You are on page 1of 6

Chương 1: Khái quát về Kinh tế Vĩ mô

I. Tổng cung ( AS – Aggregate Supply)


1. Khái niệm: là tổng khối lượng HH-DV mà các tác nhân trong nền KT sẵn
sàng và có khả năng cung cấp tương ứng với giá cả, giới hạn khả năng sx
( PPF ) và chi phí sx cho trước
2. Các yếu tố tác động
a) Mức giá chung P: Trong ngắn hạn khi P tăng => AS tăng ( thuận )
b) Chi phí sx ( xăng dầu; điện; nguyên vật liệu;…): Thuận
c) Giới hạn khả năng sx: Thuận với các nguồn lực sx của nền KT
 Tài nguyên thiên nhiên ( Natural resource: R)
 Lao động ( Labour: L)
 Vốn (Capital: K)
 Tri thức công nghệ ( Technology: T)
3. Tổng cung ngắn hạn và tổng cung dài hạn
a) Tổng cung ngắn hạn (SAS – ASSR)
 Là đường mô tả mối qh giữa mức giá (P) và sản lượng cung
ứng(Q) khi các yếu tố sx và chi phí sx ko đổi
 Khi P tăng tới P max thì dù giá có tăng thì Q ko đổi ( Q max)
do năng lực sx của doanh nghiệp và nền KT có hạn ( thay
đổi P làm Q thay đổi: dịch chuyển trên đường tổng cung )
b) Tổng cung dài hạn (LAS – ASLR)
 Là đường mô tả mối qh giữa mức giá (P) và sản lượng cung
ứng(Q) trong khoảng time đủ dài để giá cả hoàn toàn linh
hoạt ( tự điều chỉnh ): time tăng => giá yếu tố đầu vào tăng
+ lợi nhuận ko thay đổi => ko kích thích sx nhiều => P thay
đổi ko làm Q thay đổi trong dài hạn
 Q phụ thuộc vào các yếu tố sx của nền KT ( ở trên ) => Tổng
cung là đường thẳng đứng tại mức Q toàn dụng về nhân lực
 Đường tổng cung sẽ dịch chuyển sang trái/phải do các yếu
tố sx của nền KT ( phải: tăng và ngược lại )
c) Sự di chuyển và dịch chuyển đường tổng cung
 Thay đổi P làm Q thay đổi: di chuyển trên đường tổng cung
 Các yếu tố sx của nền KT: dịch chuyển đường tổng cung
4. Cân bằng tổng cung – tổng cầu
a) Cân bằng trong ngắn hạn
 Xảy ra khi tổng cung ngắn hạn = tổng cầu tại điểm cân bằng
(CB) là E (P0;Q0)
b) Cân bằng trong dài hạn
 Xảy ra khi tổng cung dài hạn (LAS – ASLR) = tổng cầu = mức
sản lượng tiềm năng
c) Sự thay đổi trạng thái CB
 Cú sốc về cầu: thu nhập (I); … ( Như Vi Mô)
 Cú sốc về cung: gặp phải thiên tai; … (Như Vi mô)
5. Mục tiêu KT vĩ mô
d) Mục tiêu cơ bản
 Ổn định trong ngắn hạn
 Tăng trưởng nhanh trong dài hạn
 Phân phối của cải một cách công bằng
e) Mục tiêu cố định
 Sản lượng
 Việc làm
 Giá cả
 Kinh tế đối ngoại
 Phân phối công bằng
 Mối qh giữa lạm phát và tăng trưởng KT: cản trở nhau
 Chính phủ: vai trò quan trọng
6. Chính sách KT vĩ mô
f) Chính sách tài khóa
 Là chính sách mà Chính phủ dùng 2 công cụ chính là thuế(T)
và chi tiêu Chính phủ (G) để điều tiết vĩ mô nền KT thông
qua tđ vào chi tiêu Chính phủ, chi tiêu hộ gia đình => tác
