You are on page 1of 5

UBND HUYỆN YÊN LẠC ĐỀ THI GIAO LƯU HSG CẤP HUYỆN

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: HÓA HỌC 8


NĂM HỌC: 2017- 2018
(Thời gian 120 phút, không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (2,25 điểm)


1. Xác định các chất A, B, C, D rồi hoàn thành các phương trình phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có).
a. KMnO4  A + K2MnO4 + MnO2 b. CH4 + A  B + C
c. FexOy + D  Fe + C d. D + A  C
2. Bằng kiến thức hóa học hãy giải thích các việc làm sau:
a. Để có một cốc nước giải khát trong thời gian ngắn nhất bạn Hồng đã làm như sau: Cho đá lạnh, nước, đường ,
nước ép chanh vào trong cốc cùng một lúc và khuấy đều nhưng khuấy mãi mà đường vẫn không tan hết. Theo em
bạn làm như vậy đã đúng chưa, giải thích. Là em, em sẽ thực hiện việc này như thế nào, tại sao?
b. Để dập tắt đám cháy do xăng, dầu không dùng nước mà có thể dùng cát phủ lên hoặc dùng bình cứu hỏa (có
chứa CO2) để dập tắt đám cháy.
c. Người ta làm rượu từ cơm bằng cách ủ cơm với men rượu, nhưng cơm để lâu trong không khí thì không biến
thành rượu mà bị ôi thiu. Hãy cho biết vai trò của men rượu.
Câu 2. (2,0 điểm)
1. Biết X là hỗn hợp khí gồm: Khí nitơ, khí oxi. Tính tỉ khối của X so với khí hidro trong các trường hợp sau:
a. Hai khí có cùng thể tích và ở cùng điều kiện.
b. Hai khí có cùng khối lượng.
2. Có 3 dung dịch NaOH với các nồng độ tương ứng là: 1M; 2M; 3M mỗi dung dịch có thể tích là 1 lít. Tính thể
tích cần thiết của mỗi dung dịch sao cho khi trộn 3 dung dịch này thu được dung dịch NaOH có nồng độ 1,8M và
thể tích lớn nhất.
Câu 3. (2,0 điểm)
a. Trên 2 đĩa cân ở vị trí thăng bằng có 2 cốc, mỗi cốc đều chứa 100 gam dung dịch HCl 7,3%. Nếu thêm 8,4(g)
kim loại Fe vào cốc thứ nhất và 8,4(g) kim loại Zn vào cốc thứ hai. Sau khi phản ứng kết thúc, hai đĩa cân còn giữ
vị trí thăng bằng hay không? Giải thích.
b. Trên 2 đĩa cân ở vị trí thăng bằng có 2 cốc, mỗi cốc đều chứa 200(g) dung dịch HCl 7,3% và cũng làm như thí
nghiệm trên. Phản ứng kết thúc, hai đĩa cân còn giữ vị trí thăng bằng hay không? Giải thích.
Câu 4. (2,0 điểm) Có 20,7(g) hỗn hợp Y gồm: Đồng(II) oxit, nhôm oxit, oxit sắt từ. Nung nóng hỗn hợp Y với khí
hidro cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thấy hết 0,25 mol khí. Mặt khác: Cho 0,3 mol Y tác dụng vừa đủ
với dung dịch HCl 2M thì hết 800ml thu được dung dịch Z. Biết sản phẩm trong dung dịch Z chỉ có muối và nước.
a. Tính % về khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
b. Tính nồng độ mol của các chất có trong dung dịch Z. Coi thể tích của dung dịch Z xấp xỉ bằng thể tích của dung
dịch ban đầu.
Câu 5. (1,75 điểm ) Cho 8,1(g) kim loại A chưa rõ hóa trị tác dụng hết với 150(g) dung dịch H 2SO4 a% thì cũng
vừa đủ axit, sau phản ứng được 10,8 dm3 khí H2 ở điều kiện thường.
a. Tìm kim loại A và a.
b. Tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc.
c. Dẫn lượng khí H2 trên vào hỗn hợp X gồm: oxit kim loại hóa trị (II) và sắt (II) oxit nung nóng với tỷ lệ mol lần
lượt là 1: 3 đến khi lượng khí hết thu được chất rắn B (trong B chỉ có hai chất) khối lượng B là 31,2(g). Tìm công
thức của oxit kim loại hóa trị (II) trong X.
--------------Hết--------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Thí sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Họ và tên thí sinh:……………………………….SBD:……………………
UBND HUYỆN YÊN LẠC HDC ĐỀ THI GIAO LƯU HSG CẤP HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: HÓA HỌC 8
NĂM HỌC: 2017- 2018
(Thời gian 120 phút, không kể thời gian giao đề)

