You are on page 1of 119

-----o0o-----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT


QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH MTQ HẢI
PHONG

HÀ NỘI 2022

1
LỜI MỞ ĐẦU
1.
Trong nền kinh tế thị trường, các công ty tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh
tạo ra các loại hàng hóa và cung cấp dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường thông qua
quá trình bán hàng với mục tiêu lợi nhuận. Hoạt động sản xuất kinh doanh là quá trình
liên tục từ sản xuất đến bán hàng hóa nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của công ty.
Trong đó mỗi khâu có vai trò khác nhau, khâu sản xuất tạo ra hàng hóa đáp ứng tối đa
nhu cầu thị trường, khâu bán hàng tuy không tạo ra khối lượng hàng hóa mới cho xã hội
nhưng đưa hàng hóa của công ty đến tay người tiêu dùng, tạo ra doanh thu và lợi nhuận
cho công ty. Như vậy quá trình bán hàng chứng minh sự tồn tại và phát triển của công ty
trên thị trường. Thông qua bán hàng hóa công ty thu hồi vốn để tiếp tục sản xuất kinh
doanh. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là cơ sở quan trọng để nhà quản trị công ty
ra các quyết định về tương lai của công ty.
2
Nhận thức được tầm quan trọng của quá trình bán hàng, hàng hóa đối với công ty
cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân đòi hỏi công ty phải có biện pháp tổ chức và quản
lý hiệu quả quá trình bán hàng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công
ty. Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
một cách khoa học, hợp lý, đúng chế độ nhà nước là cần thiết với mọi công ty. Nhất là
trong nền kinh tế thị trường, công ty có nhiều cơ hội cũng như thách thức yêu cầu tổ chức
công tác kế toán nói chung và kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh như thế nào để đảm bảo tính khoa học, hợp lý càng trở nên cấp thiết đối với
mọi công ty.
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu, phân tích về công tác kế toán bán hàng và xác định
kết quả bán hàng, song với mỗi loại hình doanh nghiệp, với mỗi điều kiện môi trường và
lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau thì yêu cầu đặt ra cũng khác nhau. Mặt
khác cùng với sự phát triển và biến đổi không ngừng của nền kinh tế, những vấn đề về kế
toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng cũng luôn thay đổi.
Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH MTQ Hải Phong, nhận thức được tầm
quan trọng của công tác kế toán bán hàng, với mong muốn tiếp cận và vận dụng những
kiến thức đã học vào thực tiễn nên em quyết định lựa chọn đề tài:
“ Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH MTQ Hải
Phong” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán
hàng tại Công ty TNHH MTQ Hải Phong để đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng: Đề tài nghiên cứu về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng theo
chế độ kế toán mà công ty sử dụng.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Công ty TNHH MTQ Hải Phong.
+ Phạm vi thời gian: Quý 4 năm 2021.
- Lĩnh vực nghiên cứu: Kế toán tài chính.
4. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu của báo cáo tốt nghiệp gồm có 3 chương
3
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong
doanh nghiệp thương mại
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán kế toán bán hàng và xác định kết quả bán
hàng tại công ty TNHH MTQ Hải Phong
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán kế toán bán hàng và
xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH MTQ Hải Phong

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH


KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
1.1. Một số vấn đề chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
trong doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm bán hàng
Bán hàng là việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa gắn với phần lớn
lợi ích hoặc rủi ro cho khách hàng đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc
chấp nhận thanh toán. Bán hàng là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất -
kinh doanh, đây là quá trình chuyển giao vốn từ hình thái vốn sản phẩm, hàng hóa
sang hình thái vốn tiền tệ hoặc vốn trong thanh toán.
Theo phạm trù kinh tế: “Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thông qua bán hàng giá trị và giá trị
sử dụng của hàng hóa được thực hiện, vốn của doanh nghiêp được chuyển từ hình
thái vật chất (hàng hóa) sang hình thái giá trị (tiền tệ), doanh nghiệp thu hồi được
vốn đã bỏ ra, bù đắp chi phí và có nguồn tích lũy để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Xác định kết quả bán hàng: Xác định kết quả bán hàng là việc so sánh giữa
chi phí kinh doanh đã bỏ ra và thu nhập kinh doanh đã thu về trong kỳ. Nếu thu
nhập lớn hơn chi phí thì kết quả bán hàng là lãi, thu nhập nhỏ hơn chi phí thì kết
quả bán hàng là lỗ. Việc xác định kết quả bán hàng thường được tiến hành vào

4
cuối kỳ kinh doanh thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm, tùy thuộc vào đặc
điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp.
1.1.2. Đặc điểm hoạt động bán hàng
Bán hàng góp phần điều hòa giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa tiền và hàng,
giữa khả năng và nhu cầu, là điều kiện để đảm bảo sự phát triển cân đối trong từng
ngành cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Quá trình bán hàng có đặc điểm chính sau đây:
- Có sự trao đổi thỏa thuận giữa người mua và người bán, người bán đồng ý
bán, người mua đồng ý mua, họ trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền.
- Có sự thay đổi quyền sở hữu hàng hóa: Người bán mất quyền sở hữu, người
mua có quyền sở hữu hàng hóa đã mua. Trong quá trình bán hàng, các doanh
nghiệp cung cấp cho khách hàng một khối lượng hàng hóa và nhận lại của khách
hàng một khoản gọi là doanh thu bán hàng. Số doanh thu này là cơ sở để doanh
nghiệp xác định kết quả bán hàng của mình.
1.1.3. Các phương thức bán hàng và thanh toán
1.1.3.1. Các phương thức bán hàng
 Phương thức bán buôn
Bán buôn hàng hoá được hiểu là hình thức cung ứng dịch vụ hàng hóa với
khối lượng lớn hoặc theo lô hàng với giá được chiết khấu hoặc giá gốc qua các
trung gian thương mại như đại lý, tổng đại lý, nhà phân phối... Phương thức này có
thuận lợi là có thể giúp cho doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh, đẩy nhanh vòng quay
của vốn do khối lượng hàng hóa tiêu thụ lớn.
Đặc điểm của hàng hóa bán buôn là hàng hóa vẫn nằm trong lĩnh vực lưu
thông, chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng, do vậy, giá trị và giá trị của hàng hóa chưa
được thực hiện. Hàng hóa bán buôn thường được bán theo lô hàng hoặc bán với số
lượng lớn. Giá bán biến động tùy thuộc vào khối lượng hàng bán và phương thức
thanh toán.
 Phương thức bán buôn qua kho
“Bán buôn qua kho” là hoạt động doanh nghiệp bán hàng hóa, dịch vụ được
xuất trực tiếp từ kho của mình. Bán buôn qua kho bao gồm theo hình thức giao
5
hàng trực tiếp hoặc bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng.
 Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp: Theo hình
thức này, bên mua cử đại diện đến kho của doanh nghiệp thương mại để nhận
hàng. Doanh nghiệp thương mại xuất kho hàng hóa giao trực tiếp cho đại diện bên
mua. Sau khi đại diện bên mua nhận đủ hàng, thanh toán tiền hoặc chấp nhận nợ
hàng hóa được xác định là tiêu thụ.
 Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này
căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết hoặc theo đơn đặt hàng, doanh nghiệp
thương mại xuất kho hàng hóa, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài
chuyển đến kho của bên mua hoặc một địa điểm nào đó quy định trên hợp đồng.
Hàng hóa chuyển bán vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp cho đến khi bên
mua kiểm nhận, thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Chi phí vận chuyển do
doanh nghiệp thương mại chịu hay do bên mua chịu là do sự thỏa thuận từ trước
giữa hai bên. Nếu bên bán chịu thì sẽ được ghi nhận vào chi phí bán hàng, nếu bên
mua chịu thì bên bán sẽ thu tiền của bên mua.
 Phương thức bán buôn vận chuyển thẳng
“Bán buôn vận chuyển thẳng” là hình thức bán mà doanh nghiệp sau khi tiến
hành mua lại hàng hóa, nhận được hàng không đưa về nhập kho mà chuyển thẳng
đến cho bên mua. Hình thức này bao gồm:
 Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp (hình
thức bán giao tay ba): Doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, giao trực tiếp
cho đại diện bên mua tại kho người bán. Sau khi đại diện bên mua kí nhận đủ hàng,
bên mua đã thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ, hàng hóa được xác nhận là
tiêu thụ.
 Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức gửi hàng: Doanh
nghiệp thương mại sau khi mua hàng, nhận hàng mua, doanh nghiệp dùng phương
tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài vận chuyển hàng đến giao cho bên mua ở địa
điểm đã được thỏa thuận. Hàng hóa chuyển bán trong trường hợp này vẫn thuộc
quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại. Khi bên mua đã nhận được hàng,
thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng thì hàng hóa chuyển đi mới được
6
xác định là tiêu thụ.
 Phương thức bán lẻ
Bán lẻ là phương thức bán hàng hóa, dịch vụ với số lượng ít, nhỏ lẻ, được áp
dụng trực tiếp với người tiêu dùng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Bán lẻ có nhiều
hình thức thực hiện, đa dạng hơn bán buôn. Phương thức bán lẻ gồm các hình thức
sau:
- Bán lẻ thu tiền tập trung: Là hình thức bán hàng mà trong đó tách rời nghiệp
vụ thu tiền của người mua và nghiệp vụ giao hàng cho người mua. Mỗi quầy hàng
có một nhân viên thu tiền làm nhiệm vụ thu tiền của khách, viết hóa đơn hoặc tích
kê cho khách để khách đến nhận hàng ở quầy hàng do nhân viên bán hàng giao.
- Bán lẻ thu tiền trực tiếp: Hình thức kinh doanh bán lẻ mà nhân viên bán
hàng sẽ thực hiện nhiệm vụ thu tiền và giao hàng cho khách trực tiếp. Sau khi giao
dịch thành công, nhân viên bán hàng tiến hành làm giấy nộp tiền và nộp lại tiền
cho thu ngân và kiểm kê lại hàng còn tồn kho xác định lượng hàng còn tồn và
hàng bán trong ngày để lập báo cáo.
- Bán lẻ tự phục vụ: Khách hàng tự lựa chọn sản phẩm mình muốn mua và
đem ra quầy thu ngân để thanh toán. Siêu thị và các trung tâm thương mại phần lớn
áp dụng hình thức bán hàng này.
- Bán hàng tự động: Là quá trình bán lẻ được giao dịch trên các sàn thương
mại điện tử sử dụng để bán hàng tự động. Sử dụng cho một hoặc nhiều sản phẩm
khác nhau có thể đặt và xem sản phẩm mọi lúc mọi nơi. Đây là hình thức khá phổ
biến tại Việt Nam hiện nay bởi khách hàng muốn mua hàng nhanh gọn và tiết kiệm
thời gian.
 Phương thức hàng đổi hàng
Theo phương thức này doanh nghiệp dùng sản phẩm hàng hóa của mình để
đổi lấy sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp khác hay còn gọi là phương thức
thanh toán bù trữ lẫn nhau. Khi đó ở doanh nghiệp vừa phát sinh nghiệp vụ bán
hàng vừa phát sinh nghiệp vụ mua hàng.
 Phương thức bán hàng đại lý
Phương thức bán hàng đại lý là phương thức mà bên chủ hàng (bên giao đại
7
lý) xuất hàng giao cho bên nhận đại lý (bên đại lý) để bán. Bên đại lý sẽ được
hưởng thù lao đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.
 Phương thức bán hàng trả góp
Với hình thức bán hàng này, khách hàng có thể trả tiền cho doanh nghiệp
thành nhiều lần theo các chính sách trả góp. Doanh nghiệp sẽ nhận được khoản lãi
do khách hàng trả chậm.
 Phương thức tiêu thụ nội bộ
Là phương thức bán hàng các đơn vị thành viên trong cùng doanh nghiệp với
nhau giữa đơn vị chính với các đơn vị trực thuộc hoặc sử dụng sản phẩm, hàng hóa
cho mục đích biếu tặng, quảng cáo hay để trả công cho người lao động thay tiền
lương.
1.1.3.2. Các phương thức thanh toán
Để cạnh tranh trong cơ chế thị trường như hiện nay, đa dạng hoá phương thức
thanh toán cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu để đẩy mạnh tiêu thụ. Các
hình thức thanh toán bao gồm :
-Thanh toán ngay: là hình thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản
qua ngân hàng.
-Thanh toán bù trừ: Khi khách hàng đó ứng trước cho doanh nghiệp một
khoản tiền hàng, sau khi nhận hàng thì số tiền còn phải trả được tính bằng tổng giá
thanh toán trừ đi số tiền hàng đó ứng trước.
-Cho nợ: đối với những khách hàng truyền thống, thường xuyên hoặc khách
hàng có uy tín, doanh nghiệp có thể bán chịu trong một khoảng thời nhất định được
ghi trong hợp đồng. Nếu khách hàng thanh toán trước thời hạn thì sẽ được hưởng
chiết khấu thanh toán theo quy định của doanh nghiệp(nếu có). Tuy nhiên trong
trường hợp có những bằng chứng đáng tin cậy về việc khách hàng không có khả
năng thanh toán (phá sản, giải thể....) thì doanh nghiệp phải tiến hành trích lập dự
phòng cho những khoản phải thu khó đòi vào cuối niên độ kế toán trước khi lập
báo cáo tài chính. Mức lập dự phòng phải thu khóđòi phải phù hợp với chế độ kế
toán hiện hành.

8
-Trả góp: Đây là một hình thức tín dụng của doanh nghiệp cho phép khách
hàng được trả dần khoản nợ theo từng phần trong từng khoảng thời gian nhất định.
Mức trả và thời gian thanh toán do doanh nghiệp quyết định. Số tiền trả góp
thường bằng số tiền trả ngay cộng với một khoản lãi nhất định do trả chậm.
1.2. Kế toán bán hàng và cung cấp dịch vụ, kế toán các khoản giảm trừ doanh
thu
1.2.1. Kế toán bán hàng và cung cấp dịch vụ
Theo chuẩn mực kế toán số 14 – “Doanh thu và thu nhập khác” trong hệ
thống chuẩn mực kế toán Việt nam theo quyết định 149/2001/QĐ – BTC của Bộ
trưởng Bộ tài chính ban hành ngày 31/12/2001 thì:
“Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong
kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của
doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu”.
 Điều kiện ghi nhận doanh thu:
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm điều
kiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở
hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu
hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán
hàng.
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
 Một số trường hợp không được ghi nhận vào doanh thu:
- Trị giá hàng hóa vật tư bán thành phẩm xuất giao cho bên ngoài gia công chế
biến.
- Trị giá sản phẩm, bán thành phẩm, dịch vụ cung cấp giữa các đơn vị thành
viên trong một công ty, tổng công ty hạch toán toàn ngành (Sản phẩm, bán thành
phẩm, dịch vụ tiêu dùng nội bộ).
9
- Số tiền thu về được từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ.
- Trị giá thành phẩm, hàng hóa đang gửi bán, dịch vụ hoàn thành đã cung cấp
cho khách hàng nhưng chưa được người mua chấp nhận thanh toán.
- Trị giá hàng gửi bán theo phương thức gửi bán đại lý, ký gửi (chưa được xác
định là tiêu thụ).
- Các khoản thu nhập khác không được gọi là doanh thu tiêu thụ và cung cấp
dịch vụ.
 Nguyên tắc xác định doanh thu bán hàng:
- Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu
được.
- Doanh thu phát sinh trong giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa công ty
với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của
các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ đi các khoản chiết khấu thương
mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại.
- Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì doanh
thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được
trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suất
hiện hành.
 Chứng từ sử dụng
Tuỳ theo phương thức, hình thức tiêu thụ, kế toán tiêu thụ sử dụng các chứng
từ kế toán sau:
 Hoá đơn giá trị gia tăng.
 Hoá đơn bán hàng thông thường.
 Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
 Hợp đồng, đơn đặt hàng, hóa đơn vận chuyển
 Các chứng từ thanh toán (phiếu thu, séc chuyển khoản, séc thanh toán, uỷ
nhiệm thu, giấy báo có của Ngân hàng, sổ phụ Ngân hàng...).
 Bảng kê bán lẻ hàng hóa.
 Tờ khai thuế.

