You are on page 1of 3

VAS Garden Hills – Grade 8 CEP&CAP – Hóa KHTN 8 ÔN TẬP KIỂM TRA HỆ SỐ 1 (sau tết)

BÀI TẬP TỔNG HỢP PHẦN ACID – BASE – THANG pH


A. TRẮC NGHIỆM (tiếp sau 10 câu trong TGC)
ACID
Câu 11. Chọn câu sai?
A. Acid luôn chứa nguyên tử H. B. Tên gọi của H2S là acid hydro sulfide.
C. Acid gồm nhiều nguyên tử hydrogen và gốc acid. D. Công thức hóa học của acid dạng HnA.
Câu 12. Cho dãy các acid sau: HCl, HNO3, H2SO3, H2CO3, H3PO4, H3PO3, HNO2. Số acid có ít nguyên tử oxygen là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 13. Nitric acid là tên gọi của acid nào sau đây?
A. H3PO4. B. HNO3. C. HNO2. D. H2SO3.
Câu 14. Hydrochloric acid có công thức hoá học là
A. HCl. B. HClO. C. HClO2. D. HClO3.
Câu 15. Dãy các gốc acid có cùng hóa trị là
A. Cl, SO3, CO3. B. SO4, SO3, CO3.
C. PO4, SO4. D. NO3, Cl, SO3.
Câu 16. Trong số những chất có công thức hoá học dưới đây, chất nào có khả năng làm cho quỳ tím đổi màu đỏ?
A. HNO3. B. NaOH. C. Ca(OH)2. D. NaCl.
Câu 17. Oxide tương ứng với acid H2SO3 là
A. SO2. B. SO3. C. SO. D. CO2.
Câu 18. Cho các chất sau: H2SO4, HCl, NaCl, CuSO4, NaOH, Mg(OH)2. Số chất thuộc loại acid là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 19. Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là
A. Fe, Cu, Mg. B. Zn, Fe, Cu. C. Zn, Fe, Al. D. Fe, Zn, Ag.
Câu 20. Nhóm chất tác dụng với nước và với dung dịch HCl là
A. Na2O, SO3, CO2. B. K2O, P2O5, CaO.
C. BaO, SO3, P2O5. D. CaO, BaO, Na2O.
BASE
Câu 11. Cho V (mL) dung dịch A gồm hai acid HCl 0,1M và H2SO4 0,1M trung hòa vừa đủ 30 mL dung dịch B gồm hai base
NaOH 0,8M và Ba(OH)2 0,1M. Trị số của V là?
A. 30 mL. B. 100 mL. C. 90 mL. D. 45 mL.
Câu 12. Cho 100 mL dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 100 mL dung dịch HCl 0,1M. Dung dịch thu được sau phản ứng:
A. Làm quỳ tím hoá xanh. B. Làm quỳ tím hoá đỏ.
C. Phản ứng được với Mg giải phóng khí hydrogen. D. Không làm đổi màu quỳ tím.
Câu 13. Base tan và không tan có tính chất hoá học chung là:
A. Làm quỳ tím hoá xanh. B. Tác dụng với oxide acid tạo thành muối và nước.
C. Tác dụng với acid tạo thành muối và nước. D. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxide base và nước.
Câu 14. Trung hoà hoàn toàn 200 mL dung dịch KOH 0,5M bằng 200 gam dung dịch HCl a%. Nồng độ phần trăm của dung
dịch (a%) là:
A. 1,825%. B. 3,650%. C. 18,25%. D. 36,50%.
Câu 15. Cho dung dịch chứa 0,9 mol NaOH vào dung dịch có chứa a mol H3PO4. Sau phản ứng chỉ thu được muối Na3PO4 và
H2O. Giá trị của a là:
A. 0,3 mol. B. 0,4 mol. C. 0,6 mol. D. 0,9 mol.
VAS Garden Hills – Grade 8 CEP&CAP – Hóa KHTN 8 ÔN TẬP KIỂM TRA HỆ SỐ 1 (sau tết)

Câu 16. Cho 200 mL dung dịch Ba(OH)2 0,4M vào 250 mL dung dịch H2SO4 0,3M. Khối lượng kết tủa thu được là:
A. 17,645 g. B. 16,475 g. C. 17,475 g. D. 18,645 g.
Câu 17. Thuốc dành cho bệnh nhân đau dạ dày có thành phần:
A. Al(OH)3 và Mg(OH)2. B. NaOH và Mg(OH)2.
C. Mg(OH)2 và KOH. D. NaOH và Al(OH)3.
Câu 18. NaOH có thể làm khô chất khí ẩm sau:
A. CO2. B. SO2. C. N2. D. HCl.
Câu 19. Cho 200 mL dung dịch KOH 1M tác dụng với 200 mL dung dịch H2SO4 1M, sau phản ứng cho thêm một mảnh Mg
dư vào sản phẩm thấy thoát ra một thể tích khí H2 (đkc) là:
A. 2,479 lít. B. 4,958 lít. C. 3,719 lít. D. 7,437 lít.
Câu 20. Hóa chất được sử dụng trong công nghiệp để sản xuất giấy, nhôm, chất tẩy rửa, ... là:
A. Ca(OH)2. B. Ba(OH)2. C. KOH. D. NaOH.
THANG pH
Câu 11. Thang pH thường dùng có các giá trị:
A. Từ 5 đến 8. B. Từ 1 đến 14. C. Từ 1 đến 13. D. Từ 1 đến 7.
Câu 12. Nhúng giấy quỳ tím vào nước xà phòng thì quỳ tím sẽ chuyển thành màu gì?
A. Đỏ. B. Xanh. C. Vàng. D. Hồng.
Câu 13. Dung dịch nào sau đây có pH > 7?
A. NaOH. B. H2SO4. C. NaCl. D. HNO3.
Câu 14. Dung dịch của một base ở 25 C có
0

