Bai Tap C4'

You might also like

You are on page 1of 13

Chương 4: Động lực học lưu chất

Bài 1: Nước chảy qua ống đường kính 5 cm dưới áp suất dư 29,43 N/cm2 và vận tốc
trung bình 2 m/s. Tìm cột áp tổng hay năng lượng tổng trên đơn vị trọng lượng nước
qua mặt cắt cách 5m so với đường chuẩn.
ĐS: H = 35,2 m
Bài 2: Nước chảy qua ống đường kính lần lượt tại mặt cắt 1 và 2 là 20 cm và 10 cm.
Vận tốc nước tại 1 là 40 m/s. Tìm cột áp động tại 1 và 2 và lưu lượng.

ĐS: V12/2g = 0,815m; V22/2g = 83m; Q = 0,1256m3/s


Bài 3: Nước chảy qua ống có đường kính tại mặt cắt 1 và 2 tương ứng là 20 cm và 10
cm. Lưu lượng qua ống là 35 l/s. Chiều cao mặt cắt 1 và 2 so với đường chuẩn tương
ứng là 6 m và 4m. Nếu áp suất tại 1 là 39,24 N/cm2, tìm áp suất tại 2.

ĐS: p2 = 40,27 N/cm2


Bài 4: Nước chảy qua ống có đường kính đáy và đỉnh tương ứng 300 mm và 200 mm.
Áp suất tại đáy là 24,525 N/cm2 và áp suất tại đỉnh là 9,81 N/cm2. Xác định chênh lệch
độ cao nếu lưu lượng qua ống là 40 l/s.

ĐS: z2 – z1 = 13,7m
Bài 5: Đường ống dẫn dầu có tỉ trọng 0,87, đường kính thay đổi từ 200 mm ở điểm A
đến 500 mm ở điểm B có độ cao 4 m. Nếu áp suất ở A và B là 9,81 N/cm2 và 5,886
N/cm2 và lưu lượng 200 l/s. Xác định tổn thất cột áp và hướng của dòng chảy.

ĐS: hd = 2,6m; Hướng từ A đến B


Bài 6: Ống đứng vận chuyển dầu có tỉ trọng 0,8, hai áp kế đặt ở A và B có đường kính
tương ứng là 16cm và 8cm. A cao hơn B 2m. Chỉ số áp kế B lớn hơn A 0,981N/cm2.
Bỏ qua tất cả tổn thất, tính lưu lượng. Nếu thay áp kế A và B bằng các ống đổ đầy cùng
một chất lỏng và nối với ống chữ U chứa thủy ngân, tính độ chênh mực thủy ngân trong
ống chữ U?

ĐS: Q = 0,0198 m3/s; x = 0,0468 m


Bài 7: Ống ventury nằm ngang với đường kính vào 20 cm và đường kính lỗ 10 cm dùng
để đo lưu lượng dầu có tỉ trọng 0,8. Lưu lượng dầu qua ống là 60 l/s. Tìm độ chênh mức
lỏng trong áp kế thủy ngân? Lấy Cd = 0,98.
ĐS: x = 18,12 cm
Bài 8: Ống ventury nằm ngang với đường kính vào 20 cm và đường kính lỗ 10 cm dùng
để đo lưu lượng nước. Áp suất vào 17,658 N/cm2 và áp suất chân không ở lỗ là 30 cm
Hg. Tìm lưu lượng nước qua ống ventury? Lấy hệ số hiệu suất của ống là Cd = 0,98.
ĐS: Q = 165,5 lít/s
Bài 9: Một ống ventury được dùng để đo lưu lượng như hình. Độ chênh mực nước h =
40cm, xác định lưu lượng khối lượng khí trong ống. Cho khối lượng riêng của khí  =
1,204 kg/m3 và hệ số lưu lượng của ống ventury Cd = 0,98.

ĐS: Q = 0,224 m3/s


Bài 10: Một ống pitôt dùng để đo vận tốc không khí. Độ chênh cột nước trong ống đo
áp là h = 4mm. Xác định vận tốc không khí, biết khối lượng riêng không khí là 1,2kg/m3.
Xem không khí là lưu chất không nén được.

