You are on page 1of 47

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


----------------------------------------

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN


ĐỀ TÀI TÌM HIỂU VỀ HỆ ĐỀU HÀNH LINUX
Nhóm: 01
i

Tên các thành viên


Tên thành viên Mã số sinh viên
Lê Đình Phúc B21DCCN593
Nguyễn Thu Huyền B21DCCN445
Đào Hải Đăng B21DCCN197
Hoàng Trần Duy B21DCCN293
Nguyễn Viết Văn B21DCCN785
Bùi Hữu Quyết B21DCCN641
Nguyễn Văn Sơn B21DCCN653

Giảng viên hướng dẫn: GV. Đỗ Tiến Dũng

1|Page
2|Page
LỜI NÓI ĐẦU
Kính gửi thầy,
Em xin gửi đến thầy bản báo cáo bài tập lớn về chủ đề "Tìm hiểu về hệ
điều hành Linux " mà nhóm em đã hoàn thành. Báo cáo này là sản phẩm của sự
nỗ lực và cống hiến của các thành viên trong nhóm, trong quá trình hợp tác và
cùng nhau nghiên cứu chủ đề này.
Nhóm được hình thành trong môn học hệ điều hành và đã nhận được sự hỗ trợ
và hướng dẫn từ thầy để thực hiện bài tập lớn này. Chúng em đã cùng nhau thảo
luận, chia sẻ ý tưởng và đề xuất các giải pháp để thực hiện bài tập lớn . Mỗi thành
viên trong nhóm đã đóng góp công sức và kỹ năng của mình để đạt được kết quả tốt
nhất.Trong quá trình làm việc, nhóm đã đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn.
Tuy nhiên, nhờ sự kiên nhẫn, sáng tạo và tinh thần hợp tác của toàn bộ thành viên,
chúng em đã vượt qua được những trở ngại và hoàn thành bài tập.
Hệ điều hành Linux, một trong những hệ điều hành mã nguồn mở phổ biến và
ảnh hưởng nhất trên thế giới, đã là nguồn động viên và nguồn cảm hứng không chỉ
cho các nhà phát triển và chuyên gia công nghệ mà còn cho toàn bộ cộng đồng toàn
cầu. Báo cáo này được tạo ra với mục tiêu khám phá và trình bày về hệ điều hành
Linux, một hệ thống mở, đa dạng, và mạnh mẽ, cung cấp cho người đọc cái nhìn
tổng quan và sâu sắc về nó.
Nhóm chúng em hiểu rằng báo cáo này chỉ có ý nghĩa thực sự khi nó được
nhận xét và đánh giá bởi thầy. Chúng em rất mong muốn nhận được sự phản
hồi, nhận xét, và hướng dẫn từ thầy để chúng em có thể phát triển và hoàn thiện
kiến thức của mình.
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy vì sự tận tâm và động viên trong suốt
quá trình thực hiện bài tập lớn này. Chúng em hy vọng rằng báo cáo này sẽ mang
lại giá trị và hữu ích cho thầy.

Trân trọng.

3|Page
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................3
1. Tổng quan kiến thức về hệ điều hành Linux .. Error! Bookmark not defined.
1.1. Linux là gì? ............................................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Lịch sử ra đời .............................................................................................. 8
1.3. Cấu trúc quan trọng của hệ điều hành Linux .............................................. 9
1.4. Lợi ích của Linux mang lại ....................................................................... 11
2. Ưu và nhược điểm của hệ điều hành Linux ............................................... 12
2.1. Ưu điểm của hệ điều hành Linux .............................................................. 12
2.2. Nhược điểm của hệ điều hành Linux ........................................................ 13
3. Tại sao nên sử dụng hệ điều hành Linux .................................................... 13
3.1. Tính ổn định tốt......................................................................................... 13
3.2. Độ bảo mật cao ......................................................................................... 13
3.3. Tính linh hoạt ............................................................................................ 13
3.4. Lựa chọn thoải mái ................................................................................... 13
3.5. Phần mềm miễn phí .................................................................................. 14
4. So sánh giữa 2 hệ điều hành Windows và Linux ....................................... 14
5. Tổng hợp các phiên bản của hệ điều hành Linux ...................................... 16
5.1. Ubuntu....................................................................................................... 16
5.2. Linux Mint ................................................................................................ 17
5.3. Debian ....................................................................................................... 19
5.4. Fedora ....................................................................................................... 20
5.5 CentOS Linux ............................................................................................ 21
5.6. OpenSUSE/SUSE Linux Enterprise ......................................................... 21
5.7. Mageia Linux ............................................................................................ 22
5.8. Slackware Linux ....................................................................................... 23
5.9. Puppy Linux .............................................................................................. 23
6. Phiên bản nào của hệ điều hành Linux là tốt nhất ? ................................. 24
7. Một số câu hỏi liên quan đến hệ điều hành Linux ..................................... 24
7.1. Unix Linux là gì? ...................................................................................... 24

4|Page
7.2. VPS Linux là gì? ....................................................................................... 25
8. Các chức năng của Linux ............................................................................. 25
8.1. Quản trị Linux ........................................................................................... 25
8.3. User’s account........................................................................................... 26
8.4. Login ......................................................................................................... 27
8.5. Shell .......................................................................................................... 27
8.6. Thư mục cá nhân....................................................................................... 28
8.7. Làm việc với Linux ................................................................................... 28
8.8. Hướng dẫn................................................................................................. 29
8.9. Logout ....................................................................................................... 29
8.10. Hệ thống tệp (file system)....................................................................... 30
8.11. Shell – Thông dịch lệnh .......................................................................... 30
8.12. Biến môi trường ...................................................................................... 31
8.13. Lệnh nội & ngoại .................................................................................... 31
8.14 Hệ thống tệp ............................................................................................. 33
8.15. Tệp /etc/fstab........................................................................................... 35
8.16. Các phần tử của FS ................................................................................. 35
8.17. Tệp thường(dữ liệu) ................................................................................ 35
8.18. Thư mục .................................................................................................. 36
8.19. Ngoại vi ký tự ......................................................................................... 38
8.20 Driver cho ngoại vi .................................................................................. 38
8.21. Ngoại vi giả ............................................................................................. 39
8.22. I/O chuẩn................................................................................................. 39
8.23. Chuyển hướng I/O .................................................................................. 40
8.24. Định hướng kép ...................................................................................... 40
8.25. Liên kết ................................................................................................... 40
8.26. Liên kết tượng trưng ............................................................................... 41
8.27 Truy nhập tệp ........................................................................................... 41
8.28. Kiểm soát truy nhập ................................................................................ 42

5|Page
8.29 Lệnh cho quyền truy nhập ....................................................................... 43
9. Tổng kết ......................................................................................................... 44
10. Tham Khảo .................................................................................................. 44

6|Page
1. Tổng quan kiến thức về hệ điều hành Linux

1.1. Linux là gì?


Linux là hệ điều hành mã nguồn mở, hệ điều hành được phát triển dựa trên
Unix và được tạo bởi Linus Torvalds năm 1991. Tính đến thời điểm hiện tại Linux
trở thành một trong những hệ điều hành phổ biến cùng với macOS, window.