Câu Nội dung Điểm


1.1 Mỗi phương trình phản ứng xác định đúng, ghi đủ điều kiện và cân bằng đúng được 0,25đ
a. 2KMnO4 O2 + K2MnO4 + MnO2
b. CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
c. FexOy + y H2 x Fe + yH2O
d. 2H2 + O2 2H2O
Ghi chú: Nếu không cân bằng hoặc không ghi rõ điều kiện phản ứng trừ ½ số điểm của
phương trình
1.2 a. – Bạn làm như vậy chưa đúng vì độ tan của chất rắn phụ thuộc vào nhiệt độ. Đối với đường độ tan
tăng khi nhiệt độ tăng, độ tan giảm khi nhiệt độ giảm. Khi cho đá vào cùng với đường thì nhiệt độ
giảm nên đường tan ít. 0,5
- Cách làm của em: Cho đường, chanh vào nước sau đó khuấy đều cho đường tan hết sau đó mới cho
đá .
b. – Không dùng nước vì: Xăng, dầu nhẹ hơn nước, không tan trong nước nếu dập tắt đám cháy do
xăng, dầu cháy bằng nước sẽ làm cho đám cháy càng loang rộng ra.
- Dùng cát hoặc bình cứu hỏa đều được vì:
+ Nếu dùng cát phủ lên đám cháy một mặt không cho xăng, dầu loang rộng ra. Mặt khác ngăn cản 0,5
chất cháy với oxi do đó có thể dập tắt đám cháy.
+ Nếu dùng bình cứu hỏa có CO2 thì: CO2 là chất không duy trì sự cháy, nặng hơn không khí nên có
thể ngăn cản được chất cháy với oxi do đó có thể dập tắt đám cháy.
c. Men rượu làm chất xúc tác cho quá trình chuyển hóa cơm (tinh bột) thành rượu nhanh hơn. Khi 0,25
để cơm trong không khí mà không có men rượu làm chất xúc tác thì quá trình chuyển hóa rất chậm
khi đó vi khuẩn dễ xâm nhập nên cơm bị hỏng, dễ ôi thiu.
2.1 a. Khi hai khí có cùng thể tích và ở cùng điều kiện
Giả sử: mỗi khí đều có thể tích là 22,4(l) ở đktc  Số mol mỗi khí có 1 mol.
Khối lượng mol trung bình của hỗn hợp khí: (1.28 + 1.32)/ 2 = 30g/mol 0,5
dX/H2 =30: 2= 15 lần.
b. Khi hai khí có cùng khối lượng
Giả sử hai khí đều có khối lượng là 28(g)  nN2 = 1mol; nO2 =0,857 mol
Khối lương mol trung bình của hỗn hợp khí: (28 + 28)/ (1+ 0,875) = 29,8666g/mol 0,5
dX/H2 =29,8666: 2= 14,933 lần.
2.2 * Nếu trộn cả 3 lít dung dịch NaOH với nhau ta được dung dịch NaOH mới có nồng độ là 2M (dung 0,25
dịch X)
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------
* Muốn có dung dịch NaOH 1,8M với thể tích lớn nhất thì phải bớt dung dịch X một thể tích nhỏ 0,25
nhất nhưng số mol lại lớn nhất  dung dịch đó là dung dịch NaOH 3M ban đầu.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------
* Gọi thể tích dung dịch NaOH 3M cần lấy là a(l) ( a>0; a<1)
Ta có: V ddX = 1+ 1+ a; nNaOH 1,8M = 1.1 + 1.2 + 3.a
CM NaOH 1,8M = (1+ 2+ 3a) : (1+1+a) =1,8 a = 0,5 0,5
Vậy để có dung dịch NaOH 1,8M với thể tích lớn nhất cần trộn: 1(l) dung dịch NaOH 1M; 1(l) dung
dịch NaOH 2M; 0,5(l) dung dịch NaOH 3M.
3. a. Ta có: mHCl = (7,3. 100): 100 = 7,3(g)  nHCl =0,2 mol
* Xét cốc 1: nFe= 0,15 mol
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
BĐ: 0,15 0,2 mol 0,5
Pư: 0,1 0,1 0,1 mol
Khi đó: mH2 thoát ra ngoài = 0,1. 2= 0,2(g)
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
* Xét cốc 2: nZn = 0,129 mol
Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
BĐ: 0,129 0,2 mol
Pư: 0,1 0,1 0,1 mol
Khi đó: mH2 thoát ra ngoài = 0,1. 2= 0,2(g) 0,5
* Nhận xét: Ta thấy mH2 (cốc 1) = mH2(cốc 2) =0,2(g) sau khi phản ứng kết thúc cân vẫn ở vị trí
thăng bằng.
b. Ta có: mHCl = (7,3. 200): 100 = 14,6(g)  nHCl =0,4 mol
* Xét cốc 1: nFe= 0,15 mol
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
BĐ: 0,15 0,4 mol 0.5
Pư: 0,15 0,3 0,15 mol
Khi đó: mH2 thoát ra ngoài = 0,15. 2= 0,3(g)
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------
* Xét cốc 2: nZn = 0,129 mol
Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
BĐ: 0,129 0,4 mol
Pư: 0,129 0,129 0,129 mol 0,5
Khi đó: mH2 thoát ra ngoài = 0,129. 2= 0,258(g)
* Nhận xét: Ta thấy mH2 (cốc 1) > mH2 (cốc 2)  sau khi phản ứng kết thúc cân lệch về phía cốc 2.
4.1 a. * Xét 20,7(g) hỗn hợp Y.
Đặt: số mol của CuO, Al2O3, Fe3O4 lần lượt là: a, b, c ( a,b,c > 0)
Ta có: 80a + 102b + 232b = 20,7(I)
Khi Y tác dụng với H2
CuO + H2 Cu + H2O 0,5
a a mol
Fe3O4 + 4H2 3Fe + 4H2O
c 4c mol

