You are on page 1of 14

GIÁO DỤC HỌC

Câu 1: Tính chất cơ bản của giáo dục?


* Tính chất cơ bản của giáo dục.
Với tư cách là 1 hiện tượng xã hội, giáo dục vừa mang những tính chất chung
vừa mang những tính chất đặc thù.
a) Tính lịch sử- xã hội:
- Sự ra đời và phát triển của giáo dục gắn liền với sự ra đời và phát triển của xã
hội. Mộtmặt nó phục vụ cho sự phát triển của xã hội, mặt khác, sự phát triển của
giáo dục luôn chịu sự quy định của xã hội thông qua những yêu cầu ngày càng cao
và những điều kiện ngày càng thuận lợi do sự phát triển xã hội mang lại. Theo
quan điểm của Triết học: Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, mà giáo
dục thuộc ý thức xã hội, khi tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội cũng thay đổi
theo cho phù hợp với thực tại của tồn tại xã hội. Chính vì vậy mà trình độ phát
triển của giáo dục phản ánh những đặc điểm phát triển của xã hội.
* Biểu hiện:
- Thứ nhất: Tính chất của giáo dục thay đổi theo sự thay đổi về tính chất của
phương thức sản xuất (giáo dục chịu sự chi phối, quy định bởi trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất và tính chất của quan hệ sản xuất).
+ Cụ thể: Có bao nhiêu chế độ xã hội thì sẽ có bấy nhiêu nền giáo dục tương ứng
(mục đích, tính chất, nội dung, phương pháp giáo dục,… thay đổi qua các chế độ
xã hội khác nhau).
GD XHPK
Mục đích: Đào tạo con người phục vụ bộ máy thống trị, đội ngũ quan chức cho
chế độ pk.
Tính chất: Giáo dục bất bình đẳng, phân biệt giàu nghèo, nam nữ, giai cấp.
Nội dung: Chú trọng 2 nd: đức và trí, coi thường gdlđ
Phương pháp: Độc tôn, áp đặt, truyền thụ một chiều.
GD XHCN
Mục đích: Đào tạo người học trở thành con người có nhân cách có cách phát triển
toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội.
Tính chất: Giáo dục bình đẳng cho tất cả mọi người, gd mang tính đảng dân tộc,
nhân dân.
Nội dung: Toàn diện: đức, trí, thể, mĩ, lao động.
Phương pháp: Tôn trọng nhân cách người học, phát huy vai trò tích cực của hs.
- Thứ hai: trong cùng 1 chế độ xã hội nhưng ở các giai đoạn phát triển khác nhau
nền giáo dục cũng thay đổi.
- Thứ ba: Mỗi quốc gia trong từng giai đoạn phát triển của mình đều có một nền
giáo dục phù hợp với chính quốc gia đó.
* Kết luận:
- Giáo dục không bất biến mà luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của xã hội –
cải cách giáo dục là tất yếu.
- Không được áp dụng rập khuôn, máy móc nền giáo dục nước này với nước khác,
địa phương này với địa phương khác...
- Lưu ý đến tính năng động của giáo dục: đi trước, dẫn đường cho sự phát triển.
b) Tính giai cấp:
Trong xã hội có phân chia giai cấp thì giáo dục tất yếu mang tính giai cấp – tính
chất này trở thành một đặc trưng cơ bản của giáo dục. Giai cấp nắm quyền luôn
sử dụng giáo dục như một công cụ để đảm bảo về mặt chính trị cũng như sự phát
triển của xã hội.
* Biểu hiện:
- Giáo dục là công cụ truyền bá hệ tư tưởng, đường lối, quan điểm, chính sách,…
của giai cấp cầm quyền.
- Giáo dục là đặc quyền, đăc lợi của giai cấp cầm quyền.
- Giáo dục là đào tạo ra những người trung thành với lợi ích của giai cấp cầm
quyền.
+ Xã hội Việt Nam hiện nay có phân chia giai cấp -> Giáo dục Việt Nam hiện nay
cũng mang tính giai cấp.
+ Giữa các giai cấp không có mâu thuẩn đối kháng -> tính giai cấp của Giáo dục
Việt Nam hiện nay khác về bản chất so với tính giai cấp của Giáo dục Việt Nam
trong xã hội cũ.
* Kết luận:
- Khẳng định: Trong xã hội cũ có giai cấp đối kháng, không thể có một nền giáo
dục trung lập hoặc đứng ngoài cuộc đấu tranh giai cấp, thoát li hệ tư tưởng giai
cấp.
+ Mọi quan điểm phủ nhận tính giai cấp của giáo dục đều sai lầm.