10
 Các chứng từ khác có liên quan..
 Tài khoản sử dụng
TK 511 – “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”.
Tài khoản này dùng để phản ánh Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của
doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động SXKD từ các giao dịch và các
nghiệp vụ sau:
- Bán hàng: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và bán hàng hóa mua vào.
- Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thỏa mãn theo hợp đồng trong một kỳ,
hoặc nhiều kỳ kế toán, như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho thuê TSCĐ theo
phương thức cho thuê hoạt động.
Nội dung và kết cấu của TK 511:
511 “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
Các khoản thuế gián thu Doanh thu bán sản phẩm, hàng
phải nộp (GTGT, TTĐB, hóa, bất động sản đầu tư và
XK, BVMT). Các khoản cung cấp dịch vụ của doanh
giảm trừ doanh thu. Kết nghiệp thực hiện trong kỳ kế
chuyển doanh thu thuần về toán
TK 911- Xác định kết quả
bán hàng
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết thành 4 tài khoản cấp
hai như sau:
TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa.
TK 5112: Doanh thu bán thành phẩm.
TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ.
TK 5118: Doanh thu khác.
 Phương pháp hạch toán doanh thu bán hàng

11
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kế toán doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ

(Nguồn: Theo thông tư 133 /2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ tài chính)
1.2.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
 Khái niệm
Các khoản giảm trừ doanh thu là số tiền người bán thưởng, giảm trừ cho
khách hàng khi họ mua hàng. Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: giảm giá
hàng bán, chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại. Theo Chuẩn mực kế toán số
14 “Doanh thu và thu nhập khác” có các định nghĩa:
Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp giảm giá niêm yết cho khách
hàng khi mua với số lượng lớn.
Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm
chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
Giá trị hàng bán bị trả lại: là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu
thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
 Điều kiện áp dụng và phương pháp hạch toán
Điều kiện áp dụng
Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại phát sinh
cùng kỳ tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ được điều chỉnh giảm doanh thu tại
kỳ phát sinh;

12
Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ
sau mới phát sinh chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán hoặc hàng bán bị trả
lại thì doanh nghiệp được ghi giảm doanh thu theo nguyên tắc:
+ Nếu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau phải
giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại nhưng phát sinh trước thời điểm
phát hành Báo cáo tài chính, kế toán phải coi đây là một sự kiện cần điều chỉnh
phát sinh sau ngày lập Bảng cân đối kế toán và ghi giảm doanh thu, trên Báo cáo
tài chính của kỳ lập báo cáo (kỳ trước).
Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ phải giảm giá, phải chiết khấu
thương mại, bị trả lại sau thời điểm phát hành Báo cáo tài chính thì doanh nghiệp
ghi giảm doanh thu của kỳ phát sinh (kỳ sau).
Chiết khấu thương mại phải trả là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết
cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Bên bán hàng thực hiện kế toán
chiết khấu thương mại theo những nguyên tắc sau:
+ Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoản
chiết khấu thương mại cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người mua
phải thanh toán (giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã trừ chiết khấu thương
mại) thì doanh nghiệp (bên bán hàng) không sử dụng tài khoản này, doanh thu bán
hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại (doanh thu thuần).
+ Kế toán phải theo dõi riêng khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp
chi trả cho người mua nhưng chưa được phản ánh là khoản giảm trừ số tiền phải
thanh toán trên hóa đơn. Trường hợp này, bên bán ghi nhận doanh thu ban đầu theo
giá chưa trừ chiết khấu thương mại (doanh thu gộp). Khoản chiết khấu thương mại
cần phải theo dõi riêng trên tài khoản này thường phát sinh trong các trường hợp
như:
+ Số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng
được ghi trên hoá đơn lần cuối cùng. Trường hợp này có thể phát sinh do người
mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu và
khoản chiết khấu thương mại chỉ được xác định trong lần mua cuối cùng;

13
Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hoá
kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh
tế. Bên bán hàng thực hiện kế toán giảm giá hàng bán theo những nguyên tắc sau:
+ Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoản
giảm giá hàng bán cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người mua phải
thanh toán (giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm) thì doanh nghiệp (bên
bán hàng) không sử dụng tài khoản này, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã
giảm (doanh thu thuần).
+ Chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm
giá sau khi đã bán hàng (đã ghi nhận doanh thu) và phát hành hoá đơn (giảm giá
ngoài hoá đơn) do hàng bán kém, mất phẩm chất...
Đối với hàng bán bị trả lại, tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của số sản
phẩm, hàng hóa bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: Vi phạm cam kết, vi
phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy
cách.
Kế toán phải theo dõi chi tiết chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán
bị trả lại cho từng khách hàng và từng loại hàng bán, như: bán hàng (sản phẩm,
hàng hoá), cung cấp dịch vụ. Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ sang tài khoản 511 -
"Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" để xác định doanh thu thuần của khối
lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thực tế thực hiện trong kỳ báo cáo.
Phương pháp hạch toán
Theo thông tư 133/2016/TT-BTC đã bỏ hết các tài khoản theo dõi các khoản
giảm trừ doanh thu như hàng bán bị trả lại, khoản giảm giá hàng bán và chiết khấu
thương mại.
Khi có các khoản giảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳ thì kế toán ghi nhận
trên TK 511: kèm theo sơ đồ 1.1
* Lưu ý: - Các khoản giảm giá, chiết khấu thương mại là giá đã giảm trừ trên
hóa đơn (giá bán là giá đã giảm, trừ- doanh thu thuần) thì k phải ghi nợ vài tài
khoản 511. - Chỉ khi các khoản giảm trừ chưa thể hiện giảm giá trên hóa đơn (xuất

14
riêng hóa đơn giảm giá), hàng bán bị trả lại thì mới đượ giảm doanh thu bán hàng
(ghi nợ TK 511).
1.3. Kế toán giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán: Phản ánh toàn bộ chi phí cần thiết để mua hàng bán hoặc
để sản xuất hàng bán đó.
Đối với các hoạt động thương mại, giá vốn hàng bán là giá thanh toán hàng
mua và toàn bộ chi phí liên quan đến việc mua hàng.
Theo quy định, khi phản ánh lên sổ kế toán hàng hóa được phản ánh theo giá
thực tế nhằm đảm bảo nguyên tắc giá gốc.
Như vậy, giá vốn được xác định bằng giá mua thực tế của hàng hóa nếu bsn
hàng không qua kho, hoặc xác định theo giá xuất kho theo một trong các phương
pháp xuất kho theo quy định nếu bán hàng xuất từ kho.
1.3.1. Phương pháp tính giá vốn
Đối với bán hàng xuất từ kho, giá vốn được xác định thông qua giá xuất kho.
Giá xuất kho dựa trên giá thực tế nhập kho của hàng hóa và các phương pháp xuất
kho.
- Giá thực tế của hàng nhập kho:
Trường hợp hàng hóa mua ngoài ( là chủ yếu trong doanh nghiệp thương mại):
- Nguyên vật liệu mua ngoài:
Trị giá thực tế Giá mua trên hóa Chi phí thu mua Các khoản giảm
của hàng hoá = đơn (Cả thuế NK + (kể cả hao mòn - trừ phát sinh
ngoại nhập nếu có) trong định mức) khi mua HH
- Các phương pháp tính giá xuất kho:
+ ) Phương pháp nhập trước ,xuất trước (FIFO)
Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàng
tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất trước, và giá trị hàng tồn
kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm
cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá trị của
lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho

15
cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối
kỳ còn tồn kho.
Ưu điểm: Phương pháp này giúp chúng ta có thể tính được ngay giá trị vốn
hàng xuất kho từng lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế
toán ghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý. Trị giá vốn của hàng tồn
kho sẽ tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó. Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn
kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn.
Nhược điểm: Phương pháp này có nhược điểm là làm cho doanh thu hiện tại
không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại. Theo phương pháp này, doanh
thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hóa đã có được từ cách
đó rất lâu. Đồng thời nếu số lượng chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất
liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc
sẽ tăng lên rất nhiều.
+) Phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ
Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính giá vốn của hàng xuất kho trong
kỳ. Tùy theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng mà kế toán hàng tồn kho căn cứ
vào giá nhập, lượng hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính giá đơn vị bình
quân:
Giá trị hàng tồn Giá trị hàng
+
Đơn giá xuất đầu kỳ nhập trong kỳ
kho bình quân = Số lượng hàng
Số lượng hàng
trong kỳ + hóa nhập trong
hóa tồn đầu kỳ
kỳ
Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ.
Nhược điểm: Độ chính xác không cao, hơn nữa công việc tính toán dồn vào
cuối kỳ gây ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành khác. Ngoài ra, phương pháp
này chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát
sinh nghiệp vụ.
+) Phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập

16
Theo phương pháp này, sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hóa kế toán
phải xác định lại giá trị thực tế của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân. Giá đơn
vị bình quân được tính theo công thức sau:
Trị giá hàng tồn
+ Trị giá hàng nhập trong kỳ
Đơn giá xuất đầu kỳ
=
kho lần thứ i Số lượng hàng hóa Số lượng hàng hóa nhập trước
+
tồn đầu kỳ lần xuất thứ i
Ưu điểm: Phương pháp này có ưu điểm là khắc phục những hạn chế của phương
pháp trên nhưng việc tính toán phức tạp nhiều lần, tốn nhiều công sức.
Nhược điểm: Chỉ khuyến khích sử dụng ở những doanh nghiệp có chủng loại hàng
tồn kho ít, có lưu lượng nhập xuất ít
+) Phương pháp thực tế đích danh:
Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp quản lý hàng
hoá theo từng lô hàng nhập. Hàng xuất kho thuộc lô hàng nào thì lấy đơn giá của lô
hàng đó để tính. Phương pháp này thường sử dụng với những loại hàng có giá trị
cao, thường xuyên cải tiến mẫu mã chất lượng.
Ưu điểm : Đây là phương án tốt nhất , nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán
chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế . Giá trị của hàng xuất kho đem bán
phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra: Giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo
giá trị thực tế của nó .
Nhược điểm : Việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe chỉ
những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng , hàng tồn kho có giá trị lớn ,
mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được
phương pháp này : Đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng không thể áp
dụng được phương pháp này .
1.3.2. Chứng từ sử dụng
 Phiếu xuất kho
 Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng.
 Bảng tổng hợp nhập xuất tồn

17
 Bảng phân bổ giá vốn…
 Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi
 Thẻ quầy hàng, giấy nộp tiền, bảng kê nhận tiền và thanh toán hàng ngày
 Các chứng từ khác có liên quan...
1.3.3. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 632 – Gía vốn hàng bán : Dùng để xác định giá vốn thực tế của
hàng hóa, dịch vụ đã xuất bán trong kỳ.
Nội dung – kết cấu của TK 632:
632 “ giá vốn hàng bán”
Trị giá vốn hàng hóa đã xuất Kết chuyển giá vốn hàng bán
bán trong kỳ. Số trích lập dự nhưng chưa xác định là bán hàng.
phòng giảm giá hàng tồn kho Hoàn nhập dự phòng giảm giá
(chênh lệch giữa số dự phòng hàng tồn kho cuối năm tài chính
giảm giá hàng tồn kho phải (chênh lệch giữa số dự phòng phải
lập năm nay lớn hơn số dự lập năm nay nhỏ hơn số đã lập
phòng đã lập năm trước chưa năm trước). Kết chuyển giá vốn
sử dụng hết) của hàng hóa đã bán vào bên Nợ
Tài khoản 911 – Xác định kết quả
bán hàng
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.

18
1.3.4. Phương pháp hạch toán
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ hạch toán giá vốn bán hàng theo phương pháp kê khai thường
xuyên

(Nguồn: Theo thông tư 133 /2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ tài chính)

Sơ đồ 1.3 Sơ đồ hạch toán giá vốn bán hàng theo phương pháp kiểm kê định
kỳ.

(Nguồn: Theo thông tư 133 /2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ tài chính)
1.4. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh
1.4.1 Kế toán chi phí bán hàng
 Các vấn đề chung về kế toán bán hàng
Chi phí bán hàng là một loại chi phí đặc biệt được sử dụng để phân biệt giữa
chi phí trực tiếp và chi phí chung trên toàn bộ doanh nghiệp. Điều quan trọng là
xác định Chi phí bán hàng chính xác để đảm bảo định giá sản phẩm hoặc dịch vụ
được thiết lập ở các cấp cung cấp tỷ suất lợi nhuận gộp phù hợp. Đưa doanh

19
nghiệp vào vị trí để tối đa hóa lợi nhuận bằng cách quản lý chi phí trên cao . Các
mặt hàng phổ biến nhất được bao gồm trong Chi phí bán hàng là lao động trực tiếp.
Vật liệu trực tiếp và phân bổ trên không.
 Chứng từ sử dụng
Hóa đơn thuế GTGT, hóa đơn thông thường, phiếu thu, phiếu chi, Giấy báo
nợ, báo có
 Tài khoản sử dụng
6421 “ Chi phí bán hàng”
Các chi phí phát sinh liên Khoản được ghi giảm chi phí bán
quan đến quá trình bán sản hàng trong kỳ
phẩm, hàng hoá, cung cấp Kết chuyển chi phí bán hàng vào
dịch vụ phát sinh trong kỳ. tài khoản 911 "Xác định kết quả
bán hàng" để tính kết quả bán
hàng trong kỳ.
Tài khoản 6421 không có số dư cuối kỳ.
 Sổ sách sử dụng
 Sổ chi tiết các tài khoản 6421
 Sổ cái tài khoản 6421
 Sổ nhật ký chung
1.4.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
 Các vấn đề chung
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những chi phí hành chính và chi phí quản
lý chung của doanh nghiệp bap gồm:
+ Chi phí nhân viên quản lý: Là các khoản phải trả về lương, bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của Ban Giám đốc, nhân viên quản lý ở các
phòng, ban của doanh nghiệp.
+ Chi phí vật liệu quản lý: Là các chi phí vật liệu xuất dùng cho công tác quản
lý doanh nghiệp như giấy, bút, mực,…vật liệu sử dụng cho việc sửa chữa TSCĐ,
công cụ, dụng cụ…
+ Chi phí đồ dùng văn phòng: Là các chi phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng

20
dùng cho công tác quản lý.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: là các chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho
doanh nghiệp như: Nhà cửa làm việc của các phòng ban, kho tàng, vật kiến trúc,
phương tiện truyền dẫn, máy móc thiết bị dùng trên văn phòng…
+ Thuế, phí và lệ phí: Là các chi phí về thuế, phí và lệ phí như: thuế môn bài,
thuế nhà đất,…và các khoản phí, lệ phí khác.
+ Chi phí dự phòng: Là khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng tái cơ cấu
doanh nghiệp, dự phòng cho các hợp đồng có rủi ro lớn…tính vào chi phí quản lý
doanh nghiệp.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho
văn phòng doanh nghiệp, các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng
sáng chế phát minh, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại…
(không thuộc TSCĐ) được tính theo phương pháp phân bổ dần vào chi phí quản lý
doanh nghiệp, tiền thuê TSCĐ,…
+ Chi phí bằng tiền khác: Là các chi phí khác thuộc quản lý chung của doanh
nghiệp, ngoài các chi phí đã kể trên, như: Chi phí hội nghi, tiếp khách, công tác
phí, tàu xe, khoản chi cho lao động nữ,…
 Chứng từ sử dụng
Hóa đơn thuế GTGT, hóa đơn thông thường, phiếu thu, phiếu chi, Giấy báo
nợ, báo có, bảng kê thanh toán tạm ứng , bảng thanh toán lương và các chứng từ
khác có liên quan
 Tài khoản sử dụng
6422 “Chi phí quản lý doanh nghiệp"

21
Các chi phí quản lý doanh Hoàn nhập dự phòng phải thu
nghiệp thực tế phát sinh trong khó đòi, dự phòng phải trả
kỳ. Số dự phòng phải thu khó (Chênh lệch giữa số dự phòng
đòi, dự phòng phải trả (Chênh phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự
lệch giữa số dự phòng phải phòng đã lập kỳ trước chưa sử
lập kỳ này lớn hơn số dự dụng hết);
phòng đã lập kỳ trước chưa sử Kết chuyển chi phí quản lý
dụng hết); doanh nghiệp vào Tài khoản
Dự phòng trợ cấp mất việc 911 “Xác định kết quả bán
làm. hàng”.
Tài khoản 6422 không có số dư cuối kỳ.
 Sổ sách sử dụng
 Sổ chi tiết các tài khoản 6422
 Sổ cái tài khoản 6422
 Sổ nhật ký chung
 Phương pháp hạch toán

22
Sơ đồ 1.4 Sơ đồ hạch toán tài khoản 642

(Nguồn: Theo thông tư 133 /2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ tài chính)
1.5. Kế toán xác định kết quả bán hàng
Cách xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong bất kì một đơn vị kinh doanh nào thì kết quả hoạt động kinh doanh đều được
cấu thành từ kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh chính, kết quả hoạt động
tài chính và kết quả của hoạt động khác trong đơn vị.
Công thức xác định kết quả bán hàng như sau:
Kết quả kinh doanh (lợi nhuận trườngthuế TNDN hoặc lỗ )=Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh+ Kết q

Xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định trên tổng kết quả về tiêu thụ
sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ (doanh thu thuần) với giá vốn hàng đã bán (sản phẩm,

23
hàng hóa, lao vụ, dịch vụ, bất động sản đầu tư…) , chi phí bán hàng và chi phí
quản lý đơn vị.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh=Doanh thuthuần về bán hàng−Gía vốn hàng bán−Chi phí bán hà

Công thức tính doanh thu thuần về bán hàng


Doanh thu thuầnvề bán hàng và cung cấp dịch vụ=Doanhthu bán hàng và cung cấp dịch vụ−Các khoản gi

Trong công thức này thì các khoản giảm trừ sẽ bao gồm chiết khấu thương mại,
hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán. Còn doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà đơn vị thu được trong kỳ kế toán, phát sinh
từ các hoạt động kinh doanh thông thường của đơn vị, góp phần làm tăng số vốn
của chủ sở hữu.
1.5.1. Chứng từ sử dụng.
 Phiếu kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
1.5.2. Tài khoản sử dụng
TK 911 – xác định kết quả bán hàng
Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng
động sản đầu tư và dịch vụ đã bán. Chi hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã
phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu bán trong kỳ; Doanh thu hoạt động tài
nhập doanh nghiệp và chi phí khác. Chi chính, các khoản thu nhập khác và
phí bán hàng và chi phí quản lý doanh khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập
nghiệp. Kết chuyển lãi. doanh nghiệp; Kết chuyển lỗ.
Tài khoản 911 không có số dư

24
1.5.3. Phương pháp kế toán
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ xác định kết quả bán hàng

(Nguồn: Theo thông tư 133 /2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ tài chính)
1.6. Các hình thức ghi sổ kế toán
1.6.1. Hình thức ghi sổ nhật ký chung
Đặc trưng của hình thức kế toán nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế,
tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký mà trọng tâm là sổ Nhật ký
chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế ( định khoản kế
toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi sổ Cái theo
từng nghiệp vụ phát sinh.
- Hình thức Nhật ký chung bao gồm các loại sổ chủ yếu.
+ Sổ Nhật ký chung, sổ Nhật ký đặc biệt
+ Sổ Cái
+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Ưu điểm: Thuận tiện cho việc kiểm tra đối chiếu từng nghiệp vụ kinh tế, bởi các
nghiệp vụ được thống kê trình tự theo thời gian vào Sổ Nhật ký chung, đồng thời
với mô hình Sổ cái tờ rời rất thuận tiện cho việc ứng dụng công tác kế toán trên
máy vi tính.
Nhược điểm : Một nghiệp vụ kinh tế có thể sẽ được ghi vào Nhật ký chung, Nhật
ký chuyên dùng nhiều lần do đó cần có sự kiểm tra loại bỏ nghiệp vụ trùng trước
khi phản ánh vào Sổ Cái.
25
Điều kiện áp dụng: hình thức NKC phù hợp đối với tất cả các loại hình doanh
nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, áp dụng tin học và sử dụng máy tính, lượng nghiệp
vụ kinh tế phát sinh không quá nhiều
Sơ đồ hình thức ghi sổ nhật ký chung được trình bày tại sơ đồ sau
Sơ đồ 1.6: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung
Chứng từ kế toán
(Hóa đơn GTGT, phiếu thu, giấy
báo có,…)

Nhật ký chung Sổ chi tiết các tài khoản


511, 632, 6422, 811, 911,
….