ĐS: VA = 8,08 m/s


Bài 11: Một chiếc xe đang chạy lấy nước từ một cái mương nhỏ bằng một ống có đường
kính 10cm và đưa nước lên độ cao H = 3m. Tốc độ của xe là V = 65km/h.
a) Tính vận tốc tối đa của nước chảy ra khỏi ống và lưu lượng nước chảy ra. Có
nhận xét gì về độ sâu đặt ống h.
b) H phải lớn hơn bao nhiêu để nước không chảy ra khỏi ống? Khi đó ống hoạt
động theo nguyên tắc ống gì?
Bài làm
a) Phương trình năng lượng mặt (1-1) và (2-2). Mặt chuẩn (1-1)
P1 V12 P2 V22
z1    z2  
 2g  2g
z1 = 0; z2 = H + h + d
p1 =  (h + d/2) ; p2 = 0
V1 = V = 65km/h = 18,06 m/s
V12 d V2
 H  2
2g 2 2g
d
V12  2 g ( H  )  V22
2
d
V2  V12  2 g ( H  )
2
 V2  18, 06  2.9,81.(3  0,1 / 2)  16,31m / s
 Q = V2.A = 0,128 m3/s
Độ sâu ống h không phụ thuộc vào V2
b) Nước không chảy ra khỏi ống khi:
V2  0
V12 d 18,062 0,1
H≥     16,57m
2g 2 2.9,81 2
Ống hoạt động theo nguyên tắc ống Pitô
Bài 12: Bơm hút nước từ giếng như hình. Biết lưu lượng Q = 30 lít/s, đường kính ống
hút D = 0,12m. Tại chỗ uốn cong có hệ số tổn thất  = 0,5. Chiều dài đường ống hút L
= 5m. Ống có hệ số ma sát dọc đường  = 0,02. Nếu nước có nhiệt độ 200C và bỏ qua
tổn thất cục bộ vào miệng ống. Tìm chiều cao đặt bơm tối đa.

Bài 13: Độ chênh mực thủy ngân trong ống chữ U nối hai đầu với cuối ống hút và ống
đẩy là h. Đường kính ống hút D1 = 8cm và ống đẩy D2 = 6cm. Lưu lượng Q = 17 lít/s.
Công suất hữu ích của bơm là 1261 W.
1. Xác định độ chênh cột áp tĩnh trước và sau bơm nếu bỏ qua mất năng.
2. Xác định h trong ống chữ U

ĐS: 1. (z2 + p2/) - (z1 + p1/) = 6,3m; 2. h = 0,5m


Bài 14: Nước chảy từ bể chứa qua tuabin. Hiệu suất cả hệ thống là 80%. Cho H = 60m,
V = 4,24 m/s.
1. Xác định lưu lượng Q chảy qua tuabin
2. Tính công suất phát điện nếu bỏ qua mất năng.

ĐS: 1. Q = 29,97 m3/s; 2. PT = 14.110 kW


Bài 15: Xác định lưu lượng Q và tổn thất năng lượng khi dòng chảy ra ngoài không khí.
Bỏ qua co hẹp.

Bài 16: Máy bơm nước từ bồn 1 đến bồn 2 như hình. Đường ống nối hai bồn có đường
kính bằng nhau và bằng 10 cm, dài 25m, có hệ số ma sát dọc đường là 0,03, H = 20m,
Q = 10 lít/s. Tìm công suất bơm.

ĐS: PB = 2022 W
Bài 17: Máy bơm nước từ giếng như hình. Chiều dài ống hút 10m, ống đẩy 5m, hệ số
ma sát dọc đường 0,03, tổn thất cục bộ tại đầu ống hút vào 0,5 và tại vị trí thu hẹp của
ống đẩy 0,7. Biết H = 14m, V1 = 30 m/s. Tìm lưu lượng Q, tổn thất cục bộ hc, tổn thất
dọc đường hd và công suất hữu ích của máy bơm PB?

ĐS: Q = 0,059 m3/s; hc = 3,44m; hd = 12,9m; P = 44,1kW


Bài 18: Một máy bơm hút nước từ một hầm chứa nước, bơm cao hơn bề mặt nước là
1,5m và ống đẩy thông với khí quyển cao hơn đường tâm của bơm là 1,2m. Đường kính
ống hút và ống đẩy là 20 cm và 25 cm. Nếu áp suất dư tại cuối ống hút của bơm là 2 cm
Hg. Xác định lưu lượng và công suất của máy bơm. Bỏ qua tất cả sự mất mát.

