You are on page 1of 13

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

TÌM HIỂU ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH VÀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG


Đoàn Trung tâm GDTX số 1 phổ biến bộ câu hỏi trắc nghiệm tham khảo, dùng làm tư liệu tìm
hiểu về Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng
I. ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
Câu 1: Bài ca chính thức của Đoàn (Đoàn ca) Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có tên là
gì?
A. Thanh niên làm theo lời Bác. B. Tiến lên đoàn viên.
C. Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ. D. Lên đàng.
Câu 2: Tác giả của bài Đoàn ca là ai?
A. Văn Cao. B. Lưu Hữu Phước.
C. Hoàng Hà. D. Hoàng Hòa.
Câu 3: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc
nào?
A. Hợp tác, bình đẳng, phối hợp và thống nhất hành động.
B. Tập trung dân chủ.
C. Hiệp thương dân chủ.
D. Tự nguyện, tự quản.
Câu 4: Hãy cho biết cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn TNCS HCM?
A. Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc. B. Đại hội đại biểu Đoàn các cấp.
C. Ban Chấp hành Đoàn các cấp. D. Ban Thường vụ Đoàn các cấp.
Câu 5: Cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi đoàn là gì?
A. Đại hội đại biểu cấp chi đoàn. B. Đại hội đoàn viên.
C. Ban Chấp hành chi đoàn. D. Đoàn cấp trên.
Câu 6: Hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh bao gồm mấy cấp?
A. 3 cấp. B. 4 cấp. C. 5 cấp D. 6 cấp
Câu 7: Tổ chức cơ sở của Đoàn là gì?
A. Chi đoàn cơ sở. B. Đoàn cơ sở.
C. Đoàn cơ sở và chi đoàn bộ phận. D. Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở.
Câu 8: Điều kiện tối thiểu để thành lập chi đoàn là gì?
A. Có ít nhất 3 đoàn viên. B. Có ít nhất 5 đoàn viên.
C. Có ít nhất 10 đoàn viên. D. Chỉ cần có đoàn viên (không quan trọng số
lượng).
Câu 9: Điều kiện để thành lập Đoàn cơ sở là gì?
A. Có ít nhất 50 đoàn viên và 2 chi đoàn. B. Có ít nhất 50 đoàn viên và 3 chi đoàn.
C. Có ít nhất 30 đoàn viên và 2 chi đoàn. D. Có ít nhất 30 đoàn viên và 3 chi đoàn.
Câu 10: Một trong những điều kiện để kết nạp đoàn viên TNCS HCM là gì?
A. Do tập thể đoàn viên chi đoàn xem xét, biểu quyết đồng ý 100%.
B. Do hội nghị BCH chi đoàn xét với quá nửa (1/2) số lượng UVBCH đồng ý.
C. Do hội nghị chi đoàn xét với quá nửa (1/2) số đoàn viên chi đoàn đồng ý.
D. Do hội nghị chi đoàn xét với quá nửa (1/2) số đoàn viên có mặt tại hội nghị đồng ý.
Câu 11: Đoàn viên có mấy nhiệm vụ?
A. 3 nhiệm vụ B. 4 nhiệm vụ C. 5 nhiệm vụ D. 6 nhiệm
vụ
Câu 12: Đoàn viên có mấy quyền?
A. 3 quyền B. 4 quyền C. 5 quyền D. 6 quyền
Câu 13: Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I diễn ra tại đâu?
A. Thái Nguyên. B. Thái Bình. C. Hà Nội. D. Hà Tây.
Câu 14: Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I, đồng chí được bầu làm Bí thư thứ 1 là ai?
A. Vũ Quang. B. Vũ Mão. C. Nguyễn Lam. D. Vũ Trọng Kim.
Câu 15: Khi được thành lập, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có tên là gì?
A. Đoàn Thanh niên Cộng sản Việt Nam. B. Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông
Dương.
C. Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương. D. Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông
Dương.
Câu 16: Những truyền thống của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là gì?