Sổ cái các tài khoản Bảng tổng hợp


511, 632, 642, 911 chi tiết

Bảng cân đối


số phát sinh

Báo cáo tài chính

Ghi chú:
: ghi hằng ngày
: ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
: quan hệ đối chiếu, kiểm tra
(Nguồn: Theo thông tư 133 /2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ tài chính)

1.6.2. Hình thức ghi sổ kế toán máy


Hiện nay nhiều doanh nghiệp đã áp dụng hình thức kế toán máy trong hạch
26
toán kế toán. Đặc trưng cơ bản của hình thức này là công tác kế toán được tiến
hành theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy tính.Phần mềm này được
thiết kế theo nguyên tắc của bốn hình thức kế toán trên, thiết kế theo hình thức nào
thì sẽ sử dụng các loại sổ của hình thức kế toán đó. Với hình thức này kế toán sẽ
không phải tiến hành ghi sổ kế toán theo cách thủ công mà chỉ cần phân loại, lấy
thông tin từ các chứng từ gốc nhập vào phần mềm kế toán sau đó kiểm tra, phân
tích số liệu trên các sổ tổng hợp, sổ chi tiết, báo cáo tài chính để đưa ra quyết định
phù hợp.
Ưu điểm: ốc độ nhập và xử lý dữ liệu vào máy tính thực hiện ổn định và nhanh
hơn hẳn so với hình thức kế toán thủ công. Thông tin dữ liệu khi cần thiết kế toán
có thể tra cứu ngay lập tức và có thể gửi đi cho nhiều người cùng lúc. Nhờ tính
năng dự báo dòng tiền, lập các báo cáo tự động và cảnh báo thông minh trên phần
mềm mà các nguồn tài nguyên của doanh nghiệp được sử dụng hiệu quả hơn.
Dòng tiền sẽ được cải thiện thông qua thu nợ tốt hơn và hàng tồn kho cũng được
kiểm soát một cách dễ dàng. Hình thức kế toán trên máy vi tính không chỉ giảm
thời gian nhân viên thực hiện nghiệp vụ mà còn giảm chi phí kiểm toán như hồ sơ
gọn gàng, lên nhật và chính xác.
Nhược điểm: Chỉ đáp ứng về mặt sổ sách thông thường, khó đáp ứng được các
phân tích thống kê mang tính quản trị. Chỉ làm một người trên một file tại một thời
điểm. Chi phí vận hành cho hệ thống tương đối lớn. Bởi các phần mềm luôn liên
tục cập nhật định kỳ, doanh nghiệp sẽ phải trả thêm chi phí bảo trì, bảo dưỡng,
nâng cấp ngoài chi phí mua ban đầu. Ngoài ra, mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành nghề
kinh doanh sẽ có những đặc thù nhất định trong công tác kế toán nên có thể sẽ cần
phải thiết kế thêm các tính năng riêng để phục vụ nhu cầu thực tế của doanh nghiệp
Điều kiện áp dụng: Phù hợp với tất cả các loại hình doanh nghiệp
Sơ đồ hình thức ghi sổ kế toán máy được trình bày tại sơ đồ sau

27
Sơ đồ 1.7: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy

(Nguồn: Theo thông tư 133 /2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ tài chính)
1.6.3. Hình thức ghi sổ chứng từ ghi sổ
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để
ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao
gồm:
+ Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ.
+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.
- Chứng từ ghi sổ do kế toán trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc bảng tổng
hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.
- Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm
và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ
kế toán.
- Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ gồm các loại sổ kế toán sau:
+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
+ Sổ Cái.
+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

28
Ưu điểm: Giảm thiểu được việc ghi chép nhiều đối với doanh nghiệp có nhiều
nghiệp vụ phát sinh. Dễ phân công công việc cho kế toán. Sổ sách dễ làm, dễtheo
dõi kiểm tra
Nhược điểm : Việc kiểm tra đối chiếu số liệu thường thực hiện cuối tháng nên
cung cấp thông tin thường chậm
Điều kiện áp dụng: Nên hình thức kế toán CTGS phù hợp với các doanh nghiệp
vừa và lớn, có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh và số lượng lao động nhiều, trình
độ kế toán viên đồng đều
Sơ đồ hình thức ghi sổ chứng từ ghi sổ được trình bày tại sơ đồ sau

29
Sơ đồ 1.8: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ
Chứng từ kế toán
(Hóa đơn GTGT, phiếu thu, giấy báo có,…)

Bảng tổng hợp Sổ chi tiết tài


Sổ quỹ chứng từ kế toán khoản 511,
cùng loại 632, 6421,
6422,….

Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ


chứng từ
ghi sổ
Bảng tổng
hợp chi
tiết
Sổ cái TK 511, 632, 642, 911….

Bảng cân đối


tài khoản

Báo cáo tài chính

(Nguồn: Theo thông tư 133 /2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ tài chính)
1.6.4. Hình thức ghi sổ Nhật ký sổ cái
- Đặc trưng của Nhật ký - Sổ cái là các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh
được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế ( theo tài
khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký –
Sổ cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký – Sổ cái là các chứng từ kế toán hoặc bảng
tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại.
30
- Đối với hình thức Nhật ký - Sổ cái, kế toán sử dụng các loại chứng từ, bảng
biểu và sổ sách sau:
+ Chứng từ gốc.
+ Sổ quỹ.
+ Bảng tổng hợp chứng từ.
+ Nhật ký - Sổ cái.
+ Số kế toán chi tiết.
+ Bảng tổng hợp chi tiết.
+ Báo cáo tài chính.
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc hay bảng tổng hợp chứng từ gốc kế toán
ghi vào Nhật ký - Sổ cái, sau đó ghi vào sổ (thẻ) kế toán chi tiết. Cuối tháng phải
khoá sổ và tiến hành đối chiếu khớp đúng số liệu giữa sổ Nhật ký - Sổ cái và bảng
tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết). Cuối tháng phải khoá sổ
tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ, tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài
khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối tài khoản. Sau khi đối chiếu
khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo
cáo tài chính.
Ưu điểm: Số lượng sổ ít, đơn giản dễ ghi chép, Có thểtheo dõi cân đối phát sinh
các nghiệp vụ kinh tế một cách dễ dàng, nếu có sai sót thì dễ tìm ra ngay. Kế toán
không cần trình độ nghiệp vụ cao vẫn có thể làm được
Nhược điểm: Ghi tất cả các tài khoản trên cùng một sổ NK – SC nên sổ dài dòng,
khó theo dõi. Khó khăn trong việc in ấn sổ NK – SC. Khó phân công công việc cho
các kế toán khi tất cả các nghiệp vụ cùng ghi trên một sổ
Khó thực hiện đối với DN có quy mô vừa và lớn, có nhiều tài khoản phát sinh
Điều kiện áp dụng: phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, ít tài khoản, chỉ
cómột kế toánvà trình độ kế toán không cao
Sơ đồ hình thức ghi sổ nhật ký sổ cái được trình bày tại sơ đồ sau

31
Sơ đồ 1.9: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký sổ cái

Chứng từ kế toán
(Hóa đơn GTGT, phiếu thu, giấy báo
có,…)

Sổ chi tiết tài


khoản 511, 632,
6421, 6422,….
Bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại

Sổ quỹ

Bảng tổng hợp


chi tiết
Nhật ký-sổ cái

Báo cáo tài chính

(Nguồn: Theo thông tư 133 /2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ tài chính)

32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH MTQ HẢI PHONG
2.1. Tổng quan về Công ty TNHH MTQ Hải Phong
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH MTQ Hải Phong
2.1.1.1 Sự hình thành của công ty TNHH MTQ Hải Phong
Tên Công ty viết bằng tiếng Việt: Công ty TNHH MTQ Hải Phong
Tên Công ty viết bằng tiếng nước ngoài: MTQ HAI PHONG COMPANY
LIMITED
Tên Công ty viết tắt: MTQHAIPHONGCO.,LTD
Địa chỉ trụ sở chính: Lạc Nhuế, Xã Thụy Hòa, Huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc
Ninh, Việt Nam
Điện thoại: 0962.615.842
Fax: 04.3795.6419
Email: mtqhaiphong@gmail.com
Người đại diện theo pháp luật của Công ty là Giám đốc: Trịnh Văn Chiến
Vốn điều lệ của Công ty: 9.000.000.000 đồng (chín tỷ đồng)
Mã số thuế của Công ty: 0107848360
Số tài khoản: 0451000410216 – Tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam

33
34
Hình 2.1: Giấy phép kinh doanh
(Nguồn: Phòng Giám Đốc-Công ty TNHH MTQ Hải Phong)
2.1.1.2. Khái quát về sự phát triển công ty TNHH MTQ Hải Phong
Công ty được thành lập dựa trên Luật doanh nghiệp có tư cách pháp nhân có
quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động
kinh doanh của mình. Công ty TNHH MTQ Hải Phong là công ty hoạt động trong
lĩnh vực kinh doanh thương mại thông qua quá trình kinh doanh công ty nhằm khai
thác có hiệu quả các nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu thị trường về phát triển của
doanh nghiệp. Thành lập từ năm 2017 tới nay được hơn 4 năm và với định hướng
đúng đắn và mục tiêu phấn đấu vì sự phát triển chung trong quá trình làm việc,
công ty đã khẳng định được vị trí năng lực của mình trên lĩnh vực đang kinh
doanh. Với phương châm “ Chữ tín là hàng đầu” luôn đem sự hài lòng của khách
hàng là sự thành công của công ty.
Với sự nỗ lực của Ban giám đốc và tập thể cán bộ công nhân viên, Công ty
TNHH MTQ Hải Phong đã từng bước đi lên, vững bước trên thị trường.

35
Năm 2017: Công ty bắt đầu thành lập đặt trụ sở đầu tiên tại Số nhà 15, Tổ dân
phố số 5, Phường Phúc Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội.
Khi mới thành lập tuy còn là một doanh nghiệp non trẻ, hoạt động trong điều
kiện còn khó khăn nhưng công ty đã từng bước khắc phục nhờ có sự cố gắng nỗ
lực của đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt huyết, không ngừng nâng cao trình độ, học hỏi
tích lũy kinh nghiệm. Cho đến nay công ty đã chiếm được chỗ đứng trên thị
trường, luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.
Năm 2018: Trong giai đoạn trên đà phát triển công ty còn nhiều khó khăn
nhưng bước đầu thành công, công ty đã mở thêm 1 cơ sở xưởng sản xuất tại số nhà
195, Thôn Đản Dị, Xã Uy Nỗ, Huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Việt Nam. Đồng
thời công ty cũng thay đổi lần thứ 2 về địa chỉ Số nhà 43, Tổ 28, Thị Trấn Đông
Anh, Huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Việt Nam. Đồng thời công ty cũng đã có một
lượng khách hàng cố định về mặt hàng gia công các sản phẩm cơ khí phục vụ cho
các công ty tự động hóa trong khu vực TP Hà Nội.
Năm 2019 đến nay: Công ty mở rộng kinh doanh thêm các mặt hàng như sắt
thép, các loại thép hình hộp cung cấp chủ yếu cho các công ty sản xuất gia công
trên địa bàn thành phố. Công ty vẫn đang nỗ lực tìm kiếm đối tác, mở rộng thị
trường trong và ngoài nước để bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty đạt được thành tựu tốt nhất.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty TNHH MTQ Hải Phong

36
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
(Nguồn: Phòng Kế Toán-Công ty TNHH MTQ Hải Phong)
- Đứng đầu là chủ tịch hội đồng thành viên: Triệu tập và chủ trì cuộc họp
hội đồng thành viên hoặc tổ chức lấy ý kiến các thành viên. Giám sát hoặc tổ chức
giám sát việc thực hiện các quyết định của hội đồng thành viên. Thay mặt hội đồng
thành viên ký các quyết định của hội đồng thành viên.
- Hội đồng thành viên: Có trách nhiệm bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch
hội đồng thành viên. Các thành viên thực hiện nhiệm vụ do chủ tịch hội đồng thành
viên phân công, tuân thủ các quy định của điều lệ công ty, các nghị quyết, quyết
định của hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên quyết định mức lương, thưởng
đối với
chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc, kế toán và các nhân viên khác.
- Giám đốc: Người có quyền lực cao nhất, là người chịu trách nhiệm chung
và trực tiếp quản lý các khâu quan trọng, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh
doanh và hiệu quả kinh tế.

37
- Phó giám đốc: Là người tham mưu cho giám đốc, đưa ra những ý kiến giúp
điều hành công ty có hiệu quả.
- Phòng kế toán: Có nhiệm vụ làm công tác quản lý về tài chính của công ty,
luôn chấp hành nghiêm chỉnh chế độ, chính sách của nhà nước về quản lý tài
chính, tránh những lãng phí và vi phạm nguyên tắc nghề nghiệp. Xây dựng và thực
hiện các kế hoạch tài chính, kế toán trong công ty phù hợp với chính sách quy định
của Nhà nước. Tổ chức theo dõi giám sát chặt chẽ tình hình hiện có và sự biến
động của từng loại sản phẩm hàng hóa, theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho của
hàng hóa vật tư. Theo dõi tình hình bán hàng và các khoản phải thu với khách
hàng, ghi chép đầy đủ các khoản doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu và chi
phí của từng hoạt động trong công ty. Tính toán chính xác kết quả của từng hoạt
động, giám sát tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước các khoản nộp ngân
sách nhà nước như thuế GTGT. Cung cấp thông tin kế toán phục vụ cho việc lập
báo cáo tài chính và định kỳ phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến quá trình
bán hàng, xác định kết quả.
- Phòng kinh doanh: Xây dựng kế hoạch bán hàng, kế hoạch đào tạo cho
nhân viên trong hệ thống bán hàng, xây dựng tổ chức nhân sự các bộ phận thuộc
bộ phận kinh doanh. Phòng kinh doanh được tổ chức thành 2 bộ phận: bộ phận
kinh doanh và bộ phận bán hàng dưới sự chỉ đạo của trưởng phòng kinh doanh:
Bộ phận kinh doanh: Tìm hiểu thị trường, tiếp thị, marketing cho sản phẩm
của công ty. Có nhiệm vụ tìm hiểu thông tin về các khách hàng tiềm năng của công
ty.
Bộ phận bán hàng: Trực tiếp bán hàng tại cửa hàng của công ty và giao hàng
khi xuất kho.
- Phòng kế hoạch: Định kỳ hàng tháng, quý, năm tiến hành lập báo cáo theo
quy định của doanh nghiệp và gửi cho các cấp quản lý. Tiến hành soạn thảo các
văn
bản hướng dẫn nghiệp vụ phù hợp với chức năng của từng bộ phận, phòng ban
trong

38
doanh nghiệp. Theo dõi thông tin các dự án, các định hướng phát triển kinh doanh
mới của doanh nghiệp. Chủ trì việc lập hồ sơ triển khai các dự án và các kế hoạch
kinh doanh mới. Hàng năm tham gia công tác kiểm kê tài sản và đề xuất phương
án thanh lý tài sản phù hợp với quy định của Nhà nước. Tổng hợp các dữ liệu
thông tin cần thiết để lập các báo cáo tổng hợp liên quan đến kết quả thực hiện sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thực hiện việc lưu trữ, bảo quản các hồ sơ, văn
bản và các tài liệu có liên quan hoạt động của phòng.
- Phòng bảo vệ: Có trách nhiệm kiểm soát hoạt động ra vào, trông nom và
nghiêm chỉnh thực hiện tác phong nghề nghiệp.
*Mối quan hệ giữa các phòng ban, bộ phận trong công ty:
Giữa các bộ phận quản lý có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đó là mối quan hệ
qua lại phục thuộc và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình vận hành Công ty.
Các trưởng phòng có trách nhiệm chủ động phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ chung của Công ty. Tùy theo nội dung yêu cầu của kế
hoạch, công việc các phòng ban bộ phận có thể kết hợp với nhiều phòng cùng tham
gia.
Đối với chức năng nhiệm vụ thuộc phòng ban, bộ phận nào thì phòng đó thực hiện.
Đối với những nhiệm vụ liên quan đến nhiều phòng thì phân công theo trình tự
công việc: Những nhiệm vụ phòng nào đảm nhiệm khâu đầu và khâu cuối thì chủ
trì, các phòng có liên quan thì phối hợp chặt chẽ với nhau để thực hiện.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty TNHH MTQ Hải Phong

