You are on page 1of 15

TỜ SỐ 25

ĐỀ SỐ 1
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7 ĐIỂM)
Nhận biết
Câu 1: Muối X không tan trong nước và các dung môi hữu cơ. Trong y học, X thường được dùng làm chất cản
quang xét nghiệm X-quang đường tiêu hóa. Công thức của X là
A. BaSO4 B. Na2SO4 C. K2SO4 D. MgSO4
Câu 2: Cho các phản ứng sau:

Trong hai phản ứng trên thì nitrogen


A. chỉ thể hiện tính oxi hóa. B. chỉ thể hiện tính khử.
C. thể hiện tính khử và tính oxi hóa. D. không thể hiện tính khử và tính oxi hóa.
Câu 3: Các chất trong dãy nào sau đây là những chất điện li mạnh?
A. HCI, NaOH, CH3COOH. B. KOH, NaCl, H3PO4
C. HCI, NaOH, NaCl D. NaNO3, NaNO2, NH3.
Câu 4: Khí nào sau đây dễ tan trong nước do tạo được liên kết hydrogen với nước?
A. Nitrogen. B. Hydrogen. C. Ammonia. D. Oxygen.
Câu 5: Các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc,
nguội
A. Fe, Al, Cr. B. Cu, Fe, Al. C. Fe, Mg, Al. D. Cu, Pb, Ag.
Câu 6: Phân biệt được dung dịch NH4Cl và NaCl bằng thuốc thử là dung dịch
A. KCl. B. KNO3. C. KOH. D. K2SO4.
Câu 7: Trong số các chất khí: SO2, CO2, O2, N2, khí tan tốt trong nước ở điều kiện thường là
A. O2. B. CO2. C. SO2. D. N2.
Câu 8: Cho các nhận định sau về tính chất hóa học của nitric acid: (1) có tính acid mạnh; (2) có tính acid yếu;
(3) có tính oxi hóa mạnh; (4) có tính khử mạnh.
Số nhận định đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 9: Chất hoặc ion nào sau đây đóng vai trò lưỡng tính trong dung dịch nước?
A. SO42− B. H2O. C. CO32−. D. NH4Cl.
Câu 10: Ở điều kiện thường, sulfur tồn tại ở dạng tinh thể, được tạo nên từ các phân tử sulfur. Số nguyên tử
trong mỗi phân tử sulfur là
A. 2. B. 4. C. 6. D. 8.
Câu 11: Trong các dung dịch acid sau có cùng nồng độ 0,1M, dung dịch nào có pH cao nhất?
A. HF B. HCl C. HBr D. HI
Câu 12: Cách pha loãng dung dịch H2SO4 đặc nào sau đây đúng?
A. Rót nhanh acid vào nước và khuấy đều. B. Rót nhanh nước vào acid và khuấy đều.
C. Rót từ từ nước vào acid và khuấy đều. D. Rót từ từ acid vào nước và khuấy đều.
Câu 13: Khi hệ hóa học ở trạng thái cân bằng thì trạng thái đó là
A. Cân bằng tĩnh. B. Cân bằng động. C. Cân bằng bền. D. Cân bằng không bền.

Thông hiểu
Câu 14: Hoà tan 7,437 L khí HCl (đkc) vào nước được 30 L dung dịch HCl. pH của dung dịch HCl thu được là
A. 0,3 B. 3 C. 2 D. 1
Câu 15: Khi hiện tượng phú dưỡng xảy ra ở ao hồ, sự xuất hiện dày đặc của tao xanh trong nước, khi đó lượng
oxygen trong nước sẽ nhanh chóng giảm đi không phải do nguyên nhân nào sao đây ?
A. Sự hoạt động của lượng lớn, khi khuẩn đã hấp thụ đáng kể oxygen hoàn tan trong nước.
B. Sự phát triển của tảo xanh đã ngăn cản ánh sáng và không khí chứa oxygen khuếch tán vào nước.
C. Quá trình phân hủy tảo chết bởi vi khuẩn đã tiêu tốn lượng lớn oxygen trong nước.
D. Sự sinh sôi, phát triển nhanh của cá trong ao hồ.