A. Truyền thống trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, kiên
quyết phấn đấu vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội;
B. Truyền thống không ngừng rèn luyện trong đấu tranh cách mạng, hoạt động thực tiễn để
cống hiến nhiều nhất cho cách mạng và trưởng thành mau chóng về mọi mặt;
C. Truyền thống của đội quân xung kích cách mạng nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng,
đoàn kết thanh niên cả nước vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, đón lấy những nhiệm vụ năng
nề, thực hiện đúng lời dạy của Bác Hồ: “Đâu Đảng cần thanh niên có, việc gì khó có thanh
niên”;
D. Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 17: Ba đồng chí lớp đầu tiên của Đoàn hy sinh trong các trận đánh quyết liệt chống
phát xít Đức ở Nam Mát-xcơ-va (trong đội hình Sư đoàn quốc tế bảo vệ Liên xô) là ai?
A. Lý Nam Thanh, Lý Thúc Chất, Lý Phương Thuận.
B. Lý Nam Thanh, Lý Thúc Chất, Lý Anh Tợ.
C. Lý Nam Thanh, Lý Phương Thuận, Lý Trí Thông.
D. Lý Nam Thanh, Lý Phương Thuận, Lý Phương Đức.
Câu 18: Ba đồng chí lớp đầu tiên của Đoàn hy sinh tại Liên xô được Nhà nước Liên xô
trao tặng Huân chương gì?
A. Huân chương vệ quốc. B. Huân chương vệ quốc hạng I.
C. Huân chương vệ quốc hạng II. D. Huân chương vệ quốc hạng III.
Câu 19: Ngày 26/3/1931 được chọn là ngày thành lập Đoàn tại Đại hội Đoàn nào?
A. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I (2/1950).
B. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II (11/1956).
C. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III (3/1961).
D. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IV (11/1980).
Câu 20: Số đoàn viên và thanh niên tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ là bao nhiêu?
A. Hơn 30 vạn. B. Hơn 40 vạn. C. Hơn 50 vạn. D. Hơn 60 vạn.
Câu 21: Đoàn Thanh niên Lao động chính thức mang tên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh tại đâu, thời điểm nào?
A. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (12/1976).
B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 12/1976.
C. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (11/1980).
D. Sau 30/4/1975, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định đổi tên.
Câu 22: Ban bí thư Trung ương Đảng chọn tháng mấy hằng năm làm “Tháng Thanh
niên“?
A. Tháng 1 B. Tháng 2 C. Tháng 3 D. Tháng 4
Câu 23: Tác giả và thời gian ra đời mẫu huy hiệu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh là ai?
A. Họa sĩ Huỳnh Văn Thuận – sáng tác năm 1951.
B. Họa sĩ Nguyên Hạo – sáng tác năm 1975.
C. Họa sĩ Bửu Chỉ – sáng tác năm 1956.
D. Họa sĩ Trương Thìn – sáng tác năm 1976.
Câu 24: “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng chứkhông thể là
con đường nào khác”. Đây là câu nói nổi tiếng của ai?
A. Lý Tự Trọng. B. Nguyễn Văn Trỗi. C. Nguyễn Thái Bình. D. Tất cả đều sai.
Câu 25: “Muốn Đoàn củng cố và phát triển thì tất cả đoàn viên phải gương mẫu”.Đó là
chỉ thị của?
A. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II.
B. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng với Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II.
C. Ban Bí thư Trung ương Đảng với Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II.
D. Bác Hồ, khi Người đến dự Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II.
Câu 26: Hình thức bầu cử nhân sự các cấp trong tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là?
A. Hiệp thương. B. Biểu quyết. C. Bỏ phiếu kín. D. Tất cả đều sai.
Câu 27: Người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi đã hy sinh anh dũng được truy tặng danh hiệu
cao quý "Cảm tử quân số 1 của Thủ đô" là ai?
A. Lê Gia Định. B. Nguyễn Viết Xuân. C. Cao Xuân Quế. D. Lê Cảnh
Nhượng.
Câu 28: Đoàn ta được mang tên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vàotháng năm
nào?
A. Tháng 1 năm 1970 B. Tháng 2 năm 1970
C. Tháng 11 năm 1976 D. Tháng 12 năm 1976
Câu 29: Câu nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - Thành công, thành công, đại thành
công” là của ai?
A. Tôn Đức Thắng B. Võ Nguyên Giáp C. Hồ Chí Minh D. Lý Tự
Trọng
Câu 30: “…Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng háixung phong,
không ngại khó khăn…” được Bác Hồ viết ở tài liệu nào?