Tìm kiếm Tiếp cận Báo giá thuyết phục


Chuẩn bị
khách hàng khách hàng khách hàng

Chăm sóc khách


Đóng đơn
hàng sau bán
hàng
hàng

39
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình tổ chức kinh doanh của công ty
(Nguồn: Phòng Kế Toán-Công ty TNHH MTQ Hải Phong)
 Chuẩn bị: Phòng kế hoạch sẽ nhập hàng hóa đầu vào từ nhà cung cấp, việc
lựa chọn nguồn hàng rất quan trọng vì nó liên quan đến giá thành và chất lượng
sản phẩm dịch vụ mà công ty sẽ đưa ra thị trường. Thông tin về sản phẩm, dịch vụ
cung cấp cho khách hàng và quan trọng nhất là “lợi ích” mà khách hàng nhận
được. Nhân viên lên kế hoạch bán hàng cụ thể và chi tiết nhất để xác định đối
tượng khách hàng, khách hàng ở đâu và làm sao để đạt được thời điểm hợp lý. Có
kế hoạch, có thể tìm
kiếm danh sách khách hàng cần tiếp cận để tìm kiếm khách hàng tiềm năng, có thể
tìm kiếm trên internet, đi thực tế, qua bạn bè, người thân, đối thủ cạnh tranh…
Chuẩn bị bảng báo giá, giấy giới thiệu hoặc danh thiếp...
 Tìm kiếm khách hàng: Khi đã chuẩn bị xong, bước tiếp theo trong quy
trình kinh doanh phòng kinh doanh tiến hành tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Chìa
khóa để tìm kiếm khách hàng tiềm năng là biết cần tiếp cận thị trường nào và tiếp
cận ai. Việc phân biệt khách hàng “đầu mối”, khách hàng “tiềm năng” và khách
hàng “tiềm năng đủ tiêu chuẩn” là vô cùng cần thiết. Công ty tìm kiếm khách hàng
tiềm năng thông qua các phương tiện truyền thông như báo chí, website, sự kiện xã
hội,... Có thể tìm kiếm mọi lúc mọi nơi và với thái độ chăm sóc khách hàng chân
thành nhất. Việc khai thác khách hàng tiềm năng phải được thực hiện bất cứ lúc
nào, trong mọi tình huống.
 Tiếp cận khách hàng: Sau khi tìm được khách hàng tiềm năng, công ty tiếp
cận với họ. Đây là nơi cung gặp cầu trong quá trình bán hàng, bước mà chúng ta
bắt đầu xây dựng mối quan hệ và tiếp tục thu thập thông tin. Một cách tiếp cận tốt
là rất quan trọng để bán hàng thành công, điều cốt yếu là để khách hàng nhớ đến
sản phẩm và dịch vụ của công ty, cho họ thấy lợi ích để kích cầu. Công ty đã xây
dựng chiến lược và đào tạo nhân viên bán hàng để tiếp cận hiệu quả. Để tiếp cận

40
Khách hàng thành công, cần tìm hiểu thông tin về khách hàng trước, qua nhiều
kênh: qua internet, báo chí, thực tế hoặc người thân, quen biết. Sau đó, có thể gửi
email giới thiệu, liên hệ qua điện thoại chào hàng, thăm dò một số thông tin và
cung cấp thông tin hữu ích cho khách hàng rồi đặt lịch hẹn trực tiếp để trao đổi và
giới thiệu sản phẩm, dịch vụ. Sau khi tiếp cận khách hàng thành công, công ty sẽ
biết được nhu cầu chính của khách hàng và đánh giá khách hàng. Đây được cho là
bước quan trọng nhất để tiếp cận khách hàng trong quy trình kinh doanh vì nó sẽ
giúp bạn xác định cách cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.
 Báo giá thuyết phục khách hàng: Sau khi 2 bên trao đổi về sản phẩm
phòng kinh doanh nhận được đề nghị báo giá chính thức một giải pháp, sản phẩm.
Phòng kinh doanh tiến hành làm báo giá gửi cho khách và nhận xác nhận đặt hàng
từ khách hàng.
 Đóng đơn hàng: Sau khi nhận được đơn đặt hàng từ khách hàng, phòng
kinh doanh chuyển đơn hàng xuống cho phòng kế toán, phòng kế toán căn cứ vào
phiếu đơn đặt hàng tiến hành lập phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được chuyển
xuống cho thủ kho. Thủ kho nhận phiếu xuất kho tiến hành xuất kho hàng, đóng
gói và giao hàng cho khách.
 Chăm sóc khách hàng sau bán hàng: Bộ phận chăm sóc khách hàng có
trách nhiệm giải đáp những vấn đề về sản phẩm sau khi khách hàng đã mua, giải
quyết những vấn đề còn tồn tại và khắc phục lỗi nếu có, đưa ra những phản hồi tích
cực tiêu cực của khách hàng về từng loại sản phẩm từ đó giúp các nhà quản lý có
phương hướng phát triển trong tương lai.
Các bộ phận có chức năng khác nhau nhưng bổ trợ liên kết với nhau nó là những
mắt xích không thể tách rời.
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần nhất
Nhận xét:
Qua bảng Một số chỉ tiêu kinh tế của đơn vị trong ba năm 2018-2019-2020 của
Công ty có sự biến động, không đồng đều qua các năm. Cụ thể:
Xem xét các chỉ tiêu phản ánh doanh thu và chi phí ta thấy:

41
Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ qua 3 năm có sự giảm dần, tại năm
2019 là 17,912,209,167 đồng, giảm 464,534,750 đồng tương ứng tỷ lệ giảm 3,17%
so với năm 2018. Tại năm 2020 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là
8,918,826,177 đồng giảm 2,993,282,990 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 25.13% so
với năm 2019. Điều này có thể là do Doanh nghiệp chưa đẩy mạnh việc quảng bá
công ty đến cho khách hàng. Do đó doanh nghiệp cần quảng bá thương hiệu và
nâng cao chất lượng dịch vụ của công ty.
Các khoản giảm từ doanh thu thì chỉ có năm 2018 là phát sinh 109,090,909 đồng.
Chứng tỏ doanh nghiệp càng ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình.
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ qua 3 năm cũng có sự giảm dần,
tại năm 2019 là 11,912,209,167 đồng, giảm 355,443,841 đồng tương ứng với tỷ lệ
giảm 2.90% so với năm 2018 và doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
năm 2020 là 8,918,926,177 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 25,13% so với năm
2019. Điều này là doanh nghiệp chưa đẩy mạnh việc quảng bá hình ảnh của công
ty đến với khách hàng, sự cạnh tranh từ các công ty khác quá lớn.

42
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất của DN
Chênh lệch 2020/2019 Chênh lệch 2021/2020

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 CL tương CL tương
CL tuyệt đối CL tuyệt đối
đối đối

Doanh thu bán hàng và cung cấp


12.376.743.917 11.912.209.167 8.918.926.177 -464.534.750 -3.17% -2.993.990 -25.13%
dịch vụ
Các khoản giảm trừ Doanh thu 109.090.909 0 0 -109.090.909   0  
Doanh thu thuần về BH và CCDV 12.267.653.008 11.912.209.167 8.918.926.177 -355.443.841 -2.90% -2.993.282.990 -25.13%
Giá vốn bán hàng 10.716.259.254 7.827.021.840 7.328.748.360 -2.889.237.414 -26.96% -498.273.480 -6.37%
Lợi nhuận gộp về BH và CCDV 1.551.393.754 4.085.187.327 1.590.177.817 2.533.793.573 163.32% -2.495.009.510 -61.07%
Doanh thu hoạt động tài chính 2.068.194 862.141 1.400.842 -1.205.780 -58.31% 538.428 62.48%
Chi phí hoạt động tài chính 119.317.042 113.918.286 17.109.516 -5.398.756 -4.52% -96.808.770 -87.15%
Chi phí quản lý kinh doanh 1.313.634.154 3.810.633.843 1.590.116.319 2.496.999.69 190.08% -2.220.517.524 -58.27%
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
120.510.752 161.497.612 -15.647.176 40.986.860 34.01% -177.144.788 -109.69%
doanh
Lợi nhuận kế toán trước thuế 120.510.752 161.497.612 -15.647.176 40.986.860 34.01% -177.144.788 -19.69%
Chi phí thuế thu nhập DN 24.102.150 32.299.522 0 8.197.372 34.01% -32.299.522  
Lợi nhuận sau thuế TNDN 96.408.602 129.198.090 -15.647.176 32.789.488 34.01% -144.845.266 -112.11%
Nợ phải trả nhà cung cấp 2.759.352.559 2.241.624.397 1.494.233.543 -517.728.162 -18.76% -747.390.84 -33.34%
Số lượng người lao động 64 62 63        
Tổng tài sản 11.819.086.800 11.462.856.250 10.433.457.032 -356.230.550 -3.01% -1.029.399.218 -8.98%
Vốn chủ sở hữu 6.059.734.241 6.221.231.853 5.939.223.489 161.497.612 2.67% -282.008.364 4.53%

43
Giá vốn hàng bán cũng có sự giảm dần qua các năm, tại năm 2020 là
7,827,021,840 đồng, giảm 2,889,237,414 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 26,96%
so với năm 2019, chỉ tiêu này tại năm 2021 là 7,328,748,360 đồng giảm
498,273,480 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 6,37% so với năm 2020. Đây là một
dấu hiệu tốt, có thể là do chi phí đầu vào giảm, doanh nghiệp quản lý tốt, máy móc
hoạt động hiệu quả. Doanh nghiệp cần tiếp tục phát huy.
Các chi phí quản lý như chi phí quản lý kinh doanh có sự biến động qua các năm:
tại năm 2020 là 3,810,633,843 đồng, tăng 2,496,999,689 đồng tương ứng với mức
tăng 190.08% so với năm 2019, chỉ tiêu này tại năm 2021 là 1,590,116,319 đồng,
giảm 2,220,517,524 đồng tương ứng với mức giảm 58,27% so với năm 2020. Điều
này chứng tỏ doanh nghiệp đã tập trung vào việc quản lý kinh doanh để nâng cao
chất lượng dịch vụ cũng như quản lý tốt các nguồn lực của công ty
Xét về các chỉ tiêu về doanh thu và chi phí hoạt động tài chính:
Doanh thu hoạt động tài chính biến động qua các năm, tại năm 2020 là 862,141
đồng, giảm 1,205,780 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 58,31% so với năm 2019.
Tuy nhiên chỉ tiêu này đến năm 2021 là 1,400,842 đồng đã tăng 538,428 đồng
tương ứng với mức tăng là 62.48%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp chưa thực sự
chú trọng đến việc đầu tư hoạt động tài chính. Vì vậy, doanh nghiệp cần đẩy mạnh
việc đầu tư để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, chi phí hoạt động tài chính lại khá lớn so với doanh thu hoạt động tài
chính, tại năm 2020 là 113,918,286 đồng, giảm 5,398,756 đồng tương ứng với mức
giảm 4.52% so với năm 2019. Chỉ tiêu này tại năm 2021 là 17,109,516 đồng, giảm
96,808,770 đồng tương ứng với mức giảm 87,15% so với năm 2020. Trong đó chi
phí lãi vay chiếm phần lớn trong chi phí hoạt động tài chính. Doanh nghiệp cần
xem xét lại tỷ trọng giữa doanh thu và chi phí hoạt động tài chính. Năm 2021,
doanh nghiệp đã có những chính sách hiệu quả làm cho chi phí hoạt động tài chính
giảm đáng kể. Vì vậy, doanh nghiệp cần tiếp tục phát huy.
Xét về các chỉ tiêu về lợi nhuận khác ,thu nhập khác và chi phí khác: không ảnh
hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp

44
Từ những chỉ tiêu phân tích ở trên cho thấy lợi nhuận sau thuế có sự biến động
đáng kể. Chỉ tiêu này tại năm 2020 là 129,198,090 đồng, tăng 32,789,488 đồng
tương ứng với tỷ lệ tăng là 34.01% so với năm 2019. Chỉ tiêu này tại năm 2021 là -
15,647,176 đồng, giảm 144,845,266 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 112,11%. Điều
này chứng tỏ công ty bị lỗ vào năm 2021. Đây có thể là do ảnh hưởng của thị
trường, doanh nghiệp có thể chưa tận dụng triệt để nguồn lực của công ty.
*Phân tích thông qua 1 số chỉ tiêu kinh tế:
Bảng 2.2:Chỉ tiêu phân tích(ROA,ROE,ROS
2020/2019 2021/2020
Chỉ tiêu Công thức 2019 2020 2021
SL TL  SL  TL
ROS LNST/DTT 0.007 0.01 -0.002 0.003 43% -0.012 -120%
ROA LNST/TS 0.008 0.01 -0.001 0.002 25% -0.011 -110%
ROE LNST/VCSH 0.015 0.02 -0.002 0.005 33% -0.022 -110%
Hệ số nợ NPT/NV 0.841 0.876 0.676 0.035 4% -0.02 23%
Hệ số tự tài trợ VCSH/NV 0.159 0.124 0.101 -0.035 -22% -0.023 -18%
Hệ số NPT/VCSH NPT/VCSH 5.287 7.075 4.023 1.789 34% -3.052 -43%

(Nguồn: Phòng Kế Toán-Công ty TNHH MTQ Hải Phong)


Nhận xét:
Chỉ tiêu ROS cho ta biết ở năm 2019 cứ 100 đồng doanh thu thuần sẽ cho ra 0,007
đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2020 sẽ cho ra 0,01đồng lợi nhuận sau thuế. Năm
2020 tăng so với năm 2019 là 0,003 đồng, tương ứng với mức tăng 43% nhứng đến
năm 2021 lại giảm mạnh so với năm 2020 là -0.012 tương ứng mức giảm là -
120% giảm ghiêm trọng so với năm trước. Nguyên nhân của mức giảm mạnh này
là do tại năm 2021 tổng chi phí chiếm tỷ trọng quá cao. Có thể nói trong năm 2021
doanh nghiệp có thể có sự thay đổi bộ máy quản lý, dẫn đến áp dụng các chính
sách quản lý mới mà doanh nghiệp chưa thích ứng được, hoặc là do năm 2021 có
thể bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của nền kinh tế.
Chỉ tiêu ROA cho biết trong năm 2019 cứ 100 đồng Tổng tài sản sẽ tạo ra 0,008
đồng lợi nhuận sau thuế, con số này là rất thấp. Năm 2020 cứ 100 đồng tổng tài sản
sẽ tạo ra 0,01 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2021 là -0.001 đồng lợi nhuận sau thuế
. từ năm 2020 thì có tăng so với 2019 nhưng đến năm 2021 lại giảm mạnh .
45
Nguyên nhân có thể do doanh nghiệp sử dụng tài sản chưa hợp lý,chưa hạn chế
các loại chi phí không cần thiết doanh nghiệp cần xem xét lại để đưa ra các giải
pháp hợp lý nhằm tiết kiệm tối đa chi phí.
Chỉ tiêu ROE cho ta biết năm 2019 cứ 100 đồng vốn CSH sẽ cho ra 0,015 đồng lợi
nhuận sau thuế, năm 2020 cho ra 0,02 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2021 cho ra -
0.002 đồng lợi nhuận sau thuế.từ năm 2020 có tăng nhẹ nhứng đến năm 2021 lại
giảm mạnh và không có lãi. Nguyên nhân giảm là do trong năm 2021 lợi nhuận
sau thuế giảm so với năm 2020, trong khi đó vốn chủ sở hữu của năm 2021 lại tăng
so với năn 2020. Mặc dù doanh nghiệp nâng cao được khoản vốn chủ sỏ hữu của
Doanh nghiệp, nhưng lại chưa sử dụng nguồn vốn này một cách hợp lý, không tạo
ra được lợi nhuận từ số vốn này.
Kết luận, nhìn chung năm 2021 thì các chỉ tiêu ROS, ROA, ROE đều giảm mạnh
so với năm 2019 và năm 2020. Doanh nghiệp cần có các biện pháp để sử dụng
nguồn vốn, tài sản của doanh nghiệp mình, thúc đẩy quá trình bán hàng. Doanh
nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng các chính sách quảng cáo hợp
lý, quản lý chặt chẽ các chi phí đầu vào, chính sách quản lý cũng cần được xem xét
lại.
2.1.5. Những vấn đề chung về công tác kế toán tại công ty TNHH MTQ Hải
Phong
2.1.5.1. Các chính sách kế toán chung
Hiện nay, Công ty TNHH MTQ Hải Phong đang áp dụng chế độ kế toán theo
thông tư 133/2016/TT-BTC ban hành ngày 26 tháng 08 năm 2016.
- Niên độ kế toán từ ngày 01/01/N đến ngày 31/12/N
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đồng Việt Nam
- Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: Được quy đổi ra đồng
Việt Nam theo tỷ giá tỷ giá hối đoái thực tế hoặc quy đổi theo tỷ giá hối đoái do
ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Giá gốc
+ Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Bình quân cả kì dự trữ
46
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
- Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ.
- Thực hiện tính khấu hao theo: Phương pháp khấu hao đường thẳng.
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: Cơ sở dồn tích
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: Thận trọng
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả: Thận trọng
- Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá: Thực tế
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: Phù hợp
2.1.5.2. Tổ chức bộ máy kế toán, phân công lao động kế toán
Để thuận tiện cho việc quản lý thì công ty TNHH MTQ Hải Phong đã áp
dụng hình thức kế toán tập trung, mọi công việc của kế toán được thực hiện ở
phòng kế toán trung tâm, từ khoản kiểm tra chứng từ, ghi sổ đến khâu tổng hợp lại
báo cáo. Ở phòng kế toán, mọi nhân viên kế toán đều đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp
của kế toán trưởng. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức bố trí 5 nhân viên có
trình độ đại học, nắm vững nghiệp vụ chuyên môn.

