You are on page 1of 10

Câu 1: Trình bày các nhiệm vụ của dược sĩ cao cấp.

Câu 2: Trình bày những thách thức với nhà thuốc trong quá trình hoạt động.
Câu 3: Trình bày chức trách, nhiệm vụ của Trưởng khoa Dược bệnh viện.
Câu 4: Trình bày các hành vi bị nghiêm cấm trong kinh doanh dược ở Việt Nam
theo Luật dược 2016.
Câu 5: Trình bày những nội dung mới về dược và phát triển công nghiệp dược
trong Luật dược 2016.
Câu 6: Trình bày tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn về năng
lực chuyên môn, nghiệp vụ của dược sĩ chính.
Câu 7: Trình bày các nhiệm vụ của Khoa Dược bệnh viện.
Câu 8: Trình bày các biện pháp quản lý giá thuốc được nêu ra trong Luật dược
2016. Hãy bình luận về các biện pháp này.
Câu 9: Trình bày những quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật dược 2016.
Trả lời
Câu 1: Trình bày các nhiệm vụ của dược sĩ cao cấp.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 27/2015/TTLT-BYT-BNV
như sau: Dược sĩ cao cấp - Mã số: V.08.08.20
1. Nhiệm vụ:
a) Chủ trì lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc cung ứng, bảo quản, cấp phát, sử dụng
thuốc, hóa chất, nguyên liệu, vật tư y tế tiêu hao;
b) Chủ trì thực hiện việc pha chế thuốc (thuốc cho chuyên khoa nhi, chuyên khoa ung
bướu, thuốc mắt, tai mũi họng, da liễu), thuốc thử, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc từ dược
liệu và vị thuốc y học cổ truyền;
c) Chủ trì, tổ chức thực hiện bảo đảm chất lượng thuốc đã pha chế tại đơn vị hoặc trong
phạm vi được giao;
d) Tham gia hội chẩn khi có yêu cầu;
đ) Chủ trì, tổ chức thực hiện thông tin, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc; giám sát kê
đơn và sử dụng thuốc, đánh giá việc sử dụng thuốc;
e) Chủ trì tổ chức việc theo dõi, tổng hợp, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng
không mong muốn của thuốc;
g) Chủ trì thực hiện lấy mẫu thuốc trên thị trường để kiểm tra theo dõi, đánh giá chất
lượng thuốc lưu hành;
1
h) Chịu trách nhiệm quản lý và hướng dẫn sử dụng trang thiết bị phục vụ cho kỹ thuật
chuyên môn về dược, kiểm nghiệm, hóa sinh trong đơn vị;
i) Chủ trì xây dựng quy trình, hướng dẫn chuyên môn về công tác dược bao gồm: kiểm
nghiệm, bào chế, hóa sinh, dược liệu và cấp phát thuốc;
k) Chủ trì xây dựng tiêu chuẩn chất lượng và thẩm định phương pháp kiểm nghiệm;
l) Chủ trì nghiên cứu khoa học, giảng dạy, đào tạo, tập huấn về chuyên môn, kỹ thuật
cho học viên, sinh viên và viên chức chuyên môn;
m) Chủ trì công tác chỉ đạo tuyến;
n) Chủ trì công tác thống kê và báo cáo.
Câu 2: Trình bày những thách thức với nhà thuốc trong quá trình hoạt động.