A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến B. Tuyên ngôn độc lập
C. Di chúc D. Thay đổi lề lối làm việc
Câu 31: Năm 2000 đã được Bộ Chính trị và chính quyền quyết định là năm “Thanh niên
Việt Nam”. Từ thời điểm này một phong trào thanh niên đã có bước phát triển mới trong
cả nước, tạo ấn tượng đẹp trong nhân dân về lớp thanh niên Việt Nam của thời kỳ mới. Đó
là phong trào gì?
A. Thanh niên xung kích B. Thanh niên lập thân kiến quốc
C. Thanh niên tình nguyện D. Thanh niên vì cuộc sống
cộng đồng.
Câu 32: Hãy cho biết tên bài thơ:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
A. Khuyên thanh niên B. Lời Bác dặn trước lúc ra đi
C. Thanh niên làm theo lời Bác D. Bài ca tuổi trẻ
Câu 33: "Đi lên thanh niên chớ ngại ngần chi
Đi lên thanh niên làm theo lời Bác"
Là 1 đoạn trong bài hát nào?
A. Thanh niên Việt Nam B. Thanh niên làm theo lời Bác
C. Tiến bước dưới Quốc kì D. Bác đang cùng chúng cháu
hành quân
Câu 34: Tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội tiền thân củaĐoàn TNCS
Hồ Chí Minh do ai sáng lập?
A. Bác Hồ B. Bác Tôn C. Trần Phú D. Nguyễn Văn Trỗi
Câu 35: Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh do ai trực tiếp phụ trách và lãnh đạo?
A. Hội Liên Hiệp Thanh Niên B. Trung ương Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh
C. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh D. Thanh niên Hồ Chí Minh
Câu 36: Trong thời gian kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đoàn ta dấy lên mộtphong trào
thanh niên tình nguyện ra chiến trường cứu nước. Đó là phong tràogì?
A. Tuổi trẻ xung kích B. Tuổi trẻ tiên phong
C. Thanh niên tình nguyện D. Thanh niên xung phong
Câu 37: Người đoàn viên đầu tiên đã ngã xuống vì sự nghiệp cách mạng là ai? Lúc đó anh
bao nhiêu tuổi?
A. Nguyễn Văn Trỗi, 20 tuổi B. Lý Tự Trọng, 17 tuổi
C. Võ Thị Sáu, 18 tuổi D. Phan Văn Giót, 15 tuổi
Câu 38: "Mùa hoa Lêkima nở, ở quê ta miền đất đỏ, sông núi vẫn nhắc tên người anh
hùng", người anh hùng ấy là ai?
A. Kim Đồng B. Phan Đình Giót C. Võ Thị Sáu D. Tô Vĩnh Diện
Câu 40: Ai là tác giả huy hiệu Đoàn?
A. Hoạ sỹ Tôn Đức Hoàng B. Hoạ sỹ Dương Thu Hương C. Hoạ sỹ Huỳnh
Văn Thuận
Câu 41: Theo quy định đường kính huy hiệu của cờ Đoàn là
A. 2/3 chiều dài B. 2/3 chiều rộng C. 2/5 chiều dài D. 2/5 chiều rộng
Câu 42: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành lập ngày tháng năm nào?
A. 26/3/1930 B. 26/3/1931 C. 3/2/1903 D. 3/2/1931
Câu 43: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã đổi tên mấy lần?
A. 4 lần B. 5 lần C. 6 lần D. 7 lần
Câu 44: Đoàn ta mang tên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh từ năm nào?
A. 1955 B. 1956 C. 1976 D. 1986
Câu 45: Bí thư thứ nhất trung ương Đoàn khóa XI (2017 - 2022) hiện nay là ai ?
A. Nguyễn Anh Tuấn B. Nguyễn Văn Cừ C. Lê Quốc Phong
D. Võ Văn Thưởng
Câu 46: ‘‘Tháng thanh niên’’ được phát động lần đầu tiên vào năm nào ?
A. 2002 B. 2003 C. 2009 D. 2010
Câu 47: Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng CSVN là ai ?
A. Trần Phú B. Lê Hồng Phong C. Hà Huy Tập D. Nguyễn Ái Quốc
Câu 48: Tổng Bí thư hiện nay của Đảng CSVN là ai ?
