You are on page 1of 3

Hóa Vô Cơ – K12 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II. NĂM HỌC: 2022-2023
BẾN TRE MÔN: HÓA HỌC. LỚP 12
Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề)
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố
H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39;
Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Rb = 85,5; Ag = 108; Cs = 133; Ba = 137.

Câu 1. Khi cho Na vào dung dịch CuSO4, hiện tượng quan sát được là
A. sủi bọt khí và có kết tủa màu đỏ. B. sủi bọt khí.
C. có kết tủa màu đỏ. D. sủi bọt khí và có kết tủa màu xanh lam.
Câu 2. Cho các phát biểu sau:
(a) Các kim loại Na, K, Ba đều phản ứng mạnh với nước.
(b) Crom bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ.
(c) Cho bột Cu vào lượng dư dung dịch FeCl3, thu được dung dịch chứa hai muối.
(d) Hỗn hợp Al và Na2O (tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 1) tan hoàn toàn trong nước dư.
(e) Cho Ba dư vào dung dịch Al2(SO4)3 sau phản ứng thu được hai chất kết tủa.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 3. Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là
A. hematit đỏ. B. manhetit. C. xiđerit. D. hematit nâu.
Câu 4. Kim loại Fe phản ứng được với dung dịch nào sau đây tạo thành muối sắt (III)?
A. Dung dịch HNO3 (loãng, dư). B. Dung dịch H2SO4 (loãng).
C. Dung dịch HCl. D. Dung dịch CuSO4.
Câu 5. Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là
A. R2O3. B. RO. C. RO2. D. R2O.
Câu 6. Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do
A. có màng hiđroxit Al(OH)3 bền vững bảo vệ.
B. nhôm có tính thụ động với không khí và nước.
C. có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ.
D. nhôm là kim loại kém hoạt động.
Câu 7. Cho các hợp kim sau: Cu – Fe (I), Zn – Fe (II), Fe – C (III), Sn – Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung
dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là
A. I, II và III. B. I, III và IV. C. I, II và IV. D. II, III và IV.
Câu 8. Cấu hình electron nào sau đây của 26Fe?
A. [Ar]4s23d6. B. [Ar]3d8. C. [Ar]3d74s1. D. [Ar]3d64s2.
Câu 9. Sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động đá vôi là một quá trình hóa học. Quá trình này kéo dài
hàng triệu năm. Phản ứng hóa học nào sau đây biểu diễn quá trình hóa học đó?
A. Ca(HCO3)2  CaCO3 + CO2 + H2O. B. CaCO3 + CO2 + H2O  Ca(HCO3)2.
C. MgCO3 + CO2 + H2O  Mg(HCO3)2. D. Mg(HCO3)2  MgCO3 + CO2 + H2O.
Câu 10. Hòa tan m gam Al vào dung dịch HNO 3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm 0,03 mol N 2O
và 0,015 mol NO. Giá trị của m là
A. 2,430. B. 0,405. C. 1,485. D. 2,565.
Câu 11. Để khử hoàn toàn 30 gam hỗn hợp CuO, FeO, Fe 2O3, Fe3O4, MgO cần dùng 3,36 lít khí CO
(đktc). Khối lượng chất rắn sau phản ứng là
A. 24,0 gam. B. 29,7 gam. C. 27,6 gam. D. 26,0 gam.
Câu 12. Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ
A. màu vàng sang màu da cam. B. màu da cam sang màu vàng.
C. không màu sang màu vàng. D. không màu sang màu da cam.
Câu 13. Chất không có tính chất lưỡng tính là
A. AlCl3. B. NaHCO3. C. Al2O3. D. Al(OH)3.
Câu 14. Kim loại không phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là
A. K. B. Ca. C. Be. D. Ca.
Câu 15. Cho 2,88 gam một kim loại thuộc nhóm IIA tác dụng hết dung dịch HCl tạo ra 11,4 gam muối
clorua. Kim loại đó là kim loại nào sau đây?

