You are on page 1of 3

Chương 6: Tìm hiểu tư tưởng Hồ CHí Minh về văn hóa và sự

vận dụng của đảng


III. QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA MỚI
Câu hỏi 1: Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới trước Cách
mạng tháng 8/1945? Nêu và giải thích 5 nội dung xây dựng nền văn hóa mới
cách mạng tháng 8/1945.
Nội dung xây dựng nền văn hóa mới trước Cách mạng tháng 8/1945:
1. Về tâm lý:
- xây dựng tinh thần độc lập tự cường, ý thức làm chủ, không chịu khuất
phục trước kẻ thù.
- Phát huy lòng yêu nước, nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái.
- Rèn luyện ý thức tự giác, kỷ luật, tinh thần trách nhiệm với cộng đồng.
2. Về luân lý:
- Xây dựng đạo đức mới dựa trên tinh thần yêu nước, thương dân, đề cao
giá trị con người.
- Lên án những hủ tục, tệ nạn xã hội, lối sống ích kỷ, tham lam.
- Khuyến khích lối sống giản dị, tiết kiệm, tương trợ lẫn nhau.
3. Về xã hội:
- Xây dựng xã hội công bằng, văn minh, không có áp bức bóc lột.
- Mọi người đều có quyền và nghĩa vụ như nhau, được hưởng thụ thành quả
lao động của mình.
- Xóa bỏ những bất bình đẳng về giai cấp, giới tính, chủng tộc.
4. Về chính trị:
- Xây dựng nhà nước dân chủ, pháp quyền, của dân, do dân, vì dân.
- Mọi người đều có quyền tham gia vào đời sống chính trị, xã hội.
- Bảo vệ quyền tự do, dân chủ, quyền con người.
5. Về dựng kinh tế:
- Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn những giá trị truyền thống tốt
đẹp.
- Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, học hỏi những thành tựu khoa học kỹ
thuật tiên tiến.
- Xây dựng nền văn hóa đại chúng, hướng đến phục vụ nhân dân.
Cho thấy, "Năm điểm lớn" này thế hiện rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng
nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Trong nền văn hóa đó, mọi giá trị và hoạt động
đều hướng đến lợi ích của nhân dân; mọi người dân đều được hưởng thụ các
quyển chính đáng của con người và mục tiêu làm “lợi cho quần chúng”, “phúc
lợi của - nhân dân trong xã hội” chính là ý nghĩa và giá trị nhân văn mà nền văn
hóa dân tộc mang lại.

Câu hỏi 2: Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới trong kháng
chiến chống thực dân Pháp, nêu và giải thích 3 phương châm xây dựng nền văn
hóa mới trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Để thay thế văn hóa nô dịch của chủ
nghĩa thực dân, điều quan trọng nhất là phải xây dựng một nền văn hỏa mới
cách mạng. Vì vậy Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định lại quan điểm của
Đảng từ năm 1943 trong Đề cương văn hóa Việt Nam về phương châm xây
dựng nền văn hóa mới. Đó là một nền văn hóa mới với ba tính chất: dân tộc,
khoa học, đại chúng.

Một là về giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “một dân tộc dốt là một
dân tộc yếu” .
Do đó, điều quan trọng trước tiên ngay sau khi nước nhà vừa giành được độc lập
là phải mở ngay chiến dịch chống “giặc dốt”.
Người xác định mục tiêu của giáo dục là thực hiện ba chức năng của văn hóa
bằng giáo dục:
- Dạy và học để bồi dưỡng lý tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp
- Mở mang dân trí
- Bồi dưỡng những phẩm chất và phong cách tốt đẹp.
Hai là về văn hóa - văn nghệ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra các quan điểm:
Văn hóa, văn nghệ là một mặt trận, người hoạt động văn hóa, nghệ sĩ là chiến sĩ
trên mặt trận ấy, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng
- Điều này nhấn mạnh quan điểm của Người đối với vai trò và vị trí của văn
hóa, văn nghệ trong sự nghiệp cách mạng, coi mặt trận văn hóa cũng có
tầm quan trọng như mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế.

- Đối với mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và tự do của văn nghệ sĩ, Người
luôn chỉ rô: dân tộc bị áp bức thì văn nghệ sĩ cũng mất tự do. Văn nghệ
muốn tự do phải tham gia cách mạng .
Ba là về đạo đức mới, lối sống mới, nếp sống mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng
định: Để xây dựng đời sống mới, thì phải xây dựng đạo đức mới, xây dụng lối
sống văn minh, nếp sống mới.
- Trước hết cần “mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng
cách thực hiện Cần, Kiệm, Liêm.Chính” vì “Nêu cao và thực hành Cần,
Kiệm, Liêm, Chính tức là nhen lửa cho đời sống mới”.

- Quá trình xây dựng một nếp sống mới văn minh là quá trình làm cho lối
sống mới dần dần trở thành thóiquen. Vì vậy để xây dựng lối sống mới,
cần phải sửa đổi “cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại”. Nhưng trongđó
phải có sự kế thừa, phát triển những thuần phong mỹ tục, đồng thời cải
tạo những phong tục, tập quán cũ, lạc hậu và bổ sung những cái mới, tiến
bộ.

Tóm lại Hồ Chí Minh đã có những quan điểm sáng tạo về xây dựng nền văn hóa
mới. Nền văn hóa mới do Người đề xướng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

You might also like