You are on page 1of 10

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

MÔN HỌC: QUẢN TRỊ CHUỔI CUNG ỨNG

Bài tập nhóm :

BÁO CÁO CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM


LỤA TƠ TẰM
Giảng viên hướng dẫn : TS. Lê Thị Minh Hằng

Lớp : 48K30

Nhóm : 7

Tên thành viên : Nguyễn Thu Hà

Trần Quang Ngọc Hải

Huỳnh Thị Minh Hiền

Nguyễn Hoàng Trí

Đà Nẵng, ngày 7 tháng 1 năm 2024


MỤC LỤC
I. Giới thiệu chung ................................................................................................................ 3

II. Chuỗi cung ứng ................................................................................................................ 3

1. Mô tả chuỗi cung ứng ............................................................................................... 3

2. Sơ đồ chuỗi cung ứng ............................................................................................... 4

III. Mô tả các thành phần trong chuỗi cung ứng .................................................................... 4

1. Hộ nông dân nuôi tằm .............................................................................................. 4

2. Nhà sản xuất trung gian ............................................................................................ 5

3. Nhà chế biến............................................................................................................. 5

4. Nhà phân phối .......................................................................................................... 6

5. Nhà bán lẻ ................................................................................................................ 6

6. Người tiêu dùng........................................................................................................ 6

IV. Các dòng dịch chuyển ..................................................................................................... 7

1. Dòng thông tin.......................................................................................................... 8

2. Dòng vật chất ........................................................................................................... 9

3. Dòng vốn .................................................................................................................. 9

1
MỤC LỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Làng lụa Nha Xá ...................................................................................................... 3

Hình 2: Sơ đồ chuỗi cung ứng sản phẩm lụa tơ tằm .............................................................. 4

Hình 3: Quy trình dệt vải lụa................................................................................................. 5

Hình 4: Thành phẩm vải lụa .................................................................................................. 6

Hình 5: Người tiêu dùng sản phẩm lụa tơ tằm ....................................................................... 7

Hình 6: Các dòng dịch chuyển của sản phẩm lụa tơ tằm........................................................ 8

2
I. Giới thiệu chung

Hình 1: Làng lụa Nha Xá

Trải qua gần 700 năm tồn tại và phát triển, nghề thủ công truyền thống dệt lụa Nha Xá
đã gắn bó với người dân và mang trong mình nhiều giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật.
Nghề dệt lụa và sản phẩm vải lụa Nha Xá luôn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống xã
hội. Lụa là kết tinh của các nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, đó là sự hội tụ tinh hoa của
chất xám, sức lao động và truyền thống làm nông nghiệp của người Việt. Xuất thân từ làng
nghề thủ công truyền thống Nha Xá, với khát vọng đưa vải lụa Nha Xá ra nhiều nơi khác
nhau ở Việt Nam. Vào năm 1999, gia đình tôi với một niềm đam mê làm vải lụa thủ công
đã quyết định thành lập một tiệm vải nhỏ ở Hội An và duy trì cho đến bây giờ.

Với lịch sử làng nghề truyền thống làm lụa hàng trăm năm, Lụa Nha Xá mang trong
mình dòng máu truyền thống với khát khao vươn mình trưởng thành trong thời đại mới,
hướng tới giữ gìn những nét văn hóa lâu đời của làng nghề lụa Nha Xá, Duy Tiên, Hà Nam
cũng như phát triển hơn nữa tinh hoa lụa Nha Xá nói riêng và lụa Việt Nam nói chung.

II. Chuỗi cung ứng


1. Mô tả chuỗi cung ứng

3
Chuỗi cung ứng bắt đầu với người tiêu dùng và nhu cầu mua vải lụa. Giai đoạn kế tiếp
của chuỗi cung ứng này là nhà bán sỉ/lẻ mà người tiêu dùng ghé đến. Nhà bán sỉ/lẻ tồn kho
để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng cho những sản phẩm được cung cấp từ một nhà
phân phối. Nhà phân phối nhận vải từ nhà chế biến thông qua vận chuyển, nhà chế biến nhận
nguyên vật liệu từ rất nhiều nhà sản xuất trung gian khác nhau mà chính những nhà sản xuất
trung gian này lại nhận những vật liệu thô từ các hộ nông dân nuôi tằm khác nhau. Chuỗi
cung ứng được vẽ như bên dưới.

2. Sơ đồ chuỗi cung ứng

Hình 2: Sơ đồ chuỗi cung ứng sản phẩm lụa tơ tằm

III. Mô tả các thành phần trong chuỗi cung ứng


1. Hộ nông dân nuôi tằm

Hộ nông dân nuôi tằm là những người tham gia vào quá trình sản xuất tơ lụa thông qua việc
nuôi tằm, thu thập tơ lụa từ những con giống tằm. Hộ nông dân thường phải liên kết với các
nhà chế biến tơ lụa hoặc nhà sản xuất vải lụa để bán tơ lụa của họ. Hộ nông dân nuôi tằm
đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng sản xuất tơ lụa, và công việc của họ ảnh hưởng
đến chất lượng và hiệu suất của sản phẩm cuối cùng.

4
2. Nhà sản xuất trung gian

Hình 3: Quy trình dệt vải lụa

Nhà sản xuất trung gian vải lụa thường là các đơn vị chuyên về gia công và chế biến
tơ để tạo ra sản phẩm vải mộc, nhưng họ không thực hiện quy trình nuôi tằm. Từ những sợi
tơ lấy từ các hộ nông dân nuôi tằm, nhà sản xuất trung gian tiến hành se tơ, quay tơ rồi bắt
đầu dệt thành những khúc vải mộc (là những tấm vải thô chưa qua chế biến), kiểm tra chất
lượng và vận chuyển.