 a + 4c = 0,25(II)
* Xét 0,3 mol hỗn hợp Y
Coi: 0,3 mol hỗn hợp Y gấp x lần số mol các chất trong 20,7(g) Y ( x>0)
Khi đó: nCuO = ax; nAl2O3 = bx; nFe3O4= cx
Ta có: ax + bx + cx = 0,3(III)
CuO + 2HCl CuCl2 + H2O 0,5
ax 2ax ax mol
Al2O3 + 6HCl 2AlCl3 + 3H2O
bx 6bx 2bx mol
Fe3O4 + 8HCl FeCl2 + 2FeCl3 + H2O
cx 8cx cx 2cx mol 0,5
 2ax + 6bx + 8cx = nHCl =1,6( IV)
Từ (III, IV) ta có: a – 0,2b – 0,8c =0 ( V)
Từ (I; II; V)  a = 0,05; b = 0,05; c = 0,05 và x = 2
%mCuO = 19,32%; %mAl2O3 = 24,64; %mFe3O4= 56,04%
b. Vdung dịch Z ≈ Vdung dịch HCl =800ml = 0,8(l)
Trong dung dịch Z có: 0,1 mol CuCl2; 0,2 mol AlCl3; 0,1 mol FeCl2; 0,2 mol FeCl3

CMCuCl2= =0,125M; CMFeCl2 = = 0,125M 0,5

CM AlCl3 = = 0,25M; CMFeCl3= = 0,25M

5 a. Gọi hóa trị của kim loại A là n (n∈ N*)


nH2 = 0,45 mol
2A + n H2SO4 loãng A2(SO4)n + nH2
0,9/n 0,45 0,45/n 0,45 mol
 MA = 9n
Vì n ∈ N* nên ta có bảng sau: 0,5
n 1 2 3
MA 9 18 27(Al)
Kết luận Loại Loại Thỏa mãn
Vậy A là kim loại Al
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------
* m H2SO4 = 44,1(g)  a = 29,4% 0,25
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------
b. Trong dung dịch sau phản ứng có Al2(SO4)3
mdd sau phản ứng = 8,1 + 150 – 0,45.2 =157,2(g) 0,25
C%Al2(SO4)3 =32,633%

c. Đặt CTTQ của oxit kim loại hóa trị (II) là: RO
Gọi: nRO= a  nFeO = 3a (a>0)
* Khi hỗn hợp X tác dụng với H2. Mà H2 hết thu được chất rắn B chỉ có hai chất là: Kim loại R, kim 0,25
loại sắt hoặc kim loại sắt và RO
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------
* TH1: B có R, Fe có nghĩa RO tác dụng được với H2
RO + H2 R + H2O
a a a mol
FeO + H2 Fe + H2O
3a 3a a mol
Khi đó: 4a = 0,45  a = 0,1125 0,25
Ta có: 0,1125. R + 0,1125. 3. 56 = 31,2 R= 109,33 ( Không có kim loại nào phù hợp)
trường hợp này loại.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------
* TH2: B có RO, Fe có nghĩa RO không tác dụng được với H2
FeO + H2 Fe + H2O 0,25
3a 3a 3a mol
Khi đó: 3a = 0,45 a = 0,15
Ta có: 0,15.(R+16) + 0,45.56 = 31,2 R= 24 (Kim loại Mg)- TH này thỏa mãn. Vậy RO là: MgO
Ghi chú: - Hướng dẫn chấm chỉ là một trong các cách giải, nếu học sinh làm cách khác nhưng
phải logic chặt chẽ vẫn cho điểm tối đa bình thường.
- Điểm toàn bài là tổng điểm toàn phần tính đến số thập phân sau dấu phảy hai chữ số.

You might also like