You are on page 1of 8

Giáo Trình Luyện Kiếm Phần 1 Tác giả: Cố Võ sư Nguyễn Anh Dũng

Giáo Trình Luyện Kiếm Phần 1


Chương I

Khái luận I. Tổng quan

Theo tự điển Hán Việt của Nguyễn Văn Khôn, kiếm có nghĩa là gươm. Kiếm thuộc chử hán, gươm thuộc
chử Nôm. Đó là cách hiểu theo ngôn từ. Trong lãnh vực chuyên môn, kiếm và gươm có đôi chổ khác biệt
mặc dầu đại thể giống nhau.

Sự nhìn nhận đầu tiên về kiếm - gươm: Đó là một loại vũ khí thô sơ, lưỡi bén, muỗi nhọn, chuôi ngắn, có
lá che ngang chổ tiếp giáp, ngăn cách rõ rệt giữa 2 phần chuôi và lưỡi.

Lưỡi gươm có khác hơn kiếm vì hơi cong, vát lên ở mũi, lưỡi gươm, bén song gươm dầy. Nhờ có độ cong
tạo lực hướng trục, nên trong các thế chem., lưỡi gươm đi rất thẳng, chính xác, hiệu qủa và lợi hại hơn
kiếm.

Trái lại lưỡi kiếm thẳng, mũi nhọn đồng trục nên lực đâm tác động trọn vẹn và trập trung hơn gươm.
Ngoài ra phần sống kiếm khoảng ¼ chiều dài tính từ mũi xuống, được mài bén như phần lưỡi, thuận lợi
trong các thế hất ngược, không kém phần nguy hiểm, phần còn lại của sống kiếm cũng dầy như gươm,
dùng để gạt đỡ, chịu đựng va chạm trong giao tranh, tránh bị hư hại sức mẻ.

Với tầm vóc vừa phải, kiếm - gươm không dài như côn thương; không nặng như đao, giản. Chiếu dài cà
cân nặng của kiếm - gươm được chế tạo tùy theo tầm vóc và sức lực của người sử dụng.

Phép đánh kiếm - gươm như nhau, thiên về chém và đâm. Lực phát từ cánh tay, nhưng điều khiển cho
nhanh nhẹn biến ảo là nhờ cổ tay. Ngoài ra, sự phối hợp của thân pháp và bộ pháp cũng góp phần tăng
mức linh diệu cho kiếm pháp.

Có 3 loại kiếm gươm:

1. Trường: lưỡi dài, chắc khoẻ


2. Đoản: Lưỡi ngắn, khoảng ½ chiều dài loại trường
3. Liễu: lưỡi mõng nhẹ, rất sắc có thể uốn cong, đàn hồi tốt

Liễu kiếm ra đời sau 2 loại trên; đánh dấu thời kỳ rèn đúc về kim loại khá tiến bộ. Phép đánh liễu kiếm
khó hơn, phải luyện tập thật công phu mới sử dụng hiệu quả, có thể sẽ được trình bày ở một giáo trình
khác.

Trong lịch sử thế giới, kiếm - gươm đã có mặt khắp nơi một cách ngẩu nhiên; tuy hình thức tuy có đôi chổ
khác nhau nhưng nhìn chung cũng cùng một tính năng. Dù vậy phép đánh có thể khác nhau tùy theo
trường phái. Trong phạm vi giáo trình nầy, chỉ đề cập đến kiếm - gươm có xuất xứ từ Trung Hoa và Việt
Nam, không bàn đến các chủng loại khác như Nhật, Pháp, Ấn Độ...

Và để dễ dàng trong việc trình bày tiếp theo, ta hảy thống nhất về danh xưng của một loài binh khí đã có
mặt rất lâu đời trong lịch sử loài người đó là: - Kiếm.