Hình 1.1: Cha đẻ của hệ điều hành Linux

Đây là một hệ điều hành có những đặc điểm ấn tượng:


• Đây là hệ điều hành có mã nguồn mở, có nghĩa là đây là mã nguồn được
cài đặt sẵn, có thể chỉnh sửa cũng như phân phối và sử dụng miễn phí.
• Linux là hệ điều hành đa nền tảng, bạn có thể sử dụng trên nhiều nền
tảng, nhiều thiết bị khác như như: Điện thoại, máy tính, laptop, máy chơi
game, máy tính bảng,…Đây là khả năng khá linh hoạt của hệ điều hành vì
có thể phù hợp với nhiều môi trường và các nhu cầu khác nhau.
• Hệ điều hành Linux sở hữu cộng đồng vô cùng mạnh mẽ và rộng lớn.
Đây là cộng đồng có nhiều đóng góp vào việc phát triển nền tảng, hỗ trợ
kiểm tra và cung cấp những hỗ trợ cho Linux. Điều này đảm bảo rằng

7|Page
Linux sẽ luôn được cải thiện và cập nhật liên tục các phiên bản mới nhất
và thực hiện vá lỗi ngay lập tức.

Hình 1.2: CLI and GUI in Linux

1.2. Lịch sử ra đời


Năm 1991, Linus Torvalds, sinh viên trường đại học tổng hợp Helsinki Phần
lan bắt đầu xem xét Minix, một phiên bản của UNIX làm ra với mục đích
nghiên cứu cách tạo ra một hệ điều hành UNIX chạy trên PC với bội vi sử lý
Intel 80386.
Ngày 25/8/1991, Linus cho ra version 0.01 và thông báo trên comp.os.minix
về dự định của mình về Linux.
Tháng 1/1992, Linus cho ra version với shell và trình biên dịch C. Linux
không cần minix nữa để phiên dịch lại hệ điều hành của mình, Linus đã đặt tên
hệ điều hành của mình la Linux.
Năm 1994, phiên bản chính thức 1.0 được phát hành .

8|Page
1.3. Cấu trúc quan trọng của hệ điều hành Linux

Hình 1.3: Mô hình phân cấp các thành phần quan trong trong hệ điều hành Linux.

Cấu trúc hệ điều hành Linux bao gồm 6 phần :

Nhân hay còn biết đến là (Kernel): Đây là phần vô cùng quan trọng, có
thể nói là đây là phần cốt lõi của hệ điều hành Linux. Phần nhân sẽ là nhiệm vụ
chính là quản lý những tài nguyên cứng và cung cấp các dịch vụ khác. Cụ thể,
Kernel giúp quản lý bộ nhớ, quản lý các tiến trình giúp giao tiếp với phần cứng
và hỗ trợ các tính năng cơ bản của hệ thống.

Shell: Tiếp đến, cấu trúc của hệ điều hành Linux sẽ bao gồm Shell. Có
thể hiểu rằng Shell chính là giao diện của người dùng trong dòng lệnh của hệ
điều hành.
Shell cho phép người dùng được tương tác với các hệ thống bằng cách
nhập các dòng lệnh và nhận những kết quả từ hệ thống. Nói một cách đơn giản
shell chính là môi trường dòng lệnh để người dùng giao tiếp với Linux.
Một số Shell phổ biến như Bash, Zsh, Fish và nhiều Shell khác.

9|Page
Hình 1.4: Shell in Linux

Hệ thống File (File System): Là hệ thống lúc này sẽ quản lý các dữ liệu
được lưu trữ, được tổ chức trên đĩa cứng hoặc các thiết bị lưu trữ khác.Linux hỗ
trợ rất nhiều loại hệ thống tệp, trong đó bao gồm: Ext4, Btrfs, XFS, và NTFS.

Hình 1.5: Mô hình phân cấp hệ thống file của Linux.

Tiến trình hay còn được gọi là (Process): Tiếp đến chính là phần tiến
trình, Linux sẽ quản lý toàn bộ những tiến trình có sử dụng bảng tiến trình để có
thể theo dõi và quản lý sự thay đổi của trạng thái của tiến trình. Cụ thể sẽ quản
lý những tài nguyên, các lập lịch thực thi và quản lý bộ nhớ.

10 | P a g e
Giao diện người dùng đồ họa (Graphical User Interface – GUI):Linux
cung cấp một số môi trường đồ họa như GNOME, KDE, Xfce và LXDE. GUI
cung cấp một giao diện đồ họa dễ sử dụng cho người dùng và cho phép họ tương
tác với các ứng dụng. Ngoài ra, người dùng còn có thể sử dụng hệ thống thông
qua các phần tử đồ họa như cửa sổ, biểu tượng và menu.

Các tiện ích và ứng dụng: Ngoài ra, hệ điều hành Linux sẽ đi kèm với
nhiều các tiện ích và tất cả các ứng dụng như: Trình duyệt web, chương trình trò
chơi, bộ văn phòng, trình chơi đa phương tiện, trình chỉnh sửa ảnh,…

1.4. Lợi ích của Linux mang lại


Tính ổn định cao: Linux được biết đến với tính ổn định vượt trội. Hệ điều
hành này ít gặp sự cố và khá ít bị treo máy hoặc gặp lỗi so với các hệ điều hành
khác.

Bảo mật mạnh mẽ: Linux có tính bảo mật cao. Với cộng đồng nguồn mở
rộng lớn, các lỗ hổng bảo mật thường được phát hiện và khắc phục nhanh chóng.
Hơn nữa, hệ điều hành này cung cấp các công cụ và cơ chế bảo mật mạnh mẽ như
hệ thống quyền hạn và phân quyền, giúp ngăn chặn các mối đe dọa từ phía bên
ngoài.