Câu 16: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế NO 2 bằng cách cho Cu tác dụng với HNO 3 đặc ,đun nóng.
NO2 có thể chuyển thành N2O4 theo cân bằng :
2NO2(g) N2O4(g)
Cho biết NO2 là khí có màu nâu và N2O4 là khí không màu. Khi ngâm bình chứa NO2 vào chậu nước đá thấy
màu
trong bình khí nhạt dần. Hỏi phản ứng thuận trong cân bằng trên là :
A. Toả nhiệt. B. Thu nhiệt.
C. Không toả hay thu nhiệt. D. Một phương án khác.
Câu 17: Cho hỗn hợp khí (X) gồm N2, H2, NH3 có tỉ khối so với khí hydrogen là 8. Dẫn hỗn hợp khí (X) đi qua
dung dịch H2SO4 đặc, dư thì thể tích khí còn lại một nửa. Thành phần % theo thể tích mỗi khí trong hỗn hợp
(X) lần lượt là
A. 25% N2, 25% H2 và 50% NH3. B. 25% N2, 50% H2 và 25% NH3.
C. 50% N2, 25% H2 và 25% NH3. D. 20% N2, 30% H2 và 50% NH3.
Khi cho hỗn hợp khí (X) gồm N2, H2, NH3 đi qua dung dịch H2SO4 đặc, dư thì toàn bộ NH3 bị hấp thụ.
Theo giả thiết thì sau khi đi qua dung dịch H2SO4 đặc, dư thì thể tích khí còn lại một nửa;

Câu 18: Cho phương trình nhiệt hóa học sau:

C2H2(g) + H2O(g) CH3CHO(g)


Cân bằng hóa học sẽ chuyển dịch về phía tạo ra nhiều CH3CHO hơn khi
A. giảm nồng độ của khí C2H2. B. tăng nhiệt độ của hệ phản ứng.
C. không sử dụng chất xúc tác. D. tăng áp suất của hệ phản ứng
Câu 19: Cho phản ứng: H2SO4(aq) + H2O(aq) HSO4- (aq) + H3O+(aq)
Cặp acid - base liên hợp trong phản ứng trên là:
A. H2SO4 và HSO4-. B. H2O và H3O+.
2- -
C. H2SO4 và SO4 ; H2O và OH . D. H2SO4 và HSO4-; H3O+ và H2O.
Câu 20: Xét cân bằng hóa học: N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g)
Hiệu suất phản ứng khi hệ đạt cân bằng ở nhiệt độ 400 0C và 5000C lần lượt bằng x% và y%. Mối quan hệ
giữa x và y là
A. x < y. B. x = y. C. x > y. D. 5x = 4y.
Câu 21: Cho cân bằng hoá học sau: 2CO2(g) 2CO(g) + O2(g)
Ở T°C, nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng như sau:
[CO2(g)] = 1,2 mol/L, [CO(g)]=0,35 mol/L và [O2(g)]=0,15 mol/L.
Hằng số cân bằng của phản ứng tại T °C là
A. 1,276.10-2 B. 4,375.10-2 C. 78,36. D. 22,85.
Câu 22: Cho các phản ứng sau:
(a) S + O2 SO2.
(b) Hg + S → HgS.
(c) S + 6HNO3 → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O.
(d) Fe + S FeS.
Có bao nhiêu phản ứng trong đó sulfur đóng vai trò là chất khử?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 23: Thêm từ từ dung dịch BaCl2 vào 300 mL dung dịch Na2SO4 1M cho đến khi khối lượng kết tủa bắt đầu
không đổi thì dừng lại, thấy hết 500 mL. Nồng độ mol/L của dung dịch BaCl 2 và khối lượng kết tủa thu
được là
A. 0,3M và 69,9 gam.. B. 0,6M và 69,9 gam. C. 0,6M và 46,6 gam. D. 0,15M và 23,3 gam.
Câu 24: Chuẩn độ dung dịch NaOH chưa biết chính xác nồng độ (biết nồng độ trong khoảng gần với 0,1 M)
bằng dung dịch chuẩn HCl 0,1 M với chỉ thị phenolphtalein. Tại thời điểm tương đương, điều nào sau đây
không đúng ?
A. Số mol ion H+ bằng số mol OH- đã phản ứng.
B. Nếu thêm tiếp NaOH, bình tam giác chứa phenolphtalein không chuyển sang màu hồng.
C. Các chất phản ứng vừa đủ với nhau.
D. Phenolphthalein mất màu hồng.
Câu 25: Cho các nguyên liệu sau: sulfur, quặng pyrite (FeS2), không khí, nước, vanadium (V)oxide (V2O5). Số
nguyên liệu được sử dụng trong công nghiệp sản xuất sulfuric acid là
A. 4 B. 2 C. 5 D. 3
Câu 26: Người ta sản xuất axit H2SO4 từ quặng pyrite theo sơ đồ phản ứng sau :
FeS2 ⟶ SO2 ⟶ SO3 ⟶ H2SO4. Nếu dùng 300 tấn quặng pyrite có 20% tạp chất thì sản xuất được bao
nhiêu tấn dung dịch H2SO4 98%. Biết rằng hao hụt trong sản xuất là 10%?
A. 72 tấn. B. 360 tấn. C. 245 tấn. D. 490 tấn.