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán


(Nguồn: Phòng Kế Toán-Công ty TNHH MTQ Hải Phong)
Chức năng, nhiệm vụ của phòng kế toán.
Kế toán trưởng: Là người tổ chức, chỉ đạo toàn diện công tác kế toán, kiểm
tra thực hiện công tác kế toán tại doanh nghiệp, quán xuyến, tổng hợp đôn đốc các
47
phần hành kế toán. Báo cáo với cơ quan chức năng về tình hình hoạt động tài chính
của đơn vị thẩm quyền được giao. Nắm bắt và phân tích tình hình tài chính của
công ty về vốn, kịp thời tham mưu cho lãnh đạo công ty trong việc quết định quản
lý chính xác kịp thời. Là người có quyền dự các cuộc họp của công ty bàn và quyết
định thu chi kế hoạch kinh doanh, quản lý tài chính, mở rộng kinh doanh, nâng cao
chất lượng của cán bộ công nhân viên.
Kế toán bán hàng: Tổ chức sổ sách kế toán phù hợp với phương pháp kế
toán bán hàng trong công ty. Căn cứ chứng từ hợp lệ theo dõi tình hình bán hàng
và biến động tăng giảm hàng hóa hàng ngày, giá hàng hóa trong quá trình kinh
doanh.
Kế toán công nợ: Có nhiệm vụ làm chứng từ và ghi sổ công nợ, thanh toán,
lập báo cáo công nợ và các báo cáo thanh toán.
Kế toán thuế: Căn cứ vào chứng từ đầu vào hóa đơn GTGT theo dõi hạch
toán các hóa đơn mua hàng, hóa đơn bán hàng và lập bảng kê chi tiết, tờ khai báo
thuế.
Thủ quỹ: Có trách nhiệm trong công tác thu chi tiền mặt và tồn quỹ của công
ty. Quản lí tiền thực trong quỹ và trực tiếp thu chi quỹ tiền mặt của công ty. Hàng
tháng thủ quỹ căn cứ vào số công nợ để ghi chép sổ sách lên bảng số dư để theo
dõi thu hoàn tạm ứng của từng người.
2.2. Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty
TNHH MTQ Hải Phong
Đặc điểm hàng hóa tại công ty
Hàng hóa chủ yếu của công ty là băng dính, màng bảo vệ, hàng tạp phẩm, vật
tư tiêu hao.... Do vậy hàng hóa của doanh nghiệp gồm nhiều loại như một số hàng
hóa tại bảng tại
Bảng 2.3 Bảng danh mục hàng hóa tại công ty
STT Tên hàng hóa
1 Băng dính chịu nhiệt màu đồng 10mmx33mx0.06mm
2 Băng dính chịu nhiệt màu đồng 5mmx33mx0.06mm

48
3 Màng bảo vệ 20mm x 200m x 0.05mm
4 Màng bảo vệ 300mm x 200m x 0.05mm
5 Màng PE
6 Cuộn xốp khí 1.2m x 100m-CLCM
7 Tem lỗi mũi tên D5mm
8 …………

Từ những đặc điểm riêng về hàng tồn kho, đơn vị cần quản lí một cách chặt
chẽ và cần phải có sự phối hợp giữa kế toán và thủ kho để cập nhật kịp thời tình
hình tăng, giảm của hàng hóa.
Bán hàng trực tiếp: Khi khách hàng yêu cầu, hai bên sẽ ký hợp đồng, kế toán sẽ
viết hóa đơn thuế GTGT gửi liên hai lại cho khách hàng. Tùy theo điều lệ của hợp
đồng mà công ty sẽ thực hiện và hoàn thành đúng yêu cầu, bàn giao đúng ngày cho
khách hàng mà hợp đồng đề ra.
Bán hàng qua điện thoại: Khách hàng sẽ gọi điện đặt hàng, kế toán sẽ tính toán
giá xuất kho để căn cứ viết hóa đơn theo thỏa thuận giữa hai bên, đối với các hóa
đơn trị giá trên 20.000.000 VNĐ thì hai bên tiến hành ký hợp đồng kinh tế, thanh
toán chuyển khoản theo đúng quy định của pháp luật.
Phương thức thanh toán
Công ty áp dụng các hình thức thanh toán: thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán
qua ngân hàng bằng hình thức chuyển khoản, hình thức thanh toán chịu cho khách
hàng.
- Thanh toán bằng tiền mặt: Sau khi ký hợp đồng, khách hàng đặt trước tiền
hàng hoặc khi nhận hàng khách hàng thanh toán bằng tiền mặt. Kế toán lập phiếu
thu gồm 2 liên:
+ Liên 1: Giao cho khách hàng.
+ Liên 2: Dùng để lưu vào nội bộ chứng từ.
- Thanh toán qua ngân hàng: Khách hàng chấp nhận mua hàng của công ty và
thanh toán tiền hàng cho công ty theo hình thức chuyển khoản, ủy nhiệm chi…

49
Ngân hàng sẽ chuyển số tiền thanh toán vào tài khoản của công ty và gửi Giấy báo
Có cho công ty.
- Hình thức bán chịu: Khách hàng mua hàng của công ty nhưng chưa thanh toán
tiền ngay và nợ một thời gian sau mới thanh toán (thời gian nợ được thỏa thuận
giữa bên mua và bên bán trong hợp đồng kinh tế đã ký kết). Hình thức này công ty
chỉ áp dụng với khách hàng có uy tín, có quan hệ làm ăn lâu dài với công ty.
2.2.1. Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu
Chứng từ sử dụng
Chứng từ kế toán Công ty sử dụng đó là :
Chứng từ bắt buộc:
- Hóa đơn GTGT: Mẫu 01GTKT0/001
- Phiếu xuất kho
- Chứng từ thanh toán: Phiếu thu, Séc chuyển khoản, Séc thanh toán , …
Một số Chứng từ khác:Hợp đồng bán hàng, đơn đặt hàng,chứng từ vận
chuyển,biên bản bàn giao, biên bản kiểm nghiệm …
 Tài khoản sử dụng
Công ty sử dụng tài khoản:
TK 131: Phải thu của người mua
TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa
TK 111: Tiền mặt
TK 112: Tiền gửi ngân hàng

50
Phương pháp kế toán doanh thu bán hàng
 Trình tự hạch toán doanh thu bán hàng

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
(Nguồn: Phòng Kế Toán-Công ty TNHH MTQ Hải Phong)
 Trình tự luân chuyển chứng từ bán hàng
Mọi hoạt động bán hàng của Công ty đều phải được lập các chứng từ đầy đủ,
chính xác, kịp thời. Đây là khâu hạch toán đầu của nghiệp vụ bán hàng để làm căn
cứ xác định doanh thu bán hàng.

51
Sơ đồ 2.5: Luân chuyển chứng từ kế toán doanh thu bán hàng
(Nguồn: Phòng Kế Toán-Công ty TNHH MTQ Hải Phong)
Mô tả Quy trình bán hàng:
- Khách hàng lập Phiếu yêu cầu báo giá gửi đến Nhân viên bán hàng
- Nhân viên bán hàng nhận Yêu cầu báo giá, lập Báo giá
- Khách hàng nhận được Báo giá của nhân viên bán hàng
- Khách hàng nhận Báo giá, đồng ý mua hàng và lập Đơn đặt hàng.
- Nhân viên bán hàng nhận Đơn đặt hàng gửi qua Kế toán.
- Kế toán căn cứ Đơn đặt hàng của nhân viên bán hàng lập Phiếu xuất kho.
Lập phiếu xuất kho thành 3 liên :
+ Liên 1: Lưu tại quyển
+ Liên 2: Lưu
+ Liên 3: Được chuyển xuống kho để làm thủ tục xuất kho.
52
Thủ kho sau khi xuất hàng xong ghi số lượng và ký vào 2 liên phiếu xuất kho.
Sau đó phiếu xuất kho được chuyển đến phòng kế toán, sau đó được các bộ phận ký
duyệt và được kế toán nhập vào sổ sách. Sau cùng được lưu trữ và bảo quản tại
phòng kế toán.
- Kế toán căn cứ Đơn hàng bán và Phiếu xuất kho lập Hóa đơn bán hàng.
- Nhân viên bán hàng nhận hóa đơn và chuyển hàng cho khách hàng bao gồm
Hóa đơn bán hàng và Phiếu giao hàng.
- Khách hàng nhận hàng và thanh toán tiền.
+ Nếu thanh toán ngay bằng tiền mặt: Kế toán lập Phiếu thu
+ Nếu thanh toán qua ngân hàng: Kế toán lập Giấy báo Có khi nhận được
thông tin về tài khoản
+ Nếu chưa thanh toán ngay: Chứng từ ghi nhận là Hóa đơn GTGT . Khách
hàng quen có thể mua chịu và thanh toán sau.
- Kế toán chuyển Phiếu thu cho thủ quỹ thu tiền.
 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan
Nghiệp vụ 1: Ngày 27/12/2021 Công ty xuất bán các hàng hóa cho Công ty cổ
phần đầu tư thương mại dịch vụ và kỹ thuật Hanoicapital theo hóa đơn số 0000038
thành tiền 9.900.000 và đã thanh toán bằng tiền mặt 9.900.000đ (gồm cả thuế
GTGT 10%)
- Đầu tiên, kế toán sẽ là người nhận đơn đặt hàng (Đơn hàng có thể bằng fax,
điện thoại) trực tiếp từ người bán hoặc do phòng kinh doanh báo lại, chịu trách nhiệm
ghi chép và sắp xếp đơn hàng.
- Sau khi tiếp nhận đơn hàng của người mua thì kế toán phải đi kiểm tra
mức tồn kho của hàng hóa có đáp ứng đủ số lượng và chủng loại theo yêu cầu của
người mua hay không.
- Nếu chưa có đủ hàng thì phải báo lại cho người mua, còn nếu có đủ hàng thì
sẽ làm phiếu xuất kho gửi cho thủ kho, để thủ kho làm thủ tục xuất hàng.
Ngày 27/12/2021 Dựa trên giá đã thỏa thuận với số lượng hàng hóa như bảng
kê. Kế toán lập Hóa đơn GTGT số 0001097 được trình bày tại hình dưới

53
Hình 2.2: Hóa đơn GTGT bán ra số 0000038
(Nguồn: Phòng kế toán-Công ty TNHH MTQ Hải Phong)
Khách hàng sau khi nhận được hàng thanh toán tiền ngay, Kế toán lập Phiếu
Thu số PT00140 được trình bày tại hình dưới

54
Hình 2.3: Phiếu thu ngày 27/12/2021
(Nguồn: Phòng kế toán-Công ty TNHH MTQ Hải Phong)
Kế toán chuyển Phiếu thu cho Thủ quỹ thu tiền.
Kế toán định khoản: Nợ TK 1111 9.900.000
Có TK 5111 9.000.000
Có TK 33311 900.000
Quy trình nhập liệu vào phần mềm :
Khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng, sau khi hàng được xuất kho bán giao cho
khách hàng, kế toán thực hiện nhập liệu vào phần mềm kế toán Misa
Đường dẫn : Nghiệp vụ/Bán hàng/Chứng từ bán hàng
Tại màn hình chính, kế toán chọn “Bán hàng”, vào phần hành “Bán hàng”,
chọn “Thêm” hoặc chọn “Chứng từ bán hàng” để nhập liệu. Được trình bày tại
hình dưới

55
Hình 2.4: Giao diện ghi nhận doanh thu trên phần mềm
(Nguồn: Phòng kế toán-Công ty TNHH MTQ Hải Phong)
- Khách hàng thanh toán tiền ngay, kế toán tiến hành lập phiếu thu luôn trên
phần mềm bằng cách trên mục hình thức thanh toán chọn: Bán hàng “Thu tiền
ngay” “Tiền mặt”.
- Đối tượng khách hàng: Chỉ cần chọn mã khách hàng như đã khai báo trong
danh sách khách hàng. Phần mềm sẽ tự động hiển thị tên công ty, địa chỉ, mã số
thuế như trong khai báo.
- Mã số HĐ: 01GTKT0/001
- Ngày hạch toán và ngày chứng từ: 27/12/2021
- Số HĐ: 0000038
- Nhập các thông tin chi tiết về hàng hóa xuất bán vào bảng bên dưới như sau:
tại cột “Mã hàng” hoặc “Tên hàng” ấn F5 để vào Danh mục hàng hóa ấn Enter
chọn mã chương trình sẽ tự động điền các thông tin “tên hàng”, “đơn vị”, “Nợ
TK”, “Có TK”, nhập dữ liệu vào cột “Số lượng”, “Đơn giá” cho từng mặt hàng,
chương trình sẽ tự động cho kết quả ở cột “Thành tiền VNĐ”.
- Nhập vào ô thuế GTGT 10%.
Sau khi nhập xong dữ liệu, chương trình sẽ tự tính toán và điền vào dữ liệu
vào các dòng “Tiền hàng”, “Tiền thuế” và “Tổng tiền”. Riêng “Tiền vốn”, kế toán
56
chọn phương pháp tính ngay từ đầu kỳ kế toán, kế toán đã chọn phương pháp tính
giá hàng xuất kho theo phương pháp Bình quân cuối kỳ dự trữ. Cuối tháng, sau khi
đã nhập hết các phiếu xuất kho, phiếu nhập kho nguyên vật liệu phát sinh, phần
mềm sẽ tự động tính đơn giá xuất của từng chủng loại sản phẩm theo phương pháp
đã chọn. Sau đó, đơn giá được phần mềm tự cập nhật và kế toán hạch toán được
trình bày tại

Hình 2.5: Phần hạch toán HĐ 0000038 trên PMKT


(Nguồn: Phòng kế toán-Công ty TNHH MTQ Hải Phong)
Nghiệp vụ 2: Ngày 27/12/2021 Công ty xuất bán các hàng hóa cho Công ty
TNHH Cu tech Việt Nam theo hóa đơn số 0000036 thành tiền 12.000.000 và
khách hàng chưa thanh toán (Do công ty Cutech có trụ sở thuộc khu chế xuất nên
chịu thuế suất là 0%)
Kế toán tiến hành xuất hóa đơn giao cho khách ta có hóa đơn GTGT số 0000036
trích dẫn tại hình dưới

57
Hình 2.6: Hóa đơn GTGT bán ra số 0000036
(Nguồn: Phòng kế toán-Công ty TNHH MTQ Hải Phong)

58
Khi phát sinh hóa đơn liên quan nghiêp vụ bán hàng kế toán vào phần mềm Misa,
chọn phân hệ “Bán hàng”, chọn “Chứng từ bán hàng”, trong màn hình giao diện
này kế toán nhập liệu khai báo thông tin liên quan đến hóa đơn bán hàng như: hình
thức thanh toán, tên khách hàng, mã hàng, số lượng, đơn giá...

