You are on page 1of 4

Tình huống 1( Công ty TNHH 2 thành viên)

A, B, C và D muốn cùng nhau góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
trở lên ABC, trong đó, A đang là giảng viên đại học công lập và trong hồ sơ đăng ký doanh
nghiệp có bản sao chứng thực chứng minh nhân dân của A. C là giám đốc, là đại diện theo
pháp luật của công ty.

1. A là giảng viên đại học có được góp vốn làm thành viên công ty TNHH hay không?

2. Giả sử A không tham gia góp vốn nữa chỉ còn B,C,D. Công ty TNHH BCD thành lập và được
cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngày 10/10/2020. Vậy, B có thể rút lại phần vốn
góp vào công ty khi không đồng tình với việc chia lợi nhuận không? Nếu rút thì rút bằng
cách nào?

Căn cứ pháp lý: Dựa vào điều 4, điều 50, điều 5 của Luật DN 2020, Luật viên chức 2010

Lời giải

1. Căn cứ tại Khoản 3 Điều 14 Luật Viên chức: “viên chức được góp vốn nhưng không
tham gia quản lý, điều hành tại công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty
hợp danh, các hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học
tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.”

Ngoài ra, khoản 24 Điều 4 Luật DN 2020 quy định: 24. Người quản lý doanh nghiệp là
người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh
nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng
thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị,
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại
Điều lệ công ty

Như vậy, theo các căn cứ trên A không được quyền tham gia góp vốn công ty TNHH vì
khi tham gia góp vốn đồng nghĩa với việc A có tư cách thành viên trong hội đồng thành
viên và có vai trò quản lý công ty.

Tuy nhiên, A có quyền được tham gia góp vốn vào loại hình công ty cổ phần với tư cách
là cổ đông góp vốn mà không được tham gia với tư cách là thành viên của hội đồng
quản trị hoặc thành viên trong ban kiểm soát. Với công ty hợp danh, A không được tham
gia với tư cách là thành viên hợp danh nhưng được tham gia với tư cách là thành viên
góp vốn ( vì thành viên hợp danh chịu trách nhiệm quản lý công ty)

2. Khoản 2 Điều 50 Luật doanh nghiệp 2020 quy định Nghĩa vụ của thành viên: Không
được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại các
Điều 52, 53, 54 và 68 của Luật này.

Như vậy, đối với việc B là thành viên của công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì không
được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức trừ các trường hợp yêu cầu mua
lại phần vốn đã góp, chuyển nhượng hay thay đổi vốn góp trong những trường hợp đặc
biệt được quy định tại các Điều 52, 53, 54 và 68 của Luật doanh nghiệp 2020.
Tình huống 2( Công ty TNHH 1 thành viên)

Anh A đang là chủ sở hữu của công ty TNHH 1 thành viên X, vốn điều lệ 2 tỷ đồng. Hiện nay anh
A muốn huy động thêm số vốn là 1 tỷ đồng từ em trai để tăng vốn điều lệ thì cần làm thủ tục gì?
Căn cứ pháp lý: Dựa vào khoản 1, 2a, 2b của điều 87 Luật Doanh Nghiệp 2020
Trả lời:

Trường hợp này B không thể rút vốn khỏi công ty mà chỉ có thể chuyển nhượng phần vốn góp
hoặc công ty sẽ mua lại phần vốn góp của B. B có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp
của mình theo quy định tại Điều 51 Luật DN 2020, “Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận
được yêu cầu của thành viên quy định tại khoản 1 Điều này thì công ty phải mua lại phần vốn
góp của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được xác định theo nguyên tắc quy định tại
Điều lệ công ty, trừ trường hợp hai bên thỏa thuận được về giá. Việc thanh toán chỉ được thực
hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Trường hợp công ty không thanh toán được phần vốn góp
được yêu cầu mua lại theo quy định tại khoản 3 Điều này thì thành viên đó có quyền tự do
chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người không phải là thành
viên công ty.” Trong trường hợp trên, anh A muốn tăng vốn điều lệ bằng cách huy động thêm
vốn của em trai khi đó số lượng thành viên công ty sẽ tăng thêm là 2 thành viên điều này trái
với quy định của pháp luật về mô hình công ty TNHH 1 thành viên. Do đó anh A cần thực hiện
thủ tục chuyển đổi loại hình Công ty TNHH 1 thành viên X sang Công ty Cổ phần hoặc tổ chức
quản lý theo loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Đối với chuyển đổi tổ chức quản lý theo loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì công ty
phải thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày
hoàn thành việc thay đổi vốn điều lệ.
Còn trường hợp chuyển đổi thành công ty cổ phần thì công ty phải đăng ký chuyển đổi công ty
với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, Cơ quan đăng ký kinh
doanh cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cập nhật tình trạng pháp lý của công
ty trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.(theo Điều 202 Luật Doanh nghiệp
2020)
Các thủ tục đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được quy định rõ trong Nghị định
01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

Tình huống 3:

