You are on page 1of 5

Đề 4: Viết đoạn văn phân tích nhân vật ông họa sĩ trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của

Nguyễn
Thành Long. Đoạn văn có một phép thế và một câu ghép, câu cảm thán, từ nối.

Bài làm

(1)Những tâm sự về nghệ thuật và cuộc sống đã được Nguyễn Thành Long gửi gắm qua
hình tượng nhân vật ông họa sĩ.(2) Mở đầu tác phẩm, nhà văn đã giới thiệu đây là chuyến hành
trình cuối cùng của ông họa sĩ trước khi nghỉ hưu – chuyến đi rất nhiều cảm xúc - bởi ông vẫn
không ngừng đi tìm những cảm hứng sáng tác mới.(3) Ông khao khát nghệ thuật, ông yêu cuộc
sống con người và luôn trăn trở phải vẽ được điều gì mình thích.(4) Điều này cho thấy, ông họa
sĩ là người yêu nghề, khao khát được làm việc, được cống hiến.(5) Ngay từ phút đầu gặp gỡ,
bằng sự từng trải nghệ thuật và tâm hồn khao khát tìm cái đẹp, ông đã nhận ra vẻ đẹp của
anh thanh niên, ông phát hiện ra vẻ đẹp mới ở Sa Pa, đẹp hơn cả thiên nhiên Sa Pa, đó là vẻ
đẹp tâm hồn những con người nơi đây. (6)Ông họa sĩ hiểu rõ mối quan hệ giữa nghệ thuật và
cuộc đời: “ông biết rất rõ sự bất lực của nghệ thuật, của hội họa trong cuộc hành trình vĩ đại
của cuộc đời”, “ông thấy ngòi bút của ông bất lực trên từng chặng đường đi nhỏ của ông”.(7)
Tác phẩm nghệ thuật có thể hoàn tất nhưng cuộc đời thì luôn tiếp diễn, cho nên có những lúc
nghệ thuật không thể phản ánh hết cuộc sống, có những vẻ đẹp của cuộc sống nghệ thuật
không thể truyền tải trọn vẹn.(8) Đối với cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời, thì sự sáng tạo của
người nghệ sĩ đôi khi cũng chỉ là “từng chặng đường đi nhỏ” nhưng đầy thử thách, ông họa sĩ
nhận ra con đường nghệ thuật “như là một quả tim nữa của ông” – nghệ thuật là lẽ sống và
giúp tâm hồn ông phong phú, rộng mở. Khi phác họa bức chân dung anh thanh niên, ông họa sĩ
muốn mọi người hiểu được anh, yêu mến anh và cảm thấy anh gần gũi, chứ không phải chỉ đơn
thuần ngưỡng vọng anh như một “ngôi sao xa”.(9) Hình ảnh “ngôi sao xa” có tính chất biểu
tượng, nó xuất hiện hai lần trong tác phẩm.(10) Lần thứ nhất, hình ảnh ngôi sao xa hiện lên qua
lời nói của anh thanh niên gợi tới một vẻ đẹp khiêm nhường, lẻ loi nhưng cao quý, vì vậy,
nguyện vọng của ông là muốn vẽ bức chân dung của anh thanh niên để người xem không hiểu
anh “như một ngôi sao xa” mà mong muốn ánh sao lẻ loi, cô độc ấy được thấu hiểu, giúp người
xem hiểu hơn về anh thanh niên, về công việc và lý tưởng của anh, từ đó trân trọng, quý mến
anh.(11) Gặp anh thanh niên, nghe anh tâm sự, ông đã tìm được nguồn cảm hứng sáng tác
mà ông cho là “hãn hữu” và cũng nhận ra rằng để đi hết con đường nghệ thuật ấy không phải
là dễ dàng. Thế nhưng, ông “đã chấp nhận sự thử thách”, và chắc hẳn phải yêu nghề biết bao
thì ông họa sĩ mới có trong mình thái độ kiên định, chắc chắn đến thế! (12)Hình tượng nhân
vật ông họa sĩ được xây dựng qua nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc, xây dựng tính
cách nhân vật chủ yếu qua độc thoại nội tâm.(13) Và câu chuyện được kể chủ yếu qua điểm
nhìn của ông họa sĩ, vì vậy nhà văn có thể nắm bắt được những chi tiết đặc sắc giàu sức gợi
thông qua sự quan sát tinh tường của nhân vật.(14) Những lời độc thoại của ông có tính chất
biểu tượng gợi những chiều sâu chưa nói hết và qua điểm nhìn của ông họa sĩ nhà văn đã khắc
họa hoàn chỉnh bức chân dung anh thanh niên đồng thời cũng khẳng định được mục đích sống
của những người làm nghệ thuật chân chính: người nghệ sĩ phải phát hiện và chắt lọc vẻ đẹp
trong cuộc sống và đưa vẻ đẹp đó vào tác phẩm nghệ thuật, từ đó, tạo ra những hình tượng
nghệ thuật đẹp và lan tỏa đến những người xung quanh.