c) Tính kế thừa:
Xuất phát từ đặc trưng của giáo dục: sự truyền đạt kinh nghiệm xã hội từ thế hệ
trước cho thế hệ sau.
* Biểu hiện:
- Xã hội bước sang thời kì mới, nền giáo dục cũ không còn phù hợp, bộc lộ những
yếu tố lạc hậu, bất cập => đòi hỏi thay đổi nhằm đáp ứng yêu cầu của giai đoạn
mới.
- Sự thay đổi và phát triển nền giáo dục mới dựa trên những thành quả của nền
giáo dục trước. Ví dụ: nền giáo dục của nước ta hiện nay là nền giáo dục mang
tính đột phá. Một mặt vừa kế thừa những thành quả của hơn 60 năm nền giáo
dục cách mạng và truyền thống hơn 4000 năm văn hiến của dân tộc. Mặt khác
vừa phải tiếp nhận những thành tựu tiên tiến của nền giáo dục trên thế giới cũng
như những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại của nhân loại.
* Kết luận sư phạm:
- Cần tránh hai quan điểm cực đoan, sai lầm: phủ nhận sạch trơn nền giáo dục cũ;
tư tưởng hoài cổ, luyến tiếc quá khứ -> trì trệ, bảo thủ, không chịu đổi mới.
- Cần thừa kế có chọn lọc, phê phán, sáng tạo: tiếp nhận những yếu tố tích cực,
mạnh dạn xóa bỏ những yếu tố lạc hậu.

Câu 2: Các chức năng xã hội của giáo dục?


Chức năng xã hội của giáo dục: Chức năng xã hội của giáo dục là những tác
động tích cực của giáo dục đến các mặt hay các quá trình xã hội và tạo ra sự phát
triển cho xã hội. Ở mọi thời đại, giáo dục thực hiện 3 chức năng cơ bản.
a) Chức năng kinh tế- sản xuất:
- Chức năng này khẳng định vai trò của giáo dục đối với lĩnh vực kinh tế sản xuất
của xã hội.
+ Kinh tế - sản xuất là điều kiện không thể thiếu, có tính quyết định đến sự tồn tại,
phát triển của xã hội
+ Kinh tế - sản xuất là tiêu chuẩn để đánh giá sự phát triển xã hội của một quốc
gia
- Các nguồn lực để phát triển Kinh tế - sản xuất:
+ Nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng cao
+ Công nghệ hiện đại (máy móc, kĩ thuật, thông tin)
+ Thị trường rộng mở, ổn định+ Nguồn vốn đủ mạnh
+ Tài nguyên phong phú (thiên nhiên, văn hóa)
- Giáo dục tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các nguồn lực kinh tế- sản xuất.
+ Giáo dục tái sản xuất sức lao động xã hội: đào tạo người lao động (đủ số lượng,
đồng bộ, có tay nghề cao,…); đào tạo lại (nguồn nhân lực đã bị lỗi thời tạo nên sức
lao động mới, đáp ứng kịp thời nguồn nhân lực thiếu hụt do nhiều nguyên nhân,
giáo dục thay thế, bổ sung, nâng cao chất lượng nguồn lao động)
+ Nhờ giáo dục mà khoa học công nghệ trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp
tạo ranăng suất lao động cho nền kinh tế- sản xuất của xã hội
+ Giáo dục còn gián tiếp tác động tới và làm phát triển các nguồn lực khác trên
những phương diện nào đó như sử dụng vốn, việc tìm kiếm, khai thác và phát
triển thị trường…. Để làm tốt chức năng này giáo dục đào tạo cần phải:
+ Xây dựng được 1 xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi người được học tập
thường xuyên, suốt đời+ Gắn kết giáo dục với sự phát triển kinh tế- xã hội trong
từng giai đoạn phát triển của đất nước (đào tạo gắn với nhu cầu xã hội)
+ Xây dựng cơ cấu ngành nghề đào tạo phù hợp với sự phát triển KT-XH của đất
nước

b) Chức năng chính trị - xã hội:


