You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


------------o0o-----------

BÁO CÁO THU HOẠCH


TUẦN LỄ ĐỊNH HƯỚNG
Năm học 2023 – 2024

Họ và tên sinh viên:...................................................Mã lớp:...........................

Mã số sinh viên:.........................................................Số trang bài làm:...........

Chữ ký nộp bài của sinh viên:

Điểm Họ tên và chữ ký của Giảng viên chấm bài


Bằng số Bằng chữ
Giảng viên chấm thi 1:

Giảng viên chấm thi 2:

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 08 năm 2023


Câu 1 (3 điểm): Anh/chị đang theo học chương trình nào? Vì sao anh/chị chọn chương
trình này. Trình bày mức điểm tối thiểu sinh viên cần đạt để hoàn thành học phần,
mức điểm phải thi lại và học lại trong chương trình này?
a) Hiện tại, tôi đang theo học chương trình Cử nhân Kinh Doanh Bedfordshire năm thứ hai
chính khóa, lớp K60BFC.
b) Tôi lựa chọn học chương trình này vì sau khi hoàn thành hai năm học chương trình Cử
nhân Quản trị Kinh Doanh New Brunswick, sinh viên được nhà trường đề xuất nhiều lựa
chọn. Chúng tôi có thể tiếp tục học New Brunswick khi chuyển tiếp sang Mỹ, Canada với
yêu cầu về mặt tài chính phù hợp và trong thời gian này gia đình tôi gặp khó khăn về kinh tế
nên không thể đáp ứng được điều kiện của chương trình để có cơ hội đi du học. Bên cạnh
đó, sinh viên được chuyển sang chương trình Bedfordshire nếu vẫn muốn học tại Việt Nam
và không cần phải chuyển ngành học nên tôi đã quyết định với lựa chọn này vì đây là điều
phù hợp nhất với khả năng của bản thân tôi.
c) Mức điểm tối thiểu sinh viên cần đạt để hoàn thành học phần, mức điểm phải thi lại và
học lại như sau:
* Đối với năm ngôn ngữ, năm 1 và 2 chính khóa
- Điểm học phần được chuyển thành điểm chữ như sau:
A+ 80-100 B+ 67-69 C+ 57-59 D+ 47-49 E 30-39 G 0
A 75-79 B 64-66 C 54-56 D 44-46 F 25-29
A- 70-74 B- 60-63 C- 50-53 D- 40-43 F- 1-24
- Điểm thi học phần hoặc điểm học phần tối thiểu cần đạt để hoàn thành học phần: 40
- Sinh viên phải thi lần 2 hoặc học lại nếu sinh viên thuộc 1 trong các trường hợp tương ứng
dưới đây:
Thi lần 2 – Resit Học lại – Retake
 Điểm thi học phần  Điểm thi học phần hoặc điểm học phần qua 02 (hai) lần thi
lần 1: dưới 40; (thi lần một và thi lần hai) đều dưới 40 điểm;
 Điểm học phần  Điểm học phần lần 1: 0 - 29 điểm.
(thi lần 1): 30-39  Vi phạm các quy định về đạo văn của đối tác nước ngoài
hoặc vi phạm thời gian nộp bài 02 lần theo phương thức trực
tuyến.
* Đối với năm cuối

- Điểm học phần được chuyển thành điểm chữ và xếp loại tốt nghiệp như sau:
Điểm học phần Điểm chữ Xếp hạng
Mark band % Grade letter Award classification
80-100 A+
75-79 A 1 – First Class Giỏi – Distinction
70-74 A-
67-69 B+
64-66 B 2:1 – Upper Second Class Khá – Merit
60-63 B-
57-59 C+
54-56 C 2:2 – Lower Second Class Trung bình – Pass
50-53 C-
47-49 D+
44-46 D 3 – Third Class Trung bình – Pass
40-43 D-
30-39 E
25-29 F Kém – Fail Kém – Fail
1-24 F-
0 G Không nộp bài – Non-submission
- Sinh viên phải thi lần 2 hoặc học lại nếu sinh viên thuộc 1 trong các trường hợp tương ứng
dưới đây:
Thi lần 2 – Resit Học lại – Retake
- Điểm thi học phần lần 1 dưới 40; - Điểm học phần qua 02 (hai) lần thi dưới 40;
- Sinh viên không nộp bài thi học - Sinh viên không nộp các bài thi học phần;
phần nào thì được thi lại lần 2 bài thi - Vi phạm các quy định về đạo văn của đối tác
đó và đạt tối đa điểm D-. nước ngoài hoặc vi phạm thời gian nộp bài 02
lần theo phương thức trực tuyến.