A. Nguyễn Xuân Phúc B. Nguyễn Phú Trọng C. Vũ Đức Đam D. Phạm
Bình Minh
Câu 49: Tác giả của bài hát ‘‘Tiếng quân ca’’ (Quốc ca của Việt Nam) là ai ?
A. Văn Cao B. Vũ Cao C. Trần Hoàn D. Hoàng Việt
Câu 50: Bác Hồ đã ví tuổi trẻ như mùa nào trong năm ?
A. Mùa xuân B. Mùa hạ C. Mùa thu D. Mùa đông
Câu 51: Ban cán sự đoàn có quyền hạn nào sau đây?
A. Được sử dụng con dấu theo quy định
B. Được trích tỷ lệ đoàn phí để phục vụ các hoạt động của Đoàn và một số quyền hạn như một
cấp bộ Đoàn do cấp bộ Đoàn thành lập quy định.
C. Được ra quyết định khen thưởng, được cấp giấy khen và đề nghị Đoàn cấp trên trực tiếp các
hình thức khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, đoàn viên và tổ chức Đoàn cấp dưới theo điều lệ
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
D. Cả 3 quyền trên
Câu 52: Đoàn viên danh dự có các quyền và nghĩa vụ sau:
A. Được cấp Thẻ đoàn viên danh dự, được tham dự một số sinh hoạt và hoạt động của Đoàn
B. Được tham gia thảo luận, hoạt động và đề xuất ý kiến về các công việc của Đoàn và phong
trào thanh thiếu nhi
C. Tích cực tham gia vào công tác giáo dục đoàn viên, thanh thiếu nhi, tuyên truyền, mở rộng
ảnh hưởng của Đoàn trong thanh thiếu nhi và xã hội
D. Cả 3 phương án trên
Câu 53: Câu nói sau của người anh hùng nào: “Đồng chí không được cho ai biết tôi bị
thương. Đồng chí hãy giúp tôi truyền lệnh chiến đấu”.
A. Nguyễn Thị Định B. Nguyễn Viết Xuân C. Lê Anh Xuân D. Trần Văn Ơn
Câu 54: Tên của người anh hùng tuổi trẻ qua hai câu đối sau:
“Ai chết vinh buồn chăng?
Ai sống nhục thẹn chăng?”
Nội dung hai câu đối được học sinh trường quốc học Huế đặt bên cạnh bàn thờ để cổ vũ
tinh thần yêu nước của thanh niên trong buổi lễ truy điệu anh?
A. Trần Văn Ơn B. Võ Thị Sáu C. Cù Chính Lan D. Bế Văn Đàn
Câu 55: Trong bài thơ Cảm tưởng đọc Thiên gia thi của Hồ Chí Minh có hai câu:
“Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
Ý của hai câu thơ trên thể hiện quan niệm nào sau đây?
A. Văn chương nghệ thuật là một mặt trận B. Nhà thơ, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận
văn hoá
C. Văn chương phải có tính chiến đấu D. Cả 3 quan niệm trên
Câu 56: Thanh niên Việt Nam đến bao nhiêu tuổi thì được xét kết nạp đê tham gia tổ chức
Đoàn thanh niên?
A. 15 đến 35 tuổi B. 16 đến 30 tuổi C. 18 đến 30 tuổi D. 20 đến 35 tuổi
Câu 57: Đối với Đoàn viên trên 30 tuổi, thì Chi đoàn phải làm gì?
A. Làm lễ Trưởng thành Đoàn và xóa tên khỏi tổ chức Đoàn cho dù người đó còn muốn tiếp
tục sinh hoạt trong tổ chức
B. Làm lễ chia tay tổ chức và xóa tên khỏi tổ chức Đoàn
C. Nếu người đó vẫn muốn tiếp tục sinh hoạt trong tổ chức, thì Chi đoàn xem xét giữ lại,
nhưng không được quá 35 tuổi
D. Nếu người đó vẫn muốn tiếp tục sinh hoạt trong tổ chức, thì Chi đoàn xem xét giữ lại,
nhưng không được quá 40 tuổi
Câu 58: Trường hợp nào sau đây thì chi đoàn có quyền xem xét, xóa tên đoàn viên ra khỏi
danh sách đoàn viên?