* Vai trò của giáo dục đối với việc xây dựng và phát triển xã hội:
- Giáo dục tác động đến cấu trúc xã hội: Giáo dục tác động đến từng giai cấp, tầng
lớp, vị trí từng cá nhân trong xã hội.
+ Giáo dục có thể làm tang sự phân hóa giai cấp, tạo nên bất bình đẳng giữa con
người trong xã hội (giáo dục trong chế độ xã hội chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư
bản).
+ Giáo dục tạo nên sự ổn định của xã hội, sự bình đẳng giữa các tầng lớp, giai cấp
trong xã hội (giáo dục trong chế độ chuyên chế xã hội xã hội chủ nghĩa).
- Ảnh hưởng của giáo dục đối với vấn đè chính trị: Trong xã hội có giai cấp, giáo
dục gắn liền với chính trị: giai cấp nằm quyền xã hội sử dụng giáo dục làm công cụ
để bảo về quyền lợi của giai cấp và duy rì sự ổn định của hệ thống chính trị trong
các chế độ xã hội.
+ Giáo dục truyền bá quan điểm, đường lối của giai cấp cầm quyền.
+ Giáo dục đào tạo ra con người phục vụ, trung thành, bảo vệ quyền lợi giai cấp.
- Trong xã hội ngày nay, giáo dục của toàn thế giới đang hướng tới một nền giáo
dục bình đẳng, dân chủ, giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện hữu hiệu
cho các cuộc cách mạng trên phạm vi toàn nhân loại cũng như ở mỗi quốc gia.
c) Chức năng văn hóa – tư tưởng
- Giáo dục có tác dụng to lớn trong việc hình thành và phát triển ở thế hệ trẻ bản
sắc vănhóa truyền thống của dân tộc như: Tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn
kết, lòng nhân ái, hiếu học, cần kiêm… của dân tộc.
- Góp phần hình thành hệ thống giá trị xã hội, xây dựng lối sống đạo đức, thế giới
quan, ý thức hệ và chuẩn mực xã hội.
- Điều đáng chú ý là giáo dục thực hiện các chức năng xã hội của mình không phải
bằngcon đường trực tiếp, mà chủ yếu là thông qua con người do hệ thống giáo
dục đào tạo ra.
- Thông qua con người mà nó đào tạo, giáo dục đã tác động đến toàn bộ nền kinh
tế - xã hội của đất nước, cho nên người ta thường nói giáo dục tạo ra sức mạnh
của một nước, tươnglai của dân tộc. Vì vậy, giáo dục là quốc sách hàng đầu trong
giai đoạn cách mạng mới.
=> KẾT LUẬN: Trong toàn bộ sự phát triển của xã hội, thì xã hội nào cũng dựa vào
giáo dục, ưu tiên và đầu tư cho giáo dục, coi giáo dục là quốc sách đứng đầu.

