You are on page 1of 4

NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH - LỚP K2022 VB1/TP3 -

quynhnguyen.88223020050@st.ueh.edu.com
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Từ cổ chí kim, bất kỳ doanh nghiệp, công ty hay tập đoàn thương mại nào muốn tạo ra doanh thu
đều phải thông qua bước mua vào và bán ra. Trên thị trường tiêu dùng hiện nay, việc đáp ứng
nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao với nhiều mặt hàng hóa khác nhau dẫn đến việc cung ứng các sản
phẩm cũng ngày một phát triển. Thành phần các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương
mại hàng hóa cũng gia tăng với mức độ đáng kể, ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Để tạo ra
được thương hiệu riêng cho bản thân doanh nghiệp, đem lại lợi nhuận cao, kết quả hoạt động
kinh doanh tốt thì doanh nghiệp phải biết nắm bắt, quản lý tốt các quy trình thu mua, bảo quản,
lưu thông hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách hoàn hảo. Từ đó doanh nghiệp cần đảm
bảo chất lượng từ khâu mua hàng đến khâu bán hàng. Như vậy, để chúng ta có thể biết được ở
một công ty thương mại có thể ổn định được nguồn hàng phục vụ cho khách hàng cho đến công
tác quản lý, dự trữ như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất trong kinh doanh thì công tác kế
toán mua bán hàng hóa đóng vai trò chủ chốt trong các công ty thương mại. Vậy để biết được
trong việc mua vào bán ra này bao gồm những bước gì, bộ máy vận hành ra sao em đã quyết
định chọn đề tài “Kế toán mua bán hàng hóa trong Công ty TNHH Thương Mại Thu
Hồng”, từ đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu sâu hơn về quá trình mua bán thực tế tại công ty và dùng
nó làm đề tài cho khóa luận này.
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu chung của nghiên cứu là tìm hiểu sâu hơn về quá trình trao đổi hàng hóa giữa người
mua và người bán, biết được tầm quan trọng của việc mua bán hàng hóa trong lĩnh vực thương
mại. Nhằm hoàn thiện hơn về chế độ kế toán giữa lý thuyết và thực tế phát sinh, hiểu rõ bản chất
và cách áp dụng chế độ kế toán cũng như việc hạch toán sổ sách một cách chính xác.
Từ đó chúng ta biết được những khó khăn, hạn chế mà doanh nghiệp gặp phải về công tác kế
toán nói chung và công tác kế toán mua bán hàng hóa nói riêng và đề xuất ra những giải pháp
khắc phục hiệu quả. Việc nghiên cứu công tác kế toán mua bán hàng hóa là cần thiết giúp doanh
nghiệp nắm bắt kịp thời thông tin quản lý, nâng cao hiệu quả trong kinh doanh có thể cạnh tranh
tốt hơn trên thị trường thương mại hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập thông tin, số liệu sơ cấp: dữ liệu thu thập trực tiếp, khảo sát tình hình hoạt
động của công ty
Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp: dữ liệu thu thập từ những nguồn có sẵn, thường
là dữ liệu đã qua tổng hợp, xử lý
Phương pháp phân tích: phân tích đánh giá tổng hợp về tình hình hoạt động chung và đưa ra các
ưu nhược điểm từ đó đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty trong thời điểm hiện tại và phát
triển trong tương lai.
Phương pháp tổng hợp: liên kết quá trình nghiên cứu thành một kết luận hoàn thiện, đầy đủ, chỉ
ra được các mối liên hệ giữa chúng.
Phương pháp thống kê so sánh: so sánh các chỉ tiêu có liên quan giữa các kỳ với nhau qua đó rút
ra những nhận xét về nhân tố làm hạn chế hoặc thúc đẩy hoạt động của công tác kế toán mua bán
hàng hóa
Chương 1: Sử dụng phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp
Chương 2: Sử dụng phương pháp thu thập thông tin, số liệu sơ cấp và thứ cấp
Chương 3: Sử dụng phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp. Phương pháp phân tích và
tổng hợp. Phương pháp thống kê so sánh
Chương 4: Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp
Và các phương pháp kế toán: phương pháp chứng từ kế toán.
Phạm vi nghiên cứu:
Bài nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận về kế toán mua bán hàng hóa trong điều kiện áp dụng
chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS). Để công tác mua bán hàng hóa có thể được tiến hành một
cách có hệ thống, làm cơ sở lý thuyết cho việc so sánh với thực tế phát sinh tại doanh nghiệp.
Giới hạn của đề tài
Về không gian: tại Công ty TNHH Thương Mại Thu Hồng
Về thời gian: tháng 04/2023 đến tháng 06/2023.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI DOANH
NGHIỆP THƯƠNG MẠI
1.1 Khái niệm chung
1.1.1 Hàng hóa là gì?
1.1.2 Mua hàng là gì? Đặc điểm? Vai trò
1.1.3 Bán hàng là gì? Đặc điểm? Vai trò

