You are on page 1of 8

ĐỀ 2.

ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I(2023-2024)


MÔN: HÓA HỌC – LỚP 11
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là
A. Nồng độ, nhiệt độ và chất xúc tác. B. Nồng độ, áp suất và diện tích bề mặt.
C. Nồng độ, nhiệt độ và áp suất. D. Áp suất, nhiệt độ và chất xúc tác.
Câu 2. Hệ phản ứng sau ở trạng thái cân bằng : N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g)
Biểu thức hằng số cân bằng của phản ứng trên là

A. KC = . B. KC = .

C. KC = . D. KC =
Câu 3. Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?
A. C6H12O6 (glucose). B. HClO3. C. Ba(OH)2. D. MgCl2.
Câu 4. Dung dịch NaOH 0,01M có pH bằng
A. 11. B. 3. C. 12. D. 2.
Câu 5. Trong không khí, chất nào sau đây chiếm phần trăm thể tích lớn nhất?
A. O2. B. NO. C. CO2. D. N2.
Câu 6. Ở nhiệt độ thường, nitrogen khá trơ về mặt hoạt động hóa học là do
A. nitrogen có bán kính nguyên tử nhỏ. B. nitrogen có độ âm điện lớn.
C. phân tử nitrogen có liên kết ba bền vững. D. phân tử nitrogen không phân cực.
Câu 7. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng?
A. NH3 là chất khí không màu, không mùi, tan ít trong nước.
B. Khí NH3 nặng hơn không khí.
C. Khí NH3 dễ hoá lỏng, tan nhiều trong nước.
D. Phân tử NH3 chứa các liên kết cộng hoá trị phân cực.
Câu 8. Phương trình hóa học nào sau đây không thể hiện tính khử của NH3?
A. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O. B. NH3 + HCl → NH4Cl.
C. 8NH3 + 3Cl2 → 6NH4Cl + N2. D. 2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2 + 3H2O.
Câu 9: Nitrogen monoxide là tên gọi của oxide nào sau đây?
A. NO. B. NO2. C. N2O. D. N2O4.
Câu 10. Sulfur phản ứng với chất nào sau đây ngay ở nhiệt độ thường?
A. Hg. B. Fe. C. H2. D. O2.
Câu 11. Trong khí thải do đốt nhiên liệu hóa thạch có chất khí X không màu, mùi hắc, gây viêm
đường hô hấp ở người. Khi khuếch tán vào bầu khí quyển, X là nguyên nhân chủ yếu gây hiện
tượng “mưa acid’. X là
A. SO2. B. CO2. C. H2S. D. CO.
Câu 12. Cho vài giọt dung dịch BaCl2 vào dung dịch nào sau đây sẽ tạo kết tủa trắng?
Trang 1
A. NaCl. B. Na2SO4. C. NaNO3. D. NaOH.
Câu 13. Đun nóng Cu với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Khí sinh ra (mùi hắc) có tên gọi là
A. Oxygen. B. Hydrogen. C. Carbonic. D. Sulfur dioxide.
Câu 14. Thành phần chính của quặng pyrite là
A. FeS. B. FeS2. C. CaSO4. D. BaSO4.
Câu 15. Sulfur được dân gian sử dụng để pha chế vào thuốc trị các bệnh ngoài da. Tên gọi dân
gian của sulfur là
A. diêm sinh. B. đá vôi. C. phèn chua. D. giấm ăn.
Câu 16. Chất nào sau đây thuộc loại hợp chất hữu cơ?
A. CO2. B. CH4. C. CO. D. K2CO3.
Câu 17: Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Hợp chất hữu cơ là hợp chất của carbon.
B. Trong các hợp chất hữu cơ, carbon luôn có hóa trị IV.
C. Mỗi hợp chất hữu cơ có một trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
D. Trong hợp chất hữu cơ, oxygen có hóa trị I hoặc II.
Câu 18. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất
A. của carbon.
B. của carbon (trừ CO, CO2).
C. của carbon (trừ CO, CO2, muối carbonate, hợp chất xyanide, các carbide,…).
D. chỉ có trong cơ thể sống.
Câu 19: Phương pháp chưng cất dùng để tách biệt các chất
A. có nhiệt độ sôi khác nhau. B. có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.
C. có độ tan khác nhau. D. có khối lượng riêng khác nhau.
Câu 20: Phương pháp kết tinh dùng để tách biệt các chất
A. có nhiệt độ sôi khác nhau. B. có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.
C. có độ tan khác nhau. D. có khối lượng riêng khác nhau.
Câu 21: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Chiết lỏng – lỏng dùng để tách chất hữu cơ ở dạng nhũ tương hoặc huyền phù trong nước.
B. Phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản người ta dùng chiết lỏng – rắn.
C. Sắc kí cột dùng để tách các chất hữu cơ có hàm lượng nhỏ và khó tách ra khỏi nhau.
D. Phương pháp kết tinh dùng để tách và tinh chế chất lỏng.
Câu 22: C2H2 và chất nào sau đây có cùng công thức đơn giản nhất?
A. CH4. B. C6H6. C. C2H4. D. C3H6.
Câu 23. Công thức hoá học nào sau đây không phù hợp với thuyết cấu tạo hoá học?
A. CH3 – CH2 – OH. B. CH3–O=CH–CH3.
C. CH3 – CH2 – CH2 – NH2. D. CH3Cl.
Câu 24: Hợp chất C2H6O có tổng số đồng phân là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 25. Công thức cấu tạo không phải của C3H8O là
A. CH3-CH2-CH2-OH. B. CH3-O-CH2-CH3.
Trang 2
C. CH3-CH(CH3)-OH. D. CH3-CH2-OH-CH2.
Câu 26. Cặp chất nào sau đây là đồng phân của nhau?
A. CH3C6H4Cl và C6H5Cl. B. CH3OH và CH3CH2OH.
C. CH3OCH3 và CH3 CH2OH. D. C6H5OH và C2H5OH.
Câu 27. Phát biểu nàp sau đây là sai?
A. Liên kết hoá học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hoá trị.
B. Các chất có cấu tạo và tính chất hóa học tương tự nhau nhưng về thành phần phân tử khác
nhau một hay nhiều nhóm CH2 là đồng đẳng của nhau.
C. Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau.
D. Liên kết ba gồm hai liên kết  và một liên kết .
Câu 28. Hợp chất A có công thức phân tử C3H6O có phổ hồng ngoại như hình bên.