=> Kiểu đoạn: TPH

Đề 1: Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn

(1)Trong tác phẩm Lặng lẽ Sapa của Nguyễn Thành Long, anh thanh niên được giới thiệu
đang làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm suốt
tháng làm bạn với cỏ cây, mây núi SaPa.(2) Công việc chính là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính
mây, đo chấn động mặt đất để dự báo thời tiết, phục vụ sản xuất và chiến đấu, ông việc đòi
hỏi ở anh thanh niên sự tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao. (3) Nhưng, thật kì
diệu, anh đã vượt qua được sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh
núi cao không một bóng người để trở thành người cô độc nhất thế gian! (4)Qua những lời
tâm sự và hành động rất chân tình với ông họa sĩ và cô kĩ sư, ta thấy ở anh có nhiều nét đẹp
trong suy nghĩ và tình cảm.(5) Đối với công việc, anh yêu nó tới mức khi mọi người ái ngại về độ
cao 2600m thì anh ước ao được làm việc trên độ cao hơn 3000m, anh suy nghĩ đúng đắn và sâu
sắc về công việc, coi công việc là người bạn đồng hành: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi,
sao gọi là một mình được”.(6) Anh hiểu công việc có mối quan hệ gắn bó với đời sống mỗi con
người, công việc của anh còn gắn liền với công việc của bao anh em đồng chí dưới kia, công việc
đối với anh là lẽ sống: “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết
mất”. (7)Nửa đêm dù mưa tuyết thế nào, anh cũng trở dậy ra ngoài làm việc “Nửa đêm…xách
đèn ra vườn, gió, tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới”, anh đã
vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ và sự khắc nghiệt của thời tiết để hoàn thành xuất sắc công việc.
(8) Anh thanh niên còn có một nếp sống đẹp: Anh tự sắp xếp cuộc sống của mình một cách
khoa học, ngăn nắp với một căn nhà ba gian sạch sẽ, một vườn hoa rực rỡ sắc màu, một vườn
rau xanh tốt và một đàn gà đẻ trứng.(9) Quan niệm của anh về hạnh phúc trong cuộc sống thật
đơn giản nhưng cũng thật đẹp: Một lần, do phát hiện kịp thời một đám mây khô, anh đã góp
phần vào chiến thắng của quân ta, giúp không quân ta bắn rơi máy bay Mĩ trên cầu Hàm Rồng,
chỉ với điều đó thôi mà anh đã thấy mình thật hạnh phúc.(10) Như vậy, niềm hạnh phúc của
anh gắn với niềm vui chung của cả dân tộc và hạnh phúc là được cống hiến, được góp công sức
nhỏ bé của mình cho đất nước, quê hương.(11) Cuộc sống của anh không cô đơn, buồn tủi như
người khác nghĩ bởi anh biết tạo ra niềm vui, đó chính là đọc sách, sách là người bạn để anh trò
chuyện, mở mang kiến thức, nhờ có sách, anh chống chọi được với sự vắng lặng quanh năm.
(12) Anh rất cởi mở, chân thành với khách và quý trọng tình cảm của mọi người: Anh gửi biếu
gói tam thất cho vợ bác lái xe vừa ốm dậy, anh tặng hoa cho cô gái và tặng người đi xa một giỏ
trứng gà tươi.(13) Anh còn là người khiêm tốn, luôn cảm thấy những đóng góp của mình rất
nhỏ bé, khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh đã nhiệt tình giới thiệu những người khác
mà anh cho rằng đáng khâm phục hơn.(14) Như vậy, chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc
nhưng anh thanh niên đã được Nguyễn Thành Long phác họa đầy đủ với những nét đẹp về tình
cảm, suy nghĩ và cách ứng xử với mọi người và anh chính là những con người lao động mới
đang ngày đêm cống hiến lặng lẽ, âm thầm cho đất nước, quê hương.

