, chống thảm họa, thiên tai ở
trường phổ thông
1.1.2.1. Khái niệm
1.1.2.2. Sự cần thiết của việc giáo dục thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng, chống
thảm họa, thiên tai ở trường phổ thông
1.1.2.3. Mục tiêu của giáo dục thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng, chống thảm họa,
thiên tai
1.1.2.4. Các hình thức giáo dục thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng, chống thảm họa,
thiên tai
1.1.2.5. Nguyên tắc phương thức và một số phương pháp chủ yếu giáo dục thích ứng với
biến đổi khí hậu và phòng, chống thảm họa, thiên tai

1.2. Cơ sở thực tiễn


1.2.1. Thực trạng giáo dục thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng, chống thảm họa,
thiên tai tại trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ hiện nay
1.2.1.1. Về giáo viên
1.2.1.2. Về học sinh

1.2.2. Khả năng giáo dục thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng, chống thảm họa, thiên
tai thông qua việc tổ chức các hoạt động

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1


CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THÍCH ỨNG VỚI BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÒNG, CHỐNG THẢM HỌA, THIÊN TAI
2.1. Mục đích và ý nghĩa của việc tổ chức các hoạt động giáo dục thích ứng với biến
đổi khí hậu và phòng, chống thảm họa, thiên tai
2.1.1. Mục đích
2.1.2. Ý nghĩa
2.2. Tổ chức các hoạt động giáo dục thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng, chống
thảm họa, thiên tai
2.2.1. Các mô hình cơ bản
2.2.2. Nguyên tắc tổ chức hoạt động giáo dục thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng,
chống thảm họa, thiên tai
2.2.3. Quy trình tổ chức hoạt động giáo dục thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng,
chống thảm họa, thiên tai

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận
2. Khuyến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

You might also like