Hình 2.7: Phần hạch toán HĐ 0000036 trên PMKT


(Nguồn: Phòng kế toán-Công ty TNHH MTQ Hải Phong)
Sau khi nhập liệu, kế toán ấn ‘Cất” nghiệp vụ được phần mềm tự động ghi sổ
Nhật Ký Chung và các Sổ Cái, sổ chi tiết liên quan. Kế toán tiến hành trích xuất
các sổ liên quan theo trình tự: Báo cáo=> Tổng hợp=> Chọn loại sổ sách muốn kết
xuất=> chọn tài khoản=> chọn khoản thời gian. Ta được các sổ sách liên quan như
sau:
59
Biều 2.1: Trích sổ chi tiết bán hàng-Tem lỗi mũi tên D5mm đỏ

(Nguồn: Phòng kế toán-Công ty TNHH MTQ Hải Phong)


Biều 2.2: Trích sổ chi tiết bán hàng-giày
60
(Nguồn: Phòng kế toán-Công ty TNHH MTQ Hải Phong)

Biểu 2.3: Trích sổ nhật ký chung phần hành kế toán bán hàng

61
(Nguồn: Phòng kế toán-Công ty TNHH MTQ Hải Phong)

62
Biều 2.4: Trích sổ cái tài khoản 511

63
Các khoản giảm trừ doanh thu
Chiết khấu thương mại: là khoản người bán giảm trừ cho người mua khi
người mua với số lượng lớn hoặc mua đạt được một doanh số nào đó. Hoặc theo
chính sách kích thích bán hàng của doanh nghiệp trong từng giai đoạn.
Hàng bán bị trả lại: Cũng là một khoản làm giảm doanh thu bán hàng của
doanh nghiệp trong kỳ. Hàng bán bị trả lại trong trường hợp doanh nghiệp cung
cấp hàng hóa sai quy cách, phẩm chất, kích cỡ… so với hợp đồng kinh tế.
Giảm giá hàng bán: Doanh nghiệp giảm giá hàng bán khi hàng của doanh
nghiệp gần hết hạn, doanh nghiệp muốn tiêu thụ hết hàng tồn kho … Giảm giá
hàng bán cũng làm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp bị
giảm.
Tài khoản sử dụng hạch toán giảm trừ doanh thu: Tài khoản 511- Phản ánh
các khoản doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳ kế toán.
Tháng này doanh nghiệp không phát sinh các khoản giảm trừ nên các khoản giảm
trừ doanh thu bằng 0
2.2.2. Kế toán giá vốn hàng bán
2.2.2.1.Phương pháp tính giá vốn hàng xuất bán tại công ty
Công ty TNHH MTQ Hải Phong tính giá vốn xuất kho theo phương pháp bình
quân gia quyền cuối kỳ.
Theo phương pháp này giá xuất kho hàng hóa được tính theo đơn giá bình quân
Giá thực tế hàng hóa Số lượng xuất Giá đơn vị bình
= x
xuất dùng dùng quân
Giá đơn vị bình quân được xác định bằng :
* Phương pháp giá bình quân cuối kỳ
Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít doanh điểm nhưng
số lần nhập, xuất mặt hàng lại nhiều, căn cứ vào giá thực tế, tồn đầu kỳ để kế toán
xác định giá bình quân của một đơn vị sản phẩm, hàng hóa.
Giáthựctếtồnđầukỳ+ Nhậptrongkỳ
Đơn giá bình quân cuối kỳ = Sốlượngtồnđầukỳ + Nhậptrongkỳ

Với đặc điểm là doanh nghiệp có nhiều mặt hàng kinh doanh nên doanh

64
nghiệp lựa chọn tính giá vốn hàng bán bình quân hàng tháng, phù hợp với doanh
nghiệp và phần mềm kế toán doanh nghiệp đang sử dụng.
Chứng từ và tài khoản sử dụng
 Chứng từ kế toán sử dụng
Để phản ánh giá vốn hàng bán, tại công ty có các chứng từ sau:
+ Phiếu nhập kho, xuất kho thành phẩm
+ Thẻ kho
+ Sổ chi tiết giá vốn hàng bán
Cuối tháng, kế toán tập hợp các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, Sổ chi tiết
giá vốn hàng bán của từng loại sản phẩm để xác định giá vốn hàng bán trong
tháng.
 Tài khoản sử dụng
Để hạch toán giá vốn hàng bán, công ty sử dụng tài khoản 632 “Giá vốn hàng
bán”. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng loại sản phẩm.
 Sổ kế toán sử dụng
- Sổ Cái TK 632
- Sổ chi tiết TK 632
- Sổ nhật ký chung
Phương pháp kế toán giá vốn hàng bán
 Trình tự hạch toán giá vốn hàng bán
Xuất kho bán trực tiếp là trường hợp khách hàng nhận hàng và chấp nhận
thanh toán, có thể thanh toán ngay khi nhận hàng hoặc chấp nhận nợ. Khi đó hàng
hóa xác định chắc chắn được bán và ghi ngay bút toán doanh thu. Công ty thực
hiện bán buôn hoặc bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng.
Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên, liên 1 lưu và chuyển liên 2,3 xuống bộ
phận kho để làm thủ tục xuất kho. Thủ kho sau khi xuất hàng xong ghi số lượng và
ký vào 2 liên phiếu xuất kho. Sau đó phiếu xuất kho được chuyển đến phòng kế
toán, sau đó được các bộ phận ký duyệt và được kế toán nhập vào sổ sách. Sau
cùng được lưu trữ và bảo quản tại phòng kế toán.

65
Phiếu nhập kho
Thẻ kho

Phiếuxuất kho Tập hợp phân loại Sổchi tiết Bảng kêtổng
PNK, PXK hàng hoá hợp N - X -T

Sơ đồ 2.6: Sơ đồ trình tự hạch toán chi tiết hàng tồn kho


(Nguồn: Phòng kế toán-Công ty TNHH MTQ Hải Phong)
- Trình tự hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp KKTX

Sơ đồ 2.7: Trình tự hạch toán giá vốn hàng bán


(Nguồn: Phòng kế toán-Công ty TNHH MTQ Hải Phong)
Nghiệp vụ 1: Ngày 27/12/2021 Công ty xuất bán các hàng hóa cho Công ty cổ
phần đầu tư thương mại dịch vụ và kỹ thuật Hanoicapital theo hóa đơn số 0000038
thành tiền 9.900.000 và đã thanh toán bằng tiền mặt 9.900.000đ (gồm cả thuế
GTGT 10%)

66
Hình 2.8: Phiếu xuất kho hóa đơn 0000038
(Nguồn: Phòng kế toán-Công ty TNHH MTQ Hải Phong)
Nghiệp vụ 2: Ngày 27/12/2021 Công ty xuất bán các hàng hóa cho Công ty
TNHH Cu tech Việt Nam theo hóa đơn số 0000036 thành tiền 12.000.000 và
khách hàng chưa thanh toán (Do công ty Cutech có trụ sở thuộc khu chế xuất nên
chịu thuế suất là 0%)

67
Hình 2.9: Phiếu xuất kho hóa đơn 0000036
(Nguồn: Phòng kế toán-Công ty TNHH MTQ Hải Phong)
Thủ kho sau khi xuất hàng xong ghi số lượng và ký vào 2 liên Phiếu xuất kho.
Sau đó Phiếu xuất kho được chuyển đến phòng kế toán, sau đó được các bộ phận ký
duyệt và được kế toán nhập vào sổ sách. Sau cùng được lưu trữ và bảo quản tại
phòng kế toán.
2.2.3.2. Kế toán tổng hợp giá vốn hàng bán
Tài khoản sử dụng
+ TK 632: Giá vốn hàng hoá
+ TK 156: Hàng Hoá
Về giá vốn hàng xuất bán kế toán chọn phương pháp tính ngay từ đầu kỳ kế
toán, kế toán đã chọn phương pháp tính giá hàng xuất kho theo phương pháp nhập
Bình quân cuối kỳ dự trữ. Cuối tháng, sau khi đã nhập hết các phiếu xuất kho,
phiếu nhập kho nguyên vật liệu phát sinh, phần mềm sẽ tự động tính đơn giá xuất
của từng chủng loại sản phẩm theo phương pháp đã chọn. Sau đó, đơn giá được
phần mềm tự cập nhật.
68
Cuối mỗi kỳ kế toán tiến hành tính giá xuất kho của từng kỳ theo trình tự như
sau: Nghiệp vụ=> kho=> tính giá xuất kho

Hình 2.10: Quy trình tính giá xuất kho tháng 12/2021
(Nguồn: Phòng kế toán-Công ty TNHH MTQ Hải Phong)
Căn cứ vào chứng từ phiếu xuất kho khi xuất hàng hóa tiêu thụ kế toán phản ánh
đồng thời bút toán ghi nhận doanh thu và ghi nhận giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng
xuất bán được ghi nhận trên tài khoản 632 và hàng xuất bán được ghi nhận trên tài
khoản 156. Sau đó ghi kết xuất các sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết 632 và sổ cái 632
đồng thời ta có thẻ kho và sổ chi tiết hàng hóa như các sổ như biểu trích dẫn tại
Phụ lục như sau:

69
Biểu 2.5: sổ chi tiết vật tư hàng hoá-Tem lỗi mũi tên D5mm đỏ

70
Biểu 2.6: sổ chi tiết vật tư hàng hoá-giày

71
Biểu 2.7: Trích Thẻ kho-Tem lỗi mũi tên D5mm đỏ

72
Biểu 2.8: Trích Thẻ kho-giày

73
Biểu 2.9: Trích sổ cái tài khoản 632

74
2.2.3. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh
Hạch toán chi phí quản lý kinh doanh kế toán sử dụng tài khoản 642 – Chi phí
quản lý kinh doanh, và được quản lý theo dõi cụ thể thông qua 2 tiểu khoản: Chi
phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
2.2.3.1 Chi phí bán hàng
 Kế toán chi tiết chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng bao gồm các chi phí thực phát sinh trong quá trình bán sản phẩm,
hàng hóa, cung cấp dịch vụ… liên quan đến hoạt động bán hàng của doanh nghiệp.
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 6421, không có số dư cuối kỳ.
Chứng từ, sổ kế toán sử dụng:
- Bảng phân bổ tiền lương; Bảng phân bổ vật liệu, CCDC…
- Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ; Hóa đơn dịch vụ mua ngoài
- Bảng kê chi phí
- Một số chứng từ gốc có liên quan khác …
Ví dụ 1: Nghiệp vụ 1 Tính lương và trích các khoản bảo hiểm cho bộ phận bán
hàng tháng 12/2021
 Đặc điểm về lao động: Hiện nay công ty có tổng số 15 lao động. Trong
công tác quản lý lao động công ty áp dụng quản lý bằng nội quy, điều lệ, thường
xuyên theo dõi kiểm tra quân số lao động thường xuyên nâng mức thưởng để
khuyến khích người lao động.
DANH SÁCH LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TY
(Phân theo trình độ)
STT Chỉ tiêu Số CNV
1 - Tổng số CBCNV 15
2 +Nam 11
3 + Nữ 4
4 - Trình độ
5 + Đại học 6

75
6 + Cao Đẳng 2
7 + Trung Cấp 1
8 + Công nhân 6
 Hình thức trả lương và phương thức trả lương:
Cách tính lương của công ty: Công ty tính lương theo thời gian
Lương thời lương cơ bản x số ngày làm việc thực tế
=
gian Số ngày làm việc theo chế độ
Ghi chú : Lương cơ bản = Lương thoả thuận theo hợp đồng
Số ngày làm việc theo chế độ là 26 ngày.
Lương thực tế= lương thời gian + phụ cấp+ hiệu xuất
Phụ cấp gồm: phụ cấp trách nhiệm và tiền ăn ca
 Các khoản trích theo lương cho người lao động
Bảng 2.4: Bảng tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm tại công ty
Các khoản bảo hiểm trích Trích vào chi Trích vào lương Tổng
theo lương phí DN của NLĐ
Bảo hiểm xã hội 17% 8% 25%
Bảo hiểm y tế 3% 1.5% 4.5%
Bảo hiểm thất nghiệp 0% 1% 1%
(Nguồn-Quyết 116/NQ-CP ngày 24/09/2021 của chính phủ)
Vào cuối mỗi tháng hoặc sau trong khoảng thời gian 5 ngày sau khi kết thúc
tháng tính lương thì kế toán tiền lương sẽ phải nộp các khoản bảo hiểm cho Nhà
nước đúng hạn quy định.
Dưới đây là bảng chấm công và bảng tính lương của kế toán Công ty

76
Hình 2.11: Bảng tính lương tháng 12/2021
(Nguồn: Phòng kế toán-Công ty TNHH MTQ Hải Phong)

77
 Kế toán tổng hợp chi phí bán hàng
Sổ kế toán sử dụng
 Sổ chi tiết tài khoản 6421
 Sổ nhật ký chung
 Tài khoản 642
Tại công ty các khoản lương được trích vào tài khoản 6421 còn lại các khoản
như khấu hao, phân bổ công cụ dụng cụ, dịch vụ mua ngoài đề được kế toán hạch
toán vào tài khoản 6422.
Cuối tháng công ty bắt đầu hạch toán các bút toán tính lương của tổng công ty
đã nêu như hình trên. Ta có thể thấy toàn bộ chi phí lương liên quan tới chi phí bán
hàng đều định khoản vào tài khoản 6421 sau đó kế toán hạch toán trên phần mềm
kế toán misa cụ thể như sau:
Nghiệp vụ => Tổng hợp => Chứng từ nghiệp vụ khác

78
Hình 2.12: Quy trình hạch toán lương và trích bảo hiểm trên misa
(Nguồn: Phòng kế toán-Công ty TNHH MTQ Hải Phong)

79
2.2.3.2 Chi phí quản lí doanh nghiệp
 Kế toán chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí có liên quan đến hoạt động
quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý chung liên quan đến hoạt động
của toàn doanh nghiệp.
Một số chi phí quản lý doanh nghiệp có thể phát sinh: Chi phí nhân viên quản
lý; chi phí vật liệu quản lý; chi phí đồ dùng văn phòng; chi phí khấu hao TSCĐ.....
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 6422, không có số dư cuối kỳ.
Chứng từ, sổ kế toán sử dụng:
- Bảng phân bổ tiền lương; CCDC
- Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ;Hóa đơn dịch vụ mua ngoài
- Một số chứng từ gốc có liên quan khác
Trích dẫn số liệu minh họa nghiệp vụ phát sinh chi phí:
Ví dụ 1: Nghiệp vụ 1 Tính lương và trích các khoản bảo hiểm cho bộ phận quản lý
tháng 06/2021
Tính lương
Nợ TK 6422: 42.420.000
Có TK 334: 42.420.000
Trích các khoản bảo hiểm
Nợ TK 334: 2.226.000
Nợ TK 6422: 4.558.000
Có TK 338: 6.784.000
Tương tự như cách tính lương đã nêu tại mục 2.2.3.1. Ta có bảng chấm công và
bảng tính lương của kế toán Công ty cổ phần giải pháp công nghệ Ánh Sáng đã
nêu tại hình 2.11. Cuối tháng công ty bắt đầu hạch toán các bút toán tính lương của
tổng công ty đã nêu như hình 2.11 Ta có thể thấy toàn bộ chi phí lương liên quan
tới kinh doanh đều định khoản vào tài khoản 6422 sau đó kế toán hạch toán trên
phần mềm kế toán misa cụ thể như sau:
Nghiệp vụ => Tổng hợp => Chứng từ nghiệp vụ khác hinh hình 2.12
80
Các Dịch vụ mua ngoài
Hàng ngày dựa vào các hóa đơn GTGT liên 2 ( chứng từ mua dịch vụ) từ bên ngoài
kế toán hạch toán lên phần mềm misa. Toàn bộ các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài
liên quan tới quản lý văn phòng đều đưa vào tài khoản 6422 như: chi phí mua nước
dùng cho văn phòng
Nghiệp vụ 2: Ngày 07/12/2021 chi tiền mua lịch tết của công ty TNHH đầu tư và
phát triển văn hóa việt theo hóa đơn số 0002451 tổng tiền hàng là 16.632.000 đồng
đã bao gồm thuế GTGT 10%

Hình 2.13: Hóa đơn GTGT đầu vào số 0002451


(Nguồn: Phòng kế toán-Công ty TNHH MTQ Hải Phong)
81
Từ các nghiệp vụ 2 kế toán sẽ hạch toán vào phần mềm theo các bước như hình
dưới đây: Nghiệp vụ => mua hàng => Chứng từ mua hàng hóa

Hình 2.14: Hạch toán hóa đơn GTGT đầu vào số 0002451
(Nguồn: Phòng kế toán-Công ty TNHH MTQ Hải Phong)

82
Nghiệp vụ 3: Ngày 22/12/2021 chi tiền mua lịch tết của công ty TNHH thương mại
Newstar Thành Đạt theo hóa đơn số 0001161 tổng tiền hàng là 8.823.650 đồng đã
bao gồm thuế GTGT 10%

83
Hình 2.15: Hóa đơn GTGT đầu vào số 0001611
(Nguồn: Phòng kế toán-Công ty TNHH MTQ Hải Phong)
Từ nghiệp vụ 3 kế toán sẽ hạch toán vào phần mềm theo các bước như hình dưới
đây: Nghiệp vụ => mua hàng => Chứng từ mua dịch vụ

84
Hình 2.16: Hạch toán hóa đơn GTGT đầu vào số 0001611
(Nguồn: Phòng kế toán-Công ty TNHH MTQ Hải Phong)
Chi phí phân bổ công cụ dụng cụ
Nghiệp vụ 4: Ngày 31/12/2021 công ty thực hiện phân bổ công cụ dụng cụ tháng
12/2021
Vào cuối tháng doanh nghiệp thực hiện các bút toán phân bổ công cụ dụng cụ từ
tài khoản 242 để phân bổ cho bộ phận quản lý và bộ phận bán hàng. Cụ thể trong
tháng 11 ta có nghiệp vụ phân bổ công cụ dụng cụ như sau: Nghiệp vụ => Công cụ
dụng cụ => Phân bổ chi phí

85
86
Hình 2.17: Quy trình phân bổ chi phí công cụ dụng cụ tháng 12/2021
(Nguồn: Phòng kế toán-Công ty TNHH MTQ Hải Phong)
 Kế toán tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp
Sổ kế toán sử dụng
 Sổ chi tiết tài khoản 6422, 6427...
 Sổ nhật ký chung
 Tài khoản 642
Đồng thời cuối tháng sau khi nhập trên phần mềm xong, phần mềm cập nhật lên
các sổ cái tài khoản 642 như sau:

87
Biểu 2.10: Trích sổ chi tiết tài khoản 6421

88
Biểu 2.11: Trích sổ chi tiết tài khoản 6422

89
90
Biểu 2.12: Trích sổ cái tài khoản 642

91
92
2.2.4. Kế toán xác định kết quả bán hàng
Việc xác định kết quả bán hàng là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với Công ty.
Từ kết quả trên mà Công ty xác định được hiệu quả kinh doanh trong tháng là lỗ
hay lãi. Từ đó có các biện pháp khắc phục thúc đẩy quá trình kinh doanh trong thời
gian tới ngày càng tốt hơn. Kết quả đó được tính bằng cách so sánh giữa một bên
là doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ với một bên là giá vốn hàng
bán, chi phí bán hàng. Kết quả này được biểu hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận về bán
hàng và cung cấp dịch vụ.