Câu 2 (2 điểm): Trình bày các lựa chọn sinh viên có thể chuyển tiếp và điều kiện
chuyển tiếp của chương trình anh/chị đang theo học?
- Hoàn thành giai đoạn học tập tại Việt Nam (tất cả các môn học phải đạt điểm 40 điểm trở
lên theo thang điểm 100);
- Có chứng chỉ IELTS Academic từ 6.0 trở lên (không có điểm thành phần dưới 5.5). Chứng
chỉ còn giá trị sử dụng đến thời hạn xét hồ sơ (dự kiến tháng 09). Trường hợp sinh viên
mong muốn chuyển tiếp học năm 4 tại Anh Quốc nhưng không đạt yêu cầu về ngoại ngữ,
Đại học Bedfordshire sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể để có thể học khóa Tiếng Anh tăng
cường tại Anh Quốc.
Câu 3 (3 điểm): Cơ sở II có thể hỗ trợ gì cho sinh viên thông qua mô hình Just-One-
Stop. Anh/chị đánh giá gì về mô hình này? Mô hình này nên được cải tiến như thế nào
để có thể hỗ trợ, phục vụ sinh viên tốt hơn nữa trong thời gian tới?
- Mô hình “Just One Stop” (JOS) là mô hình hỗ trợ người học xử lý các quy trình, thủ tục
liên quan đến quá trình đào tạo, học tập, rèn luyện tại Cơ sở II một cách thuận tiện, hiệu quả
chỉ tại một đơn vị đầu mối tiếp nhận xử lý và trả kết quả theo yêu cầu của sinh viên. Người
học sẽ được hỗ trợ xử lý đúng yêu cầu, đúng thủ tục, giấy tờ; liên hệ đúng một đơn vị; nhận
kết quả đúng thời hạn. Mô hình sẽ giúp người học được hỗ trợ giải quyết các thủ tục, giấy tờ
nhanh chóng, hiệu quả, không phải liên hệ nhiều đơn vị khác nhau. Đồng thời, việc ứng
dụng công nghệ thông tin trong quy trình giải quyết giúp sinh viên thực hiện các thủ tục trực
tuyến, không phải tiếp xúc nhiều, đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch trong tình hình
dịch bệnh diễn biến phức tạp và trong điều kiện trường Đại học Ngoại thương thực hiện đẩy
mạnh chuyển đổi số.
- Tôi cho rằng mô hình Just-One-Stop là một bước đi đúng hướng trong việc hỗ trợ và phục
vụ học sinh. Bằng cách tập trung hóa các dịch vụ, sinh viên sẽ giảm nhu cầu di chuyển qua
nhiều phòng ban và văn phòng, giúp họ tiết kiệm thời gian và công sức. Nó cũng thúc đẩy
trải nghiệm toàn diện và liền mạch của sinh viên, vì nhân viên tại trung tâm Just-One-Stop
có thể cộng tác và điều phối hiệu quả.
- Để nâng cao hơn nữa mô hình Just-One-Stop và hỗ trợ sinh viên tốt hơn trong tương lai,
một số cải tiến có thể được xem xét:
=> Đầu tiên, công nghệ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng
tiếp cận và hiệu quả. Việc triển khai một cổng thông tin trực tuyến hoặc ứng dụng di động
mạnh mẽ có thể giúp sinh viên dễ dàng truy cập thông tin và dịch vụ, cho phép họ hoàn
thành nhiệm vụ từ xa và giảm nhu cầu đến thăm trực tiếp trung tâm Chỉ một lần dừng.
=> Thứ hai, việc thường xuyên thu thập và xử lý phản hồi của sinh viên là rất quan trọng.
Việc tiến hành các cuộc khảo sát hoặc nhóm tập trung để hiểu nhu cầu, sở thích và điểm yếu
của học sinh có thể giúp ích cho những nỗ lực cải tiến liên tục. Phản hồi này nên được sử
