You are on page 1of 8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ


TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH LÝ LUẬN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
VỀ CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÁC SỰ VẬT, HIỆN
TƯỢNG TRONG THẾ GIỚI

MÔN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN


MÃ LỚP: 22C1PHI51002332
GIẢNG VIÊN: TS. ĐÀO TUẤN HẬU
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRƯƠNG THỊ NGỌC THƯ
MSSV: 31221020381
LỚP: KQ006

TP Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 12 năm 2022

1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................0

NỘI DUNG..........................................................................................1

Phần 1: Cơ sở lý luận.......................................................................1

1.1. Khái niệm chất, lượng..............................................................1

1.1.1. Khái niệm chất......................................................................1

1.1.2. Khái niệm lượng....................................................................1

1.2 Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng....................................1

1.3. Nhận thức của bản thân............................................................2

Phần 2 - Vận dụng quy luật lượng - chất vào hoạt động nhận
thức và thực tiễn của bản thân........................................................2

2.1. Vận dụng quy luật lượng - chất vào hoạt động nhận thức.......2

2.2. Vận dụng quy luật lượng - chất vào hoạt động thực tiễn của
bản thân...........................................................................................4

KẾT LUẬN..........................................................................................5

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................5

2
LỜI MỞ ĐẦU
Nguyên lý về sự phát triển bao gồm: Quy luật mâu thuẫn, quy luật lượng -
chất và quy luật phủ định. Trong đó: Quy luật mâu thuẫn chỉ ra nguồn gốc
của sự phát triển. Quy luật lượng - chất chỉ ra cách thức, hình thức của sự
phát triển. Quy luật phủ định chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển. Ba quy
luật cơ bản này còn có ý nghĩa trong nhận thức và hành động. Những kết luận
về mặt phương pháp luận của nó luôn được coi là "kim chỉ nam" cho hoạt
động cách mạng của những người Cộng sản.
Quy luật lượng - chất được chứng minh trong triết học mang đến các ý
nghĩa thể hiện đối với phương pháp luận. Đảm bảo trong ứng dụng và phân
tích, từ đó giải thích, chứng minh cho nhiều hoạt động trên thực tế. Đặc biệt
có ý nghĩa trong vận động và phát triển của sự vật hiện tượng vận dụng ý
nghĩa này để giải thích với hiệu quả, đảm bảo trong thực hiện hiệu quả các
quá trình học tập, nghiên cứu. Từ đó mang đến các giá trị cao hơn, hiệu quả
hơn trong sự phát triển. Do đó việc “Phân tích lý luận của phép biện chứng
duy vật về cách thức vận động, phát triển của các sự vật hiện tượng trong thế
giới. Vận dụng lý luận này vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản
thân” là vấn đề quan trọng để con người tìm ra cách thức vận động và phát
triển phù hợp và khoa học.