A. Không đóng đoàn phí 1 tháng mà không có lý do chính đáng
B. Không đóng đoàn phí 2 tháng mà không có lý do chính đáng
C. Không đóng đoàn phí 3 tháng không cần biết lý do.
D. Không đóng đoàn phí 3 tháng mà không có lý do chính đáng
Câu 59: Hệ thống tổ chức của Đoàn gồm 4 cấp, theo thứ tự nào sau đây?
A. 1- Cấp tỉnh và tương đương; 2-Cấp Trung ương; 3 - Cấp huyện và tương đương; 4- Cấp cơ
sở (gồm Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở).
B. 1- Cấp Trung ương; 2-Cấp tỉnh và tương đương; 3 - Cấp huyện và tươngđương; 4-
Cấp cơ sở (gồm Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở).
C. 1- Cấp Trung ương; 2-Cấp tỉnh và tương đương; 3 -Cấp cơ sở (gồm Đoàn cơ sở và chi
đoàn cơ sở) ; 4- Cấp huyện và tương đương.
D. 1- Cấp cơ sở (gồm Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở); 2 -Cấp Trung ương; 3-Cấp tỉnh và tương
đương; 4 - Cấp huyện và tương đương.
Câu 60: Trong công tác Đoàn khối THPT, cần phát động và đẩy mạnh phong trào gì?
A. Học sinh 3 tốt B. Học sinh 5 tốt C. Học sinh tình nguyện D. Học sinh sáng
tạo
Câu 61: Trong phong trào "Học sinh 3 tốt" ở khối Đoàn THPT, 3 tốt là gì?
A. Đạo đức tốt - Học tập tốt - Thể lực tốt B. Đạo đức tốt - Học tập tốt - Ngoại
hình đẹp
C. Đạo đức tốt - Giao tiếp tốt - Lao động tốt D. Đạo đức tốt - Ý thức tốt - Học tập
tốt
Câu 62: Cho biết hình ảnh dưới đây là ở sự kiện nào?
A. Bác Hồ thăm Đại hội Thanh niên xung phong chống Pháp cứu nước ngày 12-01-1967
B. Bác Hồ thăm Đại hội Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước ngày 01 - 12 -1967
C. Bác Hồ thăm Đại hội Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước ngày 12-01-1967
D. Bác Hồ thăm Đại hội Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước ngày 12-01-1969
Câu 63: Cho biết hình ảnh dưới đây là ở sự kiện nào?
A. Bác Hồ tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Cứu quốc 1956 tại Hà Nội
B. Bác Hồ tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Cứu quốc 1965 tại Hà Nội
C. Bác Hồ tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Cứu quốc 1955 tại Hà Tĩnh
D. Bác Hồ tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Cứu quốc 1965 tại Cao Bằng
Câu 64: Cho biết hình ảnh dưới đây là ở sự kiện nào?

A. Bác Hồ nói chuyện với cán bộ và sinh viên Nhân văn tại nhà ở sinh viên sáng mùng Một
Tết Mậu Tuất - năm 1958
B. Bác Hồ nói chuyện với cán bộ và sinh viên Bách khoa tại nhà ở sinh viênsáng mùng
Một Tết Mậu Tuất - năm 1958
C. Bác Hồ nói chuyện với cán bộ và sinh viên Bách khoa tại Hội trường sáng mùng Một Tết
Mậu Tuất - năm 1968
D. Bác Hồ nói chuyện với cán bộ và sinh viên Bách khoa tại nhà ở sinh viên sáng mùng Một
Tết Mậu Thân - năm 1958
II. THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Câu 1. Đà Nẵng hiện nay có bao nhiêu Quận, Huyện?
A. 6 quận, 1 huyện. B. 7 quận, 1 huyện. C. 6 quận, 2 huyện. D. 7 quận, 2 huyện.
Câu 2. Ở thời kì cổ trung đại, Đà Nẵng ngày nay thuộc lãnh thổ của Vương quốc nào?
A. Văn Lang, Âu Lạc. B. Đại Việt. C. Phù Nam. D. Chăm – pa.
Câu 3. Ở thời kì tiền sử, Đà Nẵng ngày nay thuộc nền văn hóa nào?
A. Văn hóa Đông Sơn. B. Văn hóa Sa Huỳnh. C. Văn hóa Óc Eo. D. Văn hóa Phùng
Nguyên.
