You are on page 1of 6

Phần I:

A. Đường đạn trong không gian:


1. Định nghĩa: Đường đạn trong không gian là một đường cong do trọng tâm
đầu đạn vạch ra khi bay.
2. Đặc điểm của đường đạn:
 Đường đạn trong không khí là đường cong không cân đối
 Góc phóng nhỏ hơn góc rơi.
 Tốc độ đầu lớn hơn hơn tốc độ cuối
 Đoạn lên căng và dài hơn đoạn xuống
 Đỉnh đường đạn ở gần điểm rơi hơn điểm phóng
3. Các yếu tố quyết định đến đường đạn:
 Do trọng lực của đầu đạn (sức cản không khí, lực hút trái đất):
Đầu đạn khi bay chịu lực hút của trái đất, khi ra khỏi miệng nòng súng
khoảng 50m thì bắt đâù tách ra khỏi đường phóng rơi dần xuống, đồng thời tiếp
tục chuyển động theo lực quán tính nên đường đạn bị cong.
 Do góc bắn:
Là góc hợp bởi trục nòng súng (đường phóng) và mặt phẳng ngang.
Góc bắn có tầm bắn xa nhất của súng CKC - AK - RPĐ - B41 - ĐL là 350
Khi bắn ở góc nhỏ hơn góc bắn có tầm bắn xa nhất:
+ Góc bắn càng nhỏ, tầm bắn càng gần, đường đạn càng căng; + Góc
bắn càng lớn, tầm bắn càng xa, đường đạn càng cong.
Khi bắn ở góc lớn hơn góc bắn có tầm bắn xa nhất:
+ Góc bắn càng lớn đường đạn càng cong, tầm bắn càng gần;
+ Góc bắn càng nhỏ, tầm bắn càng xa, đường đạn càng căng.
 Do tốc độ đầu đạn:
Nếu tốc độ đầu của đạn càng lớn (nhanh) thì đường đạn căng và thấp
Nếu tốc độ đầu nhỏ (chậm) thì đường đạn cong và cao.
 Do sức cản không khí:
- Đầu đạn chuyển động trong không gian luôn va chạm với không khí và bị
cản liên tục làm đầu đạn giảm dần tốc độ.
- Vì vậy đầu đạn được cấu tạo hình dáng khí động học (đầu nhọn, đuôi thon)
vừa bay vừa khoan trong không gian với sơ tốc xoáy 3.000 vòng/giây để ổn
định góc bay của đầu đạn.
- Mặt khác, khi tốc độ chậm dần lại bị lực hút của trái đất làm cho đầu đạn
rơi xuống

B. Ý nghĩa thực tiễn trong chiến đấu:


1. Các loại đường đạn:
 Đường đạn căng: Là loại đường đạn được tạo nên bởi góc bắn nhỏ hơn góc bắn
có tầm bắn xa nhất.
 Đường đạn cầu vồng: Là loại đường đạn được tạo nên bởi góc bắn lớn hơn góc
bắn có tầm bắn xa nhất.
 Đường đạn liên hợp: Là đường đạn có góc bắn khác nhau nhưng có tầm bắn
như nhau.
2. Ý nghĩa thực tiễn trong chiến đấu:
Khi bắn các loại súng CKC-K63-AK-RPĐ-ĐL-B41…nên sử dụng đường
đạn căng để có phạm vi nguy hiểm lớn, ít phải thay đổi góc bắn, hiệu
quả bắn cao.
Tuy nhiên, đường đạn căng thì phạm vi sát thương địch ở sau các
khối chắn bị hạn chế do có KCĐ và KAT lớn.
Trong chiến đấu, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể người bắn luôn
phải thay đổi góc bắn, vị trí bắn, tận dụng đường đạn cầu vồng, đường
đạn liên hợp để tiêu diệt các M ở sau vật che đỡ.

Muốn trở thành người bắn giỏi, bắn bảo đảm tiêu diệt các mục tiêu trong các điều
kiện và tình huống khác nhau, hoàn thành tốt nhiệm vụ bắn, đòi hỏi người bắn
phải:
- Phải thành thạo trong việc sử dụng súng.
- Phải có tư thế, động tác, yếu lĩnh bắn tốt.
- Phải nắm chắc lý thuyết bắn.