3
NỘI DUNG

Phần 1: Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm chất, lượng
1.1.1. Khái niệm chất
Mỗi đối tượng đều có nhiều mối liên hệ với các đối tượng khác. Các thuộc tính cố
hữu của chúng đều biểu hiện ra trong các liên hệ đó. Một số thuộc tính giúp phân biệt
đối tượng cần quan tâm với những đối tượng khác. Tổng thể các thuộc tính cho biết
đối tượng là gì, chính là chất của nó. Ví dụ: Là một sinh viên ngành kinh doanh quốc
tế bản chất của tôi là năng lực học tập, kinh doanh và đạo đức sinh viên, trên nền tảng
tư tưởng Hồ Chí Minh.
1.1.2. Khái niệm lượng
Tổng thể các thuộc tính chỉ ra kích cỡ của đối tượng, quy mô, độ lớn của nó, chính
là lượng. Ví dụ người sinh viên khoa Kinh doanh quốc tế cái khách quan vốn có là
nền tảng năng lực học tập, năng khiếu kinh doanh có thể có năng lực tiếp thu nhanh
hoặc chậm khác nhau, năng khiếu khác nhau. Nhận thức được điều đó sinh viên sẽ
lựa chọn các phương pháp học tập để phù hợp với bản thân để nhanh chóng tạo nên
sự biến đổi về chất để trở thành doanh nhân tài năng.
Như vậy, mỗi đối tượng có thể có nhiều chất. Nhưng trong từng trường hợp cụ
thể ở hàng đầu sẽ là một chất xác định, tức là tổng thể các thuộc tính biểu hiện ở đối
tượng trong quan hệ đó. Chất cơ bản là tổng thể các thuộc tính đặc trưng cho đối
tượng ở tất cả các mối liên hệ, ở mọi giai đoạn tồn tại của nó.
1.2 Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
Chất và lượng liên hệ không tách rời với nhau và tạo thành độ. Độ là giới hạn về
lượng, mà trong phạm vi của nó chất đã xác định vẫn giữ nguyên. Độ cũng như chất
và lượng, vốn có không chỉ ở các đối tượng, mà còn ở các thuộc tính của chúng. Mối
quan hệ chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và
ngược lại. Chất và lượng của các đối tượng liên hệ hữu cơ với nhau, phụ thuộc lẫn
nhau, và thống nhất không tách rời. Những thay đổi lượng từ từ, liên tục, tưởng như
không đụng chạm gì đến chất, khi đạt giới hạn nhất định, sẽ phá vỡ chất cũ, chất mới
1
ra đời thay thế nó. Đây là cơ chế quy định sự thay đổi về chất của đối tượng, sự
chuyển hóa về chất của một đối tượng thành đối tượng khác.
Những thay đổi về chất không thể diễn ra thiếu sự thay đổi về lượng. Nhưng cả
chất, đến lượt mình, cũng ảnh hưởng đến lượng, đến sự thay đổi của lượng. Những
chuyển hóa đó diễn ra ở những điểm cao trào xác định, với sự phá vỡ độ. Thay thế
cho độ này sẽ là độ khác thông qua “bước nhảy”.
Quá trình biến đổi lượng và chất ở các đối tượng có độ sâu và ý nghĩa khác nhau.
Trên cơ sở đó có thể chia những quá trình đó ra thành cách mạng và tiến hóa.
1.3. Nhận thức của bản thân
Ý nghĩa trong nhận thức của bản thân: Nhờ có phương pháp luận lượng - chất mà
chúng ta hiểu rằng bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng đều vận động và phát triển. Sự
vật, hiện tượng nào cũng đều tồn tại hai mặt: Lượng và chất. Do đó khi nhận thức,
chúng ta cần nhận thức về cả hai mặt lượng và chất để có có cái nhìn phong phú hơn
về những sự vật, hiện tượng tồn tại xung quanh chúng ta. Cần phải làm rõ quy luật
phát triển của sự vật, hiện tượng bằng cách xác định giới hạn độ, điểm nút, bước
nhảy. Ví dụ, trong quá trình học tập sinh viên tôi rèn luyện để trở thành doanh nhân,
quá trình học tập đó có những sự biến đổi về chất trong nhận thức nhưng chưa thực
sự là một doanh nhân do trình độ và trải nghiệm chư đủ độ chín. Tôi tiếp tục rèn
luyện mỗi ngày tạo nên sự thay đổi về chất về năng lực thực sự tạo nên bước nhảy đó
là trở thành doanh nhân trên lĩnh vực mình yêu thích và mơ ước.
Ý nghĩa trong thực tiễn của bản thân: Muốn có sự biến đổi về chất thì cần kiên trì
Thứ nhất, nôn nóng tả khuynh: Đây là việc mà một cá nhân không kiên trì và nỗ
lực để có sự thay đổi về lượng nhưng lại muốn có sự thay đổi về chất
Thứ hai, bảo thủ hữu khuynh: Lượng đã được tích lũy đến mức điểm nút nhưng
không muốn thực hiện bước nhảy để có sự thay đổi về chất.