Tùy chỉnh và linh hoạt: Linux cho phép người dùng tùy chỉnh và điều
chỉnh hệ thống theo nhu cầu riêng. Bạn có thể thay đổi giao diện người dùng, cấu
hình hệ thống, và lựa chọn các thành phần phần mềm khác nhau để tạo ra một trải
nghiệm độc đáo và phù hợp với yêu cầu cá nhân.

Hiệu suất cao: Linux thường cho hiệu suất tốt hơn so với các hệ điều hành
khác. Nó sử dụng tài nguyên phần cứng một cách hiệu quả và có khả năng tối ưu
hóa hiệu năng hệ thống. Điều này đặc biệt hữu ích đối với các máy tính có cấu
hình thấp hoặc máy chủ đòi hỏi xử lý tải cao. Linux hỗ trợ nhiều nhiệm vụ chạy
đồng thời, cho phép người dùng thực hiện nhiều công việc mà không gặp tình
trạng chậm máy hoặc treo máy. Linux rất gọn nhẹ, yêu cầu tài nguyên phần cứng
cho việc chạy Linux nhẹ hơn so với những hệ điều hành khác hầu hết các phiên
bản Linux đều yêu cầu 128 MB ram cho cùng một dung lượng ổ đĩa.

Hỗ trợ phong phú từ cộng đồng: Linux có một cộng đồng nguồn mở lớn
và nhiệt tình. Người dùng Linux có thể tận dụng sự hỗ trợ đa dạng từ cộng đồng,

11 | P a g e
gồm các diễn đàn, mailing list, trang web hướng dẫn, và tài liệu phong phú. Điều
này giúp người dùng giải quyết vấn đề, tìm kiếm thông tin và chia sẻ kinh nghiệm.

Chi phí thấp hoặc miễn phí: Linux là một hệ điều hành mã nguồn mở,
nghĩa là bạn có thể tải về, cài đặt và sử dụng miễn phí. Điều này giúp tiết kiệm
chi phí phần mềm và giúp các tổ chức và cá nhân có thể tiết kiệm tài nguyên và
tập trung vào các mục tiêu khác.

Đa nền tảng: Linux có khả năng chạy trên nhiều nền tảng phần cứng khác
nhau, từ máy tính cá nhân, máy chủ đến thiết bị di động và nhúng. Điều này mang
lại sự linh hoạt và tương thích rộng rãi cho người dùng.

Hỗ trợ dài hạn: Một số phiên bản Linux, như các phiên bản dựa trên
RHEL (Red Hat Enterprise Linux) hoặc LTS (Long term Support) của Unbutu,
cung cấp hỗ trợ dài hạn, giúp duy trì hệ thống ổn định trong thời gian dài.

2. Ưu và nhược điểm của hệ điều hành Linux

2.1. Ưu điểm của hệ điều hành Linux


Hệ điều hành Linux được sử dụng hoàn toàn miễn phí, có hỗ trợ sử dụng trên
các ứng dụng văn phòng như: OpenOffice và LibreOffice.
Linux được sử dụng trên rất nhiều nền tảng như desktops, servers, and
embedded systems. Cung cấp rất nhiều các biển thể khác nhau, chúng đều là
những mã nguồn mở và có thiết kế mô đun. Trong đó kernel là phần core.
Linux có hàng loại những ưu điểm hơn các hệ điều hành khác như window,
macOS nó được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực như ô tô, các thiết bị
smarthome trong gia đình, cho tới các server.
Máy tính có cấu hình yếu khi sử dụng Linux thì không cần lo thiết bị lag vì
Linux sử dụng bộ nhớ khá khiêm tốn. Đặc biệt là tính năng bảo mật của Linux
được đánh giá rất cao, khi nó thường xuyên được cập nhật, tính năng này được
phát triển từ khi Linux ra đời vào năm 1991.
Việc sử dụng Linux cũng khá là đơn giản, hầu hết các phiên bản Linux đều
có tùy chọn CD/USB, cho phép người dùng có thể sử dụng mà không cần phải
cài đặt.

12 | P a g e
2.2. Nhược điểm của hệ điều hành Linux
Chính vì hệ điều hành chưa được sử dụng phổ biến nên vẫn chưa được các
nhà sản xuất thực hiện các tiến trình phát triển phần mềm có thể khai thác
Linux. Số lượng phần mềm mà hệ thống đang hỗ trợ còn nhiều hạn chế, ngay cả
Driver cũng không hỗ trợ trên hệ điều hành Linux.

3. Tại sao nên sử dụng hệ điều hành Linux

3.1. Tính ổn định tốt


Linux thường có tính ổn định vượt trội. Hệ điều hành này ít gặp sự cố và
khá ít bị treo máy hoặc gặp lỗi so với các hệ điều hành khác. Điều này đặc biệt
quan trọng đối với các máy chủ hoặc môi trường làm việc nơi sự ổn định và tin
cậy là yếu tố quan trọng.

3.2. Độ bảo mật cao


Linux được biết đến với tính bảo mật mạnh mẽ. Với cộng đồng nguồn mở
lớn, các lỗ hổng bảo mật thường được phát hiện và khắc phục nhanh chóng.
Hơn nữa, hệ điều hành này có các cơ chế bảo mật như quyền hạn và phân
quyền, giúp ngăn chặn các mối đe dọa từ bên ngoài.

3.3. Tính linh hoạt


Hệ điều hành Linux cho phép người sử dụng có thể tùy chỉnh hệ thống
theo nhu cầu. Bạn có thể thay đổi giao diện người dùng, cấu hình hệ thống và
lựa chọn các thành phần phần mềm khác nhau để tạo ra một trải nghiệm có sự
khác biệt theo cá nhân từng người dùng.

3.4. Lựa chọn thoải mái


Linux có khả năng hoạt động trên nhiều nền tảng phần cứng như: điện thoại
di động hay máy tính cá nhân, hệ thống máy chủ và nhúng. Vì vậy người dùng có
thể linh hoạt trải nghiệm trên nhiều nền tảng khác nhau, tạo sự thoải mái và tiện
dụng.

13 | P a g e
3.5. Phần mềm miễn phí
Linux là một hệ điều hành mã nguồn mở, nghĩa là bạn có thể tải về, cài
đặt và sử dụng miễn phí. Điều này giúp tiết kiệm chi phí phần mềm và giúp các
tổ chức và cá nhân tiết kiệm tài nguyên và tập trung vào các mục tiêu khác.

