Thuyết minh Bảo tàng

You might also like

You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

TRƯỜNG TRUNG HỌC THỰC HÀNH SÀI GÒN

&&*&&

BÀI THU HOẠCH VĂN THUYẾT MINH

ĐỀ TÀI: GIỚI THIỆU VỀ BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH


CHIẾN TRANH

Nhóm 4, Lớp 9A9

Tp.Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2019


PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

CÔNG VIỆC MỨC ĐỘ HOÀN


STT HỌ VÀ TÊN HỌC SINH
ĐƯỢC GIAO THÀNH
Phần giá trị văn hóa,
lịch sử và cách bảo
1 Từ Đăng Khôi Xuất sắc
tồn, giữ gìn, phát
huy

2 Lê Huỳnh Khôi Nguyên Phần cảnh bao quát Xuất sắc

Phần chi tiết, tổng


3 Diệp Hoàng Phúc Xuất sắc
hợp bài
Phần giới thiệu vị trí
4 Vương Hồng Ngân Xuất sắc
địa lí
Phần nguồn gốc,
5 Dương Minh Triết Xuất sắc
lịch sử hoàn thành
Phần mở bài và Kết
6 Đinh Lí Tú Quyên Xuất sắc
bài

Xác nhận của nhóm trưởng

(ký và ghi rõ họ tên)

…………………………
Ở thành phố Hồ Chí Minh thì có rất nhiều địa điểm vui chơi, giải trí nhưng
trong đó có một địa điểm rất thu hút khách du lịch đó chính là Bảo tàng Chứng tích
Chiến tranh . Bảo tàng chứng tích chiến tranh từ lâu đã trở thành địa điểm tham
quan du lịch quen thuộc của người dân Sài Gòn và du khách quốc tế. Tuy không
nhộn nhịp như các điểm du lịch khác nhưng bảo tàng này lại có một sức hút lạ
thường.

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tọa lạc tại số 28 Võ Văn Tần, phường 6,
quận 3, Tp Hồ Chí Minh. Khá dễ tìm vì nó ở ngay khu vực trung tâm của thành phố
Hồ Chí Minh này. Đã là bảo tàng lại còn về những dấu vết mà chiến tranh để lại thì
chắc chắn phải rất rộng lớn. Diện tích khuôn viên ở đây khoảng 5400 m2, diện tích
khối nhà trưng bày khoảng 4522 m2 gồm tầng trệt và 2 tầng lầu rộng rãi. Diện tích
sân trưng bày khoảng 3026 m2 và có rất nhiều điểm thu hút khách tham quan nữa.
Cảnh vật xung quanh đầy “dư vị” của phương tiện trong chiến tranh. Mới bước vào
cổng thứ ta nhìn thấy đầu tiên sẽ là những chiếc máy bay, xe tăng vô cùng to lớn
được trưng bày. Chúng tôi thật sự ngỡ ngàng về sự oai phong của những chiếc xe
tăng và máy bay ở đây. Xung quanh khuôn viên bảo tàng thì được trồng rất nhiều
cây xanh tạo nên bầu không khí vô cùng thoáng mát. Khách du lịch đặc biệt là du
khách nước ngoài cũng vô cùng thích thú với cảnh vật ở đây. Chắc hẳn những dấu
vết mà chiến tranh để lại đã làm cho du khách cảm thấy bị thu hút và thích thú. Vì
bảo tàng tọa lạc ở vị trí khá đắc địa và đường đi rất dễ tìm nên du khách có thể đến
đây bằng xe máy, taxi hay phương tiện công cộng là xe buýt vì trước cổng bảo tàng
cũng có một trạm xe buýt.
(Hình ảnh những chiếc xe tăng, máy bay)