Phần II:
1. Ngắm bắn:
A) Khái niệm về ngắm bắn: Đường đạn trong không gian là một đường cong. Vì vậy,
nếu ta chĩa thẳng trục nòng súng vào mục tiêu để mà bắn, sẽ không trúng đích.
Muốn bắn trúng ta phải xác định góc bắn, hướng bắn tương ứng vào điểm định bắn
trên mục tiêu. Trên súng có bộ phận ngắm, người bắn chỉ cần sử dụng bộ phận
ngắm, ngắm vào M bóp cò, đạn sẽ trúng vào điểm ta định bắn.
1. Đường ngắm cơ bản: Là đường thẳng từ mắt người ngắm qua chính giữa
mép trên khe ngắm (hoặc qua tâm lỗ ngắm) đến điểm chính giữa mép trên đầu
ngắm.
2. Điểm ngắm đúng: Là điểm ngắm được xác định trước sao cho khi ngắm vào
đó để bắn thì quĩ đạo của đường đạn đi qua điểm định bắn trên M.
3. Đường ngắm đúng: Là đường ngắm cơ bản được dóng vào điểm ngắm đã
được xác định với điều kiện mặt súng phải thăng bằng.
B) Ảnh hưởng của ngắm đến kết quả bắn:
Muốn bắn trúng mục tiêu, người bắn phải thực hiện 3 yếu tố:
1. Chọn thước ngắm
2. Có điểm ngắm đúng
3. Có đường ngắm đúng
Nếu thiếu hoặc thực hiện sai 1 trong 3 yếu tố trên thì khả năng bắn trúng mục tiêu sẽ
thấp hoặc không trúng mục tiêu. Sự sai lệc đó biểu hiện như sau:
1. Đường ngắm cơ bản sai lệch (bộ phận ngắm cơ khí):
Là hiện tượng khi so với điểm ngắm trên mục tiêu, đầu ngắm không nằm
chính giữa khe ngắm, mép trên đầu ngắm không ngang bằng với mép trên khe
ngắm.

ĐSL: Độ sai lệch của điểm chạm trên mục tiêu.


ĐSLĐNCB.
D: Cự ly bắn.
ĐNG: Đường ngắm gốc.
Nếu điểm chính giữa mép trên đầu ngắm thấp (cao) hơn so với điểm chính
giữa mép trên khe ngắm thì điểm chạm trên mục tiêu cũng thấp (cao) hơn so với
điểm định bắn trúng.
Nếu điểm chính giữa mép trên đầu ngắm lệch trái (phải) hơn so với điểm
chính giữa mép trên khe ngắm thì điểm chạm trên mục tiêu cũng lệch trái (phải)
so với điểm định bắn trúng.
2. Điểm bắn sai lệch:
Khi đường ngắm cơ bản đã chính xác, mặt súng thăng bằng, nếu điểm ngắm
sai lệch so với điểm ngắm đúng bao nhiêu thì điểm chạm trên mục tiêu sẽ sai
lệch so với điểm định bắn trúng bấy nhiêu.
3. Mặt súng không thăng bằng:
Khi có đường ngắm cơ bản đúng, có điểm ngắm đúng, nếu mặt súng
nghiêng về bên nào thì điểm chạm trên mục tiêu sẽ thấp và lệch về bên đó
4. Sai lệch do yếu tố khách quan:
Thực hiện tốt các chế độ lau chùi, bảo quản giữ gìn súng đạn, kiểm tra tình
trạng ký thuật của súng trước khi đưa ra sử dụng
Súng AKM và AKMS có cấu tạo thêm bộ phận giảm nẩy cho ở miệng nòng
súng làm giảm bớt độ nẩy của súng làm tăng hiệu quả bắn liên thanh
5. Cách khắc phục:
Người bắn:
Tích cực rèn luyện động tác yếu lĩnh bắn, các nội dung về kỹ thuật ngắm
bắn. Người bắn phải thực hiện đúng yếu lĩnh tư thế động tác bắn, triệt để lợi
dụng các vật tư, giá súng bằng, chắc, điều, bền để hạn chế góc nẩy của súng
trong quá trình bắn.
Nắm thật chắc những nguyên nhân gây ra sai lệch, để khắc phục có hiệu quả
trong khi bắn.
6. Cách lấy đường ngắm vào bia:

2. Tư thế bắn súng tiểu liên AK:


 Khái niệm chung: Trong chiến đấu người bắn súng tiểu liên phải căn cứ vào
nhiệm vụ địa hình và tình hình địch để chọn tư thế nằm quỳ đứng bắn cho thích
hợp.
 1.Trường hợp vận dụng:
Trong chiến đầu, tình hình địch, địa hình không cho phép người bắn thực
hiện động tác quỳ bắn và đứng bắn.
Trong học tập, được lệnh của người chỉ huy, người bắn làm động tác nằm
bắn có bệ tùy (hoặc không)
 2.Động tác nằm bắn:
Gồm:
- Động tác nằm chuẩn bị bắn
Khẩu lệnh: mục tiêu bia số 4a.... Nằm chuẩn bị bắn
Động tác:
Tư thế chuẩn bị: đang vận động hoặc đứng tại chỗ, người bắn tay
xách súng lên ngang thắt lưng, nòng súng chếch lên trên về trước,hợp
với thân người 1 góc 45 độ
Cử động 1: Chân phải bước lên 1 bước dài theo hướng bàn chân
phải, dùng mũi bàn chân trái làm trụ xoay gót sang trái để người hướng
theo hướng bàn chân phải
Cử động 2: Chống bàn tay trái xuống đất trước mũi chân phải
khoảng 20cm, mũi bàn tay chếch về bên phải phía sau, thứ tự đặt cẳng
tay, khuỷu tay trái, đùi trái xuống đất
Cử động 3: Tay phải lao súng về trước, đồng thời tay trái ngửa ra
đỡ lấy ốp lót tay, chân phải duỗi về sau, hai gót chân mở rộng bằng vai,
hai mũi chân hướng sang hai bên, người nằm chếch so với hướng bắn
một góc khoản 300
+ Động tác lắp đạn: tay phải rời ốp lót tay, dùng ngón cái tay phải
đẩy lẫy giữ hộp tiếp đạn hoặc kết hợp bóp, tháo hộp tiếp đạn...

- Động tác bắn:


Gồm động tác: giương súng, nằm & bóp cò
- Động tác giương súng:
+ Trường hợp không có bệ tì:
 Tay trái có thể nắm ốp lót tay dưới hoặc hộp tiếp đạn.
 Tay phải nắm tay cầm, hộ khẩu tay đặt phía sau tay cầm, ngón trỏ
đặt ngoài vành cò, các ngón còn lại nắm chắc tay cầm (Súng CKC
nắm cổ tròn báng súng).
 Hai tay kết hợp nâng súng lên giữ cho súng không bị nghiêng, tì đế
báng súng vào hõm vai phải, giữ và gì súng chắc vào vai, cánh tay
dưới tay trái khép sát hộp tiếp đạn, cánh tay phải mở tự nhiên
 Động tác giương súng phải đạt được 4 yêu cầu: Bằng, chắc, đều,
bền.

- Động tác thôi bắn:


Gồm động tác: giương súng, nằm & bóp cò
 Động tác giương súng
+ Trường hợp có bệ tì:
Động tác giương súng như khi bắn không có bệ tì, chỉ khác:
Ngoài tay giữ súng, súng còn được tì trực tiếp hoặc gián tiếp
lên vật tì
Động tác ngắm:
 Áp má phải vào báng súng với sức vừa phải.
 Mắt trái nheo tự nhiên.
 Mắt phải ngắm qua khe ngắm đến đầu ngắm.
 Hai tay điều chỉnh súng để lấy đường ngắm cơ bản sau đó gióng đường ngắm
cơ bản vào điểm định ngắm trên mục tiêu
Động tác bóp cò:
 Dùng phần cuối đốt thứ nhất và đốt thứ hai của ngón trỏ tay phải để bóp cò.
 Bóp cò êm, đều, thẳng trục nòng súng về sau cho tới khi đạn nổ.