4. So sánh giữa 2 hệ điều hành Windows và Linux

Linux Windows
Linux được xây dựng dạng Được xây dựng dưới dạng
Cấu trúc tệp cây dữ liệu Forder

Registry Không Có
Trình quản các lý Quản lý theo gói là
gói (Package manager) *.exe
Giao diện hệ điều Giao diện tách rời với hệ Giao diện hiện tại đang
hành thống gắn liền với hệ thống
Tài khoản Rugular, Administrator
và quyền của (root), Administrator, Standard, Child
người dùng service và Guest
Đáp ứng được tất cả các nhu
Tham khảo một cầu:
số nhiệm Đáp ứng các nhu cầu như: lướt web, chat, chơi game, giải
vụ khác Lướt web, chat, email,… trí,…
Windows có sự tích hợp Linux cho phép tùy chỉnh cao
mạnh mẽ đối với
với các sản phẩm và dịch hệ thống và ứng dụng. Bạn có
vụ của thể tạo
Microsoft. Tùy chỉnh hạn ra một hệ thống theo ý muốn
Tích hợp và tùy chế so với các
chỉnh với Linux. thành phần mã nguồn mở và

14 | P a g e
phiên bản
tùy chỉnh.

Windows Server là một nền


tảng phổ biến Linux cũng được sử dụng trong
cho hệ thống doanh nghiệp. hệ thống doanh
Microsoft cung nghiệp và máy chủ. Có nhiều
cấp các giải pháp doanh phiên bản Linux dành
nghiệp như riêng cho môi trường doanh
Giải pháp doanh Active Directory và nghiệp, như Red Hat
nghiệp Microsoft 365. Enterprise Linux.

15 | P a g e
5. Tổng hợp các phiên bản của hệ điều hành Linux

5.1. Ubuntu

So với các phiên bản khác của hệ điều hành Linux, thì phiên bản Ubuntu
được xem là phiên bản phổ biến nhất! Đây là phiên bản có những cải thiện đáng
kể giúp mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

Ubuntu là một bản phân phối của Linux dự trên nền tảng Debian và bao gồm
phần lớn các phần mềm miễn phí và Open source. Ubuntu được phát hành dưới
3 phiên bản là Desktop,Server và IOT.

Ubuntu được phát hành 6 tháng 1 lần, còn thông thường khoảng 2 năm sẽ có
1 phiên bản được hỗ trợ lâu dài gọi là LTS (Long-Term Support).

Ubuntu hiện tại đang được phát triển bởi 1 công ty của anh tên là Canonical
và cộng đồng các developer.

Các bản phân phối dựa trên nền tảng Ubuntu :

+ Kubuntu: Bản phân phối Ubuntu sử dụng môi trường làm việc KDE.

+ Lubuntu : Phiên bản gọn nhẹ, sử dụng LXDE, được khuyên dùng cho các
máy tính cũ, cấu hình thấp.

+ Myth ubuntu là bản phân phối dành cho hệ thống kênh truyền hình
MythTV, thích hợp cho giải trí tại gia đình.

+ Ubuntu Studio phục vụ cho việc chỉnh sửa video và âm thanh chuyên
nghiệp, bao gồm nhiều phần mềm chỉnh sửa đa phương tiện.

16 | P a g e
Thư mục home – Trình quản lý File

5.2. Linux Mint

Là một bản phân phối Linux được phát triển dựa vào Ubuntu LTS

Giao diện của Linux Mint được thiết kế để đem lại trải nghiệm thân thiện và
dễ sử dụng cho người dùng. Nó kết hợp các yếu tố của Windows 7 và macOS X
để tạo ra một giao diện hấp dẫn và quen thuộc.

Giao diện Linux mint Cinnamon

17 | P a g e
Linux Mint được phát hành chính thức vào năm 2006 và được xây dựng nên
bởi cộng đồng những cộng tác viên trên toàn cầu và developer. Nó cung cấp
những chức năng, quy trình và hoạt động giống như Ubuntu, điểm khác biệt của
nó đó chính là tính dễ tương tác và giao diện của người dùng.

Hiện tại nó đang cung cấp cho người dùng ba tùy chọn để có thể lựa chọn
gồm có Xfce, MATE và Cinnamon. Cụ thể:

MATE desktop: Là máy tính để bàn theo dạng truyền thống tương tự như
thời GNOME 2.

Cinnamon desktop: 1 nét hiện đại của máy tính để bàn theo dạng truyền
thống.

Xfce desktop: 1 môi trường của máy tính để bàn nhẹ và phổ biến.

Software source sở hữu đa dạng tính năng

18 | P a g e
Themes, Applets và Desklets linh hoạt

5.3. Debian
Phiên bản Debian là một hệ điều hành Linux với sự ổn định cao và được xây
dựng dựa trên triết lý tự do và mã nguồn mở. Debian được phát triển bởi cộng
đồng và sử dụng mô hình phát triển bất kỳ ai có thể tham gia.

Debian có một loạt các phiên bản khác nhau, gọi là “bản phân phối”
(distributions). Mỗi phiên bản có mục tiêu và mục đích sử dụng riêng, từ các
phiên bản ổn định (stable) đến các phiên bản thử nghiệm (testing) và phiên bản
không ổn định (unstable).

Phiên bản ổn định của Debian được khuyến nghị cho việc triển khai sản
xuất và đòi hỏi sự ổn định cao nhất.

19 | P a g e
5.4. Fedora
Phiên bản Fedora của hệ điều hành Linux là một lựa chọn tuyệt vời cho
những người muốn tự do phát triển và tùy chỉnh máy tính của mình theo ý muốn.
Fedora thúc đẩy sự tự do và mã nguồn mở, mang đến cho người dùng quyền
kiểm soát và điều chỉnh mọi khía cạnh của hệ thống.
Với sự hỗ trợ sẵn có cho các công cụ và nền tảng lập trình, Fedora là một
lựa chọn tuyệt vời cho lập trình viên. Nó cung cấp môi trường phát triển phong
phú với các công cụ như GCC (GNU Compiler Collection), Python, Java và
nhiều công cụ khác.
Fedora cũng hỗ trợ sẵn các thư viện và framework phổ biến, giúp lập trình
viên tiết kiệm thời gian và công sức trong việc phát triển ứng dụng.

20 | P a g e
5.5 CentOS Linux
Phiên bản CentOS của hệ điều hành Linux là một bản phân phối Linux
miễn phí và mã nguồn mở dựa trên mã nguồn của Red Hat Enterprise Linux
(RHEL).

