You are on page 1of 3

CÂU HỎI

I. CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ


Câu 1: Kết quả lớn nhất của cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 là:
A. Làm thất bại âm mưu bình định, mở rộng địa bàn chiếm đóng của Pháp.
B. Làm thất bại âm mưu kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng của Pháp.
C. Làm phá sản bước đầu kế hoạch Nava.
D. Làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp - Mĩ.
Câu 2: Đảng Lao động Việt Nam đề ra phương hướng chiến lược của quân dân ta trong đông xuân 1953-1954 nhằm mục đích
A. Bảo vệ cơ quan đầu não và bộ đội chủ lực của ta ở Việt Bắc.
B. Phá thế bao vây cả trong lẫn ngoài của địch đối với Việt Bắc.
C. Tiêu diệt tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của Pháp và Mỹ ở Đông Dương.
D. Phân tán lực lượng cơ động chiến lược của Pháp ở đồng bằng Bắc Bộ
Câu 3: Trong Đông Xuân (1953 - 1954), Pháp phải tăng cường lực lượng cho Pleiku sau khi quân đội Việt Nam dân chủ cộng hòa giải
phóng nơi nào dưới đây?
A. Phú Yên
B. Kon Tum
C. Buôn Ma Thuột
D. Bình Định
Câu 4: Chiến thắng nào trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) có ý nghĩa làm xoay chuyển cục diện chiến trường Đông
Dương?
A. Chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947.
B. Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950.
C. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
D. Chiến dịch Hòa Bình (1951 – 1952).
Câu 5:Đảng và Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho bốn liệt sĩ trong chiến dịch Điện Biên Phủ là
A. Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Trần Cừ và Trần Can.
B. Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót và Nguyễn Đình Bể.
C. Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót và Cù Chính Lan.
D. Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót và Trần Can
Câu 6: Nhận xét nào sau đây là sai về chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 ?
A. Đây là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên và lớn nhất của quân đội ta.
B. Đây là chiến dịch diễn ra trong hoàn cảnh hai bên có sự chuẩn bị chu đáo.
C. Chiến dịch đã huy động đến mức cao nhất về lực lượng hai phía.
D. Có tác dụng quyết định đến thắng lợi trên các mặt trận khác
Câu 7: Mật danh của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là
A. Hoàng Hoa Thám
B. Quang Trung
C. Lê Hồng Phong 2
D. Trần Đình
Câu 8: Đâu không phải là nguyên nhân để Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc
tiến chắc” trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
A. Bộ đội chủ lực Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trong đánh công kiên
B. Pháo binh và bộ binh thiếu kinh nghiệm trong đánh hợp đồng binh chủng
C. Ưu thế về quân số và vũ khí của thực dân Pháp
D. Hậu phương khó có thể huy động được sự chi viện lớn trong thời gian ngắn
Câu 9:Những câu thơ sau gợi cho em nhớ đến chiến thắng lịch sử nào của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954)?
“Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt Máu trộn bùn non Gan không núng Chí không mòn!”
A. Chiến dịch Việt Bắc thu- đông năm 1947
B. Chiến dịch Biên giới thu- đông năm 1950
C. Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
Câu 10: Phương châm tác chiến của Bộ chính trị Trung ương Đảng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là
A. Đánh chắc, tiến chắc
B. Đánh nhanh, thắng nhanh
C. Đánh lâu dài
D. Kết hợp giữa đánh và đàm
Câu 11: Điểm tương đồng về mục tiêu mở các chiến dịch trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) của quân và dân Việt Nam là
A. Mở rộng căn cứ địa Việt Bắc
B. Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch
C. Giành quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ
D. Phá vỡ âm mưu bình định, lấn chiếm của Pháp
Câu 12: Điểm yếu cơ bản của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ do Pháp - Mĩ xây dựng là:
A. Nằm cô lập giữa vùng rừng núi Tây Bắc
B. Thiếu thốn về trang thiết bị kĩ thuật
C. Cách xa hậu phương của quân Pháp
D. Là vùng rừng núi nên khó cơ động lực lượng

Câu 13: Phương châm tác chiến của ta trong Đông - xuân 1953 -1954 là gì?
A. “Đánh nhanh, thắng nhanh”.
B. “Đánh chắc, thắng chắc”.
C. “Đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng”.
D. “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, đánh chắc thắng”.
Câu 14: Nguyên nhân chủ yếu để Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954?
A. Để tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch
B. Để giải phóng vùng Tây Bắc
C. Tạo điều kiện để giải phóng Bắc Lào
D. Để làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava
Câu 15: Đâu không phải là ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954?
A. Giáng đòn quyết định vào kế hoạch Nava
B. Bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava
C. Xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương
D. Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi

II. NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN:


Câu 16: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày tháng năm nào?
Đáp án: 26/3/1931
Câu 17: Tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội tiền thân của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành lập vào thời gian nào?
Đáp án: 1925
Câu hỏi về người sáng lập và lãnh đạo Đoàn
Câu 18: Tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội tiền thân của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do ai sáng lập?
Đáp án: Bác Hồ
Câu 19: Đội TNTP Hồ Chí Minh do ai trực tiếp phụ trách và lãnh đạo?
Đáp án: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Câu hỏi về các phong trào Đoàn
Câu 20: Trong thời gian kháng chiến chống Mỹ cứu nước Đoàn ta dấy lên một phong trào thanh niên tình nguyện ra chiến trường cứu nước.
Đó là phong trào gì?
Đáp án: Thanh niên xung phong