Câu 3: Vai trò của bẩm sinh – di truyền đối với sự hình thành và phát triển nhân
cách?
Để phân tích vai trò của yếu tố bẩm sinh- di truyền đối với sự hình thành và
phát triển nhâncách thì chúng ta cần nắm một số khái niệm sau:
- Nhân cách: Là toàn bộ những thuộc tính đặc biệt mà một con người có được
trong hệ thốngcác quan hệ xã hội, là mức độ chiếm lĩnh các giá trị văn hóa vật
chất và tinh thần. Những thuộctính đó bao hàm các thuộc tính về trí tuệ, đạo đức,
thẫm mĩ, thể chất.
- Sự phát triển nhân cách: Là sự biến đổi tổng thể các yếu tố tự nhiên, tâm lí, xã
hội trong con người. Bao gồm cả những biến đổi về lượng và những biến đổi về
chất trong đó chủ yếu là biến đổi về chất. Có tính đến dặc điểm lứa tuổi của
họ.Nhân cách được hình thành và phát triển dưới ảnh hưởng và tác động phối
hợp của nhiều nhân tố khác nhau như: Bẩm sinh- di truyền, môi trường, giáo dục
và hoạt động cá nhân.
- Bẩm sinh – di truyền:
+ Bẩm sinh: những thuộc tính, đặc điểm sinh học có sẵn ngay từ khi đứa trẻ mới
sinh.
+ Di truyền: sự truyền lại từ cha mẹ đến con cái những đặc điểm sinh học nhất
định của nòi giống, được ghi lại trong một chương tình độc đáo của hệ gen.
a) Vai trò:
- Thứ nhất: nhờ được di truyền các yếu tố tư chất người mà con người (mặt tự
nhiên) trở thành người (mặt tự nhiên + xã hôi), khác với con vật (di truyền tạo ra
sức sống trong bảnchất của con người).
- Thứ hai: di truyền tốt sẽ tạo cơ hội, nền tảng, tiền đề tốt để phát triển nân cách
(tạo ra khả năng cho con người hoạt động có kết quả trong lĩnh vực nhất định.
Tuy nhiên, được di truyền tốt chưa chắc đã có nhân cách tốt nếu không chịu rèn
luyện trong một môi trường nất định.
- Thứ ba: những yếu tố bẩm sinh – di truyền có thể gây khó khan cho sự hình tốt
thành và phát triển nhân cách. Tuy nhiên, không có yếu tố bẩm sinh – di truyền
tốt nhưng nếu có môi trường hoạt động tốt, được hưởng ền giáo dục tốt, đặc biệt
nếu bản than tự cố gắng thì vẫn có thể trở thành người tài.
Bẩm sinh – di truyền là tiền đề vật chất, tạo cơ sở chứ không phải nguyên nhân,
là yếu tốquyết định sự hình thành và phát triển nhân cách con người.
b) Quan điểm sai lầm:
- Phủ nhận: coi bẩm sinh – di truyền không có vai trò gì đối với sự hình thành và
phát triển nhân cách.
+ Thuyết “Giáo dục là vạn năng”.
+ Thuyết “Định mệnh do hoàn cảnh” Bỏ lỡ cơ hội phát hiện, phát triển tư chất tốt
ở trẻ; phủ nhận vai trò tích cực cá nhân.
- Đề cao, tuyệt đối hóa: coi bẩm sinh- di truyền là yếu tố quyết định tuyệt đối
trong sự hình thành và phát triển nhân cách.
+ Thuyết “Định mệnh do di truyền”, “Thuyết ưu sinh”.
+ Phái “Nhi đồng học”.
+ Quan điểm của Đức quốc xã trong chương trình nhằm tạo ra những đứa trẻ
thuần chủng Phản khoa học, bảo vệ cho học thuyết phân biệt chủng tộc.
c) Kết luận sư phạm:
- Đánh giá đúng vai trò của bẩm sinh – di truyền đối với sự hình thành và phát
triển nhân cách. Không tuyệt đối hóa cũng không phủ nhận, coi thường bất kì một
vai trò nào.
- Tổ chức hoạt động và giao tiếp phong phú, đa dạng điều kiện cho học sinh bộc lộ
tư chất, năng khiếu.
- Quan tâm, phát triển kịp thời, đồng thời, làm tốt công tác bồi dưỡng năng khiếu,
đào tạo nhân tài, động viên khích lệ những học sinh khuyết tật, có hoàn cảnh khó
khăn.
- Phát huy tính tích cực của cá nhân trong quá trình giáo dục.

Câu 6: Bản chất của quá trình dạy học?


* Khái niệm:
- Qúa trình dạy học là chuỗi liên tiếp các hoạt động dạy và học bao gồm sự tương
tác giữa hoạt động của người dạy và hoạt động của người học thông qua phương
pháp dạy học, phương thức dạy học, nội dung dạy học để thực hiện nhiệm vụ học
nhằm phát triển nhân cách cho học sinh.
- Bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của học sinh dưới
vai trò chủ đạo của giáo viên. Cơ sở để xác định bản chất của quá trình dạy học.
+ Cơ sở triết học: mối quan hệ giữa hoạt động nhận thức của xã hội loài người với
hoạt động dạy học
Loại người – nhận thức > Thế giới khách quan -> Kinh nghiệm –truyền đạt/truyền
thụ> Thế hệ sau