CentOS là viết tắt của “Community Enterprise Operating System” và nó


được phát triển và duy trì bởi cộng đồng người dùng.

CentOS được thiết kế để cung cấp một phiên bản tương đương với RHEL
với mục tiêu cung cấp sự ổn định, bảo mật và hỗ trợ lâu dài. CentOS không chứa
các thương hiệu hoặc logo của Red Hat và không có sự hỗ trợ chính thức từ Red
Hat.

Tuy nhiên, nó cung cấp các gói phần mềm và bản vá bảo mật tương tự như
RHEL và có thể được sử dụng như một sự thay thế miễn phí cho RHEL trong
môi trường doanh nghiệp.

5.6. OpenSUSE/SUSE Linux Enterprise


Bạn sẽ thật bất ngờ với OpenSUSE/SUSE Linux Enterprise, vì đây chính
là phiên bản khác nhất và chuyên nghiệp nhất của Linux.

21 | P a g e
Có thể khẳng định rằng Open SUSE đáp ứng được tất cả các nhu cầu của
bạn vì có thể cập nhật liên tục tất cả các phần mềm nhưng vẫn đảm bảo được
tính ổn định nhất!

5.7. Mageia Linux


Phiên bản Mageia của hệ điều hành Linux là một bản phân phối Linux độc
lập và mã nguồn mở. Nó được phát triển bởi cộng đồng người dùng và được tạo
ra như là một sự tiếp nối từ Mandriva Linux, một bản phân phối Linux khác.

Mageia chú trọng vào việc cung cấp một hệ điều hành dễ sử dụng, ổn định
và đa chức năng cho các máy tính cá nhân và máy chủ. Nó được xây dựng trên
nền tảng công nghệ như RPM (Red Hat Package Manager) và urpmi, cung cấp
quản lý gói mạnh mẽ và dễ dùng.Quye

Các phiên bản của Mageia được đánh số theo hệ thống số hiệu, ví dụ như
Mageia 7, Mageia 8 và tiếp tục. Mỗi phiên bản đi kèm với các bản vá bảo mật,
cải tiến và phiên bản mới nhất của các phần mềm quan trọng.

Mageia cũng có một chu kỳ phát hành định kỳ để đảm bảo tính ổn định và
hỗ trợ cho người dùng.

22 | P a g e
5.8. Slackware Linux
Phiên bản Mageia của hệ điều hành Linux là một bản phân phối Linux độc
lập và mã nguồn mở. Nó được phát triển bởi cộng đồng người dùng và được tạo
ra như là một sự tiếp nối từ Mandriva Linux, một bản phân phối Linux khác.

Mageia chú trọng vào việc cung cấp một hệ điều hành dễ sử dụng, ổn định
và đa chức năng cho các máy tính cá nhân và máy chủ. Nó được xây dựng trên
nền tảng công nghệ như RPM (Red Hat Package Manager) và urpmi, cung cấp
quản lý gói mạnh mẽ và dễ dùng.

Các phiên bản của Mageia được đánh số theo hệ thống số hiệu, ví dụ như
Mageia 7, Mageia 8 và tiếp tục. Mỗi phiên bản đi kèm với các bản vá bảo mật,
cải tiến và phiên bản mới nhất của các phần mềm quan trọng.

Mageia cũng có một chu kỳ phát hành định kỳ để đảm bảo tính ổn định và
hỗ trợ cho người dùng.

5.9. Puppy Linux


Puppy Linux là một hệ điều hành Linux nhẹ và nhỏ gọn được tạo ra bởi
Barry Kauler vào năm 2003. Nó được thiết kế để hoạt động trên các máy tính có
tài nguyên hạn chế như các máy tính cũ, máy tính xách tay, hoặc các thiết bị
phần cứng yếu.

Điểm đặc biệt của Puppy Linux là kích thước nhỏ, thường chỉ khoảng vài
trăm megabyte, và khả năng chạy trực tiếp từ ổ đĩa CD, USB hoặc cài đặt trên ổ
cứng.

Bạn có thể khởi động máy tính từ một đĩa Puppy Linux mà không cần cài
đặt nó lên hệ thống. Điều này giúp tiết kiệm không gian lưu trữ và cho phép bạn
sử dụng Puppy Linux trên nhiều máy tính khác nhau.

23 | P a g e
6. Phiên bản nào của hệ điều hành Linux là tốt nhất ?
Theo như chia sẻ của Linux thì phiên bản Linux Mint đang chính là phiên
bản mới nhất, cũng như là phiên bản tốt nhất và đang được xây dựng để cạnh
tranh trực tiếp với Windows và MacOs.
Có thể khẳng định rằng đây chính là bản phân phối mã nguồn mở miễn phí
hỗ trợ cài đặt nhanh chóng và dễ dàng nhất! Người dùng hoàn toàn có thể sử
dụng bằng cách sở hữu một chiếc USB hoặc DVD trắng.
Hiện tại, Linux đang cung cấp và hỗ trợ đa phương tiện có thể dễ dàng kết
nối và hoàn tất cài đặt.
Một số những lý do mà bạn nên sử dụng phiên bản mới nhất của hệ điều
hành Linux là:
● Nhanh chóng khởi động ngay sau khi cài đặt
● Kho phần mềm sẽ nhẹ hơn giúp bạn sử dụng nhanh chóng hơn
● Sử dụng bộ nhớ tiết kiệm
● Có thể tùy chỉnh giao diện với bất kỳ những phiên bản khác
● Cung cấp được đa dạng các ứng dụng
● Có thể tích hợp Flash, Codecs và nhiều những ứng dụng mặc định khác.

7. Một số câu hỏi liên quan đến hệ điều hành Linux

7.1. Unix Linux là gì?


Unix là một hệ điều hành được viết bằng ngôn ngữ lập trình C. Nó được
xây dựng dựa trên mô hình module, trong đó các công cụ đơn giản được thiết kế
độc lập và có thể chạy trên nhiều loại máy tính khác nhau.

Unix cung cấp một sự hỗ trợ tuyệt vời cho việc phát triển ứng dụng mạng
và lập trình.

Unix có thể được coi là một hệ điều hành tiên phong trong việc mang lại
tính đa nền tảng và độ ổn định cao. Với cấu trúc module, Unix cho phép người
dùng tùy chỉnh hệ thống theo nhu cầu cụ thể của họ.

