You are on page 1of 4

HƯỚNG DẪN HÌNH THỨC TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

HỌC PHẦN KINH TẾ HÀN QUỐC (9.2021)


1. Hình thức tiểu luận
● Cuốn báo cáo từ 30 ~ 50 trang, không kể trang bìa, trang mục lục và phụ
lục.
● Ngôn ngữ trình bày: tiếng Việt.

● Hình thức cuốn báo cáo: quy định trình bày văn bản word (kiểu
chữ Times new roman, cỡ chữ 13, cách dòng 1.5 và có cách đoạn (trước 6, sau
6), căn lề trên-dưới 3cm, trái-phải 3cm), văn phong được trình bày là văn
phong viết.

2. Cấu trúc tiểu luận


SV thực hiện bài tiểu luận cuối kỳ theo nhóm theo thứ tự, cấu trúc sau đây:
● Trang bìa

● Trang cam kết (về tính liêm chính trong học thuật – không đạo văn)
● Trang mục lục
● Phần dẫn nhập
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích đề tài
3. Lịch sử vấn đề
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Đóng góp của đề tài (Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn, đóng góp mới
của đề tài)
7. Kết cấu khoá luận
● Phần nội dung
CHƯƠNG 1.
1.1.
1.1.1.
1.1.2.
1.2.
1.3.
CHƯƠNG 2.
2.1.
2.1.1.
2.1.2.
2.1.3.
2.2.
2.2.1.
2.2.2.
2.2.3.
CHƯƠNG 3.
3.1
3.2
3.3
● KẾT LUẬN
▪ Tóm lược lại nội dung bài nghiên cứu
● Trang tài liệu tham khảo
● Trang phụ lục (nếu có)
● Bảng phân công và đánh giá hoàn tỉ lệ hoàn thành công việc của nhóm.

3. Cách thức ghi danh mục tài liệu tham khảo


● Ghi tài liệu tham khảo sách: Đầy đủ tên tác giả, năm phát hành, tên sách in
nghiêng, Nhà xuất bản, nơi xuất bản.
o Trần Kim Dung (2018), Đầu tư trực tiếp nước ngoài, Nxb. Tài
chính, Hà nội.
o Trần Thị Minh Đức (2016), Hiệu quả của FTA Việt Nam – Hàn
Quốc, Nxb. ĐH Quốc Gia Hà Nội.
● Ghi tài liệu tham khảo tạp chí: Tên tác giả (năm), tên đề tài cho vào ngoặc
kép, tên tạp chí in nghiêng, số, trang.
o Vũ Dũng (2020), “Đầu tư của Hàn Quốc vào vùng Đồng Bằng Sông
Cửu Long”, Tạp chí Hàn Quốc, số 1, tr.3-15.
● Ghi tài liệu tham khảo internet: Tên tác giả (năm), tên đề tài in nghiêng,
trên trang web (ngày truy cập).
o Thùy Linh (2021), Triển vọng đầu tư của Hàn Quốc vào lĩnh vực
bất động sản, trên trang https://vnexpress.net/kinh_te (truy cập
ngày 21 tháng 6 năm 2021)

4. Nội dung gợi ý


Ngoài những đề tài gợi ý dưới đây, nhóm có thể đề xuất những chủ đề tiểu luận liên quan
đến kinh tế Hàn Quốc mà mình quan tâm.
● Các chiến lược/chính sách phát triển kinh tế của Hàn Quốc qua các thời kỳ. Có thể
chọn 1 chính sách của HQ trong 1 giai đoạn nào đó. Ví dụ: chính sách Hướng
Nam mới của CP Moon Jae-in. (nên chọn giai đoạn 5 hoặc 10 năm để phân tích tốt
hơn là giai đoạn quá dài)
● Các ngành công nghiệp của Hàn Quốc: đóng tàu, chế tạo thép, ô-tô, điện tử, văn
hóa, mĩ phẩm, du lịch,… (chọn 1 ngành công nghiệp của HQ).
● Phong trào Saemaul Undong và kinh nghiệm phát triển nông thôn HQ đối với Việt
Nam.
● Chaebol/Tập đoàn kinh tế Hàn Quốc (quá trình phát triển, sự thay đổi).