Phần 2 - Vận dụng quy luật lượng - chất vào hoạt động nhận
thức và thực tiễn của bản thân
2.1. Vận dụng quy luật lượng - chất vào hoạt động nhận thức
Thứ nhất, bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng đều vận động và phát triển. Do đó
tôi cần đổi mới bản thân để phù hợp với xu thế phát triển của thế giới, cần học hỏi rất

2
nhiều nâng cao kỹ năng thích ứng về công nghệ thông tin. Rèn luyện các kỹ năng
sống như giao tiếp tiếng Anh, thuyết trình, ca hát,... Để tiếp thu tri thức dễ dàng, giao
lưu với bạn bè thế giới dễ dàng hơn để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Nhất là khi
tôi là một sinh viên khoa kinh doanh quốc tế thì việc nắm bắt thời cơ để hội nhập và
phát triển bản thân là tất yếu.
Thứ hai, sự vật, hiện tượng nào cũng đều tồn tại hai mặt: Lượng và chất. Do đó khi
nhận thức, chúng ta cần nhận thức về cả hai mặt lượng và chất để có có cái nhìn
phong phú hơn về những sự vật, hiện tượng tồn tại xung quanh chúng ta. Trong nhận
thức và cuộc sống cần phải coi trọng cả hai loại chỉ tiêu về phương diện chất (có mối
liên hệ tác động lẫn nhau) và lượng để tạo nên sự nhận thức toàn diện về sự vật, hiện
tượng trong cuộc sống: Ví dụ khi muốn có sự nghiệp kinh doanh vững vàng cần có
sự tích lũy về lượng (thời gian tìm hiểu, thử thách bản thân, tích lũy kinh nghiệm
kinh doanh,...) khi đã tìm hiểu kĩ càng sẽ có sự chuyển biến về chất (hiểu được quy
trình kinh doanh, quy luật cạnh tranh, nâng cao năng xuất và thu nhập từ ngành nghề
lĩnh vực kinh doanh).
Những thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng trong cuộc sống có khả năng tất
yếu chuyển hóa thành những thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng trong cuộc sống
và ngược lại. Ví dụ, khi đủ thời gian tìm hiểu và tích lũy kiến thức kinh nghiệm kinh
doanh. Và sự trải nghiệm làm tôi nâng cao khả năng kinh doanh (chất) sẽ tác động
ngược lại làm cho cuộc sống thành đạt vui vẻ ý nghĩa và hạnh phúc hơn. Do đó,
trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cuộc sống, tùy theo mục đích cụ thể, cần từng
bước tích lũy về lượng để có thể làm thay đổi về chất (trình độ khả năng kinh doanh)
đồng thời, có thể phát huy tác động của chất (khả năng kinh doanh đa dạng linh hoạt)
theo hướng làm thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng khiến cuộc sống thành đạt
cống hiến tốt hơn cho cộng đồng xã hội, từ đó thăng hoa hạnh phúc hơn trong mọi
lĩnh vực.
Sự thay đổi về lượng chỉ có thể dẫn tới những biến đổi về chất của sự vật, hiện
tượng với điều kiện lượng phải được tích lũy tới giới hạn điểm nút. Ví dụ khi có đủ
kiến thức và trải nghiệm kinh doanh sẽ đạt tới điểm nút mới đó là thành công trong
lĩnh vực kinh doanh mà bản thân mong muốn. Do đó, trong công tác thực tiễn cuộc
sống cần phải khắc phục tư tưởng nôn nóng tả khuynh. Ví dụ muốn nhanh kinh