Trong mối quan hệ giữa hoạt động nhận thức của xã hội loài người với hoạt
động dạyhọc trong đó hoạt động nhận thức của xã hội loài người có trước và hoạt
động dạy học củagiáo viên và học sinh có sau. Suy cho cùng thì hoạt động dạy học
của giáo viên và học sinhđang đi tổ chức, khai thác những kiến thức, kĩ năng, kinh
nghiệm xã hội đã có từ lâu để củngcố, duy trì, bảo tồn những vốn kinh nghiệm và
phát triển chúng trong những giai đoạn lịch sử.
+ Cơ sở lý luận dạy học: Mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học, giữa
giáo viên với học sinh trong quá trình dạy học.
Qúa trình học tập = Giáo viên-dạy <-> Học sinh-học
Chủ đạo Chủ động
Tổ chức Tự tổ chức
Điều khiển Tự điều khiển
Bản chất là các thuộc tính vốn có bên trong của các sự vật hiện tượng trong thế
giới khách quan.

Điểm giống nhau


Hoạt động nhận thức của học sinh và
hoạt động nhận thức của nhà khoa học
Về đối tượng nhận thức Cái mới
Về con đường nhận thức Theo quy luật nhận thức chung của xã
hội loại người( từ trực quan sinh động
đến tư duy trừu tượng => Đến thực
tiễn)
Phương thức nhận thức Huy động ở mức độ cao nhất các thao
tác tư duy, năng lực hoạt động trí tuệ,
năng lực tư duy
Kết quả nhận thức Phát triển kinh nghiệm, trí thức, kĩ
năng, kĩ xảo,..

Tiêu chí Hoạt động nhận thức của Hoạt động nhận thức của
học sinh nhà khoa học
Điều kiện của hoạt động Điều kiện sư phạm thuận Điều kiện thực của đời
nhận thức lợi được tổ chức hướng sống xh khó khăn: độc lập
dẫn của những người giáo tự khám phá mò mẫm,..
viên, sách giáo khoa, tài
liệu học tập
Tính chất của hoạt động Luôn mang tính giáo dục Có thể có hoặc không có
nhận thức tính giáo dục
Thời gian hoạt động nhận Ngắn Lâu dài
thức
Đối tướng hoạt động Cái mới đối với bản thân Cái mới đối với nhân loại
nhận thức học sinh
Logic hoạt động nhận 6 khâu: trực quân, tự duy, 3 khâu: trực quan, tư duy,
thức thực tiễn, kích thuchs thực tiễn
hứng thú học tập, ôn tập,
kiểm tra
Kết quả hoạt động nhận Làm phong phú thêm vốn Làm phong phú thêm kho
thức hiểu biết kỹ năng, kỹ tàng văn hóa nhân loại
xảo,.. của học sinh

=> Bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của học sinh
dưới vai trò chủ đạo của giáo viên.

Câu 5: Động lực của quá trình dạy học?