Vận dụng
Câu 27: Cho các phát biểu sau
(1) Các muối ammonium đều là chất điện ly mạnh, trong nước muối ammonium điện ly hoàn toàn tạo ra ion
NH4+
không màu tạo môi trường base
(2) Khi cho Fe vào các acid H2SO4 đặc, nguội có xảy ra phản ứng.
(3) Sự chuyển dịch cân bằng là chuyển từ trạng thái cân bằng này thành trạng thái cân bằng khác.
(4) Nitrogen được dùng để làm căng vỏ bao bì thực phẩm do nitrogen nhẹ hơn không khí.
(5) Các dung dịch NaCl, HCl, CH3COOH, H2SO4 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH nhỏ nhất là
H2SO4.
Số phát biểu không đúng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 28: Dung dịch X chứa acid HCl a mol/L và HNO 3 b mol/L. Để trung hoà 20 mL dung dịch X cần dùng
300 mL dung dịch NaOH 0,1 M. Mặt khác lấy 20 mL dung dịch X cho tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư
thấy tạo thành 2,87 gam kết tủa . Giá trị của a, b lần lượt là:
A. 1,0 và 0,5 B. 1,0 và 1,5. C. 0,5 và 1,7 D. 2,0 và 1,0.
II. TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)
Vận dụng
Câu 29: Trong phương pháp chuẩn độ acid - base, xung quanh điểm tương đương có một sự thay đổi pH đột
ngột gọi là bước nhảy chuẩn độ. Đường biểu diễn trên đồ thị chuẩn độ acid - base gọi là đường định phân.
Từ các số liệu sau đây, hãy vẽ đồ thị biểu diễn sự biến thiên pH của dung dịch trong quá trình chuẩn độ
dung dịch HCI bằng dung dịch chuẩn NaOH 0,100 M. Trục hoành ghi thể tích dung dịch NaOH, trục tung
ghi pH của dung dịch. Xác định giá trị điểm tương đương và khoảng bước nhảy chuẩn độ của quá trình này.

VNaOH (mL) Giá trị pH VNaOH (mL) Giá trị pH


0,0 1,00 25,1 10,30
5,0 1,18 25,5 11,00
10,0 1,37 260 11,29
15,0 1,60 28,0 11,75
200 1,95 30,0 11,96
22,0 2,20 35,0 12,22
240 2 69 40,0 12,36
24,5 300 45,0 12,46
24,9 3,70 50,0 12,52
25,0 7,00

- Đồ thị quá trình chuẩn độ HCl bằng dung dịch chuẩn NaOH 0,100 M được trình bày như hình :

- Điểm tương đương ở pH = 7


- Bước nhảy chuẩn độ ở khoảng pH từ 3,7 đến 10,3
Câu 30: Khí SO2 do các nhà máy thải ra là nguyên nhân chính trong việc gây ô nhiễm môi trường. Theo quy
chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (QCVN 05:2013/BTNMT) thì nếu lượng
SO2 vượt quá 350 μg/m3 không khí đo trong 1 giờ ở một thành phố thì coi như không khí bị ô nhiễm. Nếu
người ta lấy 50 lít không khí trong 1 giờ ở một thành phố và phân tích thấy có 0,012 mg SO 2 thì không khí
ở đó có bị ô nhiễm không?
50 lít không khí có 0,012 mg SO2.

⇒ 1000 lít không khí có


Hay trong 1 m3 không khí này có 240 μg SO2.
Vậy không khí ở thành phố này chưa bị ô nhiễm.
Vận dụng cao
Câu 31: Muối epsome (MgSO4.nH2O) có nhiều lợi ích cho sức khỏe, thường được dùng để pha chế thuốc
nhuận tràng, chất làm vườn như một loại phân bón cho cây, hay dung dịch khử khuẩn.

Khi làm lạnh 110 gam dung dịch MgSO4 27,27% thấy có 12,3 g muối epsome tách ra, phần dung dịch bão
hòa có nồng độ 24,56%. Biết độ tan của MgSO 4 tại 80°C và 20°C lần lượt là 54,8 và 35,1. Tính số gam
epsome được tách ra khi làm lạnh 1857,6g dung dịch bão hòa MgSO4 từ 80°C xuống 20°C ?
mMgSO4 = 110.27,27% = 30 gam
nMgSO4.nH2O tách ra = x
C%MgSO4 sau làm lạnh = (30 – 120x)/(110 – 12,3) = 24,56%
⟶ x = 0,05
⟶ 120 + 18n = 12,3/0,05 —> n = 7
mMgSO4 = 1857,6.54,8/(100 + 54,8) = 657,6
nMgSO4.7H2O tách ra = y
⟶ C%MgSO4 ở 20°C = (657,6 – 120y)/(1857,6 – 246y) = 35,1/(100 + 35,1)
⟶ y = 3,12
⟶mMgSO4.7H2O tách ra = 246y = 767,52 gam
ĐỀ SỐ 2
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7 ĐIỂM)
Nhận biết
Câu 1: Để nhận biết anion có trong dung dịch K2SO4, không thể dùng thuốc thử nào sau đây?
A. Ba(OH)2. B. BaCl2. C. Ba(NO3)2. D. MgCl2.
Câu 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là :
A. nồng độ, nhiệt độ và chất xúc tác. B. nồng độ, áp suất và diện tích bề mặt.
C. nồng độ, nhiệt độ và áp suất. D. áp suất, nhiệt độ và chất xúc tác.
Câu 3: Chuẩn độ dung dịch NaOH chưa biết chính xác nồng độ (biết nồng độ trong khoảng gần với 0,1 M)
bằng dung dịch chuẩn HCl 0,1 M với chỉ thị phenolphtalein.