● Hợp tác kinh tế Hàn Quốc – Việt Nam, đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam
(nghiên cứu chung về đầu tư của HQ vào VN hoặc đầu tư của HQ vào 1 lĩnh vực/
ngành nghề cụ thể).
● Kinh nghiệm phát triển kinh tế của Hàn Quốc (công nghiệp hóa, giáo dục, kỹ
thuật, ngành công nghiệp phụ trợ,…)

5. Tiêu chí chấm bài tiểu luận


KHUNG ĐIỂM
STT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
ĐIỂM CHẤM
Hình thức bài tiểu luận
● Đúng hình thức/ quy cách quy định (phần,
mục, kiểu chữ, cỡ chữ, căn lề, đánh số trang...).
1 1
● Đảm bảo đủ số trang.

● Không sai lỗi chính tả, dấu câu... (trừ 0.2


điểm mỗi lỗi sai chính tả, dấu câu).
Cấu trúc/ bố cục bài tiểu luận
2 ● Bố cục chặt chẽ, mạch lạc, hợp lý. 1
● Bố cục cân đối giữa việc viết các phần/mục...
Phần đặt vấn đề
● Đặt vấn đề ngắn gọn, lý do tiến hành nghiên
cứu thuyết phục, nêu rõ được vấn đề nghiên cứu.
● Mục đích và mục tiêu viết đúng, rõ ràng và cụ
3 thể. 1
● Nêu được phương pháp nghiên cứu.

● Đề tài có đóng góp mới, có ý nghĩa về lý


luận/ thực tiễn.

4 Phần giải quyết vấn đề và kết luận 5


● Nêu được lịch sử nghiên cứu vấn đề (tổng 1
hợp được kết quả và nêu những tồn tại/hạn
chế của các nghiên cứu trước đó)
● Nêu được các nghiên cứu trong nước và nước
ngoài (ưu tiên cộng điểm nếu có những nghiên
cứu tiếng Hàn/tiếng Anh).
● Trình bày được đúng và đầy đủ các khái niệm
công cụ liên quan đến bài tiểu luận; có trích dẫn 1
rõ nguồn cho các nội dung được sử dụng trong
bài tiểu luận.
● Phân tích các nội dung rõ ràng, chặt chẽ, có
luận cứ luận chứng rõ ràng.
● Bàn luận logic, phù hợp với nội dung, chương 2
mục cụ thể; thể hiện được quan điểm của người
viết.
● Kết luận tóm tắt được ý chính đã nghiên cứu,
nêu hạn chế nếu có làm cơ sở phát triển thêm 1
trong tương lai.
Danh mục tài liệu tham khảo và cách trích dẫn
● Trích dẫn đầy đủ các thông tin lấy từ tài liệu
5 khác. Mọi tài liệu tham khảo cần đưa vào danh 1
mục tài liệu tham khảo.
● Danh mục TLTK viết đúng theo quy định.
Tính ứng dụng, ý nghĩa thực tiễn
● Bài tiểu có tính thời sự và ý nghĩa thực tiễn,
6 có tính mới. 1
● Kiến nghị/ giải pháp của đề tài hợp lý, khả
thi.
Điểm tổng 10

6. Lưu ý
● Nộp bài chậm trễ mỗi ngày sẽ bị trừ 0.5 trên điểm tổng của bài làm.

● Bài làm phạm lỗi đạo văn, làm bài theo hình thức sao chép, cắt dán… mà không
có chú thích nguồn sẽ nhận điểm dưới trung bình cho bài tiểu luận cuối kỳ.

You might also like