GV: Võ Phước Duy – Trường THPT Thạnh Phước


Hóa Vô Cơ – K12 2
A. Ba. B. Mg. C. Be. D. Ca.
Câu 16. Quặng boxit là nguyên liệu dùng để điều chế kim loại
A. nhôm. B. natri. C. đồng. D. chì.
Câu 17. Hợp chất sắt (II) sunfat có công thức là
A. Fe2O3. B. Fe(OH)3. C. FeSO4. D. Fe2(SO4)3.
Câu 18. Dung dịch NaOH phản ứng được với
A. FeO. B. Fe2O3. C. CuO. D. Al2O3.
Câu 19. Hiện tượng nào sau đây đúng khi cho từ từ dung dịch NH 3 đến dư vào ống nghiệm đựng dung
dịch AlCl3?
A. Sủi bọt khí và dung dịch đục dần do tạo ra kết tủa.
B. Dung dịch đục dần do tạo ra chất kết tủa sau đó kết tủa tan và dung dịch lại trong suốt.
C. Dung dịch đục dần do tạo ra chất kết tủa và kết tủa không tan khi cho dư dung dịch NH3.
D. Sủi bọt khí, dung dịch vẫn trong suốt và không màu.
Câu 20. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử kim loại kiềm thổ có số electron hóa trị là
A. 2e. B. 1e. C. 3e. D. 4e.
Câu 21. Cho 18,3 gam hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 10,08 lít H 2 ở
đktc. Khối lượng từng chất trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là
A. 12,15 gam và 6,15 gam. B. 2,70 gam và 15,60 gam.
C. 8,10 gam và 10,20 gam. D. 4,05 gam và 14,25 gam.
Câu 22. Kim loại kiềm có thể được điều chế trong công nghiệp theo phương pháp nào sau đây?
A. Thủy luyện. B. Nhiệt luyện. C. Điện phân dung dịch.D. Điện phân nóng chảy.
Câu 23. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp).
(b) Cho Fe2O3 vào dung dịch HNO3 loãng, dư, đun nóng.
(c) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch H2SO4 loãng.
(d) Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư).
(e) Cho dung dịch HCl vào dung dịch NaHCO3.
Sau khi các phản ứng xảy ra, số thí nghiệm sinh ra chất khí là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 24. Hòa tan m gam Na kim loại vào nước thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X bằng 150
ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị m đã dùng là
A. 6,90 gam. B. 3,45 gam. C. 2,30 gam. D. 13,8 gam.
Câu 25. Chất nào sau đây có thể dùng để làm mềm nước cứng có tính cứng vĩnh cửu?
A. HCl. B. Na2CO3. C. NaCl. D. H2SO4.
Câu 26. Hai chất nào sau đây đều là hiđroxit lưỡng tính?
A. Ca(OH)2 và Cr(OH)3. B. Cr(OH)3 và Al(OH)3.
C. NaOH và Al(OH)3. D. Ba(OH)2 và Fe(OH)3.
Câu 27. Chia hỗn hợp X gồm Fe, Fe 3O4, Fe(OH)3 và FeCO3 thành hai phần bằng nhau. Hòa tan hết phần
một trong dung dịch HCl dư, thu được 1,568 lít (đktc) hỗn hợp khí có tỉ khối so với H 2 bằng 10 và dung
dịch chứa m gam muối. Hòa tan hoàn toàn phần hai trong dung dịch chứa 0,57 mol HNO 3 thu được dung
dịch chứa 41,7 gam hỗn hợp muối (không có muối amoni) và 2,016 lít hỗn hợp khí (đktc) trong đó có khí
NO. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 29. B. 25. C. 27. D. 32.
* P1 + HCl
Khí gồm CO2 (0,03) và H2 (0,04)  nFeCO3 = 0,03
Muối gồm Fen+ và Cl-
* P2 + HNO3
Khí gồm CO2 (0,03) và NO ( 0,06)
BTN  nNO3- (muối) = 0,51  mFem+ = 10,08 gam = mFen+
½ phần chia Fe (x), Fe3O4 (y), Fe(OH)3 (z) và FeCO3 (0,03)
nH+ (P2) = 4 . 0,06 + 2 . 0,03 + 8y + 3z = 0,57 (1)
nH+ (P1) = 2 . 0,04 + 2 . 0,03 + 8y + 3z (2)
(1) – (2) vế đối vế  0,57 – nH+ (P1) = 0,16  nH+ (P1) = 0,51 – 0,16 = 0,41 = nHCl
 mMuối (P1) = 10,08 + 0,41 . 35,5 = 24,635 gam