24 | P a g e
Các công cụ trong Unix được thiết kế để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể và
có khả năng tương tác với nhau thông qua giao diện chuẩn.

7.2. VPS Linux là gì?


VPS (Virtual Private Server) Linux là một dịch vụ cung cấp một môi
trường ảo hóa trên nền tảng Linux cho người dùng. Nó cho phép bạn thuê một
phần tài nguyên của một máy chủ vật lý và chia sẻ tài nguyên này với các người
dùng khác.
Sử dụng VPS Linux, bạn có quyền truy cập và kiểm soát hoàn toàn môi
trường ảo của mình. Ngoài ra, bạn có thể cài đặt và quản lý các ứng dụng, cấu
hình hệ thống theo ý muốn và có quyền root (quyền quản trị tối cao) trên VPS
của mình nhé!
VPS Linux thường được sử dụng để triển khai các ứng dụng web, máy chủ
trò chuyện, máy chủ email, máy chủ game và nhiều ứng dụng khác. Nó cung cấp
một môi trường linh hoạt và tin cậy cho việc chạy các ứng dụng và dịch vụ trực
tuyến.
Bạn có thể tham khảo một số nhà cung cấp dịch vụ có thể cung cấp VPS
Linux bao gồm DigitalOcean, Linode, Vultr và Amazon Web Services (AWS).
Bạn có thể chọn kích thước tài nguyên (CPU, RAM, dung lượng đĩa) và hệ
điều hành Linux cụ thể để phù hợp với nhu cầu của bạn.

8. Các chức năng của Linux


8.1. Quản trị Linux
Làm việc với Linux
• Một số khái niệm
■ NSD, Shell, Biến môi trường, viết lệnh, Home Dir, Ống
nối,…
○ Hệ thống tệp

25 | P a g e
○ Một số tác vụ cơ bản
○ Shell, tập lệnh
● Cấu hình hệ thống, thiết bị
● Quản trị Linux trên LAN
● Cài đặt ứng dụng

8.2. User

● Quản trị viên (root)


○ Toàn quyền
○ Duy nhất
● Người sử dụng (kể cả root)
○ Tên đăng nhập (login name) <= 8 ký tự
○ Mật khẩu (password): cá nhân
■ >= 6 ký tự nên có cả ký tự đặc biệt hoặc số
■ Không cho mượn mật khẩu !
○ Nhóm NSD => quyền truy nhập
○ Thư mục đăng nhập (home directory)
○ Số hiệu NSD duy nhất (UID)

8.3. User’s account


● Bắt buộc - Mở tài khoản: root
● Tệp /etc/passwd: các thông tin của NSD
● Local (1 máy) hoặc domain (1 mạng, dịch vụ NIS)

26 | P a g e
8.4. Login
● Mở một phiên làm việc
○ Nhập tên NSD + mật khẩu
○ Nếu OK => shell
■ Thực hiện một số lệnh ngầm định (.bashrc, .bash_profile)
■ Khởi tạo một số biến môi trường ($PATH, $HOME…)
■ Vào thư mục ngầm định (home directory)
○ Một số lệnh đầu tiên:
■ whoami: hiển thị tên login
■ id: hiển thị UID, GID, groups
■ pwd: hiển thị thư mục hiện thời
■ passwd: đổi mật khẩu

8.5. Shell
● Chương trình hệ thống = giao diện người-máy
○ Bourne shell (sh): Steven Bourne, AT&T
○ Korn Shell (ksh): David G. Bourne, AT&T

27 | P a g e
○ C_Shell (csh): Bill Joy, UC Berkeley • Tenex Shell (tcsh): mở rộng
csh
○ Bourne Again Shell (bash): Brian Fox, FSF(Linux)
● 3 vai trò
○ Thông dịch lệnh
○ Xác định chủ nhân cho session làm việc
○ Ngôn ngữ lập trình

8.6. Thư mục cá nhân


● Cá nhân cho mỗi NSD
○ Làm việc mặc định sau khi đăng nhập (login)
■ Ghi trong tài khoản đăng nhập (tệp /etc/passwd)
○ Lưu trữ các tệp cá nhân của NSD
○ Các tệp cấu hình riêng của NSD/ứng dụng
■ .bash, .bash_profile, .X*, .mozilla, .mail,…
○ Quy ước
■ Lệnh cd, cd $HOME, cd~ : chuyển về thư mục đăng nhập
■ Dấu ~toto trong đường dẫn: thư mục đăng nhập của toto -
Ví dụ: ~nhoa/unix, ~/unix

8.7. Làm việc với Linux


● Chữ in và chữ thường
○ Phân biệt: case sensitive
■ Lệnh ls: OK, Ls: KO
● Giao diện
○ Dòng lệnh:
■ Hơi khó nhớ ban đầu (tên lệnh trúc trắc, nhiều options)
■ Lâu dài: nắm vững các khái niệm, làm chủ hệ thống

28 | P a g e
○ Đồ họa
■ GNOME, KDE/ X-Window (XFree86)
■ Khá giống giao diện MS Window

8.8. Hướng dẫn


● Lệnh man <command> :
○ Hiển thị trang tài liệu giải thích
■ Cú pháp + mô tả các tùy chọn + ví dụ
■ <command> = lệnh, hàm thư viện, tiện ích, tệp hệ thống
○ Chú ý:
■ Gõ ‘q’ để thoát
■ Phải nhớ đúng tên lệnh
● Lệnh man –k <keyword>
○ Liệt kê danh sách lệnh có chứa từ khóa <keyword>
■ Quên lệnh chính xác, tìm lệnh liên quan

8.9. Logout

• Dòng lệnh

29 | P a g e
o Lệnh ‘exit’
▪ Kết thúc shell của NSD hiện thời
▪ Cho phép đăng nhập NSD mới (hiển thị ‘login:’)
• Đồ họa
o Lệnh ‘exit’ trong một cửa sổ dòng lệnh
o Đóng cửa sổ (sub-shell)
• Chọn ‘End Session’ trong menu chính
o Kết thúc NSD hiện thời (đóng tất cả các ứng dụng đang mở)
o Cho phép đăng nhập NSD mới

8.10. Hệ thống tệp (file system)

• Cấu trúc cây với :


o Các nút (node): danh mục (directory)
o Các lá: tệp (file)
o Một lối vào duy nhất: gốc (root) /
• Qui chiếu một phần tử:
o Tuyệt đối: đường dẫn đầy đủ bắt đ ầu từ root: (/)
o Ex: /users/profs/bean/src/prog.c
• Tương đối: điểm khởi đầu là danh mục hiện
o Ex: src/prog.c, prog.c …

8.11. Shell – Thông dịch lệnh

• Vòng lặp vô hạn

30 | P a g e
o hiển thị dấu nhắc ($) và chờ bàn phím
o đọc dòng lệnh (RETURN)
o phân tích cú pháp (chặt thành các từ)
o thay thế ký tự đặc biệt
o thực hiện lệnh
• Thoát khỏi vòng lặp (disconnect/logout)
o exit, hoặc CTRLD (nên tránh)

8.12. Biến môi trường

• Phục vụ cho các shell và các tiện ích (X11, mail,...)