Anh T và anh H cùng nhau góp vốn xây dựng lên một công ty TNHH 2 thành viên là Công ty N vào năm
2005. Năm 2007 thì anh H lên cơn đột quỵ và đã mất .Vậy trong trường hợp anh H là thành viên góp vốn
của công ty bị chết thì phải làm như thế nào? Phần vốn của anh H vẫn còn trong công ty thì anh T có
được toàn quyền nắm giữ và công ty TNHH 2 thành viên sẽ trở thành Công ty TNHH 1 thành viên do anh
T sở hữu được không?
Cơ sở pháp lý : Điều 53,
Trả lời : Theo Khoản 1, Điều 53, Luật doanh nghiệp 2020: Trường hợp thành viên công ty là cá nhân chết
thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên công ty và được Hội
đồng thành viên công ty chấp thuận, thì người thừa kế sẽ được trở thành thành viên của công ty.
Nếu trong trường hợp người thừa kế không muốn tiếp quản phần vốn góp của thành viên góp vốn đã
chết thì công ty sẽ thực hiện mua lại phần vốn góp của người đó.
Thành viên công ty không có người thừa kế theo di chúc và pháp luật thì phần vốn góp phải được xử lý
theo quy định của pháp luật dân sự – Điều 622 Bộ luật dân sự 2015: Trường hợp không có người thừa kế
theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài
sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.
Tình huống 4
Giả sử, Điều lệ công ty quy định rằng: “Chủ tịch Hội đồng thành viên và Giám đốc là người đại diện theo
pháp luật của công ty”. Quy định này có hợp pháp không? Nêu căn cứ pháp lý và giải thích.?
Cơ sở pháp lí: Khoản 2 điều 12, khoản 3 điều 54 của Luật Doanh Nghiệp 2020
Trả lời:
Quy định này của điều lệ công ty là hợp pháp vì căn cứ vào khoản 2 điều 12 LDN2020, công ty TNHH có
thể có nhiều người đại diện theo pháp luật. Vì vậy, quy định của điều lệ về việc công ty có 2 người đại
diện theo pháp luật là hợp pháp
Căn cứ vào khoản 3 điều 54 LDN2020, Điều lệ quy định cả Chủ tịch HĐTV và Giám đốc là người đại diện
theo pháp luật nên cũng thỏa mãn quy định này của LDN.
Tình huống 5
Trong quá trình điều hành công ty, B đã lấy tư cách Giám đốc ký hợp đồng vay số tiền500 triệu đồng của
Công ty cổ phần Y mà không xin ý kiến của Hội đồng thành viên. Việc ký hợp đồng vay tiền của B có hợp
pháp không, biết rằng tại thời điểm ký hợp đồng vay tiền, tổng giá trị tài sản của Công ty X còn khoảng
800 triệu đồng? Nêu căn cứ pháp lý và giải thích?
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 điều 63, khoản 2 điều 55 của Luật Doanh Nghiệp 2020
Trả lời: việc ký hợp đồng vay tiền của B là không hợp pháp vì

-Căn cứ vào điểm e khoản 2 điều 63 LDN2020, Giám đốc có quyền nhân danh công ty
để ký hợp đồng. Tuy nhiên, có 1 số TH thì việc ký hợp đồng thuộc thẩm quyền của
chủ tịch HĐTV
-Căn cứ vào điểm d khoản 2 điều 55 LDN2020, hợp đồng vay tài sản này có giá trị là
500 triệu (>50% tổng giá trị tài sản công ty-800 triệu) nên phải được hội đồng thành
viên thông qua và do chủ tịch hội đồng thành viên ký
Tình huống 6
Với lý do B có nhiều sai phạm trong quá trình điều hành công ty, lấy tư cách Chủ tịch Hội đồng thành
viên, A đã ra quyết định cách chức Giám đốc của B và bổ nhiệm C làm Giám đốc thay thế. Các quyết định
này của A có hợp pháp không? Nêu căn cứ pháp lý và giải thích.?
Trả lời:
Quyết định cách chức giám đốc của B: không hợp pháp vì:
+ Căn cứ khoản 2 điều 56 LDN2020, không có quy định nào cho phép Chủ tịch hđtv cách chức giám đốc
công ty
+ Căn cứ điểm đ khoản 2 điều 55 LDN2020, hội đồng thành viên mới có quyền cách chức giám đốc công
ty-
Quyết định bổ nhiệm C làm giám đốc: không hợp pháp vì:
+ Căn cứ khoản 2 điều 56 LDN2020, không có quy định nào cho phép Chủ tịch hđtv bổ nhiệm giám đốc
công ty
+ Căn cứ điểm đ khoản 2 điều 55 LDN2020, hội đồng thành viên mới có quyền bổ nhiệm giám đốc công
ty
Tình huống 7

- Công ty cổ phần XYZ được thành lập ngày 20/7/2021 hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.
Hội đồng quản trị của công ty gồm 7 thành viên.1/ Điều lệ công ty quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là
người đại diện theo pháp luật của Công ty và Giám đốc công ty phải là thành viên Hội đồng quản trị. Quy
định này của Điều lệ có hợp pháp không? Giải thích và nêu căn cứ pháp lý?
Trả lơi:
Quy định chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật: Hợp pháp vì: Căn cứ vào khoản 2điều 37
LDN2020, việc điều lệ quy định chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật là phù hợp với quy định
này- Quy định giám đốc phải là thành viên HĐQT: hợp pháp vì Căn cứ khoảng 1 điều 162 của LDN2020,
việc điều lệ quy định giám đốc là thành viên HĐQT là phù hợp với quy định này

You might also like