Công thức cấu tạo của A phù hợp với phổ hồng ngoại ở trên là:
A. CH2=CH-CH3-OH . B. CH3 –CH2 –CH=O .
C. CH3COCH3. D.CH3-CH-CH3-OH.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 29. Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố có
trong hợp chất X như sau: carbon là 40,00%; hydrogen là 6,67%; còn lại là oxygen. Biết phân tử
khối của X là 60 g/mol. Xác định công thức phân tử của hợp chất X.
Câu 30. Viết công thức cấu tạo đầy đủ, cấu tạo thu gọn của hợp chất có công thức phân tử C2H6O.
Câu 31. Khi SO2 là một trong các chất chủ yếu gây ô nhiễm môi trường nhưng khi được sử dụng
đúng mục đích sẽ có nhiều ứng dụng: dùng để sản xuất sulfuric acid, tẩy trắng giấy, bột giấy,
chống nấm mốc cho lương thực, thực phẩm,. Trong công nghiệp SO2 được sản xuất từ các nguyên
liệu khác nhau như sulfur, đốt quặng iron pyrite (FeS2).
a. Viết các phương trình phản ứng điều chế SO2 từ các nguồn nguyên liệu trên.
b.Trình bày một số biện pháp làm giảm thiểu lượng sulfur dioxide thải vào không khí.
--------- Hết --------