Câu 4. Đà Nẵng ngày nay trở thành bộ phận lãnh thổ Đại Việt từ khi nào?
A. Từ năm 1306. B. Từ năm 1471. C. Từ thế kỉ XIII. D. Từ thế kỉ XIV.
Câu 5. Từ thế kỉ XIX, Đà Nẵng trở thành
A. Trung điểm của Việt Nam.
B. Hải cảng lớn của miền Trung.
C. Cửa ngõ duy nhất giao lưu với phương Tây của triều Nguyễn.
D. Hải cảng lớn nhất nước.
Câu 6. Thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược nước ta vào ngày.
A. 31/8/1857. B. 31/8/1858. C. 1/9/1857. D. 1/9/1858.
Câu 7. Vị tướng nào đã chỉ huy quân và dân ta ở Đà Nẵng kháng chiến chống Pháp trong
những năm 1858 – 1860?
A. Nguyễn Tri Phương. B. Ông Ích Khiêm. C. Ông Ích Đường. D. Hoàng Diệu.
Câu 8. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, Đà Nẵng được giải
phóng vào ngày
A. 21/3/1975. B. 28/3/1975. C. 25/3/1975. D. 29/3/1975.
Câu 9. Người dũng sĩ diệt Mĩ mà tên của anh gắn liền với đội biệt thành từng gây kinh
hoàng cho giặc Mĩ ở Đà Nẵng là
A. Lê Độ. B. Phan Hành Sơn. C. Lê Văn Hiến. D. Ngũ Hành Sơn.
Câu 10. Tượng đài nằm trên ngã tư nút giao thông Điện Biên Phủ, Trần Cao Vân, Huỳnh
Ngọc Huệ gần chân cầu vượt ngã ba Huế có tên chính thức là
A. Mẹ Nhu. B. Dũng sĩ Thanh Khê. C. Mẹ dũng sĩ. D. Biệt động thành.
Câu 11. Quần đảo Hoàng Sa được nhà nước ta tổ chức thành huyện đảo Hoàng Sa trực
thuộc Quảng Nam - Đà Nẵng từ năm nào?
A. 1954. B. 1975. C. 1982. D. 1997.
Câu 12. Cầu Sông Hàn dài bao nhiêu m?
A. 488,9m B. 487,7m C. 392,0m D. 478,8m.
Câu 12. Đại hội đại biểu lần thứ XXI Đảng bộ thành phố Đà Nẵng chuyển dịch từ mục
tiêu xây dựng Đà Nẵng là “thành phố có môi trường sống tốt” sang mục tiêu nào?
A. Giàu đẹp, hiện đại, an bình, văn minh
B. Giàu đẹp, an bình, văn minh, hiện đại
C. Giàu mạnh, an bình, văn minh, hiện đại
D. Giàu đẹp, an bình, văn minh, bền vững
Câu 13. Thành phố Đà Nẵng được công nhận đô thị loại I cấp quốc gia vào năm nào?
A. Năm 2004 B. Năm 2002 C. Năm 2003 D. Năm 2005
Câu 14. Cây cầu sông Hàn - biểu tượng của thành phố Đà Nẵng, được khởi công xây dựng
vào thời gian nào?
A. Ngày 29-3-1998 B. Ngày 02-9-1997 C. Ngày 02-9-1999 D. Ngày 02-9-1998
Câu 15. Đến năm 2021, thị trường xuất khẩu của thành phố Đà Nẵng đã được mở rộng tới
bao nhiêu nước và vùng lãnh thổ?
A. 120 nước và vùng lãnh thổ B. 100 nước và vùng lãnh thổ
C. 110 nước và vùng lãnh thổ D. 90 nước và vùng lãnh thổ
Câu 16. Công viên Biển Đông hay còn có tên gọi thân thuộc khác là gì?
A. Công viên Hòa Bình. B. Công viên Cá Voi
C. Công viên Thanh Niên D. Công viên 29/3
Câu 17. Làng Nam Ô Đà Nẵng nổi tiếng với món đặc sản nào?
A. Bê thui B. Gỏi cá C. Bánh nậm D. Bún chả
Câu 18. Tượng Cá Chép Hóa Rồng Đà Nẵng biểu tượng cho điều gì?
