You are on page 1of 2

YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG CỦA BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

(Tối thiểu 40 trang)

1. Tiêu đề bài tiểu luận (Title): Chỉ tên bài tiểu luận, số lượng từ trong tiêu đề bài
tiểu luận thông thường từ 10-18 từ phản ánh nội dung đề cập trong bài tiểu luận.

2. Tóm tắt (Abstract): Số lượng từ phần này là 100-250 từ. Tóm tắt bài tiểu luận
thường phải thể hiện vấn đề/mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết
quả tác giả mới tìm ra, và kết luận. Tất cả được trình bày hết sức ngắn gọn, cô
đọng. Dưới tóm tắt là từ khóa (Key words) gồm 3 - 5 từ quan trọng có tần suất lặp
lại nhiều.

3. Giới thiệu (Introduction): Đây là phần dẫn nhập, phần này thường nói về cơ sở,
lý do, tầm quan trọng của vấn đề tác giả muốn nghiên cứu và cấu trúc của bài tiểu
luận. Quan trọng nhất là tác giả phải nêu rõ câu hỏi nghiên cứu của mình (research
question).

4. Lược sử về nghiên cứu trước đây (Literature review): Phần này tác giả phải
nêu những nghiên cứu quan trọng trước đây trên thế giới đã làm liên quan đến vấn
đề mình nghiên cứu. Tác giả phải chỉ ra các nghiên cứu trước đã đi tới đâu, đạt kết
quả gì? Những gì còn thiếu, chưa hoàn chỉnh, hoặc bị sai lệch? kể cả về mặt lý
thuyết (theoretically) và thực nghiệm (empirically), từ đó tìm cách bổ sung, hoàn
chỉnh, điều chỉnh thể hiện sự đóng góp mới của tác giả cho sự phát triển khoa học.
(không quá 1/2 trang A4)

5. Mục tiêu và Phương pháp dùng cho nghiên cứu: Phần này đề cập đến mục
tiêu nghiên cứu, phương pháp sử dung cho nghiên cứu (phương pháp so sánh luật
và phương pháp diễn dịch). Đây là công cụ giúp tác giả trả lời câu hỏi nghiên cứu
của bản thân đưa ra. (nhóm tác giả biết sử dụng phương pháp định lượng sẽ được
công điểm)

6. Đánh giá, so sánh pháp luật Việt Nam về …………với quy định pháp luật
của Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc (Nhóm phải thống nhất sẽ so sánh các
nước cụ thể nào trước khi phân công thành viên giải quyết vấn đề A1, A2, A3…..)
Phần này tác giả chỉ rõ là để giải quyết vấn đề nghiên cứu thì tác giả đi giải
quyết những vấn đề cụ thể nào?
Ví dụ: để giải quyết vấn đề A (đảm bảo quyền con người khi nhà nước thu
hồi đất) thì tác giả sẽ giải quyết các vấn đề cụ thể A1 (hỗ trợ để ổn định sản xuất và
đời sống), A2 (hỗ trợ để chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm), A3 (hỗ trợ tái
định cư)……….(và các nội dung khác).
Nhóm sẽ phân công từng thành viên giải quyết từng vấn đề A1, A2,
A3…..Khi từng thành viên giải quyết từng vấn đề A1, A2, A3 thì phải làm rõ 05
nội dung dưới đây:
Quy định của Luật hiện hành, quy định của các văn bản hướng dẫn thi hành
về ?
Cơ sở lý luận của quy định pháp luật hiện hành về là gì?
Hạn chế, bất cập của quy định pháp luật hiện hành về là gì? Lí do của hạn
chế, bất cập là gì?
Kinh nghiệm giải quyết hạn chế, bất cập của quy định pháp luật hiện hành
về của các nước
Đánh giá, so sánh giữa quy định pháp luật Việt Nam hiện hành và kinh
nghiệm giải quyết hạn chế, bất cập của các nước để kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Việt Nam. Lí do kiến nghị là gì?

7. Kết luận (Conclusion): Phần kết luận tổng lược kết quả nghiên cứu, nêu bật ý
nghĩa khoa học của kết quả nghiên cứu, ứng dụng của chúng vào thực tế cuộc
sống, hoặc giúp cho việc hoạch định chính sách ra sao (đóng góp (contribution)
của nghiên cứu), ưu nhược điểm của nghiên cứu như thế nào, và những định hướng
cho các nghiên cứu liên quan trong tương lai.

8. Tài liệu tham khảo (References): Mục này gồm các tài liệu có trích dẫn hoặc
là cơ sở quan trọng cho việc phân tích logic của nghiên cứu đề cập trong tiểu luận.

(ít nhất 20 tài liệu tham khảo, trong nội dung


bài tiểu luận phải làm trích dẫn đầy đủ ít nhất là 20 trích dẫn)

You might also like