ĐỀ ÔN
I. Phần trắc nghiệm: (7,0 điểm)
Câu 1: [NB] Sự phá vỡ cân bằng cũ để chuyển sang một cân bằng mới do các yếu tố bên ngoài
tác động được gọi là:
Trang 3
A. Sự biến đổi chất. B. Sự chuyển dịch cân bằng.
C. Sự biến đổi vận tốc phản ứng. D. Sự biến đổi hằng số
Câu 2: [TH] Cho cân bằng hóa học sau: 2SO2 (g) + O2 (g) ⇌ 2SO3 (g); ΔH < 0
Cho các biện pháp:
(1) Tăng nhiệt độ; (2) Tăng áp suất chung của hệ phản ứng;
(3) Hạ nhiệt độ; (4) Dùng thêm chất xúc tác V2O5;
(5) Giảm nồng độ SO3; (6) Giảm áp suất chung của hệ phản ứng.
Những biện pháp nào làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận?
A. (1), (2), (4), (5)B. (2), (3), (5)
C. (2), (3), (4), (6) D. (1), (2), (4)
Câu 3: [NB] Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li mạnh?
A. H2O. B. C2H5OH. C. NaCl. D. CH3COOH.
Câu 4: [TH] Dịch vị dạ dày của con người có chứa acid HCl với pH dao động khoảng 1,5 – 3,5. Đây
là khoảng pH phù hợp để các enzyme tiêu hóa (các chất xúc tá sinh học) hoạt động hiệu quả.
Ngoài ra, HCl còn làm nhiệm vụ sát khuẩn, tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn có trong thức ăn. Để điều
trị bệnh đau dạ dày do dư acid, ta có thể dùng chất nào sau đây?
A. NaHCO3. B. H2SO4. C. NaCl. D. MgSO4.
Câu 5: [NB] Diêu tiêu Chile (hay diêm tiêu natri) là tên gọi khác của hợp chất nào sau đây?
A. Sodium chloride. B. Potassium sulfate.
C. Sodium nitrate. D. Potassium nitrate.
Câu 6: [TH] Nitrogen thể hiện tính khử trong phản ứng với chất nào sau đây ?
A. H2. B. O2. C. Mg. D. Al.
Câu 7: [NB] Nhúng 2 đũa thuỷ tinh vào 2 bình đựng dung dịch đặc và đặc. Sau đó đưa 2
đũa lại gần nhau thì thấy xuất hiện
A. khói màu trắng. B. khói màu tím. C. khói màu nâu. D. khói màu vàng.
Câu 8: [TH] Dãy các muối ammonium nào khi bị nhiệt phân tạo thành khí NH3?
A. NH4Cl, NH4HCO3, (NH4)2CO3. B. NH4Cl, NH4NO3, NH4HCO3.
C. NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2CO3. D. NH4NO3, NH4HCO3, (NH4)2CO3.
Câu 9: [TH] Cho m gam Al phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO 3 loãng (dư), thu được 4,958
lít khí NO (đkc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 4,05. B. 2,70. C. 8,10. D. 5,40.
Câu 10: [NB] Hợp chất nào sau đây sulfur có số oxi hóa +4?
A. Na2S. B. Na2SO3. C. Na2SO4. D. SO3.
Câu 11: [TH] Phương trình hóa học nào sau đây của sulfur sai?
A. B.
C. D.
Câu 12: [NB] Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch sulfuric acid loãng
A. Fe. B. Cu. C. Ag. D. Hg.
Câu 13: [NB] Cách pha loãng dung dịch H2SO4 đặc nào sau đây đúng?
A. Rót nhanh acid vào nước và khuấy đều. B. Rót nhanh nước vào acid và khuấy đều.
C. Rót từ từ nước vào acid và khuấy đều. D. Rót từ từ acid vào nước và khuấy đều.
Câu 14: [NB] Thành phần chính của thạch cao là
Trang 4
A. FeS. B. FeS2. C. CaSO4. D. BaSO4.
Câu 15: [TH] Với xúc tác của các ion kim loại trong khói bụi, các oxide của sulfur và nitrogen bị oxi
hóa bởi oxygen, ozone, hydrogen peroxide, gốc tự do,… rồi hòa tan vào nước tạo thành các acid
tương ứng. Hai aicd tạo thành từ quá trình trên là
A. H2CO3 và HNO3 B. H2S và HNO3. C. H2S và H2SO4. D. H2SO4 và HNO3.
Câu 16: [NB] Phản ứng hoá học của các hợp chất hữu cơ thường thì
A. xảy ra nhanh, thu được nhiều sản phẩm. B. xảy ra chậm, theo một hướng duy nhất.
C. xảy ra chậm, nhiều hướng, thu được nhiều sản phẩm. D. xảy ra nhanh,
theo nhiều hướng.
Câu 17: [NB] Hợp chất hữu cơ dưới đây thể hiện tính chất đặc trưng của nhóm chức nào ?