II. Luyện Kiếm có ích lợi gì?


Giáo Trình Luyện Kiếm Phần 1 Tác giả: Cố Võ sư Nguyễn Anh Dũng

Tuy là vũ khí thô sơ so với thời hiện nay, thời mà chỉ cần một ngón tay bấm nút cũng đủ hủy diệt cả một
vùng rộng lớn, luyện kiếm vẫn mang lại hữu ích cho con nguời nhiều mặt đầy tính nhân bản như: Khéo
hơn, khoẻ hơn, thăng bằng hơn, phán đoán tốt hơn, thú vị hơn.

1. Khéo hơn: Khi cầm kiếm, tay ta như được nối dài them, khả năng đả thương cũng tăng lên nhiều lần
hơn nhờ các yếu tố cứng, bén, nhọn; nhưng muốn sử dụng kiếm hữu hiệu, tất yếu phải có phương pháp và
sự chuyên luyện, vì chỉ cần chuyển động cổ tay một góc nhỏ, mũi kiếm đã vạch được một cung đoạn khá
dài. Sự tinh tế trong điều khiển, hình thành cho ta một khả năng khéo léo, trình độ vận động được nâng
cao dần lên. Tố chất khéo mang lại lợi ích lớn trong đời sống con người.

2. Khỏe hơn: Người tập phải tải thêm trọng lượng của thanh kiếm, hệ cơ bắp, gân cốt phải thích ứng dần
với các bài tập, từ đó sức khoẻ được tăng tiến, khí lực phát triển.

3. Thăng bằng hơn: Khi múa kiếm, lực ly tâm xuất hiện mạnh nhất ở mũi kiếm. Người tập phải luôn tự
điều chỉnh để làm chủ trọng tâm, giữ thăng bằng giữa 2 lực đối nghịch khi ly tâm, lúc hướng tâm. Hệ vận
động của người tập sẽ hoạt động tích cực hơn, tạo điều kiện cử động phản xạ thêm nhạy bén để đảm bảo
thăng bằng tốt.

4. Phán đoán tốt hơn: Luyện kiếm là tìm hiểu các quy luật sử dụng, các tính năng đặc trưng, cũng như qũy
đạo vận hành của kiếm. Nhờ đó có cơ sở phán đoán hướng tấn công và nhanh chóng phát hiện chổ hở của
đối phương để phản ứng tương thích trong trường hợp bị tấn công bằng kiếm hay một vũ khí tương tự.

5. Thú vị hơn: Thanh kiếm gắng liền với những võ công hiển hách và hào hùng của dân tộc trong việc
dựng nước và giữ nước. Khi nâng kiếm ngang mày, khi triễn khai một chiêu thức, dường như hào khí của
tiên nhân được khơi dậy, sống động với một Đặng Dung đầy khí phách:

- "Dưới Trăng bao độ tuốt gươm mài"

Với một Nguyễn Trung Trực hiên ngang dũng lược:

- "Kiếm bạc Kiên Giang khắp qũy thần"

Hình ảnh tráng sĩ múa gươm rèn chí lúc nào cũng đẹp, cũng lôi cuốn từ thế hệ nầy sang thế hệ khác. Khi
luyện kiếm, cảm giác lâng lâng thú vị từ tiếm thức xa xôi quyện về chen giữa xưa và nay, giữa truyền
thuyết và hiện thực, khiến tâm hồn người tập được nâng lên tầm cao đầy tự hào với truyền thống tốt đẹp
của cha ông. So với các môn binh khí khác, kiếm đậm chất thơ và lãng mạn nhất.

III. Các nội dung luyện tập:

Kiếm là loại vũ khí bén nhọn, bén nhọn cho người mà cũng bén nhọn cho ta. Cầm thanh kiếm trong tay
mà sử dụng vụng về thô thiển, thì sự bén nhọn ấy sẽ gây thương tật cho bản thân nguời điểu khiển. Thế
nên, tập kiếm phải thận trọng, học từ căn bản và có phương pháp.
Phương pháp luyện kiếm căn bản gồm có 8 nội dung chính.