3. Nhà chế biến

5
Hình 4: Thành phẩm vải lụa

Nhà chế biến vải lụa thường là các cơ sở sản xuất hoặc nhà máy chuyên nghiệp chịu
trách nhiệm chế biến lụa từ vải mộc lấy từ các nhà sản xuất trung gian kết hợp với củi và
thuốc nhuộm cho ra thành phẩm là những tấm lụa tơ tằm với đa dạng màu sắc và hoa văn
bắt mắt.

4. Nhà phân phối

Nhà phân phối là một đơn vị kinh doanh giữa sản phẩm và người tiêu dùng cuối cùng,
đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng bằng cách thu gom hàng hóa từ nhà sản xuất
tới các điểm bán lẻ hoặc khách hàng cuối cùng. Đồng thời, họ cũng đóng góp vào việc duy
trì mối quan hệ ổn định trong chuỗi cung ứng.

 Nhà phân phối mua hàng hóa từ các nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp khác nhau.
 Giữ và quản lý tồn kho để đảm bảo sẵn có sản phẩm khi có nhu cầu.
 Chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến các điểm bán lẻ hoặc kho
hàng.
 Chia nhỏ và gửi hàng hóa đến các đại lý, cửa hàng bán lẻ hoặc khách hàng cuối cùng.

5. Nhà bán lẻ

Nhà bán lẻ vải lụa là các cơ sở kinh doanh chuyên cung cấp và bán các sản phẩm vải
lụa cho người tiêu dùng cuối cùng. Nhà bán lẻ vải lụa đóng vai trò quan trọng trong việc đáp
ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng với các sản phẩm vải lụa chất lượng và phong cách
đa dạng. Họ cung cấp không chỉ sản phẩm mà còn trải nghiệm mua sắm và dịch vụ khách
hàng tốt.

6. Người tiêu dùng

6
Hình 5: Người tiêu dùng sản phẩm lụa tơ tằm

Người tiêu dùng vải lụa thường là những người có sở thích về thời trang và chú trọng
đến chất lượng, thoải mái và vẻ đẹp của trang phục. Người tiêu dùng vải lụa thường là những
người có gu thẩm mỹ cao, chú trọng đến chất lượng và thoải mái của sản phẩm. Việc chọn
lựa vải lụa thường phản ánh sự quan tâm đến phong cách cá nhân và giá trị của họ đối với
các sản phẩm chất lượng cao.

IV. Các dòng dịch chuyển

7
Hình 6: Các dòng dịch chuyển của sản phẩm lụa tơ tằm

1. Dòng thông tin

Giữa các thành phần đều có dòng thông tin 2 chiều, chặt chẽ với nhau

 Giữa hộ nông dân nuôi tằm với nhà sản xuất trung gian:

- Nhà sản xuất trung gian yêu cầu về chất lượng, số lượng tơ từ các hộ nông dân nuôi
tằm.

- Hộ nông dân nuôi tằm sẽ trao đổi những thông tin về giá cả, thời gian giao tơ.

 Giữa nhà sản xuất trung gian với nhà chế biến:

- Nhà chế biến yêu cầu về chất lượng, số lượng vải thô, thời gian giao hàng và điều
kiện thanh toán từ các nhà sản xuất trung gian.

- Nhà sản xuất trung gian sẽ cung cấp các thông tin như chất lượng sản phẩm, giá cả
thương lượng và phương thương giao hàng và thanh toán.

 Giữa nhà chế biến với nhà phân phối:

- Nhà phân phối sẽ yêu cầu nhưng thông tin như quy trình chế biến, chất lượng vải từ
nhà chế biến.

- Nhà chế biến sẽ đưa ra những thông tin, bảng chất lượng của sản phẩm cho nhà phân
phối.

 Giữa nhà phân phối với nhà bán lẻ:

- Nhà bán lẻ sẽ cung cấp những thông tin về nhu cầu sản phẩm, màu sắc, số lượng hàng
mà họ muốn nhập.

- Nhà phân phối sẽ tiếp nhận thông tin và tiến hành.

 Giữa nhà bán lẻ/nhà phân phối với người tiêu dùng:

- Người tiêu dùng sẽ nhận được những thông tin về giá cả cũng như chất lượng của sản
phẩm từ nhà bán lẻ.

8
- Nhà bán lẻ sẽ tiếp nhận những thông tin về yêu cầu sản phẩm cũng như màu sắc, chất
lượng mà người tiêu dùng yêu cầu.

2. Dòng vật chất

Dòng vật chất bắt đầu từ hộ nông dân nuôi tằm và kết thúc ở người tiêu dùng.

- Từ hộ nông dân nuôi tằm đến nhà sản xuất trung gian: nhà sản xuất trung gian sẽ
nhận tơ từ các hộ nông dân nuôi tằm.

- Từ nhà sản xuất trung gian đến nhà chế biến: nhà chế biến nhận vải mộc từ nhà sản
xuất trung gian thông qua vận chuyển.

- Từ nhà chế biến đến nhà phân phối: nhà phân phối sẽ nhận vải lụa tơ tằm từ nhà chế
biến thông qua khâu kiểm tra chất lượng, đóng gói và vận chuyển.

- Từ nhà phân phối đến nhà bán lẻ: nhà bán lẻ sẽ nhận sản phẩm lụa hoàn chỉnh từ nhà
phân phối và tiến hành bày bán sản phẩm.

- Từ nhà bán lẻ/nhà phân phối đến người tiêu dùng: khách hàng sẽ là người nhận sản
phẩm cuối cùng và hoàn thành dòng vật chất của chuỗi cung ứng.

3. Dòng vốn

Dòng vốn ngược lại với dòng vật chất, bắt đầu từ người tiêu dùng và kết thúc ở hộ
nông dân nuôi tằm.

You might also like