• $HOME thư mục đăng nhập
• $MAIL tên hòm thư
• $PATH danh sách các thư mục để tìm lệnh (cách bởi dấu :).
• Chú ý: duyệt tuần tự từ trái sang phải
• $PS1 dấu nhắc (prompt, mặc định $)
• $PS2 dấu nhắc tiếp tục (>).
• $USER tên login (LOGNAME)
• $SHELL tên của shell
• $PWD thư mục làm việc hiện thời
• Khởi tạo từ khi đăng nhập
o script (tệp lệnh shell): .bashrc, .bash_profile
o Hiển thị biến: echo <variable_name>

8.13. Lệnh nội & ngoại


• Lệnh nội tại (builtin command)
o Hàm của shell

31 | P a g e
o Không phát sinh tiến trình mới
o Xem manual help <cmd> hoặc man bash

• Lệnh ngoại trú (external command)


o Phát sinh tiến trình mới khi chạy (con của shell)

cp thisfile.txt
Copies files copy cp
/home/thisdirectory
mv thisfile.txt
Move files move mv
/home/thisdirectory
List files dir ls ls
Clears screen cls clear Clear
Close prompt
exit exit exit
window
Displays or sets
date date date
date
Deletes files del rm rm thisfile.txt
“Echoes” output
echo echo echo this message
on the screen
Edits files with
simple text edit pico(a) pico thisfile.txt
editor
Compares the
fe diff diff file1 file2
contents of files
32 | P a g e
Finds a string of grep this word or
find grep
text in a file phrase thisfile.txt
format a: mke2fs
/sbin/mke2fs /dev/fd0
Formats a (if or
(/dev/fd0 is the Linux
diskette diskette mformat
equivalent of A:)
is in A:) (s)
Displays comman
man(c) man command
command help d /?
Creates a
mkdir mkdir mkdir directory
directory
View a file more less(4) less thisfile.txt
mv this file.txt
Renames a file ren mv
thatfile.txt(e)
Displays your
location in the chdir pwd pwd
file system
Changes
directories with cd cd
a specified path pathnam pathnam cd /directory/directory
(absolute e e
path)
Changes
directories with cd .. cd .. cd ..
a relative path
Displays the
time date date
time
Shows amount
mem free free
of RAM and use

8.14 Hệ thống tệp

• Hai vai trò của dấu /


o ở đầu tên tuyệt đối: /=root
o ngoài ra: chia cách danh mục
o Không có khái niệm ổ đĩa
o thêm/bớt một đĩa/ partition

33 | P a g e
o = lệnh mount/umount

bin var etc usr lib

people local

admin staff students

jdoe dsmith

Part of the filesystem tree

34 | P a g e
8.15. Tệp /etc/fstab

• Lệnh df
o Thông báo về hiện trạng các sub-filesystem
o Các HTT đang được sử dụng (mounted)

8.16. Các phần tử của FS


• Danh mục (directory)
• Tệp thường (regular (data) file: dãy tuần tự các ký tự (byte)
• Tệp đặc biệt (special file): ngoại vi và công cụ giao tiếp
• Có chung cách nhìn (user)…
o cùng ngữ pháp, cùng lệnh, cùng cơ chế bảo vệ, et…

8.17. Tệp thường(dữ liệu)


• Dãy tuần tự kí tự (byte)
• Một kiểu truy nhập: tuần tự
• Địa chỉ các blocks dữ liệu trong inode
o UNIX nguyên thủy: 10 con trỏ trực tiếp
• Ý tưởng:
o Size max UNIX nguyên thủy (10+ 128+1282+1283)*512> 1GB
o BSD, Linux: 16 GB

35 | P a g e
o “ưu ái” các tệp nhỏ (chiếm đa số)

8.18. Thư mục

• Thư mục UNIX = catalog: Bảng tương ứng filenameinodenumber


• System V
o 2 trường 16 byte (2 cho inode và 14 cho filename)
o Filename <=14 kí tự
• BSD (Linux)
o 4 trường, độ dài biến thiên
o Không hạn chế độ dài tên

36 | P a g e
• Tạo thư mục : mkdir <dir_name>
o 2 thư mục con mặc định : ..= cha, .= chính mình
o Lệnh cd.. = về thư mục cha
• Xóa thư mục: rmdir <dir_name>
o Thư mục phải rỗng
• Liệt kê thư mục : ls<dir_name>
o Tùy chọn –a, -l
• Tên tệp
o Không phân loại tệp theo đuôi (‘.’ là kí tự bình thường)
o Qui ước: tên tệp bắt đầu bằng ‘.’ : tệp bị che (tệp cấu hình)

37 | P a g e
8.19. Ngoại vi ký tự

• Tất cả ngoại vi không phải loại block:


o Trao đổi thông tin khuôn dạng bất kỳ
o Truy nhập tuần tự
o Hệ thống không ghi lại trao đổi
o Không thể tạo hệ thống tệp
• Ví dụ: terminal, máy in, bàn phím, chuột
• Hai kiểu đọc
o Kiểu dòng (line)
o Các kí tự (dòng) được chuyển sau một kí tự quy định (New Line)
o Có thể xóa, kiểm soát lưu lượng (flow), ngắt…
• Kiểu thô (raw)
• Đọc từng từ (screen editor, communications…

8.20 Driver cho ngoại vi

- Riêng cho mỗi loại ngoại vi

• Tập hợp các hàm: open, read, write, close, …


• Tập trung trong hai bảng:
o bdevsw(loại block)
o cdevsw(loại ký tự)

- Inode một ngoại vi có 2 số nguyên:

