You are on page 1of 7

BÀI 2

THIẾT LẬP MẠNG LAN KHÔNG DÂY VÀ MẠNG WAN THÔNG


QUA WIRELESS BROADBAND ROUTER
1. Mục đích thực tập
a) Tìm hiểu về các lớp địa chỉ IP, cách chia và quản lý địa chỉ IP trong mạng.
b) Tìm hiểu về cấu trúc mạng LAN không dây (WLAN), các chuẩn quy định
tốc độ truy cập cho mạng này.
c) Thiết lập cấu hình và quản lý các host kết nối với Router, tìm hiểu về tính năng
cấp phát địa chỉ IP tĩnh và động (DHCP Server), tính bảo mật trên mạng không
dây.
d) Thực hiện một số dịch vụ trong mạng WLAN: chia sẻ tài nguyên, Teamviewer,
remote desktop, truyền file…
e) Thiết lập mô hình mạng WAN
2. Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm
- Máy tính PC, thiết bị định tuyến băng rộng Wireless Broadband Router và cáp kết
nối.
3. Nội dung thực tập
3.1. Tìm hiểu lý thuyết
- Tìm hiểu về các lớp địa chỉ IP, cách chia mạng con, cấu hình địa chỉ IP cho các
thiết bị mạng.
- Tìm hiểu kiến thức cơ bản về mạng LAN không dây (WLAN), các chuẩn tốc độ
- Tìm hiểu tính năng và ứng dụng của Wireless Broadband Router, cài đặt cấu hình
cho các thiết bị.

Hình 1: Broadband Router của Linksys và Ensoho


- Tìm hiểu và ứng dụng các phần mềm truyền dữ liệu như Teamviewer, remote
desktop…
3.2. Thực nghiệm
Phần 1: Tìm hiểu chung
- Tìm hiểu và cài đặt cấu hình cho Router Wifi của một số hãng.
- Dùng dây mạng kết nối PC với cổng Ethernet của Broadband Router hoặc kết nối
laptop với Router qua card wireless, thiết lập cho PC ở chế độ nhận IP động như
sau:

Hình 2: Thiết lập địa chỉ IP cho máy tính ở chế độ tự động
- Vào Run\cmd\ipconfig để xem địa chỉ IP mà Broadband Router cấp phát cho PC.
- Mở trình duyệt Web và gõ vào địa chỉ: http://192.168.1.1 (địa chỉ mặc định ban
đầu của Router, có thể khác nhau với các hãng sản xuất khác nhau) để vào giao diện
config cho Router, phần Uer Name để trống, còn Passwword là: admin (có thể đã bị
thay đổi trong quá trình thực hành).

Hình 3: Nhập user name và password để đăng nhập vào trang cấu hình Router
- Tìm hiểu và cấu hình cho các Tab: Setup, Wireless, Security, Access Retrictions,
Applications & Gaming, Administration, Status...
- Thiết lập các mode để thay đổi tốc độ truy cập với mạng không dây.
- Thiết lập các chế độ giới hạn truy cập đối với các user trong mạng theo các chính
sách cho phép/cấm truy cập mạng internet theo ngày, giờ, chặn các dịch vụ, chặn
địa chỉ URL, chặn các website theo các từ khóa...
- Thiết lập chế độ bảo mật cho mạng wireless, lọc địa chỉ MAC của các thiết bị
wireless (ở chế độ cấm hoặc cho phép), và các thiết lập nâng cao khác.
- Tìm hiểu về tính năng bảo mật như Firewall, VPN…
- Thiết lập mode hoạt động cho Broadband Router ở các chế độ Gateway, Router,
định tuyến động (Dynamic Routing), định tuyến tĩnh (Static Routing) trong phần
Setup\Advanced Routing và so sánh sự khác nhau giữa các mode này.
- Kiểm tra trạng thái của Router và kiểu cấu hình đang sử dụng trong phần Status
Phần 2: Thực hiện các kết nối theo các sơ đồ dưới đây:
1. Thiết lập mode infractracture

PC ket noi wirelss PC ket noi wirelss

CISCOSYSTEMS

Broadband
Router

PC ket noi Ethernet PC ket noi Ethernet

Hinh 1 : Mode Infractructure

Hình 4: Mode infractracture


- Thiết lập cấu hình cho Router ở chế độ DHCP cấp phát các dải địa chỉ IP của LAN
lần lượt như sau :
+ 192.168.1.0/255.255.255.0 và 192.168.1.0/255.255.255.240…
 Khi đó các máy tính kết nối vào Router sẽ nhận được các địa chỉ IP tương
ứng, hoặc khai báo địa chỉ IP tĩnh cho các máy tính theo các dải bên trên.
 Cho biết với mỗi dải địa chỉ IP khai báo ở trên thì số mạng con có được
trong mỗi trường hợp là bao nhiêu, số host (số địa chỉ IP) trong mỗi mạng
con cho mỗi trường hợp là bao nhiêu? Đâu là địa chỉ mạng con và đâu là
địa chỉ quảng bá (broadcast)?
 Sinh viên có thể tự lên kế hoạch đánh địa chỉ IP cho mạng với các dải IP
khác (lớp A, lớp B…).
- Từ 2 máy tính đang kết nối với cùng Router trong mạng LAN, thực hiện lệnh ping
giữa các máy, chia sẻ tài nguyên giữa các máy tính (ổ đĩa cứng, thư mục…), kết
nối Teamviewer, remote desktop để điều khiển máy tính từ xa, truyền file, chat…
2. Thiết lập hai mode infractracture kết nối trực tiếp với nhau nhờ khai báo IP tĩnh
thông qua cổng Internet.
- Cấu hình cho Router 1 với dải địa chỉ LAN là: 192.168.1.0/26, cho Router 2 với
dải địa chỉ LAN là: 200.10.10.0/30.
- Sử dụng cáp chéo kết nối hai router với nhau thông qua cổng Internet, kiểm tra
xem các đèn Internet trên hai Router có sáng không? đảm bảo cáp là tốt, như hình
5.
PC ket noi PC ket noi PC ket noi PC ket noi
wirelss wirelss wirelss wirelss

