You are on page 1of 13

PHP BACKEND 01: NHẬP MÔN LẬP TRÌNH PHP

A – LÝ THUYẾ T

I - NHẬ P MÔ N LẬ P TRÌNH WEB PHP

1. Tổng quan về ngôn ngữ lập trình web PHP

PHP viết tắt hồi quy (Hypertext Preprocessor) là một ngôn ngữ lập trình kịch bản hay một
loại mã lệnh chủ yếu được dùng để phát triển các ứng dụng viết cho máy chủ, mã nguồn mở, dùng
cho mục đích tổng quát.

PHP rất thích hợp với web và có thể dễ dàng nhúng vào trang HTML. Do được tối ưu hóa cho
các ứng dụng web, tốc độ nhanh, nhỏ gọn, cú pháp giống C và Java, dễ học và thời gian xây dựng sản
phẩm tương đối ngắn so với các ngôn ngữ khác nên PHP đã nhanh chóng trở thành một ngôn ngữ
lập trình web phổ biến nhất thế giới.

2. Các thành phần cần cài đặt

Để chạy một website với mã nguồn PHP và hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL làm việc Offline trên
máy tính cá nhân chúng ta cần phải cài đặt tối thiểu các gói cài đặt sau

 Webserver
 Database server
 PHP

II - CÀ I ĐẶ T XAMPP SERVER LOCALHOST

1. Xampp là gì?

Xampp là chương trình tạo máy chủ Web (Web Server) trên máy tính cá nhân (Localhost)
được tích hợp sẵn Apache, PHP, MySQL, FTP Server, Mail Server và các chông cụ như PHPmyadmin

2. Cài đặt và Cấu hình Xampp

 Cà i đặ t
 Cấ u hình

3. Trình soạn thảo (Editor) cho PHP

 Visual Studio Code


 Sublime Text
 Notepad++

III - KHỞ I TẠ O MỘ T DỰ Á N ĐẦ U TIÊ N VỚ I PHP

1. Tạo cấu trúc thư mục để làm việc với PHP

Tổ chức thư mục hoặc File được đặt trong Thư mục gốc htdocs theo đường dẫn C\xampp\htdocs

 C\xampp\htdocs
 Cá c File là m việc vớ i PHP sẽ có thà nh phầ n mở rộ ng là .php

2. Khai báo một vùng làm việc trong PHP

Một File làm việc với PHP sẽ được đặt tên như sau: file_name.php. Một File PHP cơ bản có nội
dung bên trong để trống hoặc tuân theo cấu trúc của một văn bản HTML cơ bản đều được.

Để khai bá o mộ t vù ng là m việc trong PHP, chú ng ta sẽ sử dụ ng cá ch thứ c chuẩ n sau đâ y

Code:

<?php
Vùng làm việc vủa PHP
?>

3. Xuất dữ liệu trong PHP

Code:

<?php
echo “ “;
?>

Trong đó:

 Trong PHP để kết thú c mộ t dò ng lệnh chú ng ta sử dụ ng dấ u “;”


 Thô ng tin bên trong dấ u “” có thể là mộ t chuỗ i, mộ t biến hoặ c cá c thẻ HTML (Cá c khá i niệm
về chuỗ i, biến trong PHP sẽ đượ c đề cậ p trong cá c bà i tiếp theo)
 Nếu muố n sử dụ ng nhiều cặ p dấ u “” lồ ng nhau thì cá c cặ p dấ u “” bên trong phả i đượ c khó a
bở i cá c ký tự “\” .

4. Chạy File PHP thông qua giao thức HTTP

Code:

http://localhost/root_name/file_name.php

Trong đó:

 Localhost là đườ ng dẫ n dù ng để truy cậ p và o 1 thư mụ c trong má y tính thô ng qua cổ ng kết


nố i nà o đó như Xampp
 Root_name/file_name.php là thư mụ c chứ a file PHP đượ c gọ i và o để chạ y

5. Comment trong PHP

Trong lập trình PHP chúng ta sử dụng Comment tương tự như trong lập trình JavaScript

Code:

// Đây là dòng comment


/* Đây là đoạn comment*/
IV - BIẾ N TRONG PHP

1. Khái niệm Biến trong PHP

Biến là một ký hiệu hoặc tên đại diện cho một giá trị. Các biến được sử dụng để lưu trữ các
giá trị như giá trị số, ký tự, chuỗi ký tự hoặc địa chỉ bộ nhớ để chúng có thể được sử dụng trong bất
kỳ phần nào của chương trình.

