You are on page 1of 2

Có những tác phẩm đã trải qua biết bao năm tháng nhưng nó ngân vang trong lòng ta

những rung động nhẹ nhàng mà thú vị, đẹp đẽ mà không khoa trương, giản dị mà chẳng
kém phần tinh tế bởi “Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người dẫn đường
đến xứ sở cái đẹp” (Pautopxki) và ta đã thực sự đã đến được với “xứ sở” ấy qua truyện
ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Ông được đánh giá là một trong những
cây bút đáng chú ý nhất của thế kỉ trước khi chuyên viết về truyện ngắn và kí. Các tác
phẩm của ông thường có lối viết nhẹ nhàng, trong sáng, giàu chất thơ và “Lặng lẽ Sa Pa”
được in trong tập “Giữa trong xanh” cũng không ngoại lệ. Anh thanh niên là nhân vật
chính của truyện ngắn, anh ấy không xuất hiện ngay từ đầu mà chỉ hiện ra trong cuộc gặp
gỡ giữa các nhân vật khác. Và anh cũng chỉ hiện ra trong chốc lát nhưng đủ cho các nhân
vật khác ghi lại một ấn tượng mạnh, một kí hoạ chân dung về anh rồi dường như anh lại
khuất trong mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở của rừng núi Sa Pa.
Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” được xây dựng xoay quanh một tình huống truyện khá đơn
giản mà tự nhiên. Đó chính là cuộc gặp gỡ tình cờ của mấy người khách trên chuyến xe
lên Sa Pa với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn.
Anh thanh niên là nhân vật chính trong câu chuyện mà tác giả kể, anh sống một mình trên
đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét, làm việc trong hoàn cảnh cô đơn trên đỉnh núi cao không
một bóng người, đặc biệt là hoàn cảnh khắc nghiệt của thời tiết lúc vào đêm. Công việc
chính của anh là anh làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu. công việc hằng ngày chỉ
quanh quẩn với mấy chiếc máy ngoài vườn với nhiệm vụ đo lượng nắng, đo gió, đo mưa
và tính giây, đo chấn động mặt đất, dự báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất và
chiến đấu, công việc đòi hỏi tính phải chính xác, có tinh thần trách nhiệm cao.
Tuy vậy, dù công việc có phần nhàm chán và tẻ nhạt lại còn cô đơn một mình nhưng anh
chưa bao giờ cảm thấy cô đơn và buồn, anh luôn nghĩ rằng “ta với công việc là đôi, công
việc gắn liền với việc của bao nhiêu anh em, đồng chí đang làm dưới kia, công việc gian
khổ thế đấy nhưng cứ cất nó đi cháu đến chết mất”. điều này cho thấy anh là con người
sống và chiến đấu hết mình, không bao giờ cho mình được nghỉ ngơi, bởi công việc là
niềm vui, là trách nhiệm, là nghĩa vụ, nếu mình chỉ cần sơ sẩy, không chú ý một lúc thôi
là hậu quả hết sức khôn lường, ảnh hưởng tới cả một hệ thống, cả kế hoạch của ta.
Anh là người tràn trề nghị lực, vượt qua mọi cô đơn, gian khổ, gắn bó với công việc. 4
năm nay anh chưa một lần nghỉ phép về nhà, chưa bỏ sót lấy một lần nào việc bỏ sót
những con số để báo cáo về cơ quan cho anh em, đồng đội, đồng nghiệp phân tích và tính
toán. Anh là người yêu sách và ham đọc sách, anh không cảm thấy cô đơn vì biết tổ
chức, sắp xếp cuộc sống của mình khoa học, trồng hoa, nuôi gà, trồng cây thuốc quý, nhà
cửa ngăn nắp, gọn gàng. Anh không để mỗi phút, mỗi giây anh ở đây còn sống và cống
hiến thì anh không thể bỏ sót và lãng phí được. Đó là nếp sống chứng tỏ tác phong làm
việc khoa học, nghiêm túc của anh thanh niên và anh chính là hiện thân cho ng lao động
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương ở thời kì mới- thời kì miền Bắc xây dựng
xhcn
Thế nhưng, anh vẫn rất mong chờ những người từ miền xuôi tới thăm. Khi có khách, anh
thanh niên cực kì mừng rỡ và đón tiếp họ cực kì nồng nhiệt. Anh cắt hoa tặng cho cô kĩ
sư, thậm chí còn nói với cô rằng có thể cắt hết vườn hoa nếu cô thích. Sự chân thành của
anh còn thể hiện qua việc đào củ tam thất cho vợ bác lái xe vừa ốm dậy, tặng làn trứng
cho bác họa sĩ để mọi người cùng ăn trưa. Sự cởi mở, chân thành, quan tâm đến người
khác khiến cho anh thanh niên được nhiều bạn đọc yêu thích, cảm động.
Dù vậy, trong cuộc sống, anh là một người rất khiêm tốn, luôn đề cao người khác.Thực
tâm, anh thấy công việc và sự đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. Anh luôn say sưa ca ngợi
mọi người. Mặc dù ông hoạ sĩ già hết sức khâm phục anh, ông muốn vẽ chân dung của
anh, nhưng anh một mực từ chối, anh không muốn vì cảm thấy mình không xứng đáng
được hưởng ân huệ ấy. Anh đã kể những người xứng đáng khác. Anh nói thành thực:
“những người khác đáng kể, đáng vẽ hơn anh. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh
Phăng -xi -păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Cháu
giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa!… Hay là bác vẽ đồng chí nghiên cứu
khoa học ở cơ quan cháu…”. Và anh say sưa kể về thành tích của những người ấy. Đức
tính khiêm tốn ấy của anh đã làm cho ông hoạ sĩ, bác lái xe và cô gái hết sức yêu mến và
khâm phục.
Đó là hình ảnh những con người lao động mới với phong cách sống đẹp, suy nghĩ đẹp,
sống có lý tưởng, quên mình vì cuộc sống chung, vô tư, lặng thầm, cống hiến hết mình
cho đất nước, say mê, miệt mài, khẩn trương làm việc.
Họ có tấm lòng nhân hậu thật đáng quý, có tác phong sống thật đẹp. Cuộc sống của họ
âm thầm, bình dị mà cao đẹp biết bao.
Sung sướng thay những con người sống với một khát vọng cao thượng và tìm thấy chỗ
đứng của mình trong đời. Không cớ gì đi tìm một công việc phải to tát, vĩ đại thì con
người mới bộc lộ được hết phẩm chất của mình, trong bất kì hoàn cảnh nào, ngay khi
sống giữa thâm sơn cùng cố, sống trong hoàn cảnh “cô độc nhất thế gian”, con người có
tâm hồn đẹp, có lối sống đẹp vẫn đầy sức hấp dẫn. Cùng với ông họa sĩ, nhà văn Nguyễn
Thành Long thực sự đã vẽ được thành công chân dung của một nhân vật đẹp trong đời,
một chân dung tuy chỉ kí họa trong mấy mươi phút nhưng vẫn có một vẻ đẹp thâm
trầm…

You might also like