Thách thức của nhà thuốc
1. Thách thức về nguồn nhân lực giúp việc
- Doanh thu và lợi nhuận giảm ngay
- Khách quen không thoải mái vì thiếu nhân viên quen và giỏi phục vụ
- Chủ nhà thuốc phải thay nhân viên phục vụ tại nhà thuốc
- Đây là thách thức hay gặp cho sự ổn định của nhà thuốc
2. Thách thức về nguồn nhân lực giúp việc
- Chế độ đãi ngộ quá thấp hoặc không thỏa đáng(hợp đồng,BHYT,BHXH…)
- Những lý do cá nhân bất khả kháng mặc dầu nhân viên vẫn muốn tiếp tục làm việc(lấy
chồng,sinh con,mở nhà thuốc riêng…)
- Lý do bất đồng về cách làm việc
- Mắc khuyết điểm nặng buộc chủ phải sa thải(gian dối,ăn cắp,để lộ thông tin…)
3. Thách thức về nguồn nhân lực giúp việc:
Không có nhân viên nào sẽ làm việc mãi với nhà thuốc
=> Giải pháp
- Lựa chọn ngay từ đầu
- Đãi ngộ thỏa đáng với từng nhân viên
- Chuẩn bị sẵn nguồn nhân lực thay thế
- Tạo sự tiến bộ cho nhân viên trông thấy tương lai

2
4. Thách thức về cạnh tranh
* Đối tượng cạnh tranh:
- Nhà thuốc mới(giá cả,thị phần)
- Nhà thuốc cũ
Cạnh tranh là thách thức lớn nhất với các nhà thuốc mới mở (6 tháng -12 tháng)
* Chiến lược cạnh tranh phù hợp nhất là chiến lược nâng cao chất lượng phục vụ và
không ngừng cải tiến để tạo ra nhiều giá trị cho khách hàng
Một số hướng:
- Đầu tư vào con người nhằm nâng cao chất lượng phục vụ(tạo môi trường làm việc thân
thiện,Chế độ đãi ngộ tốt,liên tục đào tạo và huấn luyện…)
- Cạnh tranh bằng sự độc đáo,sáng tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách
hàng(khách hàng đến nhà thuốc không chỉ để mua thuốc mà còn cần những nhu cầu khác(tư
vấn về sức khỏe,cân đo,Biếu thang đo giá trị đường huyết cần đạt sau điều trị…)
5. Thách thức về thị trường
- Bán kính hoạt động của nhà thuốc có phạm vi nhỏ(dưới 1km) nên thị trường phục vụ
bị giới hạn rất nhiều.Thông thường:1-2 năm sẽ đạt đến giới hạn thị trường(doanh thu k tăng
nữa)
- Đây là thách thức lớn nhất với nhà thuốc đã hoạt động lâu năm
=> Cách giải quyết:bằng lòng hoặc vượt qua giới hạn bằng cách mở rộng thị trường(mở
thêm nhà thuốc ở khu vực khác)
6. Thách thức về năng lực quản trị của chủ nhà thuốc
Chỉ đặt ra khi đạt tới giới hạn thị trường và muốn vượt qua giới han này.Vấn đề: làm thế
nào để quản lý nhà thuốc lớn hơn?Tối ưu hóa mô hình nhà thuốc?Làm sao vận hành nhiều nhà
thuốc?Làm thế nào quản lý nhiều nhà thuốc?
Một số giải pháp gợi ý:
- Chủ nhà thuốc không ngừng học tập để nâng cao kiến thức và năng lực về quarn trị
- Tìm kiếm công cụ quản trị nhiều nhà thuốc,ví dụ công cụ bản đồ quản trị nhà thuốc
- Quản trị thông tin bằng công cụ phần mêm hiện đại ,co đủ thông tin phục vụ việc ra
quyết định
Câu 3: Trình bày chức trách, nhiệm vụ của Trưởng khoa Dược bệnh viện.
Tại Khoản 2 Điều 7, Thông tư Số 22/2011/TT-BYT nêu rõ:

3
2. Chức trách, nhiệm vụ:
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của Trưởng khoa trong bệnh viện.
b) Tổ chức hoạt động của khoa theo quy định của Thông tư này.
c) Chịu trách nhiệm trước Giám đốc bệnh viện về mọi hoạt động của khoa và công tác
chuyên môn về dược tại các khoa lâm sàng, nhà thuốc trong bệnh viện.
d) Là Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng thuốc và điều trị, tham mưu cho Giám đốc
bệnh viện, Chủ tịch Hội đồng thuốc và điều trị về lựa chọn thuốc sử dụng trong bệnh viện; làm
đầu mối trong công tác đấu thầu thuốc; kiểm tra, giám sát việc kê đơn, sử dụng thuốc nhằm
tăng cường hiệu quả sử dụng thuốc và nâng cao chất lượng điều trị.