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH


Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh đã được thành lập từ thời nhà Nguyễn và đã
trải qua ba giai đoạn hình thành và phát triển. Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn thời
nhà Nguyễn. Lúc bấy giờ nơi này là vị trí của chùa Khải Tường, một ngôi chùa do
vua Gia Long truyền dựng lên để đánh dấu nơi sinh của hoàng tử Nguyễn Phúc
Đảm (tức vua Thánh tổ, niên hiệu Minh Mạng sau này). Sang thời Pháp thuộc, năm
1880, chính quyền thực dân cho phá bỏ chùa. Nền chùa cũ bị lấp và xây biệt thự lên
trên, mang số 28 đường Testard. Giai đoạn thứ 2 là thời kì từ năm 1930-1975, trong
khoảng thời gian này nơi đây trở thành bệnh viện sản phụ khoa, văn phòng luật sư,
trường đại học Y khoa Sài Gòn (1947). Giai đoạn thứ ba là sau 1975, ngày
04/09/1975, Ủy ban Nhân dân Tp Hồ Chí Minh quyết định thành lập “Nhà trưng
bày tội ác Mỹ-ngụy” tại đây. Đến ngày 10/11/1990 đổi tên thành “Nhà trưng bày
tội ác chiến tranh xâm lược”. Và đến ngày 04/07/1995 lại đổi tên thành “Bảo tàng
Chứng tích Chiến tranh” như ngày nay.
CẢNH BAO QUÁT
Nhìn từ xa, bảo tàng là một tòa nhà có lối kiến trúc độc đáo, đặc trưng. Bảo
tàng có hình khối hình hộp chữ nhật giống hộp quà khổng lồ, bảo tàng được thiết
kế để tránh ánh sang tự nhiên chiếu vào làm hư hại các tài liệu, hiện vật trưng bày
bên trong. Bảo tàng được bao bọc bởi các bức tường bê tong cao 4 mét. Cổng chính
được lắp bởi cửa inox thuận tiện trong việc đóng mở và để đi vào trong chúng ta
phải quét vé để cửa mở đón du khách. Bước vào sân bảo tàng có thể thấy sân trước
khá rộng lớn được trồng nhiều loại cây xanh khác nhau. Nổi bật và khiến du khách
ấn tượng nhất có lẽ là dàn vũ khí chiến lợi phẩm do quân đội Việt Nam thu giữ
được trong thời chiến tranh với Mĩ. Với rất nhiều loại máy bay như máy bay phản
lực, máy bay trinh sát,.. xe tăng. Kho bom đạn lớn được dùng trong chiến tranh đã
được tháo ngòi nổ cũng được trưng bày để giúp du khách hiểu được sức công phá
mạnh đến mức không tả được. Đến với bảo tàng chúng ta như tìm về một thời kì
lịch sự của dân tộc, để sống lại tinh thần yêu nước hung hực bùng cháy một thời.

CHI TIẾT
Khi vừa bước vào tầng trệt bên tay trái sẽ là phòng triển lãm “Câu chuyện
từ chiếc máy ảnh” câu chuyện kể về nhà báo Ignacio ông là một phóng viên chiến
trường tại Việt Nam năm 1968.Ông đã mất tích ở Sài Gòn và để lại chiếc máy ảnh
Honeywell Pentax H3. Qua những bức ảnh của ông đã chụp ở Việt Nam ta thấy
được câu chuyện Việt Nam thời chiến đã được khắc họa với nhiều góc cạnh. 50
năm sau ngày mất của ông Ignacio thì cô Lusia Duggan (cháu ngoại của ông) đã
đến Việt Nam. Cô dùng chiếc máy ảnh mà ông cô để lại và ghi lại cuộc sống, sinh
hoạt của người dân Việt Nam khi đất nước thanh bình.
(Hình ảnh về chiếc máy ảnh Pentax và hình ảnh cô Lusia Duggan đã chụp)

Bên tay phải của sảnh chính sẽ là cửa hàng lưu niệm để du khách có thể
mua những món đồ làm kỉ niệm khi đến Việt nam hay mua những cuốn sách để tìm
hiểu thêm về lịch sử Việt Nam. Ở sảnh chính còn có một màn hình LED khá to
phát những thước phim tư liệu về cuộc chiến tranh của nhân dân ta.

Đi sâu hơn nữa sẽ hiện ra trước mắt ta khu vực thế giới ủng hộ Việt Nam
kháng chiến. Khi bước chân vào khu vực này lòng ta cảm thấy được an ủi phần nào
vì biết được vẫn còn rất nhiều nước ủng hộ Việt Nam kháng chiến chống Mĩ. Với
rất nhiều các tranh cổ động, biểu ngữ, khẩu hiệu,.. ủng hộ Việt Nam kháng chiến
đến từ nhiều nơi trên thế giới như Châu Âu, Châu Phi, Ấn Độ, CuBa,..

(Châu Âu ủng hộ VN kháng chiến) (Châu Phi ủng hộ VN kháng chiến)


Lên tầng đầu tiên bảo tàng sẽ cho chúng ta thấy được tội ác của chiến tranh
xâm lược và chiến tranh đã gây ra hậu quả gì cho Việt Nam. Chiến tranh đã tước đi
quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của người dân Việt Nam.
Hậu quả của chiến tranh cũng không hề nhỏ khoảng 3 triệu người chết (trong đó 2
phần 3 là người vô tội), khoảng 2 triệu người bị thương và hơn 300.000 người mất
tích. Chưa hết, tội ác chiến tranh xâm lược của Mĩ đối người dân Việt Nam từ sự
khủng bố, tra tấn, giết người và tàn sát cho đến đánh bom nhà cửa, làng mạc, bệnh
viện, trường học của người dân vô tội gây thương vong và thiệt hại cho nhân dân
Việt Nam.