Câu hỏi về các nhân vật lịch sử


Câu 21: Người đoàn viên đầu tiên đã ngã xuống vì sự nghiệp cách mạng là ai? Lúc đó anh bao nhiêu tuổi?
Đáp án: Lý Tự Trọng, 17 tuổi
Câu 22. “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác…” Câu nói bất hủ trên là của
ai?
Đáp án: Lý Tự Trọng
Câu 23. "Mùa hoa Lêkima nở, ở quê ta miền đất đỏ, sông núi vẫn nhắc tên người anh hùng", người ấy là ai?
Đáp án: Võ Thị Sáu
Câu hỏi về ý nghĩa chiếc huy hiệu Đoàn
Câu 24: Em hãy cho biết ý nghĩa chiếc huy hiệu Đoàn là gì?
Đáp án: Biểu thị sức mạnh, ý chí của thanh niên Việt Nam, tính xung kích của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Câu hỏi về các bài hát liên quan đến Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Câu 25: Bài hát chính thức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là gì?
Đáp án: Thanh niên làm theo lời Bác (Hay còn gọi là Đoàn ca) - Sáng tác: Hoàng Hà
Câu 26: Theo điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khóa X, Độ tuổi để xét kết nạp Đoàn là bao nhiêu?
Đáp án: Tại thời điểm xét kết nạp, người được kết nạp vào Đoàn tuổi từ 16 (từ đủ 15 tuổi + 1 ngày) và không quá 30 tuổi.
Câu 27. Đối tượng được xét kết nạp Đoàn viên danh dự là gì?
Đáp án: Những người đã trưởng thành đoàn có tâm huyết, có nhiều đóng góp với Đoàn, có uy tín trong thanh thiếu niên và xã hội,
đồng ý làm đoàn viên danh dự.
Câu 28. Bài ca chính thức của Đoàn (Đoàn ca) Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có tên là gì?
a. Thanh niên làm theo lời Bác.
b. Tiến lên đoàn viên.
c. Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ.
d. Lên đàng.
Câu 29. Tác giả của bài Đoàn ca là ai?
a. Văn Cao.
b. Lưu Hữu Phước.
c. Hoàng Hà.
d. Hoàng Hòa.
Câu 30. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào?
a. Hợp tác, bình đẳng, phối hợp và thống nhất hành động.
b. Tập trung dân chủ.
c. Hiệp thương dân chủ.
d. Tự nguyện, tự quản.
Câu 31: Khi được thành lập, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có tên là gì?
a. Đoàn Thanh niên Cộng sản Việt Nam.
b. Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương.
c. Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương.
d. Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương.
Câu 32. “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng chứ không thể là con đường nào khác”. Đây là câu nói nổi
tiếng của ai?
a. Lý Tự Trọng.
b. Nguyễn Văn Trỗi.
c. Nguyễn Thái Bình.
d. Tất cả đều sai.
Câu 33. Người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi đã hy sinh anh dũng được truy tặng danh hiệu cao quý "Cảm tử quân số 1 của Thủ đô" là
ai?
a. Lê Gia Định.
b. Nguyễn Viết Xuân.
c. Cao Xuân Quế.
d. Lê Cảnh Nhượng.
Câu 34. Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II, đồng chí được bầu làm Bí thư thứ nhất là ai?
a. Vũ Quang.
b. Vũ Mão.
c. Nguyễn Lam.
d. Vũ Trọng Kim.
Câu 35. “Các đồng chí ngẩng cao đầu, nhằm thẳng quân thù mà bắn “ Đây là câu nói nổi tiếng của ai?
a. Lý Tự Trọng.
b. Nguyễn Văn Trỗi.
c. Nguyễn Viết Xuân.
d. Tất cả đều sai.
Câu 36. Câu nói “Mỗi thanh niên hãy sống những ngày đẹp nhất, hãy bắt tay vào những công việc bình thường nhưng có ích cho
đời” là của:
a. Đồng chí Nguyễn Văn Linh.
b. Đồng chí Đỗ Mười.
c. Đồng chí Lê Khả Phiêu.
d. Đồng chí Nông Đức Mạnh.
Câu 37. Câu nói “Đâu Đảng cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm “do Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự và phát biểu căn dặn
Đoàn viên thanh niên tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ mấy của Đoàn?
a. Lần thứ hai.
b. Lần thứ ba.
c. Lần thứ tư.
d. Lần thứ năm.
Câu 38. “Hãy nhớ lấy lời tôi, đả đảo đế quốc Mỹ, đả đảo Nguyễn Khánh, Hồ Chí Minh muôn năm, Hồ Chí Minh muôn năm, Hồ Chí
Minh muôn năm, Việt Nam muôn năm “ Đây là câu nói nổi tiếng của ai?
a. Lê Quang Vịnh.
b. Nguyễn Văn Trỗi.
c. Nguyễn Thái Bình.
d. Tất cả đều sai.
Câu 39. Các anh hùng liệt sĩ tiêu biểu của tuổi nhỏ trước giải phóng là:
a. Lý Tự Trọng, Lê Văn Tám, Trần Văn Chẩm.
b. Lý Tự Trọng, Kim Đồng, Lê Văn Tám.
c. Võ Thị Sáu, Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Văn Trỗi.
d. Kim Đồng, Lê Văn Tám, Hồ Văn Mên.
Câu 40: Đồng chí Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn đầu tiên của Việt Nam là ai?
a. Hoàng Phương
b. Trần Bạch Đằng
c. Nguyễn Lam
d. Nguyễn Văn Cừ

You might also like