• Major number: chỉ số (index) trong bảng bdevsw


• Minor number: một ngoại vi cụ thể của một loại ngoại vi

38 | P a g e
8.21. Ngoại vi giả

● Phần tử được quản lý như những ngoại vi (có driver) song không gắn
với một phần tử vật lý
● Ngoại vi ảo:

o Terminals: cửa sổ, liên kết mạng

o Partitions : phân chia đĩa

● /dev/null : “Thùng rác”

o Output : thông tin mất

o Input : “Không có gì” (tạo tệp rỗng)

● /dev/tty : terminal gắn với các tiến trình

8.22. I/O chuẩn

● Sau khi đăng nhập, shell có 3 kênh giao tiếp định trước:

o Stdin(0) – bàn phím

o Stdout(1) – màn hình

o Stderr(2) – màn hình

● Tương tự với tất cả các lệnh UNIX

o Ống nối (cmd1|cmd2) nối stdout của cmd1 với stdin của cmd2

o Có thể định hướng lại kênh vào ra

39 | P a g e
8.23. Chuyển hướng I/O

● Redirection = thay đổi các liên kết ngầm định


● Output: command > filename

o Mọi hiển thị ra màn hình được hướng vào filename

● Cả stdout(1) và stderr(2)

o Command 2 > filename

● Lái các thông báo lỗi stderr(2) vào filename

o Input: command < filename

● Command nhận input từ filename thay vì từ bàn phím

o Một redirection chỉ có giá trị trong thời gian chạy lệnh command

8.24. Định hướng kép

● Vấn đề (Output redirection)

o Nếu tệp filename đã tồn tại thì việc định hướng lại sẽ ghi đè lên nội
dung cũ

● Redirection kép xóa bỏ hạn chế này. Output được nối vào đuôi
(append) filename

o Cú pháp: command >> filename

o Nếu filename chưa tồn tại thì nó sẽ được tạo lập (như với
redirection đơn)

8.25. Liên kết


● Link=(tên inode) trong một thu muc
● Tạo 1 link mới từ 1 link có sẵn: In <old> <new>
40 | P a g e
● Thêm một phần tử cho thư mục
● Không có quan hệ ‘cũ’ ‘mới’: 2 links bình đẳng
● Inode: cập nhật con đếm link
o Xóa tệp khi link==0

● Hạn chế
● Không thể link giữa 2 FS (hardlink)

8.26. Liên kết tượng trưng


● Mở rộng của BSD: kiểu phẩn tử mới
● Cú pháp ln —s <source> <link>
● “file” mà nội dung của nó là tên của tệp được trỏ đến
o Cho phép thiết lập liên kết giữa các FS khác nhau
o Xóa source => truy cập link KO

● Sử dụng rộng rãi


o Thay nội dung (version mới) của thư viện không cần thay
tên
o Xem: dùng option -1 (long) của lệnh ls

8.27 Truy nhập tệp


● Mọi phần tử của FS được gán cho 3 quyền

● Đọc r (read)
● Ghi w (write)
● Chạy x (execute)

● Cho 3 hạng NSD

● Chủ nhân (user)


● Cùng nhóm (group)

41 | P a g e
● Còn lại (others)

● Mask 9 bits (3 quyền x 3 hạng NSD)

● Ví dụ: rwxr-xr--

8.28. Kiểm soát truy nhập


● Căn cứ vào UID và GID của tệp và tiến trình
● Tiến trình mang UID và GID của NSD
● UID và GID của tệp trong inode

● Ví dụ: đọc (read) một tệp dữ liệu


● So sánh UID của tiến trình với UID của tập
o Nếu bằng, kiểm tra quyền đọc I của user

● Nếu không, so sánh GID của tiến trình với GID của tệp
o Nếu bằng, kiểm tra quyền đọc r của group

● Nếu không, kiểm tra quyền đọc r của others


● Phép đọc chỉ được phép nếu tìm thấy quyền r

● Chú ý:
● Phân biệt 2 UID:
● UID đăng nhập NSD và UID thực (tiến trình)
● Thông thường UID tiến trình UID đăng nhập (default)
o Có thể khác trong một vài ngoại lệ

● UID thực được dùng để kiểm soát quyền truy nhập

● Super-user (root, UID 0) có tất cả các quyền


● Nếu UID=0, không kiểm soát

● Quyền x
● Với danh cho phép vào và đi qua mục,cho phép vào và đi qua
● Không có ý nghĩa với một tệp đặc biệt (special)

Trường hợp đặc biệt

42 | P a g e
● Mọi xử lý trên một tệp đều được kiểm soát từ 3 quyền r, w và x của tệp

● Tạo mới một tệp, đổi tên (mv) và xóa tệp (rm)
o Kiểm soát qua quyền w của thư mục

● Xóa tệp phụ thuộc vào quyền của tiến trình trên thư mục chứ
không phải trên bản thân tệp bị xóa
o Nếu NSD có quyền w trên thư mục thì anh ta có thể xóa
mọi tệp trong đó, kể cả tệp không có quyền đọc.
Một số quyền khác
● Chỉ áp dụng cho các tệp nhị phân (binary)
● Bit SUID (S) chạy chương trình với UID của chủ nhân chương
trình
o Cho phép tăng quyền cho NSD một cách an toàn trong
khuôn khổ
chương trình đang chạy
o Ví dụ: tiện ích mail có bit SUIB root để có quyền ghi vào
hộp thư của
người khác.

● Bit SGID (s): chạy chương trình với GID của group của chủ nhân
chương trình
● Sticky bit(t): giữ lại ảnh trong RAM sau khi kết thúc
o Chương trình được gọi thường xuyên

8.29 Lệnh cho quyền truy nhập


● Lệnh umask
● Những quyền được dở bỏ khi tạo tệp và danh mục
● Ví dụ:

43 | P a g e
9. Tổng kết
Hệ điều hành Linux, một trong những hệ điều hành mã nguồn mở phổ biến và
ảnh hưởng nhất trên thế giới, đã là nguồn động viên và nguồn cảm hứng không chỉ
cho các nhà phát triển và chuyên gia công nghệ mà còn cho toàn bộ cộng đồng toàn
cầu.

10. Tham khảo


• [2023] Linux là gì | Tổng hợp kiến thức [A-Z] về HĐH Linux (vinahost.vn)
• So sánh hệ điều hành windows và linux: Hệ điều hành nào mang sự vượt trội
hơn (muaban.net)
• Tìm hiểu nhân của hệ điều hành Linux - QuanTriMang.com

44 | P a g e
45 | P a g e
46 | P a g e
47 | P a g e

You might also like