You are on page 1of 2

KHỔ 6 - BẾP LỬA

Trong khổ thơ sáu bài thơ “Bếp lửa”, với thể thơ tám chữ (có biến thể), những suy
ngẫm của người cháu về hình ảnh người và và bếp lửa được tác giả Bằng Việt khắc họa rất tự
nhiên với những xúc cảm chân thành. Trước hết, khổ thơ được mở ra với những cảm nhận
về người bà:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”
Phép đảo ngữ “lận đận” được đưa lên đầu câu để nhấn mạnh cuộc đời bà - một hình ảnh người
phụ nữ tần tảo, cần cù, chịu thương chịu khó, hết lòng vì con vì cháu, lo toan cho gia đình, kí ức
về người bà “lận đận”sớm hôm ấy dường như đã thắp lên trong cháu một “ngọn lửa” của “niềm
tin dai dằng”, để cháu vững bước trên đường đời như cách bà đã nghị lực, kiên cường với cuộc
sống. Hình ảnh ẩn dụ “biết mấy nắng mưa” để một lần nữa nhấn mạnh chữ “thương” ở khổ thơ
đầu mà cháu dành cho bà, hình ảnh ẩn dụ ấy đã miêu tả thời gian, sự khắc nghiệt của thời tiết
mà trong suốt ngần ấy năm dài đằng đẵng người bà phải đối diện, phải vượt qua, ngày ngày
kiên trì “nhóm lửa”. Hàng loạt từ ngữ chỉ thời gian “mấy chục năm” và “bây giờ” được tác giả
sử dụng để đánh dấu quãng đường đời với những tháng ngày lam lũ, vất vả của bà vẫn còn tiếp
diễn. Phó từ “vẫn” miêu tả một hoạt động thường xuyên, lặp đi lặp lại, là bao sự cần cù, lam lũ,
dầu dãi nắng mưa của bà. Làm sao quên được “thói quen dậy sớm” ấy? Có lẽ, đó còn là vẻ đẹp
trong tâm hồn, vẻ đẹp về cách sống bao dung, đức độ, sống vì con cháu của người bà bao năm
vẫn vẹn nguyên. Để từ đó, tình cảm người cháu dành cho bà ngày càng trĩu nặng, đậm sâu, tình
thương ấy được thể hiện trong từng con chữ, vân từ, tình cảm ấy giản dị mà sâu nặng, thiết tha.
Không chỉ vậy, người cháu còn nhận ra rằng bà không chỉ là người nhóm lửa mà bà còn
là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng, tỏa sáng trong “túp lều tranh”:
“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”
Suốt cuộc đời bà tần tảo “nhóm bếp lửa” với bàn tay luôn “ấp iu” ngọn lửa nhỏ và giờ đây, với
nghệ thuật ẩn dụ, bà còn “nhóm”, khơi dậy và sáng lên niềm yêu thương, những ký ức đẹp, có
giá trị trong cuộc đời. Tác giả đã sử dụng điệp ngữ “nhóm” để hình ảnh bếp lửa đem tới nhiều
chân giá trị đẹp đẽ cho đời cháu, bốn chữ “nhóm” liên tiếp cùng với phép liệt kê đặc sắc đã
khẳng định công lao to lớn của bà, mà cháu suốt đời không thể nào quên, bếp lửa qua bàn tay bà
mang biết bao giá trị về vật chất, về tinh thần, là niềm vui, là nồi xôi gạo mới, là tâm tình tuổi
nhỏ, ...Hình ảnh bếp lửa “ấp iu nồng đượm” gợi hơi ấm từ bàn tay người bà, bà đã sưởi ấm đời
cháu, lòng bà đã che chở, tỏa sáng đời cháu. Bà đã khơi dậy niềm yêu thương, sự sống, niềm tin
và nghị lực dành cho cháu, bà là người “nhóm” lên những suy nghĩ đầu tiên về cuộc đời, những
tâm tình, ước vọng của tuổi thơ cháu. Nhờ ngọn lửa mà bà “ủ”, bà “nhen”, bà “giữ”, cháu biết
cách sống ân nghĩa, thủy chung, biết mở lòng ra với mọi người xung quanh, biết sẻ chia, gắn bó
với xóm làng. Từng bữa cơm gia đình mà bếp lửa bà “nhóm” lên để lại cho cháu bao nỗi niềm,
để khi đi xa, nhớ về những hương vị năm ấy. Đặc biệt, trong tâm trí nhà thơ, bếp lửa và bà
là những điều thật bình dị nhưng ẩn giấu nhiều điều cao quý, thiêng liêng, để khi nhớ tới,
cảm xúc trào dâng, khiến tác giả phải thốt lên:
“Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”
Câu cảm thán và cấu trúc đảo ngữ thể hiện biết bào cảm xúc tự hào, xúc động đến ngạc nhiên,
ngỡ ngàng như khám phá ra một chân lí, một điều kì lạ giữa cuộc đời bình dị. Có lẽ chữ “kì lạ”,
“thiêng liêng” càng trở nên đặc biệt hơn, là suy ngẫm về một bếp lửa vừa thực, vừa ẩn dụ đã
gắn với bao kí ức đời cháu, là một bếp lửa hiện thân về người bà với vẻ đẹp tần tảo, nhẫn nại và
đầy yêu thương, hai hình ảnh hòa vào làm một, nhòe lẫn, tỏa sáng bên nhau, hiện thân của miền
kí ức dịu êm, là gia đình, là quê hương xứ sở. Tóm lại, qua nghệ thuật sử dụng từ ngữ đặc
sắc, hình ảnh sáng tạo mà gần gũi, ngôn ngữ giản dị, Bằng Việt đã thể hiện những suy
ngẫm của người cháu về bà và về bếp lửa rất chân thực, tự nhiên – những gì gần gũi mà
thiêng liêng luôn nâng bước mỗi con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời.

You might also like