1. Thủ kiếm
2. Khởi kiếm
3. Kiếm quyết
Giáo Trình Luyện Kiếm Phần 1 Tác giả: Cố Võ sư Nguyễn Anh Dũng

4. Phát kiếm
5. Hồi kiếm
6. Phá kiếm
7. Đảo kiếm
8. Loan kiếm

8 nội dung nêu trên tạo nền tảng vững chắc để phát triển những tinh tuý mới, Người luyện kiếm nhất thiết
phải thấu triệt và tập cho thuần thục, mới có thể nâng cao trình độ bằng các kỷ thuật khó hơn

1. Thủ Kiếm (Cách cầm kiếm):

Kiếm được cầm, nắm như thế nào cho được vững chải mà linh hoạt để phát huy được độ khéo, uyển
chuyển, chính xác và bền bỉ.Đó là một nghệ thuật vi tế.Cầm như thế nào để kiếm với ta tuy 2 mà 1.Sự mô
tả trên trang sách chỉ nói lên những nét chính, thời gian luyện tập và sự chú tâm tìm tòi mới là người thầy
thật sự.

Mô Tả: Chuôi kiếm đặt trọn vào lòng bàn tay, các ngón tay nắm vòng gọn lấy chuôi với độ bám vừa
phải.Khi phát lực phải nắm chặt hơn để tránh tuột rơi.Không nên cầm kiếm khư khư, cứng ngắc, lúc nào
cũng lên gân, để bị mỏi tay, mất lực. Có 2 kiểu nắm: Khi chém, và khi đâm.

- Khi chém.: Các ngón tay nắm gọn chuôi kiếm, vị trí các ngón tay nằm sát liềnnhau, đầu ngón cái ép sát
vào bên hông ngón trỏ.

-Khi Đâm: Phải xê dịch ngón trỏ và ngón cái tách rời độc lập với các ngón kia và tỳ vào lá che tay để dễ
dàng điều khiển chỉnh hướng mũi kiếm chính xác như ý muốn.

Phần mô tả trên thuộc lối cầm kiếm theo thuận cách, tiện lợi cho các lối chém bổ, chém phạt ngang từ phải
hoặc trái sang.Các lối đâm thẳng, đâm vòng theo hướng trên xuống, hướng dưới lên hoặc đâm ngang sang
2 phía..

Các lối đâm từ trên xuống, từ trái qua, và đâm ngược ra phía sau.

1. Khởi kiếm: Là tư thế giữ kiếm ở một cương vị nào đó trứơc khi xuất chiêu.Có 5 phương vị khởi kiếm
ứng theo ngũ hành:

-Thủy thượng khởi: Vùng trên đầu, tình từ vai trở lên, thuộc hành thủy gọi là Thượng.

-Thổ Trung Khởi: Vùng thân mình, tính từ vai trở xuống tới đan điền, thuộc hành thổ gọi là trung.

-Hả Họa Khởi: Vùng phía dưới đan điền tới bàn chân, thuộc hành hoả gọi là Hạ.

-Kim Hữu Khởi: Vùng bên tay phải thuộc hành kim goi là Hữu.

-Mộc Tả Khởi: Vùng bên tay trái, thuộc hành mộc gọi là Tả.
Giáo Trình Luyện Kiếm Phần 1 Tác giả: Cố Võ sư Nguyễn Anh Dũng

Dù cầm kiếm thuận cách hay nghịch cách, các tư thế khởi kiếm cũng không thể vượt ngoài vị tríngũ
hành.Mỗi tư thế khởi kiếm ở các hành đều có những thuận lợi riêng về phòng thủ cũng như tấn công.