=>Kiểu đoạn: Quy nạp

Đề 3: Phân tích các nhân vật được giới thiệu gián tiếp trên SaPa

(!2)Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long, có những nhân vật tuy không
được xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu gián tiếp nhưng cũng góp phần thể hiện tư
tưởng và chủ đề tác phẩm, đó chính là: Ông kĩ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét và anh
thanh niên làm việc trên đỉnh núi Sapa.(2)Mỗi người một ngành nghề, sở trường khác nhau ở
Sapa nhưng họ đều làm việc một cách lặng lẽ, cống hiến cho quê hương, đất nước.(3) Và xuất
hiện đầu tiên trong lời kể của anh thanh niên nhân vật chính là anh bạn làm việc trên đỉnh
Fansipan cao vời vợi.(4) Fansipan cao 3142m, nơi đó cao hơn nhiều đỉnh Yên Sơn 2600m mà
nhân vật chính đang làm việc và sinh sống, chưa kể tới chuyện anh làm công tác khí tượng ở
một nơi quanh năm không một bóng người.(5) Đây quả thực là hoàn cảnh thử thách đối với
tuổi trẻ nhưng anh lại chấp nhận nó và kiên trì với công việc mang trọng trách lớn lao ấy, thật
đáng khâm phục làm sao! (6)Trong lúc người họa sĩ già yêu cầu vẽ một bức chân dung, anh
thanh niên có giới thiệu đến ông hai vị đồng chí khác mà anh cho là đáng vẽ hơn: người đầu
tiên là ông kỹ sư ở vườn rau su hào, tiếp theo là anh cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sét, cả hai
đều hiện lên là những người không chỉ tài giỏi mà còn hiện lên nhiều phẩm chất đáng quý.(7)
Ông kỹ sư ở vườn rau su hào ngày này qua ngày khác, xem cách ong thụ phấn rồi tự tay thụ
phấn cho hàng vạn cây su hào khác để hạt giống su hào cả miền Bắc cho ra những củ ngon và
ngọt hơn.(8) Chắc chắn ta đều thêm trân trọng, khâm phục sự kiên trì, trách nhiệm cao trong
công việc thể hiện ở tính tỉ mỉ của ông trong công việc trồng su hào.(9) Cuối cùng, anh cán bộ
nghiên cứu sét cũng đáng mến không kém khi thể hiện sự tâm huyết rực cháy của mình với
nghề nghiệp.(10) Mười một năm không một ngày xa cơ quan, luôn trong tư thế sẵn sàng chờ
sét, nửa đêm mưa gió rét buốt, hễ nghe thấy tiếng sét đánh là đồng chí vội vã chạy ra ngoài, lo
lắng nhỡ mình vắng mặt thì sét lại đánh.(11) Bất ngờ hơn, anh đánh đổi cái hạnh phúc mang
tên “mái ấm” để một lòng,hết mình với công việc, bản đồ sét từ đó mà ngày càng hoàn thiện,
ấy thế mà tuổi tác và sức khỏe đồng chí lại yếu dần đi “trán đồng chí cứ hói dần đi”.(12)Phải nói
rằng, có khả năng làm được công việc này đã khó, nhưng đam mê và kiên trì với công việc lại
càng khó hơn, thế mà anh cán bộ này đã làm được điều ấy, không chỉ đam mê mà còn biết
đánh đổi, hy sinh vì công việc, vì xã hội.(13) Những nhân vật trong tác phẩm nói chung và
những người lao động được giới thiệu gián tiếp trên Sapa nói riêng đều chỉ được gọi bằng
những cái tên chung chung, xuất hiện gián tiếp qua thanh niên nhân vật chính.