động vào đường tổng cầu
 Tổng cầu: AD = C + I + G + Export - lmport
g) Chính sách tiền tệ
 Là chính sách mà Chính phủ dùng 2 cộng cụ là mức cung
tiền(MS) và lãi suất(i/r) nhằm tđ vào tổng cầu thông qua
đầu tư tư nhân, hướng nền KT tới mức sản lượng, việc làm
mong muốn
h) Chính sách thu nhập
 Là chính sách mà Chính phủ dùng một loạt công cụ như tiền
lương danh nghĩa(W), giá cả, thuế thu nhập,… nhằm tđ vào
tiền lương, giá cả để kiềm chế lạm phát
i) Chính sách ngoại thương
 Là chính sách tđ đến cán cân thương mại, cán cân thanh
toán thông qua các công cụ: tỷ giá hối đoái; thuế xuất nhập
khẩu; hạn ngạch; rào cản kỹ thuật,…
II. Chu kỳ kinh tế và sự thiếu hụt sản lượng: sự biến động của GDP thực tế
xung quanh sản lượng tiềm năng theo trình tự 4 pha: suy thoái; khủng
hoảng; phục hồi và hưng thịnh
III. Mối quan hệ giữa các biến số vĩ mô cơ bản
1. Tăng trưởng và thất nghiệp
 Nền KT có tỷ lệ tăng trưởng cao thì thất nghiệp có xu hướng
giảm và ngược lại
 Quy luật OKUN “Trong ceteris paribus, khi sản lượng thực
tế của một năm cao hơn sản lượng tiềm năng của năm đó
2,5% thì tỷ lệ thất nghiệp giảm đi 1% so với tỷ lệ thất nghiệp
tự nhiên”
2. Tăng trưởng và lạm phát: trong thời kỳ thịnh vượng, tăng trưởng KT
cao thì lạm phát thường có xu hương tăng lên và ngược lại
3. Lạm phát và thất nghiệp:
 Trong ngắn hạn: lạm phát càng cao thất nghiệp càng giảm
 Trong dài hạn: lạm phát càng cao có thể thất nghiệp tăng cao
IV. Chữa bài tập
1. Dựa vào mô hình AD – AS, cho biết các sự kiện KT sau tác động như
nào đến sản lượng, giá cả và việc làm của nền KT
j) Thời tiết tốt làm vụ mùa bội thu: tổng cung tăng, làm dịch chuyển
AS sang phải cắt AD tại điểm CB mới ( sản lượng tăng; giá giảm)
k) Giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh: làm giảm động lực sx,
tổng cung của nền KT giảm. đường AS sang trái, cắt AD tại điểm
CB mới (giá tăng; sản lượng giảm)
l) Các nhà KT lạc quan vào triển vọng pt KT tương lai: kích thích họ
sx nhiều hơn; gia tăng nhu cầu đầu tư làm dịch chuyển AS sang
phải cắt AD tại điểm CB mới ( sản lượng tăng; giá giảm)
m) Chính phủ miễn thuế đánh vào yếu tố đầu vào nhập khẩu
 Miễn thuế nhập khảu, làm nhập tăng, xuất khẩu ko đổi =>
giảm xuất khẩu ròng. Tác động đến AD, làm AD giảm.
 Tuy nhiên, tiêu dùng C tăng, làm AD tăng. Do vậy, kết hợp
cả hai làm cho tổng cầu ko đổi, ko ảnh hưởng đến sản
lượng, việc làm, giá cả.
n) Chính phủ tăng chi tiêu cho ANQP: chi tiêu của chính phủ(G) tăng,
làm tăng tổng cầu. Làm đg tổng cầu AD dịch chuyển sang phải, cắt
AS tại điểm E mới với giá cả + sản lượng tăng.