2. Cách đặt tên cho Biến

 Tên củ a biến trong PHP đượ c bắ t đầ u bở i ký tự $


 Tiếp sau đó là mộ t chữ hoặ c mộ t dấ u gạ ch dướ i “_”
 Nếu tên biến nhiều hơn 2 ký tự thì cá c ký tự cò n lạ i có thể là cá c chữ cá i, số hoặ c dấ u gạ ch
dướ i
 Tên củ a biến khô ng đượ c phép trù ng vớ i từ khó a củ a PHP

3. Làm việc với Biến

Trong PHP để sử dụng 1 biến chúng ta thường phải khai báo trước. Có thể khai báo biến rồi
gán giá trị trực tiếp luôn cho biến đó, nghĩa là vừa khai báo vừa gán giá dữ liệu cho biến

Code:

<?php
// Khai báo biến
$ten_bien;
// Khai báo biến đồng thời gán giá trị
$ten_bien = value;
?>
Trong đó:

 $ten_bien: khá i bá o 1 biến vớ i tên là ten_bien


 Value: giá trị đượ c gá n cho biến.
Ví dụ:

<?php
$abc = 'Welcome'; //valid
$Abc = 'Welcome10'; //valid
$9xyz = 'Hello world'; //invalid; starts with a number
$_xyz = 'Hello world'; //valid; starts with an underscore
$_9xyz = 'Hello world'; //valid
?>

4. Gán biến bằng tham chiếu (biến tham chiếu)

PHP (từ PHP4) cung cấp một cách khác để gán giá trị cho các biến: gán bằng tham chiếu. Điều này có
nghĩa là biến mới chỉ đơn giản là trỏ biến ban đầu. Những thay đổi đối với biến mới sẽ ảnh hưởng
đến biến gốc và thay đổi một câu.

Ví dụ:

<?php
$foo='bob';
$bar=&$foo;
$bar="my $bar";
echo $bar;
echo '<br />';
echo $foo;
?>

Output:

my bob
my bob

5. Phạm vi của biến

Trong PHP, các biến có thể được khai báo ở bất kỳ đâu trong tập lệnh. Chúng tôi khai báo các biến
cho một phạm vi cụ thể. Có hai loại phạm vi, phạm vi cục bộ nơi các biến được tạo và truy cập bên
trong một hàm và phạm vi toàn cục nơi các biến được tạo và truy cập bên ngoài một hàm.

<?php
//global scope
$x = 10;
function var_scope()
{
//local scope
$y=20;
echo "The value of x is : $x "."<br />";
echo "The value of y is : $y"."<br />";
}
var_scope();
echo "The value of x is : $x"."<br />";
echo "The value of y is : $y ";
?>

Trong đoạ n mã trên có hai biến $ x và $ y và mộ t hà m var_scope (). $ x là biến toà n cụ c vì nó đượ c
khai bá o bên ngoà i hà m và $ y là biến cụ c bộ vì nó đượ c tạ o bên trong hà m var_scope (). Ở cuố i tậ p
lệnh, hà m var_scope () đượ c gọ i, theo sau là hai câ u lệnh echo. Cho phép xem đầ u ra củ a tậ p lệnh:

The value of x is :
The value of y is : 20
The value of x is : 10
The value of y is :

Có hai câ u lệnh echo bên trong hà m var_scope ():


 Nó in ra giá trị củ a $y vì nó đượ c khai bá o cụ c bộ
 Và khô ng thể in giá trị củ a $x vì nó đượ c tạ o bên ngoà i hà m.
Câ u lệnh tiếp theo củ a tậ p lệnh in ra giá trị củ a $x vì nó là biến toà n cụ c, tứ c là khô ng đượ c tạ o bên
trong bấ t kỳ hà m nà o.
Câ u lệnh echo cuố i cù ng khô ng thể in ra giá trị củ a $y vì nó là biến cụ c bộ và nó đượ c tạ o bên trong
hà m function var_scope ().

6. Từ khóa global

Chúng ta đã học các biến được khai báo bên ngoài một hàm là toàn cục. Chúng có thể được
truy cập ở bất kỳ đâu trong chương trình ngoại trừ trong một hàm.

Để sử dụng các biến này bên trong một hàm, các biến phải được khai báo toàn cục trong hàm
đó. Để làm điều này, chúng ta sử dụng từ khóa toàn cục trước các biến.

Ví dụ:

<?php
$x=2;
$y=4;
$z=5;
$xyz=0;
function multiple()
{
global $x, $y, $z, $xyz;
$xyz=$x*$y*$z;
}
multiple();
echo $xyz; //Kết quả: 40
?>
7. Biến static

Thông thường khi một hàm kết thúc, tất cả các biến của nó sẽ mất giá trị. Đôi khi chúng ta
muốn giữ những giá trị này cho công việc xa hơn. Nói chung, những biến giữ giá trị được gọi là biến
tĩnh bên trong một hàm. Để làm điều này, chúng ta phải viết từ khóa "static" trước các biến đó. Hãy
xem xét ví dụ sau mà không có biến tĩnh.