GV: Võ Phước Duy – Trường THPT Thạnh Phước


Hóa Vô Cơ – K12 3
Câu 28. Khi dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2. Hiện tượng quan sát được là
A. xuất hiện kết tủa xanh và sủi bọt khí.
B. xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần.
C. ban đầu không hiện tượng, sau đó xuất hiện kết tủa trắng.
D. xuất hiện kết tủa trắng và sủi bọt khí.
Câu 29. Hòa tan hết 33,02 gam hỗn hợp Na, Na 2O, Ba và BaO vào nước dư thu được dung dịch X và
4,48 lít H2 ở đktc. Cho dung dịch CuSO4 dư vào dung dịch X, thu được 73,3 gam kết tủa. Nếu sục 0,45
mol CO2 và dung dịch X, sau khi kết thúc phản ứng, thu được lượng kết tủa là
A. 31,52 gam. B. 27,58 gam. C. 29,55 gam. D. 35,46 gam.
33,02 gam gồm Na (x), Ba (y) và O (z) + H2O  X gồm Ba , Na và OH- + H2 (0,2)
2+ +

23x + 137y + 16z = 33,02


BTe  x + 2y = 2z + 2 . 0,2
mKết tủa = mCu(OH)2 + mBaSO4  98 . (0,5x + y) + 233y = 73,3
 x = 0,28; y = 0,18; z = 0,12
T = 0,64 : 0,45 = 1,4  nCO32- = 0,19 > nBa2+  nBaCO3 = 0,18
Câu 30. Fe có thể tan trong dung dịch NaOH là
A. FeCl3. B. MgCl2. C. AlCl3. D. FeCl2.
Câu 31. Kim loại phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. Al. B. Ag. C. Fe. D. Cu.
Câu 32. Chỉ dùng hóa chất nào sau đây có thể phân biệt 3 chất rắn là Mg, Al và Al2O3?
A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch KOH. C. Dung dịch NaCl. D. Dung dịch CuCl2.
Câu 33. Dẫn 6,72 lít CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch Ca(OH)2 0,4M. Phản ứng kết thúc, thu được bao
nhiêu gam kết tủa?
A. 20 gam. B. 10 gam. C. 30 gam. D. 25 gam.
Câu 34. Cho dãy các chất: FeCl2, CuSO4, BaCl2, KHCO3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch
NaOH là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 35. Cho hỗn hợp X gồm 6,4 gam Cu và 9,8 gam Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thì có V lít khí
thoát ra (đktc). Giá trị của V là
A. 6,16 lít. B. 4,48 lít. C. 3,92 lít. D. 8,4 lít.
Câu 36. Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Fe2(SO4)3 tác dụng với dung dịch
A. NaOH. B. CuSO4. C. Na2SO4. D. NaCl.
Câu 37. Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO 4, sau một thời gian lấy thanh sắt ra rửa sạch, sấy khô thấy
khối lượng tăng 1,16 gam. Khối lượng Cu đã bám vào thanh sắt là
A. 0,464 gam. B. 9,280 gam. C. 1,160 gam. D. 9,600 gam.
Câu 38. Cho phản ứng: a Fe + b HNO 3  c Fe(NO3)3 + d NO + e H 2O. Các hệ số a, b, c, d, e là những số
nguyên, đơn giản nhất. Tổng (a + b) bằng
A. 4. B. 3. C. 6. D. 5.
Câu 39. Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.H2O) được gọi là
A. thạch cao nung. B. đá vôi. C. thạch cao khan. D. thạch cao sống.
Câu 40. Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong
A. nước. B. dầu hỏa. C. phenol lỏng. D. rượu etylic.

------------ HẾT ------------

GV: Võ Phước Duy – Trường THPT Thạnh Phước

You might also like