You are on page 1of 8

QUY ĐỊNH VỀ THỂ THỨC CỦA TIỂU LUẬN

1) Trình bày và in Tiểu luận


- Tiểu luận phải được trình bày rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xoá, không có lỗi chính
tả và lỗi soạn thảo văn bản.
- Một bài viết tốt cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau: (i) Có cấu trúc/dàn bài rõ
ràng; (ii) Các ý chính đầy đủ và chính xác; (iii) Có lập luận chặt chẽ; (iv) Văn
phong (cách sử dụng câu chữ, ngôn từ...) rõ ràng và phù hợp.
- Khi triển khai đề tài, với những vấn đề cụ thể, sinh viên được khuyến khích sử
dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như: phương pháp phân tích
chính sách, phương pháp hệ thống, phương pháp nghiên cứu trường hợp,…Bên
cạnh đó, sinh viên cũng nên sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như:
phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, logic, lịch sử... để làm cho bài viết trở nên
sâu sắc, chặt chẽ, có chất lượng.
- Tiểu luận được trình bày trong khoảng 4.000 - 5.000 từ (10-13 trang), không kể
trang bìa, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục (nếu có).
- Tiểu luận được in trên giấy trắng hai mặt, khổ A4 (210 x 297mm), đóng bìa
giấy.
- Cấu trúc đầy đủ của một Tiểu luận (yêu cầu giữ đúng trình tự như dưới):
 TRANG BÌA
 PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI TIỂU LUẬN (mẫu kèm theo)
 PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỒNG ĐẲNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NHÓM
(mẫu kèm theo)
 MỤC LỤC
 MỞ ĐẦU
 NỘI DUNG CHÍNH (gồm các đề mục triển khai trực tiếp yêu cầu của
đề tài)
 KẾT LUẬN
 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 PHỤ LỤC (nếu có)
 NỘI DUNG CÔNG VIỆC CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

Stt Họ và tên Nội dung công việc thực hiện Ghi chú

1 - - -

2 - - -

1
3 - - -

4 - - -

- Trang bìa Tiểu luận:


 Tham khảo mẫu trang bìa kèm theo (cuối tài liệu hướng dẫn)
 Chữ trên trang bìa phải cân đối, nếu tên đề tài quá dài thì có thể chỉnh cỡ
chữ cho phù hợp với trang in
- Nộp tiểu luận:
 Mỗi nhóm nộp 01 quyển cho GV và gửi file trên LMS3
 Thời hạn nộp: ngày 20/11/2023
2) Soạn thảo văn bản
- Cỡ chữ: Tiểu luận được soạn thảo bằng cỡ chữ 13, phông chữ Times New
Roman; mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách
giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1.5 lines. Kiểu chữ của các đề mục cùng cấp
trong toàn bộ tiểu luận phải giống nhau. Kiểu chữ của các đề mục không cùng
cấp phải khác nhau và thống nhất trong toàn bộ tiểu luận.
- Định dạng trang văn bản: căn lề trên 2,5cm; lề dưới 2,5cm; lề trái 3cm; lề phải
2cm
- Đánh số trang của Tiểu luận: số trang được đánh ở chính giữa, phía trên đầu mỗi
trang giấy, bắt đầu từ trang đầu tiên của phần “Mở đầu”. Đánh số trang bằng số,
ví dụ: -1- (không dùng từ trang…).
- Các đề mục trong Tiểu luận: được đánh số thứ tự thành từng nhóm chữ số, nhiều
nhất gồm 3 chữ số với số thứ nhất chỉ số thứ tự của mục lớn. Tại mỗi nhóm đề
mục phải có ít nhất hai đề mục (nghĩa là không thể có đề mục 2.1.1 mà không có
đề mục 2.1.2 tiếp theo). Đề mục và nội dung của nó phải đi kèm với nhau, tránh
trường hợp đề mục nằm ở cuối trang trước mà nội dung ở đầu trang sau.
- Viết tắt: Không nên lạm dụng việc viết tắt. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc
thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong tiểu luận. Nếu cần viết tắt những từ, cụm
từ, thuật ngữ, tên cơ quan, tổ chức,… thì chỉ được viết tắt sau lần viết đầy đủ thứ
nhất (có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn).
3) Tài liệu tham khảo và cách trích dẫn
 Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa, mang tính chất gợi ý không phải của
riêng tác giả và mọi tham khảo khác phải được trích dẫn và chỉ rõ nguồn
trong Danh mục tài liệu tham khảo. Không được phép sao chép nguyên
văn ý tưởng, bài viết của người khác từ bất kỳ nguồn nào mà không có
trích dẫn. Bài tiểu luận nào phạm lỗi sao chép ý tưởng của người khác
mà không có trích dẫn sẽ bị trừ 1/2 số điểm của bài tiểu luận đó.