1. Kiếm quyết: Kiếm quyết được thể hiện ở tay không cầm kiếm, bằng những hình nét của các ngón tay
mang biểu tượng ngũ hành trong khuôn phép quy ước.Các hình dạng của kiếm quyết góp phần vào việctạo
phong thái và dáng đẹp của động tác.Ngoài ra, kiếm quyết cũng giúp cho sự luyện tập đồng bộ cả 2 tay,
phát triển đều về gân khớp, trí lực.Kiếm quyết được thể hiện theo quy luật ngũ hành tương sinh, căn cứ
trên thế khởi kiếm.

-Khởi kiếm ở hành Kim (bên phải) Kiếm quyết biểu hiệnhành Thủy (Kim Sinh Thủy).

-Khởi kiếm ở hành Thủy (bên trên): Kiếm quyết biểu hiệnhành Mộc (Thủy sinh Mộc).

-Khởi kiếm ở hành Mộc (bên trái): Kiếm quyết biểu hiệnhành Hỏa (Mộc sinh Hoả)

-Khởi kiếm ở hành Hỏa (bên dưới): Kiếm quyến biểu hiện hành Thổ(Hoả sinh Thổ)

-Khởi kiếm ở hành Thổ (chính giửa): Kiếm quyết biểu hiện hành Kim (Thổ sinh Kim).

1. Phát kiếm: Là cách xuất chiêu để khống chế đối phương. Trong một thế phát kiếm phải đảm bảo 2 mặt
thủ và công, hư và thực.Thế "hư" thường để gây hoang mang cho đối phương và cũng là cách phòng thủ
cho bản thân trong lúc tiếp cận áp sát, kế liền theo đó là thế "Thực" đánh vào chổ bất ngờ nhất để dành
chiến thắng.
2. Hồi kiếm:Sau khi đường phát kiếm kết thúc, kiếm được thu về theo những quỹ đạo định sẳn với 2 mục
đích:

-Đảm bảo tính phòng bị, che chắn nghiêm mật sau tấn công, nói lên sự cảnh giác cẩn trọng, không khinh
địch của người luyện kiếm.

-Tạo nét thẩm mỹ đặc trưng của nghệ thuật sử dụng kiếm, nhờ vào chổ tiến thoái nhịp nhàng, ung dung,
khuôn phép.

1. Phá kiếm: Phá kiếm được dùng trong trường hợp đối phương cũng sử dụng kiếm (kiếm đối kiếm). Qua
nghiên cứu ta nắm được quy luật chung:

-Chính phương vị khởi kiếm, là thông tin về quỹ đạo ban đầu của chiêu thức phát kiếm và cũng là cơ sở
để ta tiên liệu hướng đánh của đối phương mà phản ứng cho đúng cách.

-Vận dụng quy luật tương khắc của ngũ hành để ấn định chiêu thức phá kiếm.

Kim khắc Mộc , Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hoả, Hoả khắc Kim.

Để dễ nhận định và dễ nhớ, ta đổi Ngũ Hành thành ra Ngũ Hướng.


Giáo Trình Luyện Kiếm Phần 1 Tác giả: Cố Võ sư Nguyễn Anh Dũng

Hữu khắn Tả

Tả Khắc Trung

Trung khắc Thượng

Thượng khắc Hạ

Hạ khắc Hữu

Tức là khi thấy đối phương khởi kiếm ở phương vị:

-Tả (Mộc) dùng Hữu (Kim) để phá.

-Trung (Thổ) dùng Tả (Mộc) để phá.

-Thượng (Thủy) dùng Trung (Thổ) để phá.

-Hạ (Hỏa) dùng Thượng (thủy) để phá.

-Hữu (Kim) dùng Hạ (Hỏa) để phá.

Đây là phương pháp định hướng có cơ sở để tính toán, giúp ta nhanh chóng phản ứng thích hợp để thủ
thắng để dàng trong đấu kiếm.

