You are on page 1of 8

Lab2

-Đây là mô hình Scrum.


-Những dự nên áp dụng mô hình này là:
Dự án phức tạp và không chắc chắn
Dự án cần sự phản hồi nhanh.
Đội làm việc tự tổ chức.
Sản phẩm có khả năng phát triển theo các giai đoạn ngắn.
Dự án có tính chất sáng tạo.
-Ưu điểm:

 Một người có thể thực hiện nhiều việc ví dụ như dev có thể test.
 Phát hiện lỗi sớm.
 Có khả năng áp dụng được cho những dự án mà yêu cầu khách hàng
không rõ ràng ngay từ đầu.
-Nhược điểm:

 Trình độ của nhóm cần có một kỹ năng nhất định.


 Phải có sự hiểu biết về mô hình aglie.
 Khó khăn trong việc xác định ngân sách và thời gian.
 Luôn nghe ý kiến phản hồi từ khách hàng và thay đổi theo nên thời
gian sẽ kéo dài.
 Vai trò của PO rất quan trọng, PO là người định hướng sản phẩm.
Nếu PO làm không tốt sẽ ảnh hưởng đến kết quả chung.

-Product Backlog: Danh sách các chức năng cần phát triển của sản phẩm. Được
sắp xếp theo ưu tiên, với các mục ưu tiên cao ở đầu danh sách. Được quản lý và
duy trì bởi Product Owner.
-Sprint Backlog: Là một phần của Product Backlog, Danh sách các chức năng cần
phát triển cho mỗi giai đoạn. Được chọn ra từ Product Backlog trong quá trình
cuộc họp Sprint Planning.
-Sprint: Được thiết kế để có thời gian cố định, thường là từ 1 đến 4 tuần. Nhóm
Scrum phát triển, kiểm thử, và tạo ra một phiên bản hoàn chỉnh, "increment", của
sản phẩm trong mỗi Sprint. Trong mỗi 1 sprint thì sẽ có họp hàng ngày –daily
meeting từ 15 – 20 phút. Mỗi thành viên sẽ báo cáo: Hôm qua tôi đã làm gì? Hôm
nay tôi sẽ làm gì? Có gặp khó khăn gì không? để cập nhật tiến độ và xác định các
trở ngại.
-Working Increment: Là sản phẩm hoặc phần của sản phẩm mà nhóm đã phát
triển, kiểm thử và hoàn thiện trong mỗi Sprint. Khi một Sprint kết thúc, sản phẩm
phải đạt được một trạng thái hoạt động, có thể sử dụng hoặc triển khai.
-Các tính chất chính của mô hình bao gồm:
+Linh Hoạt (Agile)
+Quy Trình Lặp (Iterative)
+Tự Tổ Chức (Self-Organizing)
+Sự Liên Tục (Continuous Improvement)
+Tập Trung vào Sản Phẩm (Product-Centric)
Product Backlog:
-Product Backlog là danh sách các chức năng cần được phát triển của sản phẩm.
-Danh sách này do Product Owne rquyết định.
-Thường xuyên được cập nhật để đáp ứng được nhu cầu thay đổi của khách hàng
và dự án.
Sprint Backlog: Danh sách các chức năng cần phát triển cho mỗi giai đoạn.
Sprint Planning: là buổi lập kế hoạch cho Sprint sắp tới của nhóm Scrum. Tính tự
chủ của những con người và team trong tổ chức Agile được thể hiện phần lớn qua
sự kiện quan trọng này. Đây là buổi cả team sẽ cùng xác định họ sẽ làm gì trong
Sprint tiếp theo, và làm như thế nào để đạt được mục tiêu.
Sprint Review: là sự kiện diễn ra ở cuối Sprint nhằm thanh tra và thích nghi với
sản phẩm đang được xây dựng. Theo Scrum Guide, sự kiện này bao gồm 2 hoạt
động chính: dùng thử sản phẩm và thảo luận về tình hình của sản phẩm; xác định
hướng đi tiếp theo và những điều chỉnh đối với sản phẩm nếu cần thiết.
Sprint Retro: là sự kiện cuối cùng của Sprint và diễn ra ngay sau phiên Sprint
Review. Thời lượng của phiên retrospective tối đa là 3 tiếng đối với 1 Sprint 1
tháng. Và sẽ rút ngắn hơn đối với các Sprint có độ dài ngắn hơn, ví dụ: đối với
Sprint 1 tuần thì độ dài tối đa của phiên Retrospective là 45 phút Daily Meeting:
Daily meeting là một trong các cuộc họp quan trọng của Scrum. Đây là cuộc họp
nhóm hằng ngày nhằm giúp các thành viên trong nhóm cập nhật hiện trạng công
việc, và tất cả các thành viên trong nhóm Scrum bắt buộc phải tham gia.