C. Động tác thôi bắn:


Khẩu lệnh : “Thôi bắn, tháo đạn - đứng dậy”.
Động tác 1: Tay phải nắm ốp lót tay, người hơi nghiêng sang trái, đùi trái co lên
ngang thắt lưng, tay phải đặt súng đặt trên đùi trái, đồng thời bàn tay trái thu về úp
dưới ngực.
Động tác 2: Dùng sức của tay trái và hai chân nâng người dậy, chân phải bước
lên một bước ngang bàn tay trái, đồng thời xoay mũi bàn tay trái về trước, chân trái
duỗi thẳng.
Động tác 3: Dùng sức của tay trái và hai chân nâng người dậy, kéo chân trái lên
sát chân phải thành tư thế đứng nghiêm.
3. Bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng súng bộ binh (TLAK):
a Ý nghĩa, đặc điểm, yêu cầu:
- Ý nghĩa: Nhằm rèn luyện cho học sinh nắm chắc và thực hiện tốt động tác bắn cơ
bản, kĩ năng bắn trúng, chụm vào mục tiêu cố định ban ngày
- Đặc điểm:
- Là bài bắn cơ bản, đòi hỏi mức độ ngắm bắn chính xác và động tác thuần thục
- Mục tiêu được bố trí cố định, có vòng tính điểm
- Người bắn ở tư thế nằm bắn có bệ tì nên dễ chủ quan, không chú ý đến kỹ
thuật ngắm bắn, ảnh hưởng tâm lí khi bắn
- Yêu cầu:
- Tích cực, tự giác tập luyện
- Thực hiện tốt động tác, nâng cao kỹ năng ngắm bắn.
- Xây dựng tâm lí vững vàng, tự tin
b Điều kiện bài bắn:
Mục tiêu: Bia số 4a màu đen tượng trưng cho tên địch (rộng 0,4m, cao 0,5m) có
vòng tính điểm, được dán trên khung bia có kích thước 0,75m x 0,75m.
Cự li bắn: 100m.
Tư thế bắn: Nằm bắn có bệ tì.
Phương pháp bắn: Phát một.
Thời gian bắn: 5 phút.
Thành tích:
Giỏi : Từ 25 đến 30 điểm.
Khá : Từ 20 đến 24 điểm.
Trung bình : Từ 15 đến 19 điểm.
Yếu : Dưới 15 điểm.
c Cách chọn thước ngắm, điểm ngắm:
Tùy theo từng điều kiện bắn cụ thể để chọn thước ngắm,
điểm ngắm cho phù hợp
Khi chọn thước ngắm thường chọn thước ngắm tương ứng với cự ly bắn
hoặc chọnthước ngắm lớn hơn cự li bắn

Cách thực hành tập bắn.


 Tại vị trí chờ đợi, người tập nghe thấy chỉ huy goi tên mình thì hô “Có”. Khi có
lệnh vào vị trí thì hô “Rõ”, sau đó đi đều vào vị trí tập bắn cách bệ tì khoảng
1,5m thì dừng lại.
 Nghe lệnh “Nằm bắn”, người tập làm động tác nằm chuẩn bị bắn, sau đó thực
hành ngắm bắn vào mục tiêu. Cứ như vậy, người tập làm động tác ngắm bắn vào
mục tiêu 4- 5 phát hoặc đến hết thời gian quy định.
 Nghe lệnh “Thôi bắn, tháo đạn, khám súng - Đứng dậy”, người tập làm động tác
tháo đạn, khám súng, sau đó làm động tác đứng dậy.
 Nghe lệnh “Về vị trí”, người tập làm động tác quay đằng sau, đi đều về vị trí quy
định.

Khẩu lệnh
01 – LẤY SÚNG
02 – NẰM CHUẨN BỊ BẮN
03 – CHUẨN BỊ ĐẠN
04 – GIƯƠNG SÚNG
05 – TỰ ĐỘNG BẮN
06 – THÔI BẮN, THÁO ĐẠN, KHÁM SÚNG
07 – ĐỨNG DẬY
08 – ĐẶT SÚNG

You might also like