(Hình ảnh lính Mĩ áp bức nhân dân Việt Nam)

Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ không chỉ dùng các loại bom
đạn gây thương vong mà còn sử dụng cả chất độc màu da cam nhằm triệt hạ nguồn
sống của nhân dân Việt Nam, ngăn chặn bước tiến của các lực lượng vũ trang cách
mạng . Từ năm 1961 đến năm 1971, quân đội Mĩ đã phun rải khoảng 80 triệu lít
chất độc hóa học xuống diện tích hơn 3,06 ha bằng gần ¼ tổng diện tích miền nam
Việt Nam. Và tất nhiên tội ác nào cũng có hậu quả của nó 4,8 triệu người dân Việt
Nam bị phơi nhiễm gây ung thư da, tổn thương hệ hô hấp, liệt toàn phần hay nửa
phần cơ thể, mù, câm, điếc,… và kinh khủng hơn bao giờ hết chất độc màu da cam
có thể di truyền qua nhiều thế hệ. Đây quả là một khu vực đáng sợ khiến du khách
cảm phải cảm thấy rùng mình và căm phẫn về sự tàn bào mà chiến tranh gây ra.

(Hình ảnh nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam)

Ngoài ra tầng 1 còn có phòng trưng bày tranh vẽ của thiếu nhi về hậu quả của
chất độc màu da cam. Sau khi xem những bức tranh mà các em thiếu nhi vẽ chắc
hẳn ai cũng cảm nhận được một ước mơ vô cùng giản dị mà các em muốn gửi gắm
đó là được sống trong hòa bình, được đi học và được làm những điều mình thích.
Khát vọng về hòa bình trong những tâm hôn trẻ thơ sẽ khiến cho du khách cảm
nhận rõ nét hơn về những mất mát mà chiến tranh đã gây ra cho con người

(Một số tranh mà các em thiếu nhi vẽ)


Ở tầng 2 sẽ là những bộ sưu tập tranh ảnh của nhiều phóng viên trên thế giới
về chiến tranh Việt Nam. Đặc biệt có phòng trưng bày có tên Hồi Niệm sẽ là nơi
mà du khách thật sự xúc động khi bước vào. Phòng này lưu giữ bộ sưu tập ảnh về
chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam. Bộ sưu tập này do hai tác giả Tim Page
và Horst Fass tạo nên với mục đích là tưởng nhớ những người đồng đội của mình
đã hi sinh nơi chiến trường. Bộ sưu tập bao gồm 204 tác phẩm của 133 phóng viên
chiến trường. Bộ sưu tập này làm du khách hiểu rõ hơn về sự mất mát mà chiến
tranh gây ra và tình thương xót, thương cảm của những người đồng đội với nhau.

(Một số ảnh của bộ sưu tập)

Ngoài bộ sưu tập này ra còn có rất nhiều những phóng viên chiến trường
khác quan tâm đến chiến tranh Việt Nam như ông Ishikawa Bunyo sinh năm 1938
ông là người Nhật Bản và làm việc tại Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1972. Ông
đã tạo nên một bộ sưu tập về Việt Nam là đặt tên là “Việt Nam – Chiến tranh và
Hòa Bình”. Năm 2015, ông đã tặng tác phẩm này cho Bảo tàng Chứng tích Chiến
tranh để kỉ niệm 40 năm thành lập và 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước.
(Một số ảnh của ông Ishikawa Bunyo)

Bộ sưu tập của ông Goko Nakamura cũng rất được du khách quan tập. Ông
cũng là người Nhật Bản và đến Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1970. Ông đặc biệt
cảm động trước hậu quả bi thảm của chiến tranh và số phận của những nạn nhân
nhiễm chất độc màu da cam thế nên ông đã trở lại Việt Nam nhiều lần để nắm bắt
hậu quả của chất độc màu da cam và tạo nên một bộ sưu tập có tên “Chất độc màu
da cam trong chiến tranh Việt Nam. Qua những bộ sưu tập trên chúng ta thấy được
rằng chiến tranh Việt Nam đã chiếm được sự quan tâm của nhiều người trên thế
giới, thấy được sự cảm thương của những người bạn quốc tế đối với chiến tranh
Việt Nam và chất độc màu da cam.

(Một số ảnh của ông về chất độc màu da cam)


Ngoài ra tầng 2 của bảo tàng còn có phòng giáo dục hòa bình cho thiếu nhi
mang tên “Bồ câu trắng” nơi đây là nơi trưng bày những bức tranh do các em thiếu
nhi vẽ với nhiều chủ đề về tình yêu quê hương, đất nước, con người,… đây cũng là
cho các em vui chơi, vẽ tranh, đọc sách khi đến bảo tàng.

