You are on page 1of 5

Câu 1>>> Thép và Gang ở 2,14%C

Câu 2 : Ram Tôi

Câu 3 : Thép hợp kim và thép Cacbon

Bài làm

Câu 1 :
A Tương tác giữa Fe với C:
Giữa Fe và C có thể tương tác tạo nên các dung dịch rắn và pha trung gian
khác nhau:
-Fe có thể hoà tan C tạo thành dung dịch rắn có nồng độ C lớn nhất ở
o
727 C là 0.02% , giới hạn hoà tan này giảm dần xuống 0.006% ở nhiệt độ
thường. Dung dịch rắn của C trong Fe gọi là Ferit kí hiệu là F hay .
-Fe có thể hoà tan C đến giới hạn 2.14% ở nhiệt độ 1147 oC. Dung dịch
rắn của C trong Fe có thể tồn tại ở nhiệt độ 727oC với lượng hoà tan C giới hạn
là 0.8% và được gọi là Austenit, kí hiệu Au hay .
-Fe Cũng hoà tan C với lượng lớn nhất là 0.1% ở nhiệt độ 1499 oC, gọi là
DDR d.
-Khi vượt quá các giới hạn hoà tan Cacbon sẽ tác dụng với Fe tạo thành
pha trung gian có TPHH có thể biểu diễn gần đúng bằng công thức hoá học
Fe3C (6.67%C) gọi là Xêmentit, kí hiệu Xê.

B-GĐTT Fe_C
Hình 21: GĐTT Fe-C (Fe_Fe3C).
Toạ độ các điểm trên giản Đồ:
A(0,1539); B(0.5,1499); C(0.8,1147); D(6.67,1147); E(2.14,1147);
F(6.67,1147); G(0,911); S(0.8,727); P(0.02,727); K(6.67,727); Q(0.006,0);
Các tổ chức 2 pha:
P=[+XêII]_Hỗn hợp cơ học cùng tích của 2 pha:  và Xê kết tinh đồng
thời từ Austenit có 0.8%C ở 727oC.
Lê=(P+Xê)_Hỗn hợp cơ học cùng tinh của hai pha: P và Xê ở nhiệt độ
dưới 727oC hay (+Xê) ở trong khoảng nhiệt độ từ 727-1147oC , kết tinh đồng
thời từ pha lỏng có hàm lượng C=4.3% ở nhiệt độ 1147oC.
C>>Tổ chức tế vi của thép và gang theo GĐTT Fe-C:
Sơ lược về thép và gang:
Phân biệt giữa thép và gang:
Thép và gang đều là hợp kim Fe - C (ngoài ra có thể có ít nhiều các
nguyên tố khác), trong đó phân biệt ít hơn 2,14%C là thép, nhiều hơn 2,14%C
là gang. Một cách gần đúng có thể thấy điểm E trên giản đồ pha phân biệt hai
loại vật liệu này: bên trái E là thép, bên phải E là gangb-Tổ chức tế vi của thép:
-Thép trước cùng tích: +P.
-Thép cùng tích: P.
-Thép sau cùng tích: P+XêII.
c-Tổ chức tế vi của gang trắng:
-Gang trắng trước cùng tinh: P+XêII+Lê.
-Gang trắng cùng tinh: Lê.
-Gang trắng sau cùng tinh: Lê+XêI .
d-Các điểm tới hạn của thép:
-Nhiệt độ A1; Ac1 ; Ar1:
-Nhiệt độ A3; Ac3; Ar3 :
-Nhiệt độ Acm; Accm; Arcm:
Câu 2:

Sau khi tôi đạt tổ chức Mactenxit có độ cứng cao nhất, không thể đem
dùng ngay được vì:

- Thép rất giòn, kém dẻo, dai, với ứng suất bên trong lớn, nếu đem dùng
rất chóng gãy do phá hủy giòn.

- Trong nhiều trường hợp không yêu cầu độ cứng cao như vậy.
Do vậy sau khi tôi phải tiến hành nung nóng lại để giảm hay khử bỏ ứng
suất bên trong, tăng độ dẻo, độ dai, giảm độ cứng đến mức yêu cầu phù hợp
với điều kiện làm việc. Nguyên công đó được gọi là ram.

* Định nghĩa Ram Thép:

Ram là phương pháp nhiệt luyện nung nóng thép đã tôi thành tổ
chức Mactenxit, lên đến các nhiệt độ thấp hơn Ac1 để Mactenxit và Austenit
dư phân hóa thành các tổ chức có cơ tính phù hợp với điều kiện làm việc qui
định.