=>Kiểu đoạn: Diễn dịch


Đề 2: Phân tích các nhân vật trên Sapa

Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, bằng giọng văn kể chuyện tự nhiên ,tác giả Nguyễn Thành
Long đã cho ta cảm nhận được vẻ đẹp lặng lẽ thơ mộng của Sapa và cả những con người chốn
này- nơi thường gọi đến sự nghỉ ngơi vẫn có những con người hăng say làm việc cho đất nước.
(2)Họ là những con người âm thầm , lặng lẽ ,quên đi những lợi ích vị kỷ, tầm thường của bản
thân , họ hi sinh nhu cầu cá nhân để có thể cống hiến cho đất nước .(3)Thiên nhiên ban tặng
cho vùng đất Sapa một khung cảnh tươi đẹp, gợi chốn nghỉ ngơi nhưng lại không thiếu phần
khắc nghiệt, thiếu thốn của những đêm đông giá lạnh, vắng vẻ của cuộc sống chỉ có một mình
với cỏ cây mây núi .(4)Đầu tiên phải kể tới là nhân vật chính của câu chuyện- một anh thanh
niên chỉ mới “hai mươi tuổi” - một độ tuổi trẻ trung, tràn đầy sức sống, nhiều hoài bão và mơ
ước nhưng anh lại chọn sống trên đỉnh “Yên Sơn cao 2600m” làm công tác khí hậu kiêm vật lý
địa cầu.(5) Anh nói vởi vẻ đầy tự hào với ông họa sĩ trong lúc cả hai đang tâm sự “Chú ấy nói:
nhờ cháu phát hiện đám mây khô mà ngày ấy tháng ấy không quân ta hạ được bao nhiêu phản
lực Mỹ trên cầu Hàm Rồng”: với anh, hạnh phúc trong nghề là góp phần vào công cuộc xây
dựng và bảo vệ đất nước.(6) Quả là một niềm hạnh phúc giản dị, mà đáng mến biết bao! (7) Và
tinh thần trách nhiệm của anh thể hiện rõ nhất trong các giờ “ốp”, anh luôn lấy máy bộ đàm
báo về nhà đúng giờ quy định: “4 giờ, 11 giờ, 7 giờ tối, 1 giờ sáng” dù lịch ốp của anh vô cùng
dày đặc , gian khổ, khắc nghiệt.(8) Với cương vị là một người am hiểu tường tận về Sapa như
Nguyễn Thành Long, sự khắc nghiệt của thiên nhiên SaPa đã cụ thể hóa qua những sự so sánh:
“gió tuyết và lặng im như chực đợi mình”, “nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống
những nhát chổi lớn”, “những lúc lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy”,song cái khắc nghiệt, cô
độc ấy không thể nào ngăn được tinh thần nhiệt huyết , lòng yêu công việc khát vọng cống hiến
của anh được.(9)Ngoài anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn còn có anh cán bộ nghiên cứu bản đồ
sét :“Mười một năm, anh chưa một ngày rời xa cơ quan”-một quãng thời gian không hề ngắn
nhưng vì nỗi sợ “nếu có sét lại vắng mặt mình” nên anh đã tạm gác hạnh phúc riêng, hy sinh vì
công việc .(10) Không chỉ có thế hệ trẻ tâm huyết với nghề, ta có thể thấy vẫn còn các thế hệ đi
trước ngày ngày miệt mài hy sinh cho tổ quốc như bác kĩ sư vườn rau“ngồi im trong vườn rình
xem cách ong thụ phấn cho hoa”,“tự tay cầm que thụ phấn cho cây su hào.(11)Hàng vạn cây
như vậy”, khẳng định những đóng góp không nhỏ trong công cuộc xây dựng kiến thiết đất
nước.(12) Anh thanh niên trên đỉnh núi Phan - Xi –Păng cũng rất đáng khâm phục khi làm việc
trên “nóc nhà của tổ quốc”- đỉnh núi cao vời vợi 3142m không quản thời tiết khắc nghiệt hay sự
cô đơn bao trùm (13)Anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn cũng giống như những nhân vật khác
trong tác phẩm, không được đặt tên; người ta gọi anh bằng sức trẻ, bằng thanh xuân, bằng sự
cống hiến;dụng ý không chỉ những cá nhân riêng lẻ mà là số đông những con người vô danh
lặng lẽ cống hiến cho đất nước; điều đó đã tăng tính khái quát đời sống sâu sắc của câu chuyện.
(14) Như vậy , bằng ngòi bút kể chuyện tự nhiên, nhà văn Nguyễn Thành Long đã khắc họa vẻ
đẹp những con người hăng say làm việc, lặng lẽ bền bỉ cống hiến cho công cuộc xây dựng và
bảo vệ đất nước như anh thanh niên và những người bạn của anh mà chúng ta luôn trân
trọng,ngợi ca.

=>Kiểu đoạn: TPH

You might also like