A. Phồn thịnh, giàu có và sung túc B. Hiện đại, năng động và văn minh
C. Sức mạnh, may mắn và quyền uy D. Văn minh, may mắn, giàu có
Câu 19. Quảng Trường 29/3 nằm ở quận nào của thành phố Đà Nẵng?
A. Quận Hải Châu B. Quận Thanh Khê C. Quận Cẩm Lệ D. Quận Liên Chiểu
Câu 20. Đà Nẵng có tổng cộng bao nhiêu cây cầu nổi tiếng nhất?
A. 5 B. 6 C. 8 D. 9
Câu 21. Tên một loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian của cư dân miền biển?
Câu 22. Có bao nhiêu Chùa Linh Ứng ở Đà Nẵng?
Câu 23. Diện tích thành phố Đà Nẵng hiện nay?
Câu 24. Tòa nhà hành chính thành phố Đà Nẵng nằm ở địa chỉ nào?
Câu 25. Theo ngôn ngữ Chăm, địa danh “Đà Nẵng” có thể được giải thích là gì?
Câu 26. Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc TW vào ngày tháng năm nào?
Câu 27. Trung tâm Thương nghiệp Đà Nẵng còn có tên gọi khác là gì?
Câu 28. Lăng Ông Ích Khiêm – tọa lạc tại đâu?

Câu 29. Trong kháng chiến chống Mỹ, ngôi nhà của bà (tọa lạc ở quận Thanh Khê) là cơ
sở cách mạng nội thành, với hầm bí mật được xây dựng ngay trong nhà nuôi giấu cán bộ.
Bà là ai?
Câu 30. Con đường ngắn nhất ở Thành phố Đà Nẵng ?
Câu 31. Đến 11 giờ 30 phút ngày 29/03/1975, biệt động thành phố và sau đó đại đội 1 của nào tiếp
quản Tòa Thị chính Đà Nẵng?
Câu 32. Quân ta đã tiêu diệt bao nhiêu vạn quân ngụy, thu và phá hủy bao nhiêu khẩu súng các
loại, ? xe tăng và xe bọc thép, ? máy bay trong chiến dịch giải phóng thành phố.
* Gợi ý:
- Các chi đoàn đọc thêm tư liệu tại
https://danang.gov.vn/gioi-thieu/chi-tiet?id=2957&_c=36
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A0_N%E1%BA%B5ng
- Tham khảo tư liệu dưới đây:
Phần 7: Con người Đà Nẵng

- Nguyễn Văn Thoại (1761 - 1829): Thường được gọi một cách kính ngưỡng là Thoại Ngọc Hầu, là một danh thần, một nhà
ngoại giao, nhà quân sự, nhà kinh tế doanh điền nổi tiếng và có nhiều đóng góp quan trọng dưới thời nhà Nguyễn. Ông quê ở
làng An Hải, tổng An Lưu Hạ, huyện Diên Khánh, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nay là phường An Hải Tây, quận Sơn
Trà, thành phố Đà Nẵng.
- Ông Ích Khiêm (1828 - 1884): Người thôn Phong Lệ, làng Đà Ly, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam, nay là xã Hòa
Châu, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Ông thi đậu cử nhân năm Thiệu Trị thứ 7 (1847) và làm quan dưới triều vua Tự
Đức. Nổi tiếng là người thông minh, chính trực, là một vị tướng khẳng khái và mưu lược, ông có công trong việc cầm quân
bảo vệ Đà Nẵng khi thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, xâm lược nước ta vào ngày 1.9.1858. Thời kỳ này ông ở dưới
quyền chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, ông đã lo củng cố các đồn trại như đồn Nhất ở đèo Hải Vân, đồn Liên Trì, Phong Lệ
và đắp lũy từ Hải Châu đến Phước Ninh...
- Phan Châu Trinh, tự là Tử Cán, hiệu Tây Hồ, Hy Mã, sinh năm Nhâm Thân (1872) tại làng Tây Lộc, huyện Hà Đông, nay
thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Năm 1908 ông bị bắt, đày ra Côn Đảo, 1911 ông được thả
- Huỳnh Thúc Kháng (mất 21/4/1947) lúc nhỏ tên là Huỳnh Hanh, tự Giới Sanh, hiệu Minh Viên, sinh tháng 10/1876 (Tự
Đức 19) tại làng Thạnh Bình, tông Tiên Giang Thượng, huyện Hà Đông, (nay là Tiên Phước), tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng
trong một gia đình nông hào, gốc Nho học.