Chọn mặt phẳng chuẩn đi qua tâm của bơm


Viết pt Bernoulli cho mặt cắt 3-3, 1-1
p3 v23 p v2
z3    z1  1  1
n 2g  n 2g
z3  1,5m; z1  0
p3  0; p1  2cmHg  20mmHg  2666, 45N / m2
v3  0
v21 p
  z3  1
2g n
 p   2666, 45 
 v1  2 g  z3  1   2.9,811,5    4,9m / s
 n   9810 
3,14  0, 22
 Q  v1.A1  4,9   0,153 m3 / s
4
Phương trình Bernoulli cho mặt cắt 3-3, 2-2:
p3 v 23 p v2
z3    H p  z2  2  2
n 2g  n 2g
z3  1,5m; z2  1, 2m
p2  p3  0
Q
v3  0; v2   3,136m / s
2
v22
 H p   z3  z2   0, 2m / s
2g
 P   .H p .Q  9790.0, 2.0,15386  303,14W
Bài 19: Ống dẫn nước có đường kính 20 cm dẫn nước từ bể chứa đến vòi phun có đường
kính 10 cm tại cao độ 90 m. Mặt nước có cao độ 100 m. Năng lượng hao phí trong hệ
thống có thể giả định bằng 12 lần áp suất động trong ống. Tính lưu lượng? Nếu gắn
thêm máy bơm như hình vẽ để tăng lưu lượng thêm 75%, hãy tính năng lượng cung cấp
của bơm tại chân vòi phun?

bơm

ĐS: Q = 0,083 m3/s; P = 29,31kW


Bài 20: Vòi phun đường kính 20mm được lắp với ống đường kính 40mm. Tìm lực tác
dụng bởi vòi phun lên nước nếu lưu lượng nước qua ống là 1,2m3/ph.
Bài 21: Ống đường kính 300mm vận chuyển 0,3m3/s có đoạn cong 900 so với mặt ngang.
Tìm độ lớn và hướng của lực tác dụng tại co nếu áp suất vào và ra đoạn cong lần lượt
là 24,525N/cm2 và 23,544N/cm2.
Bài 22: Quạt hút không khí ra ngoài, tại chỗ ra tiết diện có đường kính 150mm, vận tốc
20m/s. Vận tốc không khí vào V0 = 0. Bỏ qua tổn thất năng lượng. Xem như không khí
không nén được có ρ = 1,225kg/m3.
a) Tính lực tác dụng của quạt hút lên giá đỡ.
b) Tính lực tác dụng lên ống gió có đường kính 350 mm.
Bài làm
a) Gọi F là phản lực của cánh quạt lên khối khí
Theo phương trình động lượng ta có:
ρQ(V2-V1) = F1 + F - F2
Mà p0 = pa = 0 nên F1 = F2 = 0
p2 = pa = 0
Vậy F = ρQ(V2-V1) = ρQV2 = ρA2V2V2
= ρA2V22=1.225Π.(0.15)2/4.(20)2 = 8,65N
Vậy lực tác dụng lên giá đỡ là R = -F = -8,65N và có chiều từ phải sang trái.
b) Tính lực tác dụng lên ống gió
Không khí khi qua quạt hút thì vận tốc của nó là V1’ thì nó sẽ tác dụng một lực R lên
ống gió (chọn mặt cắt 1’-1’ phía sau cánh quạt)
Áp dụng phương trình động lượng:
Q1V 1  Q1'V 1'   F

Q1V 1  Q1'V 1'  F 'P1'.A1'


Tính P1’ và V1’
A1 D2 0,152
V1 A1  V1' A1'  V1'  V1  V1 12  20.  3,67
A1' D1' 0,352
P1 V12 P V2
Z1 +   Z1’+ 1'  1'
 2g  2g
V12  V12' 202  3,672
 P1'    .1,225  236,7atm
2 2
0,152 2 0,352 0,352
 F '  1,225. 0 .20  1,225. . .3,672  236,7. 0.
4 4 4
F’ = - 15,69 N
Vậy lực tác dụng lên ống gió R = -F’ = 15,69N và có chiều hướng từ trái sang phải.
Bài 23: Tính lực F của nước tác dụng lên vòi cứu hỏa?
Bài 24: Tính lực F của dòng chảy tác dụng lên vòi uốn cong 900?

Bài 25: Tính lực của dòng chảy tác dụng lên đập tràn?
Bài 26: Tính lực tác dụng của tia nước đập vào cánh gáo?

Bài 27: Lưu lượng 12 lít/s. Tìm V1, V2. Bỏ qua mất năng, xác định p1. Xác định Fx tác
dụng lên ống.
Bài 28: V = 30m/s. Tính lực nằm ngang cần giữ cho xe đứng yên. Nếu để xe chạy tới
với u = 5m/s thì lực tác dụng vào xe là bao nhiêu? Tìm hiệu suất.

Bài 29: D = 1,2m, d = 0,85m, Q2 = Q3 = Q1/2, Q1 = 6m3/s, p1 = 5MPa. Bỏ qua mất năng.
Xác định lực nằm ngang tác dụng lên chạc ba.

You might also like