Yếu tố quyết định nhất tổ chức và cơ tính khi ram là nhiệt độ.

* Mục đích Ram Thép:

Theo nhiệt độ tăng lên, ram thép có tác dụng, mục đích như sau:

- Làm giảm hoặc khử bỏ ứng suất bên trong.

- Biến tổ chức khi tôi cứng, giòn thành các tổ chức có độ cứng thích hợp
song dẻo, dai hơn phù hợp với điều kiện làm việc.
Vậy ram là nguyên công nhiệt luyện sau cùng (kết thúc) để điều chỉnh tổ
chức và cơ tính thép tôi theo ý muốn. Nói chung, nó là nguyên công nhiệt
luyện kết thúc. Một số trường hợp, ram cao là để cải thiện tính gia công cắt,
lúc đó nó là thuộc nhiệt luyện sơ bộ.
Câu 3:
THÉP CACBON:

TPHH: C<2%; Mn< 0.8%; Si <0.5%; P, S <0.05%.


Anh hưởng của các nguyên tố đến tổ chức và cơ tính của thép cacbon:
-Cacbon: Là nguyên tố quan trọng nhất quyết định đến tổ chức và cơ tính
của thép. Khi tăng hàm lượng cacbon làm tăng độ bền, độ cứng, giảm độ dẻo độ
dai. Tuy nhiên độ bền chỉ tăng theo hàm lượng cacbon đến giới hạn 0.8%-1%,
vượt quá giới hạn này độ bền lại giảm đi.
Về định lượng: cứ tăng 0.1%C thép có độ cứng tăng thêm khoảng 20-
25HB, giới hạn bền tăng thêm khoảng 60-80N/mm 2, giới hạn chảy tăng thêm
khoảng 40 -50N/mm2, độ giãn dài giảm đi khoảng 2 4%, độ thắt giảm 1 5%, độ
dai va đập giảm đi khoảng 200kj/m2.
-Mn: Có tác dụng khử Oxy trong quá trình luyện: FeO+Mn=MnO+Fe,
MnO nổi lên đi vào xỉ. Ngoài ra Mn còn có tác dụng khử lưu huỳnh trong FeS.
Khi hoà tan vào ferit làm tăng độ bền, độ cứng của pha này.
-Si : Có tác dụng khử Oxy một cách triệt để: 2FeO+Si=SiO 2+Fe, SiO2 nổi
lên đi vào xỉ. Khi hoà tan vào ferít làm tăng độ bền, độ cứng của pha này.
-Phốtpho: Là nguyên tố có hại, gây tính giòn nguội của thép do tạo thành
Fe3P.
-Lưu hùynh: Là nguyên tố có hại, gây tính giòn nóng do tạo ra cùng tinh
Fe+FeS nóng chảy ở 988oC. Khi có Mn sẽ khử S của FeS tạo ra MnS có nhiệt
độ chảy cao (1620oC) kết tinh thành các hạt nhỏ phân tán không ảnh hưởng đến
tính giòn nóng.
-Các khí O2, N2, H2: Hoà tan vào thép có tác dụng xấu, làm giòn thép, gây
đốm trắng trên mặt gãy.

a-Phân loại thép cacbon:

-Thép Cacbon chất lượng thường (Thép xây dựng):


-Thép kết cấu cacbon (Thép chế tạo máy):
-Thép dụng cụ cacbon (Thép làm dụng cụ cắt):

THÉP HỢP KIM:

a-Khái niệm về thép hợp kim:

-Thép hợp kim là thép cacbon có chứa thêm lượng các nguyên tố HK lớn
hơn một giới hạn nào đó. Giới hạn lượng chứa để phân biệt các nguyên tố HK là
tạp chất hay NgTHK hoá như sau: Mn-0.8-1%; Si-0.5- 0.8%; Cr-0.2 -0.8%;
Ni-0.2-0.6%; W-0.1- 0.5%; Mo-0.05- 0.2%; Ti 0.1%; Cu 0.1%;
Be 0.002%.
-Đặc điểm của thép HK: Độ bền của thép hợp kim cao hơn so với thép cacbon,
nhưng chỉ thể hiện rõ rệt sau khi nhiệt luyện. Cùng với độ bền cao là sự giảm
của độ dẻo, độ dai và tính công nghệ kém. Thép HK có tính bền ở nhiệt độ cao
hơn so với thép cacbon và có tính chống ăn mòn trong khí quyển tốt hơn.
Như vậy ta thấy rõ Thép hợp kim và Thép Cacbon đều có Nguyên tố hơp kim
nhưng tỉ lệ và sức ảnh hưởng ở Thép Hợp kim lớn hơn

You might also like