A. aldehyde. B. ester. C. alcohol. D. carboxylic acid.


Câu 18: [TH] Thuộc tính nào sau đây không phải là của các hợp chất hữu cơ ?
A. Dễ bay hơi và dễ cháy hơn trong hợp chất vô cơ.
B. Khả năng phản ứng hoá học chậm theo chiều hướng khác nhau
C. Liên kết hoá học trong hợp chất hữu cơ thường là liên kết ion.
D. Không bền ở nhiệt độ cao
Câu 19: [NB] Sau khi chưng cất cây sả bằng hơi nước, người ta dùng phương pháp chiết để tách
riêng lớp tinh dầu ra khỏi nước. Phát biểu không đúng là
A. Có thể dùng phễu chiết để tách riêng lớp tinh dầu khỏi nước.
B. Tinh dầu có khối lượng riêng nặng hơn nước nên nằm phía dưới.
C. Dùng phương pháp chiết lỏng - lỏng để tách riêng lớp tinh dầu ra khỏi nước.
D. Hỗn hợp thu được tách thành hai lớp.
Câu 20: [NB] Để tách các chất hữu cơ có hàm lượng nhỏ và khó tách ra khỏi nhau, có độ hấp phụ
khác nhau, người ta thường dùng phương pháp nào sau đây?
A. Phương pháp chưng cất.B. Phương pháp chiết. C. Phương pháp kết tinh. D. Ppháp sắc kí
cột.
Câu 21: [TH] Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ liên kết với nhau không theo một thứ tự
nhất định
B. Các chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm nên có tính
chất hóa học khác nhau là những chất đồng đẳng
C. Các chất có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về công thức cấu tạo được gọi là các
chất đồng đẳng của nhau
D. Các chất khác nhau có cùng công thức phân tử được gọi là các chất đồng phân của nhau
Câu 22: [NB] Công thức cấu tạo của một hợp chất cho biết
A. Thành phần phân tử.
B. Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử
C. Thành phần phân tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử
D. Thành phần phân tử và sự tham gia liên kết với các hợp chất khác

Trang 5
Câu 23: [NB] Để xác định phân tử khối của hợp chất hữu cơ, người ta sử dụng phổ khối lượng
MS, trong đó phân tử khối của chất là giá trị của
A. peak có cường độ tương đối (%) lớn nhất. B. peak lớn nhất.
C. peak nhỏ nhất. D. peak xuất hiện nhiều nhất.
Câu 24: [TH] Cho biết phổ khối lượng của benzaldehyde như sau:

Phân tử khối của benzaldehyde là


A. 50 . B. 105 . C. 77 . D. 106 .
Câu 25: [NB] Các chất nào sau đây thuộc dãy đồng đẳng có công thức chung ?
A. . B. .
C. . D. .
Câu 26: [NB] Trong những cặp chất sau đây, cặp nào là đồng phân của nhau ?
A. . B. .
C. . D. .
Câu 27: [TH] Công thức phân tử của chất có công thức cấu tạo dạng khung phân tử như sau là

A. . B. . C. . D. .
Câu 28: [TH] Ứng với CTPT C4H8O có thể có bao nhiêu cấu tạo chứa nhóm chức aldehyde?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 0
II. Phần tự luận: (3,0 điểm)
Câu 29: Sulfuric acid có thể được điều chế từ quặng pyrite theo sơ đồ:
o o
Fe S 2 +O 2 , t (1) S O2 +O2 , t (2) S O 3 + H 2 O(3) H 2 S O 4
→ → →