Bên cạnh khối nhà chính Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh còn có khu
“Chuồng cọp” được xây đúng kích thước như ở nhà tù Côn Đảo. Năm 1953, thực
dân Pháp xây dựng “Trại cây dừa” ở Phú Quốc để giam giữ khoảng 14,000 chiến sĩ
yêu nước bị bắt cóc ở các chiến trường Bắc-Trung-Nam. Sau đó chính quyền Sài
Gòn xưa đã xây dựng trại giam mới với quy mô lớn hơn và đặt tên là “Trại giam Tù
binh Phú Quốc” rộng 40 ha, chia làm 12 khu, giam giữ hơn 40,000 chiến sĩ yêu
nước. Bộ máy đàn áp được tuyển chọn từ những thành phần hung hãn, được cố vấn
Mĩ huấn luyện thường xuyên những thủ đoạn tra tấn hành hạ tù binh từ thể xác cho
đến tinh thần. Không khuất phục trước sự đàn áp, khủng bố dã mãn, cha ông ta đã
kiên cường tổ chức nhiều hình thức đấu tranh: diệt trật tự, giám thị, quân cảnh,
chống sự dụ dỗ chiêu hồi, tổ chức vượt ngục để trở về tiếp tục chiến đấu… Dưới
chế độ lao tù tàn bạo đã có khoảng 4,000 chiến sĩ yêu nước hi sinh, các đợt khai
quật đã phát hiện hàng ngàn hài cốt với nhiều hố chôn tập thể các chiến sĩ bị giết
hại. Nghe đến đây chắc hẳn du khách nào cũng phải nể phải nể phục trước sự gan
dạ của các chiến sĩ yêu nước, dốc hết sức mình để bảo vệ tổ quốc và đồng thời thấy
rõ hơn sự tàn bạo, dã man của chế độ lao tù trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Bảo tàng hiện đang lưu giữ máy chém do thực dân Pháp mang sang Việt Nam đàn
áp phong trào cách mạng vào đầu thế kỉ 20, chuồng cọp kẽm gai,…
(Chuồng cọp kẽm gai) (Máy chém)

GIÁ TRỊ VĂN HÓA, LỊCH SỬ VÀ CÁCH BẢO TỒN, PHÁT HUY

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh đã và đang góp phần giữ gìn và phát huy giá
trị của các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Nơi đây còn giới thiệu đến khách
du lịch quốc tế và học sinh về di sản văn hóa Việt Nam, giúp mọi người hiểu được
giá trị của hòa bình và trân trọng khi được sống ở đất nước hòa bình, độc lập, thống
nhất. Ngoài ra còn giáo dục thế hệ trẻ về tinh thần đấu tranh bảo vệ độc lập, tự do
của dân tộc. Khi đến thăm bảo tàng ta sẽ cảm thấy ấn tượng và tự hào về truyền
thống đấu tranh của chiến sĩ Việt Nam. Qua đó nhắc nhở chúng ta phải ra sức học
tập, cố gắng.

Bảo tàng hiện đang lưu giữ, trưng bày hơn 15,000 hiện vật, để giữ gìn những
hiện vật có giá trị lịch sử cao như vậy cần sự vệ sinh, bảo quản cẩn thận của nhân
viên bảo tàng và người tham quan cũng cần ý thức không chạm vào hiện vật không
làm hư hại gì ở bảo tàng. Chúng ta cũng cần bảo vệ cảnh quan môi trường ở bảo
tàng, nhắc nhở những hành vi xả rác, phá hoại. Và để phát huy lịch sử Việt Nam
chúng ta cần giới thiệu bảo tàng cho nhiều người biết đến bảo tàng.
Bảo tàng chứng tích chiến tranh đã cho chúng ta thấy rõ hơn về tội ác chiến
tranh và hậu quả kinh khủng của nó. Nhắc nhở chúng ta phải cố gắng học tập thật
tốt để đền đáp công ơn ông cha ta đã hi sinh để đất nước có ngày hôm nay. Nếu là
người Việt Nam hay ai bất kì đặt chân đến Việt Nam thì nê đi qua bảo tàng chứng
tích chiến tranh để thấy được dân tộc Việt Nam đã từng gánh chịu hậu quả kinh
khủng của chiến tranh như thế nào đồng thời thấy được nhân dân ta đã kiên cường,
bất khuất đấu tranh để dành lại độc lập cho đất nước. Mỗi chúng ta phải ý thức
được sự nguy hiểm của chiến tranh từ đó chung tay xây dựng một đất nước độc lập
một thế giới hòa bình.

(Ảnh nhóm khi đi tham quan)

You might also like