2
 Nếu không có điều kiện tiếp cận một tài liệu gốc mà phải trích dẫn thông
qua một tài liệu khác thì phải nêu rõ cách trích dẫn này, đồng thời tài liệu
gốc đó phải được liệt kê trong Danh mục tài liệu tham khảo.
 Khi cần trích dẫn một đoạn ít hơn hai câu hoặc bốn dòng đánh máy thì có
thể sử dụng ngoặc kép để mở đầu và kết thúc phần trích dẫn. Nếu cần trích
dẫn dài hơn thì phải tách phần này thành một đoạn riêng khỏi phần nội
dung đang trình bày, với lề trái lùi vào thêm 2cm. Khi này mở đầu và kết
thúc đoạn trích không cần sử dụng dấu ngoặc kép.
 Việc chú dẫn tài liệu tham khảo phải theo kiểu APA (phiên bản 6), khi
cần có cả số trang, ví dụ Nye (2011, 44).

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO (mẫu)


Tài liệu tiếng Việt
Nguyễn Văn Bắc (2016). Tự do tôn giáo – Một phương diện của quyền lực mềm ở
Hoa Kỳ. Châu Mỹ ngày nay, số 1 (214), 56-66.
Lê Hải Bình (2019). Xu thế tập hợp lực lượng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương:
Các nhân tố tác động và triển vọng. Nghiên cứu Quốc tế, số 4 (119), 7-30.
Đỗ Lê Chi (2019). Chính sách liên minh của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình
Dương. Châu Mỹ ngày nay, số 2 (251), 3-16.
Nữu Tiên Chung (2002). Dự báo chiến lược thế kỷ XXI. Quách Hải Lượng, Trần
Xuân Nhiễm dịch. Hà Nội: Học viện Quan hệ Quốc tế.
Tài liệu tiếng nước ngoài
Hayden, Craig (2012). The Rhetoric of Soft Power Public Diplomacy in Global
Contexts. Lexington Books.
Hunt, Michael H. (1987). Ideology and U.S. Foreign Policy. Yale University Press.
Jordan, Terry L. (2013). The U.S. Constitution and Fascinating Facts about It. 8th
edition. Naperville: Oak Hill Publishing Company.
Kurlantzick, Joshua (2005). The Decline of American Soft Power. Current History,
419-424.
Các trang web hỗ trợ
White House (2021a). Remarks by President Biden on America’s Place in the World.
Accessed Jun 10, 2021. https://www.whitehouse.gov/briefing-room/speeches-
remarks/2021/02/04/remarks-by-president-biden-on-americas-place-in-the-world/.
White House (2021b). Interim National Security Strategy Guidance. Accessed May
10, 2021. https://www.whitehouse.gov/wp-content/uploads/2021/03/NSC-1v2.pdf.

3
White House (2022). Indo-Pacific Strategy of the United States. Accessed Feb 11,
2022. https://www.whitehouse.gov/wp-content/uploads/2022/02/U.S.-Indo-Pacific-
Strategy.pdf.
Yale Law School. President Woodrow Wilson’s Fourteen Points. Accessed Feb 19,
2020. https://avalon.law.yale.edu/20th_century/wilson14.asp.

4
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
KHOA QUỐC TẾ HỌC
  

TIỂU LUẬN
LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ

TÊN ĐỀ TÀI

Giảng viên bộ môn :


Nhóm sinh viên thực hiện : ……………………
Lớp :

5
Đà Nẵng - 11/2023

6
PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI TIỂU LUẬN

TT Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Điểm


đánh giá
1 Tiểu luận có bố cục/cấu trúc rõ ràng và đáp ứng 2
được yêu cầu của đề tài

2 Nội dung chính của tiểu luận được triển khai 5


đầy đủ; thông tin phù hợp, chính xác và cập
nhật; lập luận chặt chẽ và logic

3 Tiểu luận được diễn đạt với văn phong phù hợp, 1
rõ ràng, mạch lạc

4 Tiểu luận được trình bày sạch sẽ, không có lỗi 1


chính tả và lỗi soạn thảo văn bản

5 Tiểu luận có trích dẫn nguồn tham khảo và trình 0,5


bày Danh mục tài liệu tham khảo đúng quy định

6 Tiểu luận đảm bảo quy định về độ dài 0,5

10
TỔNG CỘNG

7
PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỒNG ĐẲNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NHÓM

TT Tiêu chí đánh giá Nguyễn Văn A Nguyễn Thị B Nguyễn Thị C
Tham gia đầy đủ và
1 đúng giờ các buổi
làm việc nhóm (2đ)

Có đóng góp trong


2 các buổi thảo luận
nhóm (2đ)

Hoàn thành đúng và


3 đủ nhiệm vụ/công
việc được giao (4đ)

Có thái độ hợp tác,


thân thiện và giúp
4 đỡ các thành viên
khác trong nhóm
(1đ)

Có đóng góp quan


trọng vào thành
công của nhóm (có
5 sáng kiến, ý tưởng,
là nhóm
trưởng,...) (1đ)

TỔNG CỘNG

Nguyễn Văn A Nguyễn Thị B Nguyễn Thị C


ĐIỂM
BÀI TIỂU LUẬN (70%)
ĐIỂM HOẠT ĐỘNG
NHÓM (30%)
ĐIỂM CUỐI CÙNG

CHỮ KÝ CỦA GV

You might also like