You are on page 1of 1

Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, với việc khai thác đề tài về người lao động mới, nhân

vật
“cháu” (anh thanh niên) và các nhân vật khác đang ngày cống hiến trên mảnh đất Sa Pa đã được
tác giả Nguyễn Thành Long khắc học vô cùng ấn tượng với biết bao vẻ đẹp đáng quý, trong đó
nổi bật là tình yêu nghề cùng tinh thần trách nhiệm cao với công việc. (1) Trước hết, vẻ đẹp đáng
quý ấy được thể hiện qua nhân vật anh thanh niên. (2) Anh dám lựa chọn và đối diện với việc sống và
làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, nơi mà“bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo” cùng công
việc“làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu” đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây,… luôn đòi hỏi sự
tỉ mỉ, chính xác, sự tập trung cao độ trong thời tiết khắc nghiệt, có những đêm mưa tuyết, gió “giống
những nhát chổi lớn quét đi tất cả, ném vứt lung tung”. (3) Điều kiện sống và làm việc của anh nghèo
nàn, thiếu thốn, đơn điệu, mỗi ngày chỉ “quanh quẩn ở mấy chiếc máy ngoài vườn”: máy nhật quang
kí, máy Vin, máy bộ đàm. (4) Cùng với đó, anh luôn giữ thái độ, suy nghĩ, hành động tích cực, với sự
yêu đời, yêu nghề, tinh thần trách nhiệm đã trở thành động lực giúp anh thanh niên luôn tự giác vượt
qua mọi điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chưa từng một lần báo cáo trễ giờ ốp (4h,11h,
7h tối, 1h sáng). (5) Nó còn giúp anh tích luỹ được vô vàn kinh nghiệm: “nhìn gió lay lá hay nhìn trời,
thấy sao nào khuất, sao nào sáng, có thể nói được mây, tính được gió”. (6) Cũng bởi tình yêu nghề nên
anh thanh niên đã nhận thức một cách sâu sắc, ý nghĩa công việc đối với bản thân, cuộc sống của mình
“khi ta làm việc, ta với công việc là đôi”; “công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu
buồn đến chết mất”.(7) Cũng bởi tinh thần trách nhiệm, anh thanh niên đã vô cùng bất ngờ khi biết nhờ
mình góp phần “phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quan ta hạ được bao nhiêu
phản lực của Mĩ trên cầu Hàng Rồng”, từ ấy anh “sống thật hạnh phúc”. (8) Qua đó, ta thấy tất cả đã
trở thành thử thách, cơ hội cho một con người trẻ tuổi, có đam mê, hoài bão bởi anh yêu cuộc sống
này, yêu công việc mình chọn, dũng cảm sẵn sàng bám trụ, vượt qua và không bao giờ ân hận về lựa
chọn của mình. (9) Bên cạnh đó, những con người xuất hiện gián tiếp trong lời kể của chàng thanh
niên 27 tuổi cũng luôn yêu nghề, trách nhiệm, tận tụy cống hiến trên mảnh đất Sa Pa. (10) Đó là anh
thanh niên – người hết sức tận tụy với công việc, sống và làm khí tượng trên đỉnh Phan-si-păng cao
3142m, đó là ông kĩ sư trồng rau dưới Sa Pa luôn cố gắng từng ngày tìm cách để rau củ nhân dân toàn
miền bắc nước ta “to hơn, ngọt nước hơn”, đó còn là đồng chí cán bộ nghiên cứu sét lúc nào cũng
“trong tư thế sẵn sàng suốt ngày chờ sét”, muốn “làm một cái bản đồ sét riêng cho nước ta”. (11) Ở
đây ta nhìn thấy niềm vui, niềm hạnh phúc của một người luôn coi công việc là ý nghĩa cuộc sống của
mình, luôn mang trong tim tình yêu, khát vọng được làm việc, được cống hiến, ở đây ta còn cảm nhận
được cả trái tim, tấm lòng của một nhà văn lớn, một cây bút tự sự xuất sắc trên nhiều bình diện từ ngôn
ngữ, cách gọi tên, tình huống truyện, lối kể hấp dẫn,… (12) Tóm lại, bằng những đường nét nghệ
thuật xây dựng nhân vật đặc sắc cùng cách miêu tả chân thực, giản dị, tác giả Nguyễn Thành
Long đã thành công giúp bạn đọc cảm nhận thật tinh tế, sâu sắc về nhân vật anh thanh niên và
những người lao động đang ngày đêm gắn mình vào công việc ở đất Sa Pa – hình ảnh đại diện
cho vẻ đẹp rạng ngời của thế hệ cha anh trong công cuộc miền Bắc đi lên xây dựng xã hội chủ
nghĩa.(13)

You might also like