Ví dụ:

<?php
function test_variable()
{
$x=1;
echo $x;
$x++;
}
test_variable();
echo "<br>";
test_variable();
echo "<br>";
test_variable();
?>

Trong đoạ n mã trên, hà m test_variable() vô dụ ng vì câ u lệnh cuố i cù ng $x = $x +1 khô ng thể


tă ng giá trị củ a $x vì mỗ i lầ n nó đượ c gọ i là $x đặ t thà nh 1 và in ra 1.

1
1
1
Bâ y giờ ta thử xem, khi khai bá o biến $x vớ i từ khó a static thì sẽ như thế nà o nhé:

<?php
function test_count()
{
static $x=1;
echo $x;
$x++;
}
test_count();
echo "<br>";
test_count();
echo "<br>";
test_count();
?>

1
2
3
V - CHUỖ I TRONG PHP

1. Khái niệm Chuỗi trong PHP

Chuỗi là một nhóm các ký tự, số, khoảng trắng, dấu ngắt được đặt trong các dấu nháy đơn ‘’
hoặc nháy kép “”

2. Làm việc với Chuỗi

Code:

<?php
// Chuỗi trong PHP
$chuoi_1 = ‘Đây là chuỗi 1’;
$chuoi_2 = “Đây là chuỗi 2”;
// Biến trong chuỗi
$number = 10;
$chuoi_3 = “Đây là số $number”;
// Chuỗi có chứa các cặp nháy lồng nhau
$chuoi_4 = ‘Đây là \’Chuỗi 4\’ ’;
$chuoi_5 = “Đây là \”Chuỗi 5\” ”;
?>

Trong đó:

 Tấ t cả mọ i ký tự nằ m trong cặ p dấ u nhá y đơn (‘’) đều đượ c hiểu là chuỗ i


 Tấ t cả mọ i ký tự nằ m trong cặ p dấ u nhá y kép (“”) đều đượ c hiểu là chuỗ i ngoạ i trừ Biến
vẫ n đượ c hiểu là Biến
 Cá c chuỗ i lồ ng nhau mà đều nằ m trong cù ng mộ t kiểu dấ u ngoặ c đơn hoặ c kép thì phả i có
cá c dấ u “\” dù ng để khó a đằ ng trướ c cá c dấ u ngoặ c đó nằ m ở bên trong.
VI - CÁ C KIỂ U DỮ LIỆ U TRONG PHP

1. Các kiểu dữ liệu chính trong Lập trình PHP

Kiểu dữ liệu Mô tả Ví dụ
Interger Kiểu số nguyên 86
Double Kiểu số thự c 3.14
String Kiểu chuỗ i (Mộ t tậ p hợ p cá c ký tự ) “How are you?”
Boolean Giá trị TRUE hoặ c FALSE TRUE or FALSE
Array Kiểu mả ng Array()
Object Đố i tượ ng Class

Chú ý:

 Sử dụng Hàm gettype() để kiểm tra dữ liệu


 gettype(Bien);

VII - CÁ C TOÁ N TỬ TRONG PHP

1. Toán tử Nối

Toán tử Nối gồm ký tự đơn “.”. Toán tử Nối sử dụng để nối các kiểu dữ liệu khác lại với nhau.

Code:

<?php
$bien_1 = 10;
$toan_tu_noi = “Đâ y là số ”.$bien_1;
?>

Trong đó:

 $bien_1 là giá trị nố i

2. Toán tử Gán

Toán tử Gán gồm ký tự đơn “=”. Toán tử Gán lấy giá trị của toán hạng bên phải gán nó vào
toán hạng bên trái.

Code:

<?php
$toan_tu_gan = “Giá trị củ a toá n tử gá n”;
?>

3. Toán tử Số học

Là dạng phép tính đơn giản như cộng, trừ , nhân, chia trong số học. Ngoài ra còn có phép
chia lấy dư (%) được sử dụng để lấy ra đơn vị dư của 1 phép toán.