1. Đảo kiếm: Kỷ thuật đão kiếm rất cần sự phối hợp khéo léo nhịp nhàng của cổ tay, bàn tay, ngón tay,
điểu khiển để chuyển cách cầm kiếm từ thuận qua nghịch hoặc ngược lại. Đảo kiếm đúng cách sẽ tạo ra
những đường nét đẹp mắt, chuyển đổi nhanh gọn, không bị vuột tay rơi kiếm.
2. Loan Kiếm: Loan có nghĩa là vây bọc, che kín.Thanh kiếm được vận hành theo một qũy đạo vận hành
liền mạch, tổng hợp được các chiều chuyễn động, che kín khắp thân người theo 5 hướng: Phải, trái, trên,
trước, sau, hết chu kỳ nầy tiếp theo chu kỳ khác không gián đoạn.

Tập loan kiếm giúp cổ tay dẻo dai, xoay lắc linh hoạt, chỉnh chuyển hướng kiếm chính xác.Điều quan
trọng hơn cả là sự kết hợp nhuần nhuyển của chuyển động dậy chuyền từ thân mình, cánh tay, cổ tay, bàn
tay, ngón tay, cộng với sự tham gia của đôi chân. Dù chỉ đứng một chổ nhưng chuyển đổi vi tế để điều hoà
trọng tâm.Đây là trạng thái "mềm" hiểu theo chuyên ngành võ thuật nói chung rất khó đạt được nếu luyện
tập không đúng cách.Kỷ thuật loan kiếm xem như là chiếc chìa khoá giúp người luyện võ sớm thành công.

Chương II: Chiết Chiêu:


Giáo Trình Luyện Kiếm Phần 1 Tác giả: Cố Võ sư Nguyễn Anh Dũng

Chiết chiêu là phân tách và mô tả cho rõtừng nội dung luyện tập, cũng như nêu lên những quy luật liên
quan với nhau của các kỷ thuật dựa trên thuyết ngũ hành tương sinh, tương khắc.

Bốn nội dung: Khởi kiếm, kiếm quyết, phát kiếm, hồi kiếm là một chuổi vận hành liền mạch có mối liên
quan mật thiết không thể thiếu nhau.Vì muốn phát kiếm phải có cương vị khởi kiếm.Phương vị khởikiếm
phát sinh kiếm quyết ở tay kia, sau khi phát kiếm xong phải hồi kiếm về tư thế ban đầu, trước khi chuyển
qua chu kỳ tiếp theo ở phương vị khác.

Có 5 tư thế khởi kiếm theo ngũ hành, tất nhiên cũng có 5 tư thế phát kiếm theo ngũ hành và các kiểu hồi
kiếm để trở lại phương vị ban đầu.

Sau đây là phần phân tích và mô tả5 chiêu thức được xây dựng theo: Kim, thủy, mộc, hỏa, thổ với thứ tự:
Khởi kiếm, kiếm quyết, phát kiếm, hồi kiếm, cả 4 nội dung lập thành một chiêu thức hoàn chỉnh, thể hiện
được đặc tính của mỗi " hành" với những mối liên hệ tương sinh, tương khắc.

Hành kim màu trắng thuộc hướng Tây, biểu tượng là hình tròn. So với người, vị trí Kim nằm ở tay
phải.Kim sinh Thủy và bị Hoả khắcnên các thế kiếm của hành Kim đều có quỹ đạo tròn tạo sự che chắn
tỏa rộng từ đầu đến chân, gạt hất được vũ khí đối phương hữu hiệu trước khi phát thế công theo hành
Thủy hoặc hành Hỏa.

Mô Tả:

A.Khởi Kiếm (Kim hữu khởi)

1. Tư thế chân:

-Chân trái đứng trước, gối thẳng, mũi chân hướng thẳng về trước.

-Chân phải đứng sau, gối thẳng, mũi chân quay ngang, trọng tâm chia hơi nặng về phía chân phải .

-Thân hình thẳng, mắt nhìn thẳng.