3
doanh có tiền mà vi phạm đạo đức kinh doanh, làm hàng giả, hàng nhái, kém chất
lượng.
2.2. Vận dụng quy luật lượng - chất vào hoạt động thực tiễn của bản thân
Thứ nhất, muốn có sự biến đổi về chất thì cần kiên trì để biến đổi về lượng (bao
gồm độ và điểm nút) trong nhận thức và cuộc sống cần phải coi trọng cả hai loại chỉ
tiêu về phương diện. Ví dụ khi gặp các vấn đề trong kinh doanh như chưa tìm ra
cách tháo gỡ khó khăn từ một vấn đề nào đó cần kiên trì tìm phương pháp khắc phục
thì chắc chắn sẽ đạt được điểm nút và hiểu vấn đề tồn đọng trong kinh doanh sâu sắc
hơn, chinh phục được thị trường và khách hàng trọn vẹn hơn.
Thứ hai, những thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng trong cuộc sống có khả
năng tất yếu chuyển hóa thành những thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng trong
cuộc sống và ngược lại. Ví dụ: Trong quá trình kinh doanh tôi luôn chăm chỉ quan
tâm nhân viên và khách hàng thì sẽ được sự tín nhiệm của nhân viên và khách hàng
từ đó có nhiều cơ hội có công việc tốt kinh doanh thuận lợi hơn. Đó là những bước
nhảy khi lượng và chất chín mùi khi tôi có đủ sự tích lũy về tri thức và năng lực kinh
doanh. Sau đó tôi tiếp tục rèn luyện cống hiến để có những bước nhảy tiếp theo thực
sự ý nghĩa trở thành một doanh nhân thành đạt với nhiều dự án tâm huyết cho xã hội.
Thứ ba, sự thay đổi về lượng chỉ có thể dẫn tới những biến đổi về chất của sự vật,
hiện tượng với điều kiện lượng phải được tích lũy tới giới hạn điểm nút. Ví dụ, khi
tôi dần hoàn thành khóa học chuyên ngành kinh doanh quốc tế, khi thực tập làm
khóa luận sẽ tạo thành điểm nút tiến gần tới việc trở thành chuyên gia trong lĩnh vực
kinh doanh. Bản thân tôi phải nhận thức được bản chất công việc kinh doanh của
mình để chứng minh năng lực, xây dựng gia đình, còn đóng góp cho công việc phục
vụ nhân dân phụng sự tổ quốc với nhiều dự án mới mẻ hữu ích.
Thứ tư, trong hoạt động thực tiễn, cần dựa vào bản chất sự việc không được chủ
quan nóng vội vô trách nhiệm, không được thiếu kiên trì mà làm các công việc cẩu
thả vì lợi ích trước mắt, ví dụ không vì muốn có công việc kinh doanh lợi nhuận cao
mà cắt xén công thức tạo nên sản phẩm, nhập nguyên liệu kém chất lượng giá rẻ để
nhanh kiếm lời, như vậy chắc chắn sẽ đánh mất bản chất đạo đức nghề nghiệp và
không thể có sự nghiệp vững vàng

4
Cần linh hoạt trong cuộc sống biết nắm bắt cơ hội phát triển, không ỷ lại. Ví dụ
luôn học hỏi cầu tiến, nâng cao khả năng kinh doanh, đa dạng các lĩnh vực. Chứ
không ngồi chờ đợi thời cơ đến, ỷ lại, tự mãn. Nếu không cẩn thận, kiên trì trong bất
cứ công việc gì cũng không thể thành công và đạt được ước mơ trong cuộc sống.
Nhất là đối với công việc kinh doanh trong thời đại cộng nghệ 4.0 yêu cầu nhà kinh
doanh phải chủ động sáng tạo và linh hoạt đổi mới thích nghi không ngừng

KẾT LUẬN
Tóm lại, việc vận dụng “Phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật về cách
thức vận động, phát triển của các sự vật hiện tượng trong thế giới. Vận dụng lý luận
này vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân” rất quan trọng cấp thiết. Nhờ
tìm ra những cách thức vận động phù hợp giúp chúng ra có được nhận thức một cách
đúng đắn nhất về sự vật hiện tượng và đưa ra giải pháp cách thức vận động phát triển
phù hợp với bản thân. Lượng và chất có sự chuyển hóa và tìm ra chất mới và bản
thân tôi không ngừng nỗ lực tích lũy về lượng và chất để trở thành một doanh nhân
tài năng thành đạt. Nhờ nhận thức rõ về quy luật Lượng – chất mà tôi đảm bảo hiệu
quả, hiệu quả trong quá trình học tập, nghiên cứu. Từ đó biết cách để bố trí thời gian,
đưa ra kế hoạch và nỗ lực hợp lý, từ đó dễ thành công và thăng hoa trong cuộc sống
và hoàn thiện được ước mơ của bản thân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Giáo trình Kinh tế - chính trị Mác – Lê nin, Võ Văn Thưởng chủ biên, Hà Nội-
2019
2. Những dấu ấn của sinh viên Việt Nam trong 5 năm qua, internet.

You might also like