o) Chính phủ giảm thuế thu nhập cá nhân: làm thu nhập của người
dân tăng lên => chi tiêu tăng => Tổng cầu AD tăng; dịch sang phải
cắt AS tại điểm E mới với giá cả và sản lượng cao hơn
p) Suy thoái KT làm giảm thu nhập của những người công nhân: Thu
nhập giảm => chi tiêu giảm => Tổng cầu AD giảm; dịch sang trái
cắt AS tại điểm E mới với giá cả và sản lượng thấp hơn
q) Nước ngoài gia tăng số lượng hàng hóa mua ở trong nước: Xuất
khẩu tăng; nhập khẩu ko đổi => xuất khẩu ròng tăng => tổng cầu
AD tăng; dịch sang phải cắt AS tại điểm E mới với giá cả + sản
lượng cao hơn
2. Các sự kiện sau tác động như nào đến đường tổng cung dài hạn
a) Công nghệ đưa vào sx mới làm tăng NSLĐ
 Lý thuyết: Sản lượng tiềm năng YP của nền KT tăng khi
các yếu tố đầu vào (Lao động; Vốn; Tài nguyên; Công
nghệ) thay đổi cả về số lượng + chất lượng
 Công nghê mói làm sản lượng tiềm năng (SLTN) YP tăng;
dịch sang phải => tổng cung dài hạn tăng
b) Quốc gia A tăng cường xuất khẩu LĐ sang nước ngoài: Làm
giảm LĐ trong nước => SLTN YP giảm; dịch sang trái => Tổng
cung dài hạn giảm
c) Quốc gia B tiếp nhận them đc 1 nguồn vốn lớn từ đầu tư trực
tiếp nước ngoài: vốn tăng, yếu tố đầu vào tăng => Tổng cung
dài hạn tăng; dịch sang phải
d) Quốc gia C phát hiện ra được nhiều mỏ dầu khí lớn: Yếu tố tài
nguyên tăng => Tổng cung dài hạn tăng; dịch sang phải
3. Nhận định Đúng/ Sai và Giải thích
a) Dùng thuế và trợ cấp để phân phối lại thu nhập là Chính phủ
đang thực hiện chức năng hiệu quả: Sai; Chính phủ đang thực
hiện chức năng công bằng
b) Khi nền KT hđ tại mức sản lượng tiềm năng thì thất nghiệp = 0:
Sai; tỷ lệ thất nghiệp trong trường hợp này = tỷ lệ thất nghiệp
tự nhiên ui = un
c) Để điều chỉnh về mức sản lượng ban đầu sau 1 cú sốc cung bất
lợi thì Chính phủ phải tăng chi tiêu hoặc giảm thuế: Đúng
 Cú sốc cung bất lợi (VD: hạn hán; lũ lụt) làm giảm tổng
cung của nền KT; AS dịch sang trái. Nếu chính phủ muốn
đưa AS về lại vị trí ban đầu thì cần:
o Tăng chi tiêu G => tăng tổng cầu
o Giảm thuế T => tăng thu nhập người dân => tăng
tổng cầu
d) Sự gia tăng của đường AD ko làm thay đổi mức giá của nền KT
hàm ý rằng đg AS nằm ngang: Đúng; khi AS nằm ngang; đg AD
dịch chuyển thì sản lượng thay đổi còn giá thì ko
e) Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái nếu mức giá chung của
nền KT giảm: Sai; giá giảm làm tổng cầu của nền KT dịch
chuyển trên đg tổng cầu, chú ko làm dịch chuyển đg cầu
f) Tăng trưởng và thất nghiệp có mối quan hệ cùng chiều: Sai;
theo định luật OKUN thì chúng ngược chiều
g) Khi chính phủ tăng tiền lương sẽ làm sản lượng của nền KT gia
tăng: Sai; vì doanh nghiệp sẽ tăng chi phí sx, hạn chế họ sx =>
tổng cung giảm; AS dịch trái
h) Phá giá đồng tiền nội tệ sẽ làm hđ xuất khẩu có lợi hơn: Đúng;
dồng nội tệ mất giá thì nhập khẩu bất lợi; xuất khẩu gia tăng =>
tăng xuất khẩu ròng
i) Các quốc gia luôn đặt mục tiêu tăng trưởng KT lên hàng đầu:
Sai; vì có quốc gia sẽ đặt mục tiêu ổn định lên hàng đầu
j) Đường tổng cung ngắn hạn dịch trái khi thuế thu nhập doanh
nghiệp giảm: Sai; vì nó làm kích thích doanh nghiệp sx => tăng
tổng cung; AS dịch phải
4. Chọn đáp án đúng
a) KT vĩ mô nghiên cứu: các hđ của nền KT và tổng thể 1 nền KT
b) Nếu các nhà hoạch định chính sách muốn đưa sản lượng trở lại
mức ban đầu sau 1 cú sốc cung bất lợi; họ có thể: giảm thuế;
tăng chi tiêu hay kết hợp cả 2
c) Khi chính phủ tăng thuế đánh vào các nguyên liệu nhập khẩu:
tổng cung ngắn hạn dịch trái
d) Mục tiêu của chính sách thu nhập: gia tăng sản lượng nền KT;
giảm thất nghiệp; kiềm chế lạm phát

You might also like