You are on page 1of 3

Lặng lẽ Sa Pa

Nguyễn Thành Long quê ở Quảng Nam, viết văn từ thời kì kháng
chiến chống Pháp, là cây bút chuyên về truyện ngắn và kí. Một
trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là truyện ngắn “Lặng
lẽ Sa Pa”, là kết quả của chuyến đi thực tế lên Lào Cai mùa hè
1970-in trong tập “Giữa trong xanh”. Là truyện ngắn tiêu biểu về
đề tài cuộc sống mới, con người mới thời kì hòa bình, xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc. Trong đó. anh thanh niên là nhân vật
chính của truyện và phẩm chất nổi bậc nhất ở nhân vật này là say
mê lao động và có tinh thầnh trách nhiệm cao trong công việc.

Anh sống trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét, một mình trong
không gian vắng vẻ, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lặng lẽo. Công
việc của anh chính là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, do chấn
động mặt đất...phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu” rất dễ nhàm
chán, đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác, tinh thần trách nhiệm cao . Anh
thanh niên đã từng tâm sự về công việc của mình: “Gian khổ nhất
là lần ghi và bảo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa
tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ
chỉ muốn đưa tay tắt đi...Gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ
chực đợi mình ra là ào ào xô tới...Những lúc im lặng lạnh cóng mà
lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại
được”.

Điều kiện sống và làm việc đó của anh thanh niên vô cùng gian khổ
và khốc liệt, đó là một thử thách lớn đối với tuổi trẻ vốn thích tự
do, bay nhảy, phóng khoáng nhưng đối với người thanh niên này,
điều tuyệt vời nhất là được sống có ý nghĩa, được làm việc, cống
hiến tuổi trẻ và tâm huyết, sức lực của mình cho đất nước. Những
suy nghĩ sâu sắc và mới mẻ: trong cuộc trò chuyện với các vị khách,
người thanh niên và cuộc sống của con người là điều ai cũng khao
khác. Anh đã nói với ông họa sĩ rằng “người thì ai mà chả thêm hở
bác? và có một sự lí giải rất thấm thía nguyên do của nỗi thèm
người ấy rằng “mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm
việc” và còn hóm hỉnh cho rằng chính bác lái xe khi thân hành lên
trạm của anh cũng là "thèm" người. Anh không cho rằng mình cô
độc bởi anh có công việc, chính công việc là người bạn và là điều
tạo nên ý nghĩa cuộc sống của anh “khi ta làm việc, ta với công việc
là đôi", cũng chính công việc tạo nên cho anh một mối quan hệ
gắn bó với bao nhiêu anh em đồng chí dưới kia. Rõ ràng, người
thanh niên ấy có ý thức sâu sắc về công việc, về bổn phận, trách
nhiệm của mình. Anh dù biết và đã nếm trải tất cả những khó
khăn, khắc nghiệt của điều kiện làm việc vẫn nhận thức được rõ
ràng là công việc dù “gian khổ thế đấy, chứ cắt nó đi, cháu buồn
đến chết mất". Với anh, công việc thầm lặng của anh là “góp phần
phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu". Bởi vậy, dù vất vả, gian khổ
song anh vẫn thấy nó đầy ý nghĩa, vẫn nói về nó bằng tất cả sự hào
hứng, say mê. Anh đã giới thiệu với ông họa sĩ và cô kĩ sư về từng
chiếc máy, từng thao tác làm việc và hiệu quả, ý nghĩa của nó. Anh
còn nói về niềm hạnh phúc lớn lao và bất ngờ khi được biết rằng
mình đã góp phần phát hiện ra một đám mây khô “giúp cho không
quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mỹ”. Cái nhìn tích cực, lạc
quan về con người và cuộc sống: anh luôn thấy những điều tốt đẹp
của những người sống quanh mình. Từ ông kĩ sư tìm cách làm cho
“củ su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn được to hơn, ngon
hơn" đến người cán bộ khoa học hi sinh hạnh phúc và tuổi trẻ của
mình khi nghiên cứu bản đồ sét quý giá, để nhờ nó mà "của chim
nông, của chim sâu trong lòng đất đều có thể biết" và cả anh bạn
trên trạm đỉnh Phanxipang cao 3142m với độ cao lí tưởng để làm
khi tượng... tất cả đều đáng để ngưỡng mộ, đều khiến anh thấy
cuộc đời này thật đẹp, thật đáng để dâng hiến tuổi trẻ và tâm
huyết, sức lực của mình. Chính cách nhìn ấy khiến anh dù ý thức rõ
về ý nghĩa công việc mình làm song vẫn rất khiêm nhường khi thấy
mình vẫn còn nhỏ bé, bình thường, thấy sự đóng góp của mình
cho cuộc đời này còn chưa có gì đáng kể.
Tác giả khắc họa nhân vật anh thanh niên qua lời nói, hành động
đặc biệt là qua lời kể của chính anh làm nổi bật những phẩm chất
tốt đẹp. Chi tiết miêu tả chân thực, tinh tế cách tạo tình huống tự
nhiên để nhân vật tự bộc lộ tính cách qua cử chỉ ,lời nói, việc làm...
Cốt truyện nhẹ nhàng, hợp lí, ngôn ngữ đối thoại sinh động.

Tóm lại, chỉ bằng một vài chi tiết và chỉ xuất hiện trong một
khoảnh khắc rất ngắn của truyện, tác giả đã phác họa thành công
chân dung nhân vật chính với những nét đẹp lí tưởng, hoàn cảnh
sống, cách làm việc cùng những phẩm chất cao đẹp. Anh là hình
ảnh tiêu biểu đại diện cho những con người ở Sa Pa, là chân dung
người lao động trong thời đại mới, thời đại xây dựng chủ nghĩa xã
hội.

You might also like