a) Khái quát về sự vận động và phát triển của quá trình dạy học(QTDH):
- Quá trình dạy học cũng như các quá trình khác của thế giới quan nó luôn vận
động và phát triển, QTDH bao gồm nhiều nhân tố tồn tại trong mối quan hệ biện
chứng với nhau.
Bản thân mỗi nhân tố luôn luôn vận động và phát triển.
* Mục đích, nhiệm vụ dạy học ngày càng nâng cao và hoàn thiện do ảnh hưởng
của môi trường kinh tế- xã hội, và sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật.
* Nội dung phương pháp, phương tiện dạy học ngày càng đổi mới hiện đại hóa.
Chính sự vận động và phát triển đồng bộ của các nhân tố này tạo nên sự vận động
và phát triển chung của QTDH. Sau đây là sự vận động và phát triển của các nhân
tố trung tâm.
-Học sinh và hoạt động học trong QTDH vận động và phát triển không ngừng từ
chỗ chưa biết, chưa ý thức được các nhiệm vụ dạy học đến chỗ ý thức được
nhiệm vụ và mục đích dạy học; nắm tri thức đến nắm kinh nghiệm, kĩ xảo và nắm
ở mức độ ngày càng cao; vận dụng những điều đã học vào những tình huống
quen thuộc rồi đến sự vận dụng linh hoạt vào những tình huống mới.
-Giáo viên và hoạt động dạy trong QTDH trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm
trình độ hoạt động xã hội của người giáo viên cũng không ngừng được hoàn
thiện. Mặt khác, nhân cách của người giáo viên cũng không ngừng được hoàn
thiện.
b) Động lực của quá trình dạy học :
Nguyên nhân của sự vận động và phát triển của QTDH là sự xuất hiện nảy sinh và
giải quyết có hiệu quả hệ thống những mâu thuẫn vốn có của QTDH đó là mâu
thuẫn bên trong và bên ngoài.
* Mâu thuẫn bên trong: Là những mâu thuẫn giữa các thành tố cấu trúc của
QTDH hoặc giữa các yếu tố trong từng thành tố với nhau.
+ Việc giải quyết những mâu thuẫn bên trong sẽ tạo nên hệ thống động lực thúc
đẩy QTDH phát triển không ngừng. Trong tất cả các mâu thuẫn trên thì mâu thuẫn
giữa các yêu cầu học tập ngày càng cao với trình độ nhận thức có hạn của học
sinh là mâu thuẩn cơ bản tạo nên động lực chủ yếu của QTDH. Bởi vì, đó là mâu
thuẫn tồn tại suốt từ đầu đến cuối củaQTDH, việc giải quyết các mâu thuẫn khác
nhằm phục vụ giải quyết nó và ngược lại, việc giải quyết nó có liên quan trực tiếp
và sâu sắc đến sự vận động và phát triển của học sinh và hoạt động học.
* Mâu thuẫn bên ngoài: là những mâu thuẫn giữa các nhân tố của môi trường
kinh tế- xãhội, khoa học kĩ thuật với những thành tố của QTDH.
* Mâu thuẫn chỉ trở thành động lực trong QTDH với những điều kiện sau.
-Học sinh phải ý thức được trình độ phát triển trí tuệ hiện có của bản thân, cảm
thấy những khó khăn (vật cản) trong nhận thức và điều đó dẫn tới sự xuất hiện
nhu cầu vượt cản, giải quyết những khó khăn này để thực hiện được các nhiệm vụ
học tập.
-Mâu thuẫn phải vừa sức với học sinh (học sinh có thể giải quyết được mâu thuẫn
với sự nỗ lực cao nhất về thể lực, kinh nghiệm và trí tuệ). Biện pháp tốt nhất để
làm cho mâu thuẫn trở thành động lực của sự dạy học là mâu thuẫn có nội dung
chứa đựng những khó khăn, đòi hỏi một sự tìm tòi căng thẳng nhưng vừa sức với
tiềm năng nhận thức của học sinh.
-Mâu thuẫn phải được xuất hiện một cách tự nhiên trong sự phát triển của hoạt
động dạy học. do chính logíc cua quá trình này tạo ra, và bởi thế, các mâu thuẫn
phải chứa đựng những khó khăn về nhận thức có mức độ tăng dần để tạo ra
những điều kiện tập luyện, thích ứng trong quá trình giải quết những nhiệm vụ
dạy học.
c) Kết luận sư phạm:
-Với tư cách là sinh viên:
+ Cần phải nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi kĩ năng sư phạm.
+ Hướng cho bản thân cách tạo ra những mâu thuẫn (động lực) để có thể ứng
dụng vào thực tiễn.
+ Nghiên cứu những mâu thuẫn để tìm cách làm cho mâu thuẫn trở thành động
lực.
-Với tư cách là giáo viên tương lai:
+ Giáo viên phải tạo ra được mâu thuẫn: đưa ra những bài tập, yêu cầu, nhiệm vụ
học tập ngày càng cao => học sinh phải cố gắng nghiên cứu, phần tích để trả lời
cho những bài tập đó.
+ Luôn hỗ trợ, theo dõi, quan sát, khuyến khích, tạo ra những hứng thú cho học
sinh bởi vì.
nếu bản thân giáo viên có đưa ra những yêu cầu, nhiệm vụ học tập cao bao nhiêu
mà học sinhkhông có hứng thú học tập để giải quyết nhiệm vụ học tập đó thì cũng
vô ích.
+ Hướng dẫn cho học sinh tự tạo ra mâu thuẫn cho chính bản thân học sinh, đồng
thời giáo viên phải luôn kích thích động viên các em cố gắng.
+ Giáo viên cần phát hiện những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình dạy học.
+ Thường xuyên đổi mới, cải tiến nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy
học.
+ Tạo nên các hệ thống, các động lực và các điều kiện thúc đẩy quá trình dạy học
không ngừng vận động và phát triển.