A. pH = 7. B. pH > 7. C. pH < 7. D. pH < 14.


Câu 15. Hiện tượng mưa acid xảy ra khi pH của nước mưa ở:
A. lớn hơn 5,6. B. lớn hơn 6,7. C. nhỏ hơn 6,7. D. nhỏ hơn 5,6.
Câu 16. Cây hoa cẩm tú cầu có màu sắc khác nhau là phụ thuộc vào độ pH của đất trồng. Hoa có màu xanh khi độ pH của đất:
A. > 7. B. > 6. C. < 5. D. < 6.
Câu 17. Nếu pH = 7 thì dung dịch có môi trường:
A. Trung tính. B. Base. C. Acid. D. Muối.
Câu 18. Nếu pH < 7 thì dung dịch có môi trường:
A. Acid. B. Base. C. Muối. D. Trung tính.
Câu 19. Nếu pH > 7 thì dung dịch có môi trường:
A. Muối. B. Base. C. Acid. D. Trung tính.
Câu 20. Tôm, cá sống ở môi trường nước có độ pH trong khoảng:
A. 7,0 – 9,0. B. 7,0 – 8,0. C. 6,5 – 8,0. D. 7,0 – 8,5.
B. BÀI TẬP TỰ LUẬN
B1. BÀI TOÁN HÓA HỌC THEO PHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG
ACID
BT1. Cho 2,4 gam Mg vào dung dịch chứa 19,6 gam H2SO4.
a) Thể tích khí H2 thoát ra ở điều kiện chuẩn.
b) Tính khối lượng chất dư sau phản ứng.
c) Gọi tên và tính khối lượng muối tạo ra.
VAS Garden Hills – Grade 8 CEP&CAP – Hóa KHTN 8 ÔN TẬP KIỂM TRA HỆ SỐ 1 (sau tết)

BT2. Cho một lượng bột iron dư vào 200 ml dung dịch acid H2SO4. Phản ứng xong thu được 4,958 lít khí hydrogen (điều kiện
chuẩn).
a) Viết phương trình phản ứng hoá học.
b) Tính khối lượng iron đã tham gia phản ứng.
c) Tính nồng độ mol của dung dịch acid H2SO4 đã dùng.
BASE
BT3. Cho 3,7185 lít khí CO2 (đkc) tác dụng với lượng dư dung dịch nước vôi trong, sau phản ứng thu được m gam kết tủa
CaCO3 và nước.
a) Viết phương trình hóa học xảy ra xảy ra.
b) Tính m.
BT4. Cho 3,04 gam hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được 4,15 gam muối clorua.
a) Viết các phương trình hóa học xảy ra.
b) Tính khối lượng của mỗi hydroxide ban đầu.
B2. LIÊN HỆ THỰC TẾ
ACID
LH1. Acid dạ dày rất cần cho việc tiêu hoá thức ăn. Tuy nhiên nếu dư thừa acid có thế tăng nguy cơ gây các vấn đề khác như
trào ngược, viêm loét, xuất huyết dạ dày, ... thậm chí là ung thư dạ dày. Vì sao người mắc bệnh dạ dày thường được bác sĩ
khuyên không nên sử dụng thức ăn có vị chua?
LH2. Một trong những hoá chất được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống cũng như trong các ngành công nghiệp sản xuất đó là
acid. Các acid khác nhau nhưng vẫn có những tính chất hoá học giống nhau, đó là những tính chất gì? Acid có những ứng dụng
nào trong đời sống, sản xuất?
BASE
LH3. Một loại thuốc dành cho bệnh nhân đau dạ dày có chứa Al(OH)3 và Mg(OH)2. Viết phương trình hoá học xảy ra giữa
acid HCl có trong dạ dày với các chất trên.
LH4. Người ta thường dùng hoá chất có tính acid để tẩy rửa máy móc, thiết bị đã dính dầu mỡ nên nước thải thường có tính
acid cao. Nếu không làm sạch nước thải thì dễ gây hại cho môi trường. a) Theo em, với nước thải công nghiệp nói trên, người
ta thường dùng hoá chất gì để xử lí?
b) Với nước thải công nghiệp nói trên người ta dùng dung dịch kiềm để xử lí. Dung dịch kiềm hay được sử dụng là nước vôi
trong có thành phần hóa học chính là Ca(OH)2.

You might also like