CISCOSYSTEMS
Ket noi 2 cong Internet voi nhau CISCOSYSTEMS

Broadband Broadband
Router Router

PC ket noi PC ket noi PC ket noi PC ket noi


Ethernet Ethernet Ethernet Ethernet

Hình 5: Kết nối hai Router với nhau bằng cáp chéo qua cổng Internet
- Vào phần Setup\Basic Setup cấu hình địa chỉ IP tĩnh cho mạng WAN (Internet
Connection) giữa hai router theo dải: 10.10.1.0/24 hoặc 10.10.1.0/30. So sánh sự
khác nhau giữa hai dải địa chỉ này, như Hình 6 và 7.

Hình 6: Khai báo địa chỉ IP tĩnh cho mạng WAN trên router 1

Hình 7: Khai báo địa chỉ IP tĩnh cho mạng WAN trên router 2
- Thiết lập mode hoạt động là Router, cấu hình giao thức định tuyến động hoặc tĩnh
cho hai router như hình 8 và 9, để quảng bá các miền mạng giữa chúng. Kiểm tra
bảng định tuyến trên hai Router bằng cách kích vào nút Show Routing table.
Hình 8: Khai báo giao thức định tuyến cho router 1

Hình 9: Khai báo giao thức định tuyến cho router 2


- Từ các máy tính đang kết nối vào Router 1 và Router 2, thực hiện lệnh ping với
nhau xem hai mạng đã thông với nhau chưa? Nếu vẫn chưa ping được sang nhau
thì vào phần Security\Firewall và VPN tích chọn disable để hủy bỏ tính năng bảo
mật đi như hình 10 và 11. (ngoài ra cũng cần kiểm tra chế độ firewall trên các máy
tính xem đã được hủy bỏ chưa).

Hình 10: Hủy bỏ chức năng firewall và VPN trên Router 1


Hình 11: Hủy bỏ chức năng firewall và VPN trên Router 2
- Kiểm tra lại kết nối giữa hai máy tính bằng lệnh ping, nếu hai máy tính đã thông
với nhau thực hiện việc chia sẻ tài nguyên giữa các máy tính này với nhau, mở các
ứng dụng teamviewer, remote desktop để thực hiện việc truyền file, điều khiển từ
xa và chat….
3. Kết nối Router 1(2) với modem ADSL hoặc một Broadband Router khác đang có
kết nối Internet trong phòng thí nghiệm, khai báo địa chỉ IP tĩnh hoặc nhận động cho
phần WAN setting để cho phép các máy tính kết nối với Router 1(2) có thể truy cập
vào mạng Internet theo các cách sau đây:
+ Cách 1: Đặt dải địa chỉ IP trong phần LAN của Router 1(2) khác với dải địa
chỉ IP của modem ADSL, sử dụng cáp thẳng kết nối cổng Internet của Router
1(2) với một cổng LAN của modem ADSL để nhận được IP cho phần WAN từ
modem ADSL. Kiểm tra kết nối Internet của các máy tính đang nối với Router
1(2) xem có thành công không?
+ Cách 2: Đặt dải địa chỉ IP trong phần LAN của Router 1(2) trùng với dải địa
chỉ IP của modem ADSL, sử dụng cáp thẳng kết nối cổng LAN của Router
1(2) với một cổng LAN của modem ADSL, lúc này Router 1(2) đóng vai trò là
thiết bị cầu nối (bridge) cho phép các máy tính đang kết nối với Router 1(2)
nhận trực tiếp địa chỉ IP theo dải địa chỉ được cấp phát từ modem ADSL. Kiểm
tra kết nối Internet của các máy tính đang nối với Router 1(2) xem có thành
công không?
4. Câu hỏi
- Anh (chị) hãy trình bày tính năng và ứng dụng của Broadband Router?
- Anh (chị ) hãy cho biết các chuẩn tốc độ mà Broadband Router có thể hỗ trợ ?
- Các giao diện kết nối của BroadBand Router.
- Các giao thức truyền thông của BroadBand Router.
- Anh (chị ) hãy cho biết các cách khác nhau để thiết lập cấu hình cho thiết bị?
- Broadband Router có thể thực hiện các chức năng của các thiết bị nào trên mạng ?
- Anh (chị) hãy cho biết Broadband Router có thể cấp phát IP cho các Host theo những
kiểu nào? Ưu và nhược điểm của mỗi loại?
- Hãy so sánh sự giống và khác nhau đối với mỗi kiểu kết nối ở trên, và cho biết cần
phải thiết lập cấu hình cho Broadband Router ra sao để đạt được những yêu cầu đó?
- Anh (chị) hãy cho biết vai trò của bảng định tuyến, các nguyên tắc để thiết lập bảng
định tuyến trên Broadband Router?
- Anh (chị) hãy cho biết ý nghĩa của SSID, BSS, ESS, DHCP…
5. Nội dung báo cáo thực tập
5.1 Lý thuyết
- Trình bày về cấu trúc địa chỉ IP, các lớp địa chỉ IP, cách chia mạng con và quản lý địa
chỉ IP.
- Giới thiệu khái quát về mạng WLAN, các chuẩn tốc độ, cách thức bảo mật cho mạng.
5.2 Các nội dung thực tập đã được tiến hành, các kết quả thí nghiệm.
5.3. Nhận xét đánh giá kết quả thực tập

You might also like