Tính khối lượng dung dịch acid thu được từ 300 tấn quặng ion pyrite ( có lẫn
tạp chất để sản xuất acid có nồng độ . Biết rằng hiệu suất phản ứng là .
Câu 30: Retinol là thành phần chính tạo nên vitamin A, có nguồn gốc động vật, có vai trò hỗ trợ
thị giác của mắt. Để xác định công thức phân tử của các hợp chất này, người ta đã tiến hành
phân tích nguyên tố và đo phổ khối lượng. Kềt quả khảo sát được trình bày trong bảng sau:
Hợp chất Giá trị của peak ion phân tử
Vitamin 83,92 10,49 5,59 286
Trang 6
Hãy lập công thức phân tử của vitamin A
Câu 31: (1,0 điểm) Viết công thức cấu tạo thu gọn của các chất có công thức phân tử sau: C 4H10,
C2H4O2.
ĐỀ ÔN
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 7,0 điểm)
Câu 1 ( Biết): Hằng số cân bằng của phản ứng chỉ phụ thuộc vào
A. Nồng độ. B. Nhiệt độ. C. Áp suất. D. Chất xúc tác
Câu 2 (Hiểu). Cho phản ứng: 2SO2 (g) + O2 (g) ⇌ 2SO3 (g) H < 0.
Để tạo ra nhiều SO3 thì điều kiện nào không phù hợp?
A. Giảm nhiệt độ B. Lấy bớt SO3 ra
C. Tăng áp suất bình phản ứng D. Tăng nồng độ SO3
Câu 3 (Biết): Dung dịch nào sau đây có pH < 7?
A. HCl. B. Ba(OH)2. C. NaCl. D. NaOH.
Câu 4 (Hiểu) Chuẩn độ dung dịch NaOH chưa biết nồng độ (biết nồng độ trong khoảng gần 0,1M)
bằng dung dịch chuẩn HCl 0,1M với chất chỉ thị phenolphtalein như hình vẽ dưới đây:

Tại điểm tương đương, HCl hết nên nếu thêm tiếp NaOH, dung dịch sẽ
A. chuyển sang màu xanh. B. không chuyển màu.
C. chuyển sang màu hồng. D. chuyển sang màu tím.
Câu 5 (Biết) Đặc điểm cấu tạo của phân tử N2 là
A. có 1 liên kết ba. B. có 1 liên kết đôi. C. Có 2 liên kết đôi. D. có 2 liên kết ba.
Câu 6 (Hiểu) Trong các phản ứng sau, phản ứng nào nitrogen đóng vai trò chất khử?
A. . C. .
B. 3Mg + N2 Mg3N2. D. 6Li + N2 2Li3N.
Câu 7 (Biết) Liên kết hoá học trong phân tử NH3 là liên kết
A. cộng hoá trị phân cực. B. ion.
C. cộng hoá trị không phân cực. D. kim loại.
Câu 8 (Hiểu). Cho hình vẽ mô tả thí thí nghiệm như sau:

Hình vẽ mô tả thí nghiệm để chứng minh


A. tính tan nhiều trong nước của NH3. B. tính base của NH3.
Trang 7
C. tính tan nhiều trong nước và tính base của NH3. D. tính khử của NH3.
Câu 29: (1,0 điểm) Sulfuric acid có thể được điều chế từ quặng pyrite theo sơ đồ:

a. Hãy giải thích vì sao ở giai đoạn tạo ra SO 3 người ta phải chọn điều kiện phản ứng ở nhiệt độ
cao 450 oC – 500 oC?
b. Tính khối lượng dung dịch H 2SO4 98% thu được từ 1 tấn quặng pyrite (chứa 80% FeS 2). Biết
hiệu suất của cả quá trình là 90%, các tạp chất trong quặng không chứa sulfur?
Câu 30: (1,0 điểm) Caffeine là chất kích thích tự nhiên được tìm thấy trong cây trà, cà phê và
cacao. Chúng hoạt động bằng cách kích thích não và hệ thần kinh trung ương, giúp con người
tỉnh táo và ngăn ngừa sự mệt mỏi. Thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố trong
phân tử caffeine như sau: 49,48% C; 5,15% H; 16,49% O; 28,87% N. Phổ MS của caffeine được
cho như hình dưới đây. Xác định công thức phân tử của caffeine?

19
4

Câu 31: (1,0 điểm) Viết công thức cấu tạo thu gọn của các chất có công thức phân tử sau: C 2H6,
C3H8O.

Trang 8

You might also like