- Lâm Nhĩ (1867 - 1916): Hiệu là Ninh Võ, quê ở làng Cẩm Toại, nay thuộc xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà
Nẵng. Là một chí sĩ yêu nước của phong trào Duy Tân 1908, phong trào Cần Vương cứu nước 1916 và là một trong hai
người đứng ra xây dựng trường Tân Học Nghĩa Thụ vào thời kỳ đó.
- Thái Phiên (1882 - 1916): Quê ở làng Nghi An, xã Hòa Phát, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Cùng với Trần Cao
Vân, ông đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Duy Tân tháng 5.1916. Cuộc khởi nghĩa không thành, cả hai ông bị bắt ngày 4.5.1916,
sau đó bị xử chém tại Cống Chém An Hòa (Huế) ngày 17.5.1916 (16.5 năm Bính Thìn).
- Lê Văn Hiến (1904 - 1997): Quê ở xã Phước Ninh, nay là xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Tháng
9.1927 ông cùng Lê Quang Sung và vợ là Thái Thị Bôi tham gia thành lập chi bộ đầu tiên của Việt Nam thanh niên cách
mạng đồng chí hội tại Đà Nẵng. Sau khi được giặc Pháp trả tự do vào năm 1935, ông tiếp tục hoạt động bí mật tại Đà Nẵng
cùng với các nhà hoạt động như: Phan Thanh, Phan Đăng Lưu, Lê Duẩn... Ông trở thành Chủ tịch UBND Cách mạng thành
phố Đà Nẵng ngay sau khi Đà Nẵng giành chính quyền vào năm 1945. Ông đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong
chính phủ như Bộ trưởng Bộ Lao động, Bộ Tài chính, Phó Chủ tịch Hội đồng quốc phòng tối cao Khóa 1, Đại sứ Đặc mệnh
toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Vương quốc Lào v.v...
- Thái Thị Bôi (1911 - 1938): Quê ở làng Nghi An, xã Hòa Phát, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Từ những phong
trào yêu nước, Thái Thị Bôi sớm giác ngộ cách mạng và đứng vào hàng ngũ của những người cộng sản. Cùng với chồng là
Lê Văn Hiến, bà đã tìm cách tập hợp lực lượng, vận đồng quần chúng đấu tranh cũng như đóng góp nguồn tài chính cho hoạt
động của Đảng ở Quảng Nam - Đà Nẵng lúc bấy giờ.
- Nguyễn Duy Hiệu hiệu là Hữu Thành, sinh năm Đinh Mùi (1847) ở làng Thanh Hà, huyện Diên Phước, nay là xã Cẩm Hà,
thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Ông bị xử chém tại pháp trường An Hòa, gần Huế rạng ngày 1-10-1887. Trước khi chết, ông đã để lại 2 bài thơ tuyệt mệnh
đầy khí phách. Sau đây là hai câu cuối của bài thơ thứ nhất:

Ký ngữ phù trầm tư thế giả?

Hưu tương thành bại luận anh hùng!

Huỳnh Thúc Kháng dịch:

Chìm nổi trên đời ai đó tá?

Chớ đem thành bại luận anh hùng!


- Mẹ Nhu (? - 1968): Tên thật là Lê Thị Dãnh, quê làng Thanh Khê, huyện Hòa Vang, nay là phường Thanh Lộc Đán, quận
Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Trong kháng chiến chống Mỹ, nhà mẹ là cơ sở cách mạng nội thành. Hầm bí mật được xây
dựng ngay trong nhà mẹ để nuôi giấu cán bộ. Ngày 26.12.1968, để che giấu cho các dũng sĩ Thanh Khê đang ẩn náu trong
hầm bí mật tại nhà mình, mẹ Nhu đã mưu trí chiến đấu và anh dũng hy sinh. Sự cống hiến và hy sinh cao cả của mẹ Nhu cho
cách mạng đã được Đảng và Nhà nước ghi công, truy tặng nhiều danh hiệu cao quý, đặc biệt là danh hiệu Anh hùng Lực
lượng vũ trang nhân dân năm 1995.

You might also like