Câu 6: PPDH sử dụng ngôn ngữ trong dạy học.


Khái niệm: Là những phương pháp sử dụng lời nói và chữ viết để truyền đạt, lĩnh
hội thông tin. Lời và chữ viết với tư cách là nguồn tri thức và là phương diện dạy
học.
* PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH
-Là phương pháp GV dùng lời nói để trình bày, giải thích
-Thông báo thông tin của bài học.
-Đặc điểm:
+ Được dùng để truyền đạt, thông báo, trình bày cho học sinh những tri thức khoa
học mới một cách tập rrung và nhanh.
+ Việc truyền đạt tri thức được tiến hành thông qua lời nói sinh động của GV để
trần thuật, mô tả, nêu đặc điểm hay giải thích đánh giá một vấm đề hay hiện
rương nào đó.
Các phương pháp thuyết trình bao gôm:
- Giảng thuật: là phương pháp giáo viên dùng lời nói để mô tả, tường thuật, kể lại,
đặc điểm của sự vật hiện tượng, trobg đí có chứa nội dung tri thức.
- Giảng giải: là phương pháp GV dùng các luận cứ, dẫn chứng, sự kiện, số liệu để
phân tích, chưnhs minh, so sánh, phân loại làm sáng tỏ các vấn đề, các quy tắc,
định lí, định luật, công thức, khái niệm, thuật ngữ...
- Giảng diễn: là phương pháp GV dùng lời nói để trình bày một vấn đề có tính trừu
tưong cao, có hệ thống, trọn vẹn,hoàn chỉnh của nội dung dạy học tương đối
phức tạp và khái quát.
*PHƯƠNG PHÁP VẤN ĐÁP
Khái niệm: Phương pháp vấn đáp là quá trình tương tác giữa giáo viên và học
sinh được thực hiện thông qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời tương ứng về một
chủ đề nhất định được giáo viên đặt ra.
-Có 3 loại vấn đáp: Vấn đáp tái hiện, vấn đáp giải thích minh họa và vấn đáp tìm
tòi.
+ Vấn đáp tái hiện: Được thực hiện khi những câu hỏi do giáo viên đặt ra chỉ yêu
cầu học sinh nhắc lại kiến thức.
+ Vấn đáp giải thích minh họa được thực hiện khi những câu hỏi giáo viên đặt ra
có kèm theo các VD minh họa (bằng lời hay bằng hình ảnh trực quan) giúp học
sinh dễ hiểu, dễ ghi nhớ.
+ Vấn đáp tìm tòi ( hay vấn đáp phát hiện) là loại vấn đáp mà giáo viên tổ chức sự
trao đổiý kiến giữa thầy với cả lớp, giữa trò với trò3.
Ưu nhược điểm của phương pháp vấn đáp
Ưu điểm:
-Rèn luyện tư duy cho học sinh qua các tài liệu có sẵn hoặc do học sinh tự tìm tòi.
-Kích thích tính tích cực của học sinh trong học tập.
-Bồi dưỡng năng lực diễn đạt bằng lời cho học sinh một cách chính xác, đầy đủ,
xúc tích.
-Tạo tương tác hai chiều cho cả giáo viên và học sinh giúp giáo viên điều chỉnh bài
giảng của mình cho phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
-Theo dõi sát quá trình học tập của học sinhNhược điểm.
-Giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức, phải có năng lực sư phạm tốt.
*PHƯƠNG PHÁP DÙNG SÁCH GIÁO KHOA VÀ CÁC TÀI LIỆU HỌC TẬP
- Sách giáo khoa phản ánh những kinh nghiệm đã được hệ thống hoá và khái quát
hoá mà loài người đã tích lũy được qua bao đời nay, nhất là phản ứng những
thành tựu khoa học, kỹ thuật, văn hoá.
- Sách giáo khoa là một phương tiện để học sinh chẩn bị bài , để làm các bài tập
thực hành, nó góp phần đắc lực cho việc tiếp thu kiến thức và hình thành khả
năng học tập trên lớp.