LN của hoạt động BH = LN gộp về BH và CCDV - CPBH

Trong đó:
LN gộp về BH và CCDV = DT thuần - GVHB

DT thuần = DT BH và CCDV - Các khoản giảm trừ DT


Chứng từ sử dụng.
Phiếu kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Tài khoản sử dụng

93
TK 911 – Xác định kết quả bán hàng
Kết chuyển Giá vốn hàng bán Kết chuyển doanh thu bán hàng và
Kết chuyển Chi phí quản lý kinh cung cấp dịch vụ
doanh Kết chuyển thu nhập khác
Kết chuyển Chi phí hoạt động tài Kết chuyển chi phí hoạt động tài
chính chính
Kết chuyển Chi phí khác

TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối


Số lỗ về hoạt động kinh doanh của Số lợi nhuận thực tế của hoạt động
doanh nghiệp kinh doanh của doanh nghiệp trong
kỳ

TK 821 – Chi phí thuế TNDN


Chi phí thuế TNDN phát sinh trong Kết chuyển chi phí thuế TNDN sang
kỳ tài khoản 911

Quá trình hạch toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp được thể hiện qua sơ đồ sau:

94
TK 632 TK 911 TK 511
(1) (5)

TK 635 TK 515
(2) (6)dx

TK 811 TK 711
(3) (7)

TK6421,6422 TK 421
(4) (8)

(9)
Sơ đồ 2.8: Sơ đồ hạch toán kết quả bán hàng
(1) Kết chuyển giá vốn
(2) Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính
(3) Kết chuyển chi phí hoạt động khác
(4) Kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh
(5) Kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
(6) Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính
(7) Kết chuyển doanh thu hoạt động khác
(8) Kết chuyển lỗ hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ
(9) Kết chuyển lãi hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ
Kế toán tiến hành kết chuyển doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Nợ TK 5111 : 12.161.514.869
Nợ TK 515 : 4.727.887
Có TK 911 : 12.166.242.756
Kết chuyển giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp:
Nợ TK 911 : 12.025.385.297
Có TK 632 : 9.822.608.928
95
Có TK 642 : 2.165.732.602
Có TK 811 : 472.796
Có TK 635 : 36.570.971
Cuối tháng tập hợp số liệu, kế toán xác định tổng số phát sinh bên Nợ và bên
Có của Tài khoản 911 sau đó kết chuyển vào Tài khoản 421
Ta có :  PS nợ TK 911 : 12.025.385.297
 PS có TK 911 : 12.166.242.756
 PS có TK 911 -  PS nợ TK 911 = 140.857.459
Thuế TNDN phải nộp quý 3/2021 là : 140.857.459*20% = 23.423.188
Nợ TK 821 : 23.423.188
Có TK 3334 : 23.423.188
Kết chuyển thuế TNDN :
Nợ TK 911 : 28.171.492
Có TK 821 : 28.171.492
Kết chuyển lợi nhuận sau thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh:
Nợ TK 911 : 112.685.967
Có TK 4212 : 112.685.967
Từ việc xác định được lỗ lãi trong khâu bán hàng, kế toán bán hàng cập nhập
số liệu đã tính toán của bộ phận bán hàng lập thành báo cáo chuyển cho ban quản
lý trong các buổi họp thường kỳ cuối tháng và chuyển giao cho kế toán tổng hợp
để tổng hợp toàn bộ các phần hành ở các bộ phận khác. Từ đó xác định kết quả bán
hàng tổng thể của Công ty.

96
Biều 2.13: Trích sổ chi tiết tài khoản 911

97
Biều 2.14: Trích sổ chi tiết tài khoản 821

98
Biều 2.15: Trích sổ chi tiết tài khoản 421

99
Biều 2.16: Trích sổ cái tài khoản 911

100
Cuối kỳ kế toán lên báo cáo tài chính quý phục vụ cho Ban giám đốc Công ty và
những người quan tâm đến tình hình tài chính của Công ty.
Biều 2.17: Trích bảng báo cáo kết quả bán hàng

2.3. Đánh giá chung về thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả bán
hàng tại công ty TNHH MTQ Hải Phong
3.1.1. Công tác kế toán chung
Công ty TNHH MTQ Hải Phong có bộ máy quản lý, bộ máy kế toán kế toán
gọn nhẹ, phù hợp với quy mô của công ty. Công ty đã luôn quan tâm đến phát triển
nguồn nhân lực tạo ra đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động, thích ứng với sự
biến đổi cùa xã hội và có chỗ đứng trên thị trường.
Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh của

101
nền kinh tế thị trường phải biết quan tâm đến công tác quản lý tài chính của doanh
nghiệp. Bản chất của hạch toán kế toán là hệ thống thông tin và kiểm tra tình hình
biến động tài sản của doanh nghiệp, với chức năng thu thập, xử lý, cung cấp thông
tin cho đối tượng quan tâm đặc biệt là các nhà quản lý doanh nghiệp.
Cùng với sự phát triển lớn mạnh của công ty, công tác quản lý nói chung và
công tác kế toán nói riêng đã không ngừng được củng cố và hoàn thiện. Công ty đã
có đội ngũ nhân viên đầy năng lực, có trình độ chuyên môn cao, thích ứng với
cường độ làm việc lớn và có kinh nghiệm, làm việc với tinh thân trách nhiệm cao,
góp phần không nhỏ vào sự phát triển của công ty.
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức kinh doanh, khả năng trình độ của từng nhân
viên kế toán, công ty đã lựa chọn mô hình tổ chức công tác kế toán tập trung. Với
mô hình này, mọi công việc chủ yếu của kế toán đều được thực hiện trong phòng
kế toán, tạo điều kiện cho lãnh đạo công ty nắm bắt kịp thời toàn bộ thông tin về
hoạt động kinh tế của công ty, từ đó thực hiện sự kiểm tra chỉ đạo sát sao các hoạt
động của toàn công ty. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức có kế hoạch, sắp
xếp và bố trí cán bộ, nhân viên kế toán phù hợp, chặt chẽ giữa các thành viên với
nhau, đảm bảo tính thống nhất về phạm vi và phương pháp tính toán, ghi chép.
Mỗi nhân viên trong phòng kế toán của công ty được phân công các mảng công
việc nhất định trong chuỗi mắt sự chỉ đạo của kế toán trưởng. Chính sự phân công
đó đã tạo ra sự chuyên môn hóa trong công tác kế toán, giúp cho mỗi nghiệp vụ
kinh tế phát sinh được giải quyết nhanh chóng, rõ tàng theo sự phân công công
việc đã có sẵn.
Hơn nữa công ty đã áp dụng khoa học và kỹ thuật vào công tác kế toán, đưa máy
tính vào sử dụng, giúp giảm nhẹ khối lượng công việc ghi chép của nhân viên kế
toán mà vẫn cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác.
Công ty có bộ máy kế toán gọn nhẹ, phòng kế toán có sự phân công công
việc, bố trí rõ ràng và đáp ứng nhu cầu kịp thời của công việc. Đội ngũ công nghệ
thông tin. Công ty xây dựng được mối quan hệ ứng xử tốt đẹp giữa các thành viên
tạo nền tảng trong công việc kinh doanh. Công ty cũng có các buổi tham quan,
nghỉ mát cho cán bộ nhân viên. Cùng với sự phát triển của công ty, công tác kế
102
toán bán hàng cũng không ngừng được hoàn thiện để đáp ứng với yêu cầu quản lý
phù hợp với quy mô, đặc điểm kinh doanh của DN. Là một DN hoạt động trong
lĩnh vực sản xuất và thương mại, công ty luôn nhận thức được vai trò quan trọng
của công tác bán hàng, công tác sản xuất và kế toán bán hàng vì mục đích cuối
cùng của các công ty là đạt được lợi nhuận cao nhất.
Kế toán các phần hành thường xuyên đối chiếu, kiểm tra số liệu với nhau để
có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Nhờ đó có mối liên hệ chặt chẽ và sự phối hợp
nhịp nhàng giữa các kế toán các phần hành mà công tác kế toán bán hàng được
thực hiện khá hiệu quả, góp phần cung cấp thông tin kịp thời cho Ban giám đốc.
Phòng kế toán được trang bị máy vi tính dùng vào công tác kế toán giúp cho việc
xử lý kế toán trong hệ thống quản lý được nhạy bén và chính xác.
3.1.2. Công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty
TNHH MTQ Hải Phong
3.1.2.1.Ưu điểm về công tác kế toán bán hàng tại công ty TNHH MTQ Hải Phong
Trong những năm qua Công ty TNHH MTQ Hải Phong đã trưởng thành và đạt
được những thành tích đáng khâm phục
Là một doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân, hoạt động ít nhiều còn
chịu sự quản lí của cấp trên song không vì thế mà công ty mất uy tín và tự chủ
trong sản xuất kinh doanh. Ngược lại, sự thích ứng linh hoạt với những thay đổi
của nền kinh tế thị trường đã giúp công ty luôn tìm ra hướng đi đúng trên con
đường phát triển và hoà chung với nhịp sống sôi động của nền kinh tế thị trường.
Trong sự cố gắng cùng những thành tích toàn công ty cũng phải kể đến sự
phấn đấu và kết quả đạt đuực của công tác kế toán. Với sự cố gắng nhạy bén bộ
phận kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm nói riêng và phòng kế toán của công
ty nói chung đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, đã và đang đóng góp một phần
không nhỏ trong việc tăng cường năng lực và hiệu quả quản lí ở công ty thể hiện ở
các điểm sau:
Thứ nhất: việc sử dụng chứng từ
Hệ thống chứng từ ở công ty sử dụng tương đối đầy đủ và hoàn thiện, các chỉ
tiêu và các yếu tố của chứng từ luôn được điền đầy đủ. Hạch toán ban đầu được tổ
103
chức ở các bộ phận trong công ty nơi có nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đồng
thời qui định rõ từng loại chứng từ do ai lập, qua những bộ phận nào kiểm tra, lưu
giữ đảm bảo cho việc ghi nhận thông tin vào sổ kế toán kịp thời.
Thứ hai: về hình thức kế toán và vận dụng hình thức tổ chức hệ thống sổ kế
toán
Công ty chọn hình thức tổ chức bộ máy kế toán vừa tập chung là phù hợp với
đặc điểm của công ty: qui mô tương đối lớn,hoạt động tập chung tại miền bắc,
cùng với văn phòng công ty là các bộ phận kinh doanh, kho… Bộ máy kế toán của
công ty được tổ chức khá chặt chẽ và hợp lí trên cơ sở phân công phân nhiệm
nhưng phối hợp chặt chẽ thống nhất giữa các bộ phận cấu thành, đảm bảo việc thực
hiện chức năng, nhiệm vụ, nội dung của công tác kế toán công ty cũng như phát
huy khả năng và nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên kế toán góp phần tăng
hiệu quả hoạt động kế toán.
Hình thức kế toán mà công ty đang áp dụng là hình thức kế toán nhật ký
chung phù hợp với hình thức kinh doanh của công ty
Thứ ba: về kế toán bán hàng
Hàng hoá của công ty rất đa dạng và phong phú nhiều loại và được bán
thường xuyên cho nhiều đối tượng khác nhau. Công ty đã hạch toán khâu bán hàng
một cách linh hoạt, kịp thời và tương đối chính xác, đáp ứng được yêu cầu quản lí.
Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được kế toán ghi chép đầy đủ vào các sổ
tương ứng giúp cho việc hạch toán doanh thu một cách chính xác kịp thời.

3.1.2.2. Những hạn chế về công tác kế toán bán hàng tại công ty TNHH MTQ Hải
Phong
Bên cạnh những điểm mạnh trên công tác kế toán bán hàng của Công ty
TNHH MTQ Hải Phong vẫn còn tồn tại những điểm hạn chế đòi hỏi phải đưa ra
những phương hướng giải quyết và biện pháp cụ thể, có tính khả thi cao nhằm
khắc phục và hoàn thiện hơn nữa để kế toán ngày càng thực hiện tốt hơn chức năng
và nhiệm vụ vốn có của mình, phục vụ tốt hơn yêu cầu quản lý tại Công ty.

104
Thứ nhất, về viêc luân chuyển chứng từ giữa các bộ phận: Hiện tại các chứng từ
kế toán thường được luận chuyển từ bộ phận kho (phiếu xuất kho, phiếu nhập
kho), bộ phận bán hàng (Hoá đơn GTGT, Hợp đồng...) chuyển đến phòng kế toán
thường bị chậm trễ. Để đảm bảo cho việc nhập dữ liệu kế toán theo đúng tính chất
của hình thức Nhật ký chung, đảm bảo việc kiểm tra và nhập chứng từ kịp thời
chính xác đúng thời điểm.
Thứ hai: kinh phí công đoàn: Theo hướng dẫn Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn
thì Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại là cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có
tổ chức công đoàn cơ sở. Việc công ty chưa thực hiện trích nộp 2% Kinh phí công
đoàn là chưa đúng theo văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước

Thứ ba: Chính sách chiết khấu thanh toán để thúc đẩy thu hồi nhanh công nợ
khách hàng: Công ty chưa thực hiện chính sách chiết khấu thanh toán cho các
khách hàng để tăng cường thu hồi công nợ, tránh tình trạng công ty bị các khách
hàng chiếm dụng vốn như hiện nay làm cho doanh nghiệp thường hay bị chiếm
dụng vốn.
Thứ tư: Chính sách chiết khấu thương mại để thúc đẩy tăng doanh thu: Công
ty chưa thực hiện chính sách chiết khấu thương mại cho khách hàng mua nhiều với
số lượng lớn để đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ, tăng doanh thu, tăng thị phần tiêu thụ
hàng cho công ty
Thứ năm: Về công tác quản trị: Việc tổ chức vận dụng kế toán quản trị phục vụ
cho quản trị nội bộ tại Công ty chưa được quan tâm đúng mức, chưa đi sâu phân
tích số liệu nhằm giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định kinh doanh nhanh chóng,
kịp thời và hiệu quả. Điều này được thể hiện qua những mặt tồn tại cụ thể như sau
+ Về báo cáo kế toán quản trị: Hiện nay công tác kế toán quản trị tại công ty chưa
được chú trọng thể hiện là công ty chỉ mới lập báo cáo lãi lỗ hàng tháng thông qua
việc tập hợp các tài khoản đầu 5, 6, 7, 8, 9 để theo dõi tình hình lợi nhuận chứ chưa
thực sự chú trọng vào các báo cáo theo dõi doanh thu của từng mặt hàng để phân

105
tích và thấy được mặt hàng nào mang lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp và
để doanh nghiệp có hướng đầu tư tốt hơn.
+ Về phân loại chi phí: Cách phân loại chi phí chưa phục vụ cho kế toán quản trị,
cần phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí.
+ Về công tác lập dự toán: Công ty chỉ mới đi vào lập dự toán chi tiêu, còn dự toán
khác chưa quan tâm như: dự toán chi phí kinh doanh
Thứ sáu: Về việc thực hiện công tác trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo
quy định: Hiện nay số dư trên tài khoản 131 của công ty tương đối lớn, một số
khách hàng nợ lâu qua nhiều năm đã quá hạn thanh toán thỏa mãn điều kiện trích
lập dự phòng theo TT48/2019/TT – BTC nhưng công ty chưa thực hiện trích lập
dự phòng theo quy định, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc hoàn vốn và xác
định kết quả bán hàng.

106
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ
TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY
TNHH MTQ HẢI PHONG
3.1. Phương hướng phát triển của công ty TNHH MTQ Hải phong trong thời
gian tới
Định hướng phát triển của công ty trong năm 2022
+ Doanh thu mỗi năm tăng từ 50% đến 100%/năm.
+ Lợi nhuận đạt mức từ 30% đến 80%/năm.
+ Mở rộng thị truờng, phát triển mạng luới khách hàng mới và khách hàng
tiềm năng, tăng cuờng công tác tiếp thị và quảng bá thương hiệu với mục tiêu dịch
vụ tư vấn đạt 100% công suất thiết kế, kiểm soát và nâng cao chất luợng dịch vụ
với mục tiêu trên 95% khách hàng hài lòng chất luợng dịch vụ của công ty.
+ Phát triển và quảng bá để trở thành thương hiệu nổi tiếng, uy tín trong
ngành cơ khí cắt gấp chấn gập.
+ Chuẩn hoá hệ thống quản lý của công ty: xây dựng và chuẩn hoá hệ thống
các quy trình, quy định để quản trị điều hành công ty một cách hiệu quả. Áp dụng
chương trình quản lý công việc theo mục tiêu, quản lý thành tích cán bộ, công nhân
viên nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp đáp ứng cho
nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty
+ Chuyên nghiệp hoá đội ngũ nhân viên sản xuất. Đưa chất lượng sản phẩm
lên hàng đầu, phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, tạo uy tín và mở rộng thị
trường trên khắp cả nước. Thường xuyên đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngủ
cán bộ công nhân viên nhằm đem lại hiệu quả cao trong công việc. Mở rộng và đa
dạng hóa các loại hình kinh doanh, tạo việc làm cho công nhân viên và tăng doanh
thu, giữ vững uy tín và tạo vị thế trên thị trường.
Mục tiêu dài hạn
+ Tiếp tục tăng cường vốn đầu tư đổi mới phương tiện, trang thiết bị công
nghệ phù hợp với triển vọng, định hướng phát triển của ngành sản xuất cửa cuốn,
cửa xếp.