1. Tư thế tay:

-Tay phải cầm kiếm, giữ kiếm thẳng hàng với cánh tay, hướng kiếm cùng chiều với mũi chân phải, mũi
kiếm hơi chúi xuống đất khoảng 45 độ.

1. Tay trái biểu hiện kiếm quyết theo hành Thủy (Kim sinh Thủy) hướng về phía đối phương.
Giáo Trình Luyện Kiếm Phần 1 Tác giả: Cố Võ sư Nguyễn Anh Dũng

B.Phát kiếm: (Kim hữu phát).

-Vì phương vị kiếm nằm phía ngoài , cánh hữu, tầm thấp, nên chiều chuyển động thuận lợi nhất là đi vào
trong và hướng lên.

1. Quay kiếm một vòng tròn từ dưới lên theo chiều kim đồng hồ, nửa vòng quay đầu cho sống kiếm đi
trước, nương theo chiều quay, ngoặc cổ tay thực hiện nhát đâm từ chính giữa vòng tròn vừa vạch, cổ tay
ngữa.Cả 2 động tác nầy được thực hiện liền mạch, chuyển động giữa quay kiếm và đâm không có khoảng
dừng.Song hành với động tác tay, chân phải tiến dài tới trước với tư thế đinh tấn.Chân trước vừa chạm đất
tay cũng vừa thực hiện xong động tác đâm.
2. Chuyển cổ tay úp lại biến thế đâm thành chém theo quỹ đạo Alpha vào cổ đối phương (từ trái sang)
đồng thời tiến chân trái lên bằng cách bỏ chéo phía sau lưng để tạo điều kiện xoay người ở động tác kế
tiếp.
3. Xoay người nữa vòng thuận theo chéo chân, trong khi quay kiếm một vòng theo chiều kim đồng hồ tạo
sức ly tâm và nương theo đó thực hiện nhát đâm thứ 2, quỹ đạo thanh kiếm được vạch ra như hình chử
alpha viết đứng khi dứt thế đâm là lúc đang đừng ở tư thế đinh tấn, chân trái phía trước.

Nhận xét thế phát kiếm vừa mô tả, ta thấy lần quay kiếm thứ nhất tạo kiếm quang hình tròn che ngang
trước mặt, và thế đâm phát ra từ trung tâm.Lần quay kiếm thứ nhì (được thực hiện sau nhát chém) màn
kiếm quanh che dọc theo bên trái còn nhát đâm lại đi xuôi theo chiều quay thanh kiếm.Hình thức 2 lần
thực hiện có khác nhau nhưng cùng một tính chất:

-Kiếm quay tròn biểu tượng cho hành Kim (0)

-Thế đâm biểu tượng cho hành Hoả (^)

-Riêng thế chém lượn theo hình chử Alpha (xen giữa 2 đợt quay và đâm) là hình tượng của hành Thủy
(SS) Kim sanh Thủy và b Hỏa khắc.

C.Hồi Kiếm:

Cách thức thu kiếm về phương vị củ sau khi kết thức thế phát kiếm gồm 2 động tác:

-Lui chân trái dài ra sau, đồng thời quay kiếm ¾ vòng tròn theo chiều kim đồng hồ che ngang trước mặt
(bề sóng kiếm đi trước).

-Lùi tiếp chân phải dài ra sau, trong khi cổ tay xoay chuyển, quay kiếm theo chiều ngược lại một vòng
(phần lưỡi kiếm đi trước) tạolàn kiếm quang che phía bên tay phải thân người và dừng kiếm lại đúng với
phương vị ban đầu (kim hữu khởi).Tay kia vẩn thể hiện kiếm quyết hành Thủy.

Vì là mô tả nên phải phân nhịp cho dễ hình dung.Trên thực tế các động tác được thực hiện nối liền, trôi
chảy, gọn gàng.
Giáo Trình Luyện Kiếm Phần 1 Tác giả: Cố Võ sư Nguyễn Anh Dũng

You might also like