đ) Căn cứ vào kế hoạch chung của bệnh viện, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc
cung ứng, bảo quản và sử dụng thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn).
e) Tổ chức thực hiện việc nhập, xuất, thống kê, kiểm kê, báo cáo; phối hợp với phòng
Tài chính - kế toán thanh quyết toán; theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc đảm bảo chính
xác, theo đúng các quy định hiện hành.
g) Theo dõi, kiểm tra việc bảo quản thuốc; nhập, xuất thuốc, hóa chất (pha chế, sát
khuẩn) đảm bảo chất lượng theo đúng quy định hiện hành.
h) Thông tin, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc cho cán bộ y tế.
i) Chịu trách nhiệm tham gia hội chẩn hoặc phân công dược sỹ trong khoa tham gia hội
chẩn khi có yêu cầu của Lãnh đạo bệnh viện.
k) Quản lý hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc bệnh viện.
l) Tham gia nghiên cứu khoa học, giảng dạy, đào tạo chuyên môn dược cho đồng nghiệp
và cán bộ tuyến dưới.
m) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc bệnh viện giao.
Câu 4: Trình bày các hành vi bị nghiêm cấm trong kinh doanh dược ở Việt Nam
theo Luật dược 2016.
Điều 6. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Kinh doanh dược mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc
trong thời gian bị đình chỉ hoạt động hoặc trong thời gian bị tước quyền sử dụng Giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
2. Kinh doanh dược tại nơi không phải là địa điểm kinh doanh dược đã đăng ký.
3. Kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc quy định tại khoản 26 Điều 2 của Luật này
và thuốc, nguyên liệu làm thuốc khác không đúng mục đích hoặc cung cấp không đúng đối
tượng mà cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
4
4. Kinh doanh dược không thuộc phạm vi chuyên môn được ghi trong Giấy chứng nhận
đủ điều kiện kinh doanh dược.
5. Kinh doanh dược thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thuốc giả, nguyên liệu làm thuốc giả;
b) Thuốc, nguyên liệu làm thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng; thuốc, nguyên liệu
làm thuốc đã có thông báo thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thuốc, nguyên liệu
làm thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ; thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã hết hạn dùng;
c) Thuốc, nguyên liệu làm thuốc thuộc danh mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc cấm
nhập khẩu, cấm sản xuất;
d) Thuốc thử lâm sàng;
đ) Thuốc, nguyên liệu làm thuốc làm mẫu để đăng ký, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa
học, tham gia trưng bày tại triển lãm, hội chợ;
e) Thuốc, nguyên liệu làm thuốc chưa được phép lưu hành;
g) Thuốc thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, thuốc viện trợ và thuốc khác có quy
định không được bán;
h) Bán lẻ thuốc kê đơn mà không có đơn thuốc; bán lẻ vắc xin;
i) Bán thuốc cao hơn giá kê khai, giá niêm yết.
6. Làm giả, sửa chữa hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, giấy chứng nhận của cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền và tổ chức, cá nhân trong các hoạt động về dược.
7. Thay đổi, sửa chữa hạn dùng của thuốc, trừ trường hợp thay đổi hạn dùng của thuốc
quy định tại khoản 3 Điều 61 của Luật này.
8. Hành nghề mà không có Chứng chỉ hành nghề dược hoặc trong thời gian bị tước
quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề dược tại vị trí công việc quy định tại Điều 11 của Luật
này.
9. Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn hoặc cho người khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề
dược, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược để hành nghề hoặc kinh doanh dược.
10. Quảng cáo trong trường hợp sau đây:
a) Quảng cáo thuốc khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận
nội dung hoặc không đúng với nội dung đã được xác nhận;
b) Sử dụng chứng nhận chưa được Bộ Y tế công nhận, sử dụng lợi ích vật chất, lợi dụng
danh nghĩa của tổ chức, cá nhân, các loại biểu tượng, hình ảnh, địa vị, uy tín, thư tín, thư cảm
ơn để quảng cáo thuốc;

5
c) Sử dụng kết quả nghiên cứu lâm sàng, kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng, kết quả kiểm
nghiệm, kết quả thử tương đương sinh học chưa được Bộ Y tế công nhận để quảng cáo thuốc.
11. Khuyến mại thuốc trái quy định của pháp luật.
12. Lợi dụng việc kê đơn thuốc để trục lợi.
13. Sản xuất, pha chế, bán thuốc cổ truyền có kết hợp với dược chất khi chưa được phép
của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
14. Cấp phát, bán thuốc đã hết hạn dùng, thuốc bảo quản không đúng quy định ghi trên
nhãn thuốc, thuốc đã có thông báo thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thuốc không
rõ nguồn gốc, xuất xứ cho người sử dụng.
15. Thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội
dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều
chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người đối với sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y
tế.
16. Xuất khẩu dược liệu thuộc danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu
phải kiểm soát khi chưa được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Câu 5: Trình bày những nội dung mới về dược và phát triển công nghiệp dược
trong Luật dược 2016.
Điều 8. Lĩnh vực ưu tiên trong phát triển công nghiệp dược
1. Nghiên cứu sản xuất nguyên liệu làm thuốc từ nguồn dược liệu sẵn có tại Việt Nam
để phục vụ công nghiệp bào chế, sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền.
2. Sản xuất thuốc ngay khi hết hạn bằng sáng chế hoặc các độc quyền có liên quan, vắc
xin, sinh phẩm, dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc hiếm.
3. Phát triển nguồn dược liệu, vùng nuôi trồng dược liệu; bảo tồn nguồn gen và phát
triển những loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu.
4. Các hình thức ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư cho lĩnh vực ưu tiên phát triển công
nghiệp dược được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Điều 9. Quy hoạch phát triển công nghiệp dược
1. Quy hoạch phát triển công nghiệp dược bao gồm các quy hoạch về sản xuất, phân
phối, bảo quản, kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, phát triển nguồn dược liệu làm
thuốc và vùng nuôi trồng dược liệu.
2. Quy hoạch phát triển công nghiệp dược phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

6
b) Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ;
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững;
c) Định hướng tập trung, hiện đại hóa và chuyên môn hóa;
d) Dự báo khoa học, đáp ứng được yêu cầu thực tế và phù hợp với xu thế phát triển, hội
nhập quốc tế.
3. Đối với quy hoạch phát triển sản xuất dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, quy
hoạch phát triển nguồn dược liệu làm thuốc và vùng nuôi trồng dược liệu, ngoài quy định tại
khoản 2 Điều này còn phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên; phù hợp với điều kiện thổ
nhưỡng, khí hậu, sinh thái và điều kiện tự nhiên, xã hội của từng địa phương;
b) Định hướng sản xuất, bào chế dược liệu quy mô công nghiệp, phát triển vùng nuôi
trồng dược liệu, bảo tồn nguồn gen và phát triển những loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm,
đặc hữu trên cơ sở tăng cường đầu tư kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, kết hợp với kinh nghiệm
truyền thống.
4. Việc lập, phê duyệt, quản lý quy hoạch phát triển công nghiệp dược được thực hiện
theo quy định của pháp luật.
Câu 6: Trình bày tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn về năng
lực chuyên môn, nghiệp vụ của dược sĩ chính.
Điều 5. Dược sĩ chính - Mã số: V.08.08.21
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Tốt nghiệp dược sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ dược học trở lên;
b) Có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3 (B1) trở lên theo quy định tại Thông tư số
01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung
năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí
việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy
định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và
Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh dược sĩ chính theo quy định của
pháp luật.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; nắm được định hướng phát
triển chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành trong nước và trên thế giới;
7
b) Có kỹ năng tổ chức và thực hành tốt trong các lĩnh vực kiểm nghiệm, tồn trữ, phân
phối và tư vấn sử dụng đối với nguyên liệu làm thuốc, các dạng thuốc, mỹ phẩm;
c) Có kỹ năng đánh giá, kiểm tra việc thực hiện các quy định, pháp luật về dược;
d) Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu
khoa học cấp cơ sở trở lên hoặc sáng kiến/phát minh khoa học/sáng kiến cải tiến kỹ thuật
chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt;
đ) Viên chức thăng hạng từ chức danh dược sĩ lên chức danh dược sĩ chính phải có thời
gian giữ chức danh dược sĩ hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm, trong đó có thời gian gần
nhất giữ chức danh dược sĩ tối thiểu là 02 năm.
Câu 7: Trình bày các nhiệm vụ của Khoa Dược bệnh viện.
Tại Điều 3, Thông tư Số 22/2011/TT-BYT quy định:
Điều 3. Nhiệm vụ của khoa Dược
1. Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị
và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh
khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).
2. Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu
đột xuất khác khi có yêu cầu.
3. Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
4. Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
5. Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc từ
dược liệu sử dụng trong bệnh viện.
6. Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công
tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của
thuốc.
7. Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong
bệnh viện.
8. Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao
đẳng và Trung học về dược.
9. Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát
việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng
kháng sinh trong bệnh viện.
10. Tham gia chỉ đạo tuyến.
11. Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.
8
12. Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
13. Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.
14. Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật
tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế đối với các cơ sở y tế chưa có phòng Vật tư -
Trang thiết bị y tế và được người đứng đầu các cơ sở đó giao nhiệm vụ.
Câu 8: Trình bày các biện pháp quản lý giá thuốc được nêu ra trong Luật dược
2016. Hãy bình luận về các biện pháp này.
Điều 107. Các biện pháp quản lý giá thuốc
1. Đấu thầu thuốc dự trữ quốc gia theo quy định của Luật đấu thầu và pháp luật về dự
trữ quốc gia; đấu thầu thuốc mua từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, quỹ bảo hiểm y tế, nguồn
thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và các nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập
theo quy định của Luật đấu thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đấu thầu hoặc đặt hàng hoặc giao kế hoạch đối với thuốc phục vụ chương trình mục
tiêu quốc gia, quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm
họa theo quy định của pháp luật về cung ứng dịch vụ, sản phẩm công ích.
3. Kê khai giá thuốc trước khi lưu hành trên thị trường và kê khai lại khi thay đổi giá
thuốc đã kê khai.
4. Niêm yết giá bán buôn, bán lẻ thuốc bằng đồng Việt Nam tại nơi giao dịch hoặc nơi
bán thuốc của cơ sở kinh doanh dược; in, ghi hoặc dán giá bán lẻ trên bao bì chứa đựng thuốc
hoặc bao bì ngoài của thuốc; thông báo công khai trên bảng, trên giấy hoặc bằng các hình thức
khác.
5. Thực hiện các biện pháp bình ổn giá thuốc theo quy định của Luật giá đối với thuốc
thuộc Danh mục thuốc thiết yếu khi có biến động bất thường về giá hoặc mặt bằng giá biến
động ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế - xã hội.
6. Thực hiện hình thức đàm phán giá đối với gói thầu mua thuốc, dược liệu chỉ có từ 01
đến 02 nhà sản xuất, thuốc biệt dược gốc, thuốc hiếm, thuốc trong thời gian còn bản quyền,
thuốc có hàm lượng không phổ biến và trường hợp đặc thù khác.
7. Quy định thặng số bán lẻ tối đa đối với thuốc bán tại cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn
viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
=> Các biện pháp này là cần thiết và hợp lý để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng,
người sử dụng dịch vụ y tế và nhà sản xuất, kinh doanh dược. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả
các biện pháp này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước có liên quan, các tổ
chức xã hội và các bên liên quan trong ngành dược. Cần có những tiêu chí rõ ràng và khách
quan để xác định danh mục thuốc do Nhà nước quy định và khung giá hoặc giá cụ thể cho các
9
loại thuốc này. Cần có những biện pháp tăng cường công khai minh bạch thông tin về giá thuốc
và xử lý kịp thời những vi phạm về giá thuốc. Cần có những chính sách khuyến khích và hỗ trợ
cho việc nghiên cứu, phát triển và sản xuất các loại thuốc mới, chất lượng cao và có giá thành
hợp lý.
Câu 9: Trình bày những quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật dược 2016.
1. Tiếp tục thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát
triển ngành Dược.
2. Bảo đảm hợp hiến, hợp pháp, thống nhất và đồng bộ trong hệ thống pháp luật VN
(Luật đầu tư, Luật DN, Luật giá, Luật đấu thầu) cũng như với các cam kết quốc tế mà Việt
Nam là thành viên.
3. Thiết lập được hệ thống quản lý từ sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ,
cung ứng thuốc, thông tin, quảng cáo đến sử dụng thuốc bảo đảm mục tiêu cung ứng đủ thuốc
có chất lượng, an toàn hiệu quả và nâng cao khả năng tiếp cận thuốc của người dân.
4. Đơn giản, minh bạch, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực
dược; cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hoá công tác quản lý dược và hội nhập với các nước
trong khu vực và thế giới.

10

You might also like