107
+ Tiếp tục củng cố và phát triển các loại hình kinh doanh các loại cửa, gia
công xả băng, cắt tấm tôn đảm bảo tỷ trọng lợi nhuận của các loại hình kinh doanh
này đạt từ 10%-15% tổng lợi nhuận của công ty.
+ Mở rộng thêm công ty.
+ Để thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa, công ty luôn đặt chất lượng phục vụ lên
hàng đầu. Toàn thể nhân viên công ty được quán triệt tinh thần “Khách hàng là
thượng đế” do đó, khách hàng đến với công ty luôn được tiếp đón niềm nở, tư vấn
lựa chọn sản phẩm một cách nhiệt tình, chuyên nghiệp,... Do đó, công ty luôn được
khách hàng đánh giá cao về chất lượng và thái độ phục vụ.
3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết
quả bán hàng tại công ty TNHH MTQ Hải phong
Hiện nay trong cơ chế quản lý kinh tế mới của Nhà nước, các doanh nghiệp
được quyền tự chủ về tài chính cũng như hoạt động kinh doanh của mình theo
nguyên tắc hạch toán lấy thu bù chi và có lãi. Là một doanh nghiệp thương mại,
Công ty TNHH MTQ Hải Phong cũng là một nhân tố đóng góp vào nguồn ngân
sách quốc gia hàng năm, thì việc điều hành hoạt động kinh doanh như thế nào cho
hiệu quả là vô cùng quan trọng.
Điều này đòi hỏi kế toán nói chung và kế toán bán hàng nói riêng phải ghi
chép, tính toán đầy đủ, trung thực, hợp lý các khoản doanh thu phát sinh trong quá
trình bán. Trên cơ sở đó Công ty mới có thể đưa ra được quyết định phù hợp để
nâng cao hiệu quả kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp.
Để thực hiện những điều trên thì kế toán bán hàng của Công ty TNHH MTQ
Hải Phong phải được tổ chức một cách khoa học, hợp lý từ việc hạch toán ban đầu
đến vận dụng hệ thống tài khoản, hạch toán và lập báo cáo tài chính. Tuy nhiên
trong thực tế tại Công ty vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc, phần nào đã làm giảm
bớt đi vai trò của kế toán.
Do đó để nâng cao hiệu quả của kế toán trong hạch toán kế toán hoạt động
bán hàng thì Công ty TNHH MTQ Hải Phong cần thiết phải từng bước hoàn thiện
tổ chức công tác kế toán, đặc biệt là công tác kế toán bán hàng.
Việc hoàn thiện công tác kế toán bán hàng có vai trò rất to lớn, đó là:
108
Thứ nhất, đối với công tác kế toán: việc hoàn thiện sẽ giúp cho việc ghi chép của kế
toán được đơn giản, rõ ràng và có tính thuyết phục hơn. Từ đó sẽ giảm được áp lực
công việc, khối lượng công việc, làm tăng hiệu quả làm việc của nhân viên kế toán.
Ngoài ra còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, đối chiếu giữa các sổ sách kế
toán và ứng dụng các phương tiện kỹ thuật xử lý thông tin hiện đại vào công tác kế
toán.
Thứ hai, đối với công tác quản lý: việc hoàn thiện công tác kế toán bán hàng sẽ là
nhân tố cơ bản thúc đẩy thực hiện tốt các nhiệm vụ kế toán, phát huy đầy đủ tác
dụng của kế toán trong việc hoàn thiện chế độ hạch toán kinh tế trong quá trình
bán hàng. Mặt khác còn giúp các nhà lãnh đạo Công ty kiểm tra, phân tích, đánh
giá được tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu, từ đó đưa ra các quyết định phù
hợp, góp phần nâng cao chât lượng và hiệu quả kinh doanh.
3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả
bán hàng tại công ty TNHH MTQ Hải Phong
Thứ nhất, về viêc luân chuyển chứng từ giữa các bộ phận:
Để đảm bảo cho việc nhập dữ liệu kế toán theo đúng tính chất của hình thức
Nhật ký chung, đảm bảo việc kiểm tra hạch toán chính xác, tránh việc mất mát
chứng từ thì Phòng kế toán cần có quy định về thời gian nộp các chứng từ liên
quan từ các phòng kinh doanh, phòng kho nộp lên phòng kế toán, để kế toán có số
liệu phản ánh kịp thời trong sổ Nhật ký chung, tránh trường hợp chi phí phát sinh
kỳ này, kỳ sau mới ghi sổ. Đồng thời để tránh mất mát chứng từ phòng kế toán cần
lập phiếu bàn giao chứng từ ký tá đầy đủ mỗi lần bàn giao như biểu mẫu sau:
Đơn vị:
Địa chỉ:

PHIẾU GIAO NHẬN CHỨNG TỪ

        Ký tên
STT Ngày Nội dung SH Bên Bên
tháng Chứng giao nhận

109
từ
           
           
           
           
Thứ hai: kinh phí công đoàn  Giải pháp thực hiện trichs nộp KPCĐ theo
quy định hiện hành.
Theo nghị định 191/2013/NĐ ban hành ngày 21/11/2013 hướng dẫn về tài chính
công đoàn. Căn cứ vào điều 23 của quyết định 1908/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016
quy định về đối tượng, mức đóng, tiền lương căn cứ đóng đoàn phí. Ta có đối
tượng và mức đóng phí công đoàn như sau

Kế toán KPCĐ theo chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ TT133/2016/TT-
BTC thì được hạch toán như sau
Khi trích kinh phí công đoàn:
Nợ TK 6421, 6422, 154
Có TK 3382

110
Khi nộp kinh phí công đoàn:
Nợ TK 3382
Có TK 1111, 1121

Thứ ba: Giải pháp thực hiện chiết khấu thanh toá
Công ty nên áp dụng hình thức chiết khấu thanh toán với trường hợp khách
hàng trả tiền ngay và thanh toán sớm tiền hàng, thoả mã điều kiện tín dụng. Có như
111
vậy mới đẩy nhanh việc thu hồi vốn, tránh thất thoát và bị chiếm dụng vốn, làm
cho tình hình tài chính cũng như khả năng thanh toán của Doanh nghiệp được đảm
bảo ổn định.
Để hạch toán các khoản chiết khấu thanh toán, kế toán sử dụng TK 635
Nợ TK 635:Khoản chiết khấu thanh toán
Có TK 131: (Nếu bù trừ luôn vào khoản phải thu)
Có TK TK 111,112: Nếu trả bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng
Ví dụ: Ngày 30/05/2022 công ty Cutech mua hàng trị giá 500.000.000 triệu thời
hạn thanh toán là 30/06/2022 nhưng đến ngày 10/06/2022 công ty đã nhận được
tiền thanh toán của công ty cutech nên cho công ty cutech hưởng chiết khấu thanh
toán là 2% kế toán tiến hành vào nghiệp vụ/tổng hợp/ chứng từ nghiệp vụ khác ta
có giao diện hạch toán như sau

Thứ tư: Giải pháp về thực hiện chiết khấu thương mại theo chế độ kế tón
DN vừa và nhỏ TT133/2016/TT - BTC
Chiết khấu thương mại chấp nhận trực tiếp cho khách hàng tại thời điểm bán
thì Kế toán trừ trực tiếp váo giá bán ra của mặt hàng  Doanh thu của mặt hàng
bán ra là doanh thu đã được trừ CKTM trực tiếp. Sau nhiều lần mua khách hàng
112
mới đủ điều kiện để hưởng CKTM. Kế toán DN phải lập hoá đơn GTGT thể hiện
khoản CKTM dành cho khách hàng, liên 2 hoá đơn chuyển cho khách hàng. Căn
cứ vào hoá đơn GTGT về CKTM đã lập thì kế toán ghi nhận bút toán
Nợ TK 511:Khoản chiết khấu thương mại
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT được giảm trừ
Có TK 131: (Nếu bù trừ luôn vào khoản phải thu)
Có TK 111,112: Nếu trả bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng
Ví dụ trong tháng 6/2022 khách hàng công ty Cutech mua tem với số lượng
nhiều nên được hưởng chiết khấu thương mại là 2%. Kế toán thực hiện trên phần
mềm như sau: Nghiệp vụ=> bán hàng=> chứng từ bán hàng=> điền tỷ lệ chiết
khấu là 2%

Thứ năm: Về công tác quản trị


Để phân tích và thấy được mặt hàng nào mang lại lợi nhuận cao hơn cho doanh
nghiệp và để doanh nghiệp có hướng đầu tư tốt hơn. Kế toán cần lập các bảng phân
tích chi tiết doanh thu sản phẩm hàng hóa theo thời gian, Phân tích kết quả bán
hàng theo thời gian, báo cáo so sánh số lượng bán và doanh số theo kỳ sau đây là
một số mẫu báo cáo như sau:

113
Đơn vị:
Địa chỉ:
PHÂN TÍCH CHI TIẾT DOANH THU SẢN PHẨM HÀNG HÓA THEO THỜI GIAN
NĂM 2020

Tổng cộng Tháng 1 Tháng 2 …...   Tháng 12


Tên
Số Số Số Số
STT Hàng ĐVT Số Số Số Số Số Số
lượn lượn lượn lượn
Hóa tiền lượng tiền tiền tiền tiền
g g g g
                         
                         
                         
                         
                         
                         

Đơn vị:
Địa chỉ:
BẢNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ BÁN HÀNG THEO THỜI GIAN
NĂM 2021
Tổng Thán Tháng Tháng
STT Chỉ tiêu …....
cộng g1 2 12
A Các khoản doanh thu          
Doanh thu thuần và cung cấp
I dịch vụ          
I.1 Doanh thu bán hàng          
Các khoản giảm trừ doanh
I.2 thu          
II Doanh thu hoạt động tài          

114
chính
III Thu nhập khác          
B Các khoản chi phí          
IV Gía vốn bán hàng          
V Chi phí quản lý kinh doanh          
  Chi phí bán hàng          
  chi phí quản lý doanh nghiệp          
VI Chi phí tài chính          
VII Chi phí khác          
C Lợi nhuận          
Lợi nhuận gộp về bán hàng và
  cung cấp dịch vụ          
  Lợi nhuận trước thuế          
  Thuế TNDN          
D ChỈ số đánh giá          
  Tổng chi phí/ doanh thu thuần          
Gía vốn hàng bán/doanh thu
  thuần          
  Lợi nhuận gộp/doanh thu tuần          
Lợi nhuận sau thuế/ doanh thu
  thuần          
Thứ năm: giải pháp về trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi: Vào
cuối năm vừa qua năm 2020, công ty có những khách hàng có số công nợ nhiều,
đã quá hạn thanh toán thoả mãn điều kiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi
theo TT48/2019/TT – BTC nhưng công ty chưa thực hiện trích dự phòng phải thu
khó đòi. Công ty nên trích lập dự phòng như sau:

Mức trích lập:


a) Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
- 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm.

115
- 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
- 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
- 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.
- Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn
số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết,
kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý kinh doanh
Có TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293).
- Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn
số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết,
kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:
Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293)
Có TK 642 - Chi phí quản lý kinh doanh.
- Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định là không thể thu hồi
được, kế toán thực hiện xoá nợ theo quy định của pháp luật hiện hành. Căn cứ vào
quyết định xoá nợ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 331, 334....(phần tổ chức cá nhân phải bồi thường)
Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293)(phần đã lập dự phòng)
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý kinh doanh (phần được tính vào chi phí)
Có các TK 131, 138, 128, 244...
- Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó
lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi
được, ghi:
Nợ các TK 111, 112,....
Có TK 711 - Thu nhập khác.
- Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn được bán theo giá thoả thuận, tuỳ
từng trường hợp thực tế, kế toán ghi nhận như sau:
- Trường hợp khoản phải thu quá hạn chưa lập dự phòng phải thu khó đòi,
ghi:
Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận)
116
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý kinh doanh (số tổn thất từ việc bán nợ)
Có các TK 131, 138,128, 244...
- Trường hợp khoản phải thu quá hạn đã lập dự phòng phải thu khó đòi
nhưng số đã lập dự phòng không đủ bù đắp tổn thất khi bán nợ thì số tổn thất còn
lại được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận)
Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293) (số đã lập dự phòng)
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý kinh doanh (số tổn thất từ việc bán nợ)
Có các TK 131, 138,128, 244...
Ví dụ ngày 31/12/2021 tình hình số dư tài khoản 131 của khách hàng Minh Châu
là 12.000.000đ công nợ phát sinh ngày 01/01/2021 hạn thanh toán là 30 ngày kể từ
ngày mua hàng. Nhưng đến ngày 31/12/2021 công ty vẫn chưa nhận được tiền
hàng, đồng thời công ty cũng không tiến hành trích lập dự phòng phải thu khó đòi.
Tại ngày 31/12/2021 công ty nên tiến hành lập dự phòng phải thu khó đòi

Tỷ lệ trích lập 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1
năm.
Mức dự phòng = 12.000.000*30%= 3.600.000đ
Nợ TK 642 3.600.000
Có TK 229 (2293) 3.600.000

117
KẾT LUẬN
Bán hàng là một bộ phận không thể thiếu và vô cùng quan trọng trong các doanh
nghiệp thương mại nói chung và Công ty TNHH MTQ Hải Phong nói riêng. Nói
cách khác bán hàng là vũ khí sắc bén để các doanh nghiệp thương mại đánh chiếm thị
trường tiêu thụ hàng hóa trong nước và nước ngoài. Quản lý tốt quá trình tiêu thụ
hàng hóa có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định đến sự sống còn của doanh
nghiệp. Do vậy việc hạch toán kế toán bán hàng giữ vai trò hết sức to lớn và xuyên
suốt trong cả quá trình hoạt động của Công ty. Nó cung cấp các thông tin kinh tế, tài
chính một cách nhanh chóng, chính xác, đầy đủ và kịp thời cho các nhà quản lý trong
quá trình ra quyết định kinh doanh và nó thể hiện kế toán là công cụ hữu hiệu trong
tay các nhà quản lý, giúp cho nhà quản lý theo dõi tình hình tài chính một cách sát
xao, nhanh chóng đưa ra quyết định của mình, nắm bắt cơ hội kinh doanh.
Vì vậy, công tác kế toán nói chung và công tác kế toán doanh thu bán hàng và
xác định kết quả bán hàng nói riêng cần phải được củng cố ngày càng hoàn thiện,
thực sự trở thành công cụ đắc lực trong việc quản lý cũng như vạch định chiến
lược kinh doanh của ban lãnh đạo Công ty.
Trong quá trình thực tập và tìm hiểu tình hình thực tế của Công ty TNHH
MTQ Hải Phong , kết hợp với những kiến thức đã được học em đã trình bày những
vấn đề cơ bản về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công
ty, từ đó mạnh dạn đưa ra một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác
kế toán bán hàng ở Công ty. Do trình độ về lý luận cũng như thực tiễn còn hạn chế
nên bài luận không tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong nhận được sự chỉ
bảo, góp ý của các thầy cô giáo trong Khoa Kinh Tế-Quản Trị Kinh Doanh
trường Đại Học Dân Lập Phương Đông và cán bộ phòng kế toán của công ty để
đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn nữa.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo
ThS Ngô Thị Luyến cùng toàn thể các anh chị cán bộ phòng kế toán Công ty
TNHH MTQ Hải Phong đã giúp đỡ em hoàn thiện bài khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hệ thống tài liệu, sổ sách báo cáo tài chính tại Công ty TNHH MTQ Hải
Phong. (2020-2021)
2. Phòng hành chính: Tài liệu về đặc điểm địa bàn Công ty và cơ cấu tổ chức
bộ máy trong Công ty.
3. Phòng kế toán: Các số liệu và chứng từ kế toán, sổ chi tiết các tài khoản và
sổ cái.
4. Bộ Tài chính (2014) - Chế độ doanh nghiệp quyển một - hệ thống tài khoản
kế toán - NXB Tài chính.
5. Bộ tài chính (2014) - Chế độ kế toán doanh nghiệp quyển hai - Báo cáo tài
chính, chứng từ và sổ kế toán - NXB Tài chính.
6. PGS.TS Nguyễn Văn Công (2008) - Kế toán doanh nghiệp (Lý thuyết -Bài
tập mẫu và bài giải) - NXB Đại học kinh tế quốc dân.
7. PGS.TS Ngô Thế Chi, TS. Trương Thị Thủy (2013)- Giáo trình kế toán tài
chính- NXB Tài chính.
8. TS. Đoàn Quang Thiệu (2007) - Giáo trình nguyên lý kế toán - NXB Tài
chính.
9. Hệ thống chuẩn mực kế toán việt nam, 26 chuẩn mực kế toán mới và các
văn bản hướng dẫn thực hiện - NXB Lao động- Xã hội.
10. Thông tư 133/2016/TT - BTC do bộ tài chính ban hành ngày 26/08/2016.
11. Trang web www.ketoanthienung.com.vn, danketoan.com và một số website
khác.

119

You might also like