Câu 7: Đặc điểm của quá trình dạy học.


a) Gồm có 4 đặc điểm của quá trình dạy học.
* Qua trình diễn ra với những tác động GD phức hợp
-Phức hợp: cấu trúc gồm nhiều thành phần kết hợp để cùng dẫn đến một hiệu
quả tổng hợp chung.
-Biểu hiện: QTGD luôn chịu tác đông bởi nhiều yếu tố phức hợp, đa dạng và phức
tạp.
+ tính đa dạng: gia đình, ông bà, anh, chị, em, cô, chú,…(truyền thống phương
pháp, quan niệm, kinh tế gia đình,…); Nhà trường, thầy cô, bạn bè,…(nội quy, quy
chế, hình thức GD,…); Xã hội: cơ quan, đoàn thể, cụm dân cư,…( phương tiện
truyền thông, dư luận xã hội,…)
+ tính phức tạp: các tác động GD từ các nền kinh tế theo nhiều hướng: tích cực,
tiêu cực, tự giác, tự phát,…với nhiều mức độ và hình thức khác nhau (thống nhất,
cùng chiều -> tạo điều kiện thuận lợi; độc lập, trái chiều -> gây khó khăn.
-> Tính phức hợp của quá trình DH không rõ rang như lở quá trình GD.
* Quá trình GD có tính quá biệt hóa cao
-Biểu hiện:
+ thứ nhất: đặc điểm riêng của HS: mỗi HS có hoàn cảnh sống, đặc điểm tâm lí,
trình độGD, kinh nghiệm sống, thái độ, tình cảm, thói quen,… khác nhau.
+ thứ hai: tình huống cụ thể của quá trình GD: trong GD có nhiều tình huống khác
nhau,diễn ra trong không gian, thời gian, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.
+ thứ ba: HS là chủ thể của quá trình tự GD: kết quả GD mang tính cụ thể đối với
từng đối tượng GD.
* Quá trình GD có tính lâu dài và tính lien tục
-Biểu hiện:
+ tính lâu dài, lien tục giúp hình thành, rèn luyện, củng cố nhận thức đúng đắn,
tình cảmphù hợp, hành vi và tính vững chắc trong thói quen hành vi.
+ Cần có quá trình lâu dài đẻ đánh giá được hiệu quả GD, người được GD.
+ Quá trình GD được thực hiện trong suốt cả cuộc đời con người.
+ Tính lâu dài: hình thành một nét nhân cách, một hành vi, thói quen hành vi tốt,
mới mang tính vững chắc, đòi hỏi thời bgan lấu dài: Sữa đổi, cải tạo một nét nhân
cách, làm cho thói quen, hành vi xấu, lạc hậu biến mất lại đòi hỏi một thời gian
mới lâu hơn.
+ Tính liên tục: giúp cho quá trình GD không bị ngắ quảng, gián đoạn. nếu quá
trình GDbị gián đoạn thì : dễ hình thành thói quen xấu, mất nhiều thời gian để tập
lại thói quen cũ, tốt.
* Quá trình GD thống nhất với quá trình dạy học
-Biểu hiện
+ Thứ nhất: đảm bảo tính toàn diện của NC: NL+PC.
+ Thứ hai: Dạy học hổ trợ cho GD: GD là con đường quan trọng nhất để thực hiện
nhân cách HS (thông dạy chữ để dạy người); qyuas trình dạy học phải dẫn đến
quá trình GD ( kết quả, mục đích của quá trình dạy học phải đãn đến kết quả,
mục đích của quá trình GD).
+ Thứ ba: Xây dựng động cơ, nhận thức thía độ đúng đăn strong học tập, rèn
luyện các phẩm chất cần thiết cho việc học tập (kiên nhẫn độc lập).
b) Kết luận sư phạm.
-Phối hợp tác động các LLGD.
-Phát huy vai trò chủ thể của HS.
-Ngăn chặn, hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực.
-Nhà giáo dục phải có long yêu thương HS, quan tâm sâu sát, hiểu tường tận về
đặc điểm riêng của HS.
-Linh hoạt, sang tạo trong hoạt động và sử dụng phương pháp dạy học phù hợp.
-Tránh lối GD rập khuôn, mát móc, hình thức, cứng nhắc trong mọi tình huống,
mọi đối tương GD.

You might also like