dụng để xác định các lĩnh vực cần cải thiện và thực hiện những thay đổi cần thiết để phục vụ
tốt hơn cho nhu cầu ngày càng tăng của học sinh.
=> Thứ ba, cần cung cấp các chương trình đào tạo và phát triển nhân viên phù hợp để đảm
bảo rằng nhân viên của trung tâm Chỉ cần một cửa có kỹ năng và kiến thức phù hợp để hỗ
trợ sinh viên một cách hiệu quả. Đào tạo về dịch vụ khách hàng, giải quyết vấn đề và làm
quen với các lĩnh vực dịch vụ khác nhau sẽ cho phép nhân viên giải quyết các mối quan tâm
của sinh viên một cách đầy đủ và đưa ra hướng dẫn chính xác.
=> Cuối cùng, việc thúc đẩy văn hóa hợp tác và tích hợp giữa các phòng ban và văn phòng
khác nhau trong khuôn viên trường là điều cần thiết. Sự liên lạc và hợp tác thường xuyên
giữa các khoa học thuật, công tác sinh viên và các đơn vị hành chính có thể giúp phá vỡ các
rào cản, điều chỉnh các nỗ lực và đảm bảo luồng thông tin và hỗ trợ liền mạch cho sinh viên.
- Nhìn chung, mô hình Just-One-Stop là một cách tiếp cận đầy hứa hẹn để hỗ trợ sinh viên
và bằng cách kết hợp công nghệ, thu thập phản hồi, đầu tư vào đào tạo nhân viên và thúc
đẩy sự hợp tác, mô hình này có thể được cải thiện hơn nữa để phục vụ và hỗ trợ sinh viên
tốt hơn trong tương lai.
Câu 4 (2 điểm): Quyền lợi của sinh viên khi tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu khoa
học là gì? Sinh viên có thể đăng ký tham gia nghiên cứu khoa học bằng hình thức nào?
a) Sinh viên có các quyền lợi sau khi tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học:
- Được đề xuất, đăng ký thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học;
- Được tạo điều kiện sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị sẵn có của cơ sở giáo dục đại học để
thực hiện hoạt động nghiên cứu;
- Được hỗ trợ kinh phí nghiên cứu khoa học theo định mức quy định của cơ sở giáo dục đại học;
- Được công bố, hỗ trợ công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học, kỷ yếu, các ấn phẩm
khoa học và công nghệ khác trong và ngoài nước theo quy định;
- Được hỗ trợ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với các kết quả nghiên cứu theo quy định hiện hành;
- Được xem xét ưu tiên cộng điểm học tập, điểm rèn luyện; ưu tiên xét cấp học bổng và các danh
hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định của cơ sở giáo dục đại học;
- Được hưởng các quyền lợi khác theo quy định.
b) Nếu có nguyện vọng nghiên cứu khoa học thì sinh viên có thể thực hiện cách sau:
- Lập nhóm và đăng ký tham gia vào cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học được tổ chức hàng
năm tại trường và các cuộc thi như Eureka của Thành đoàn TP.HCM, cuộc thi Olympic Kinh tế
lượng ... theo thông báo của ĐTN, HSV và CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học.
- Nếu có ý tường hay, sinh viên có thể liên hệ giảng viên, cố vấn học tập Giáo viên chủ. nhiệm để
được hướng dẫn và các anh chị khóa trên để thành lập nhóm nghiên cứu.

You might also like