Nêu tác dụng/ưu điểm của bảng theo dõi task trong mô hình Kanban:
-Bảng theo dõi task trong mô hình Kanban có nhiều tác dụng và ưu điểm
quan trọng, giúp tổ chức và quản lý công việc một cách hiệu quả. Dưới đây
là một số tác dụng và ưu điểm của bảng theo dõi task trong Kanban:
 Trực quan hóa Quy Trình Làm Việc
 Theo Dõi Tiến Độ Một Cách Liên Tục
 Đồng Bộ Hóa Công Việc Trong Nhóm
 Tối Ưu Hóa Quy Trình Làm Việc
 Tăng Sự Trách Nhiệm và Tự Chủ
 Ưu Tiên Công Việc Dễ Dàng
 Tăng Sự Linh Hoạt và Độ Phản Hồi
 Đo Lường Hiệu Suất và Tối Ưu Hóa
-Đây là mô hình phát triển Kanban.
-Những dự án:

- Có quy trình lặp đi lặp lại


- Có sự thay đổi thường xuyên về yêu cầu
- Đội ngũ phải làm việc độc lập
- Yêu cầu sự minh bạch và tính hiệu quả
- Dự án không quá lớn và phức tạp
Thì nên áp dụng mô hình phát triển Kanban
Ưu điểm của mô hình phát triển Kanban:
o Linh hoạt và dễ thích nghi: Mô hình Kanban cho phép thích nghi
nhanh chóng với thay đổi trong yêu cầu hoặc ưu tiên. Các thẻ trên
bảng có thể dễ dàng di chuyển qua các trạng thái khác nhau.
o Tối ưu hóa quy trình: Kanban giúp bạn hiểu rõ quy trình làm việc của
bạn và tối ưu hóa nó. Bằng cách quản lý công việc trong thời gian
thực, bạn có thể xác định và loại bỏ các cản trở hoặc lãng phí trong
quy trình làm việc.
o Tăng tính minh bạch: Tất cả mọi người trong đội ngũ có thể xem
bảng Kanban để biết công việc đang được thực hiện. Điều này tạo ra
tính minh bạch và giúp mọi người cùng hiểu về tiến trình công việc.
o Ưu tiên hóa công việc quan trọng: Kanban giúp tập trung vào công
việc quan trọng nhất bằng cách xác định và ưu tiên hóa các thẻ công
việc.
o Tiết kiệm thời gian và tài nguyên: Điều phối công việc một cách hiệu
quả và loại bỏ công việc không cần thiết giúp tiết kiệm thời gian và
tài nguyên.
Nhược điểm của mô hình phát triển Kanban:
-Yêu cầu sự tự quản lý cao: Mô hình Kanban đòi hỏi sự tự quản lý và trách
nhiệm cao đối với các thành viên trong đội. Nếu không có sự tự quản lý, có
thể xảy ra sự bất hiệu quả trong quản lý công việc.
-Khó khảo sát tiến độ dự án lớn: Mô hình Kanban thích hợp cho các dự án
nhỏ đến trung bình, nhưng có thể trở nên phức tạp khi áp dụng cho các dự
án lớn với nhiều công việc và thành viên trong đội.
-Khó khảo sát đánh giá hiệu suất: Mô hình này có thể làm cho việc đánh
giá hiệu suất của đội ngũ trở nên khó khăn nếu không có các tiêu chí đánh
giá rõ ràng được xác định.
-Cần sự rõ ràng và cập nhật: Mô hình Kanban yêu cầu rõ ràng và cập nhật
liên tục để đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả. Khó xác định nguồn gốc
vấn đề: Khi xảy ra vấn đề, có thể khó xác định nguồn gốc chính xác và gây
ra vấn đề trong quy trình làm việc.
ĐẶC ĐIỂM AGILE WATERFALL
QUY TRÌNH TUÂN TỰ, TỪNG BƯỚC MỘT TUYÊN TÍNH, TỪ TRÊN XUỐNG
DƯỚI
PHÁT HÀNH PHÁT HÀNH TỪNG PHẦN KHÓ ĐIỀU CHỈNH KHI CÓ THAY
ĐỔI
CHI PHÍ KHÓ DỰ ĐOÁN DỄ DỰ ĐOÁN
RỦI RO KIỂM SOÁT RỦI RO XUYÊN TĂNG DẦN THEO THỜI GIAN,
SOÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐỘ DÀI KÍCH THƯỚC CỦA DỰ
ÁN(CAO)

 Builđ: Là giai đoạn mà các yêu cầu và chức năng của sản phẩm được triển
khai,
 Define: là giai đoạn mà các yêu cầu và chức năng của sản phẩm được xác
định và ưu tiên.
 Release: Là giai đoạn mà sản phẩm được phát hành cho khách hàng.

You might also like