1.2 Kế toán chi tiết hàng hóa


1.2.1 Tính giá hàng hóa
1.2.1.1 Tính giá hàng hóa nhập kho
1.2.1.2 Tính giá hàng hóa xuất kho
1.2.2 Các phương pháp kế toán chi tiết hàng hóa
1.2.2.1 Phương pháp thẻ song song
1.2.2.2 Phương pháp sổ số dư

1.3 Kế toán tổng hợp hàng hóa


1.3.1 Tài khoản
1.3.2 Chứng từ
1.3.3 Sổ sách
1.3.4 Trình tự hạch toán

1.4 Vận dụng hệ thống sổ sách vào công tác kế toán


1.4.1 Sổ kế toán tổng hợp
1.4.2 Sổ kế toán chi tiết

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THU HỒNG


2.1 Giới thiệu về đơn vị thực tập

2.2 Lịch sử hình thành và phát triển

2.3 Chức năng, nhiệm vụ

2.4 Tình hình hoạt động của đơn vị


2.4.1 Thuận lợi
2.4.2 Khó khăn

2.5 Đặc điểm, sản phẩm, hàng hóa dịch vụ ảnh hưởng đến việc lựa chọn các chính sách kế toán
của đơn vị
2.5.1 Các loại sản phẩm
2.5.2 Đặc điểm

2.6 Bộ máy quản lý


2.6.1 Sơ đồ bộ máy quản lý
2.6.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận

2.7 Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị


2.7.1 Sơ đồ bộ máy kế toán
2.7.2 Chức năng nhiệm vụ của các phần hành
2.7.3 Hình thức kế toán
2.7.4 Chế độ và chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị
2.7.5 Tổ chức hệ thống chứng từ
2.7.6 Tổ chức hệ thống tài khoản
2.7.7 Tổ chức hệ thống sổ sách
2.7.8 Tổ chức hệ thống báo cáo

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI THU HỒNG
3.1 Phân loại hàng hóa

3.2 Hoạt động mua bán hàng hóa


3.2.1 Quy trình mua hàng
3.2.2 Giá hàng hóa nhập kho
3.2.3 Quy trình bán hàng
3.2.4 Giá hàng hóa xuất kho
3.2.5 Yêu cầu quản lý hàng hóa
3.2.6 Công tác kiểm kê hàng hóa

3.3 Kế toán hàng hóa chi tiết


3.3.1 Nhập kho
3.3.2 Xuất kho
3.3.3. Phương pháp kế toán

3.4 Kế toán tổng hợp hàng hóa


3.4.1 Tài khoản sử dụng
3.4.2 Chứng từ sử dụng
3.4.3 Sổ sách sử dụng

CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ


4.1 Nhận xét
4.1.1 Ưu điểm
4.1.2 Nhược điểm

4.2 Kiến nghị

KẾT LUẬN

You might also like