Toán tử Lý giải Ví dụ Kết quả


+ Cộ ng 2 số hạ ng 10 + 8 18
- Trừ 2 số hạ ng 10 - 8 2
* Nhâ n 2 số hạ ng 10 * 8 80
/ Chia 2 số hạ ng 10 / 3 3.333333
% Trả về số dư 10 % 3 1

Code:

<?php
$a = 10;
$b = 5;

$tong = $a + $b;
echo $tong."<br/>";// Kết quả bằ ng 15

$hieu = $a - $b;
echo $hieu."<br/>";// Kết quả bằ ng 5

$tich = $a * $b;
echo $tich."<br/>";// Kết quả bằ ng 50

$thuong = $a / $b;
echo $thuong."<br/>";// Kết quả bằ ng 2

$so_du = $a % $b;
echo $so_du."<br/>";// Kết quả bằ ng 0
?>

Trong đó:

 a
 b

4. Toán tử So sánh
Là toán tử được sử dụng để thực hiện các phép toán so sánh giữa hai số hạng

Phép toán Tên Giải thích Ví dụ


== Bằ ng Hai số bằ ng nhau $a == 5
!= Khá c Hai số khá c nhau $a != 5
=== Đồ ng nhấ t Hai số bằ ng nhau và cù ng kiểu $a === 5
> Lớ n hơn Vế trá i lớ n hơn vế phả i $a > 5
>= Lớ n hơn hoặ c bằ ng Vế trá i lớ n hơn hoặ c bằ ng vế phả i $a >= 5
< Nhỏ hơn Vế trá i bé hơn vế phả i $a < 5
<= Nhỏ hơn hoặ c bằ ng Vế trá i bé hơn hoặ c bằ ng vế phả i $a <= 5

5. Toán tử Logic

Toán tử logic là các tôt hợp các giá trị Boolean

Toán tử Tên Trả về TRUE Nếu Ví dụ


|| Or Vế trá i hoặ c vế phả i là TRUE True || True
Or Or Vế trá i hoặ c vế phả i là TRUE True || True
Xor Xor Vế trá i hoặ c vế phả i là TRUE nhưng True || True
khô ng phả i cả hai
&& And Vế trá i và vế phả i là TRUE True && False
And And Vế trá i và vế phả i là TRUE True && False
! Not Khô ng phả i TRUE !True

6. Toán tử Kết hợp

Khi tạo mã PHP, chúng ta sẽ thường nhận thấy cần phải tăng hoặc giảm lượng biến một số
nguyên nào đó. Bạn sẽ thường thực hiện điều này khi chúng ta đếm 1 giá trị nào đó trong vòng lặp

Phép toán Ví dụ Lý giải


++ $a++ $a = $a + 1
-- $a-- $a = $a - 1
+= $a += $b $a = $a + $b
-= $a -= $b $a = $a - $b
*= $a *= $b $a = $a * $b
/= $a /= $b $a = $a / $b

Code:

<?php
$a = 10;
$b = 5;

$a++;
echo $a."<br/>";// Kết quả bằ ng 11
$a--;
echo $a."<br/>";// Kết quả bằ ng 10

$a += $b;
echo $a."<br/>";// Kết quả bằ ng 15

$a -= $b;
echo $a."<br/>";// Kết quả bằ ng 10

$a *= $b;
echo $a."<br/>";// Kết quả bằ ng 50

$a /= $b;
echo $a."<br/>";// Kết quả bằ ng 10
?>

B – THỰ C HÀ NH

I – BÀ I TẬ P THỰ C HÀ NH

Bài 1:

Tìm dã y chữ cá i TUVXYZ, biết mỗ i chữ cá i là kết quả như bà i tậ p dướ i đâ y

Code:

<?php
// Tìm dã y chữ cá i TUVXYZ biết mỗ i chữ cá i là kết
// quả củ a cá c phép toá n dướ i đâ y
$a=5; $b; $c; $d=2;
echo $a; // T
$a++;
echo $a; // U
$b=$a--;
echo $b; // V
$c=--$a;
echo $c; // X
$c+=10;
$c-=$a;
echo $c; // Y
$c/=$d;
echo $c; // Z
?>

Chú ý:
 Không được Copy code để chạy ra kết quả, mà phải dựa vào các kiến thức đã học để phân
tích và cho ra kết quả cuối cùng
 Kết quả của bài tập này sẽ dược áp dụng để chia nhóm các học viên trong lớp (phụ vụ làm dự
án cuối khóa)
 Học viên nào ra kết quả sẽ đọc Tên – Kết quả để giảng viên lưu lại
 Mỗi học viên chỉ được phép chỉnh sửa lại kết quả của mình một lần
 Cách chia nhóm sẽ theo thứ tự: Bạn giỏi nhất sẽ cũng nhóm với bạn kém nhất (cứ lấy như vậy
để đủ 4-6 bạn/nhóm)

II – BÀ I TẬ P VỀ NHÀ

You might also like