Tên của các dụng cụ thí nghiệm trong phương pháp chuẩn độ acid – base ở các vị trí (1), (2), (3) và (4)
tương ứng trong hình sau đây lần lượt là
A. Bộ giá đỡ burette, pipette, khóa burette và bình tam giác.
B. Bộ giá đỡ burette, burette , khóa burette và bình tam giác.
C. Bộ giá đỡ burette, ống hút nhỏ giọt, khóa burette và bình tam giác.
D. Khóa burette, burette, bộ giá đỡ burette và bình tam giác.
Câu 4: Nitrogen phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây để tạo ra hợp chất khí?
A. Li, Mg, Al. B. H2, O2. C. Li, H2, Al. D. O2, Ca, Mg.
Câu 5: Nhúng 2 đũa thuỷ tinh vào 2 bình đựng dung dịch HCl đặc và NH 3 đặc. Sau đó đưa 2 đũa lại gần nhau
thì thấy xuất hiện
A. khói màu trắng. B. khói màu tím. C. khói màu nâu. D. khói màu vàng.
Câu 6: Hydrogen chloride (HCl) là chất khí ở nhiệt độ phòng và tan trong nước. Khi giải pháp này được thử
nghiệm, dẫn điện và làm dung dịch quỳ chuyển sang màu đỏ. Tại sao dung dịch có tính acid?
A. HCl đã nhận thêm một proton. B. H2O đã nhận thêm một proton.
C. HCl và H2O đều nhận thêm proton. D. HCl và H2O đều bị nhường proton.
Câu 7: Quá trình đốt than sinh ra nhiều loại khí thải, trong đó có khí SO 2. Khí SO2 mùi xốc và có khả năng gây
viêm đường hô hấp. Tên gọi của SO2 là
A. sulfur trioxide. B. sulfuric acid. C. sulfur dioxide. D. hydrogen sulfide.
Câu 8: Để hạn chế hiện tượng phú dưỡng, ta có thể dùng bao nhiêu biện pháp sau đây ?
(1) Tạo điều kiện để nước trong kênh, rạch, ao, hồ được lưu thông.
(2) Xử lí nước thải trước khi chảy vào kênh rạch ao hồ.
(3) Sử dụng phân bón đúng lượng, đúng cách & đúng thời điểm.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 0.
Câu 9: Để điều chế được silver nitrate từ một mẫu silver (bạc) tinh khiết, cần hòa tan mẫu silver vào dung dịch
nào sau đây?
A. Cu(NO3)2. B. HNO3. C. NaNO3. D. KNO3.
Câu 10: Sulfuric acid đặc thể hiện tính chất nào khi lấy nước từ hợp chất carbohydrate và khiến chúng hóa
đen?
A. Tính acid B. Tính base C. Tính háo nước D. Tính dễ tan
Câu 11: Phương trình điện li nào sau đây biểu diễn không đúng?
A. HF  H+ + F- B. CH3COOH ⇌ CH3COO- + H+
C. NaCl  Na+ + Cl- D. NaOH  Na+ + OH-
Câu 12: Xảy ra phản ứng oxi hóa – khử khi nhiệt phân muối
A. NH4Cl B. NH4HCO3 C. (NH4)2CO3 D. NH4NO3
Câu 13: Phản ứng nào sau đây sulfur đóng vai trò là chất oxi hóa?
A. S + O2 SO2.
B. S + 2Na Na2S.
C. S + 2H2SO4 (đ) 3SO2+ 2H2O.
D. S + 6HNO3 (đ) H2SO4 + 6NO2 + 2H2O.

Thông hiểu
Câu 14: Cho các nhận xét sau:
(a) Ở trạng thái cân bằng, tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.
(b) Ở trạng thái cân bằng, các chất không phản ứng với nhau.
(c) Ở trạng thái cân bằng, nồng độ các chất sản phẩm luôn lớn hơn nồng độ các chất đầu.
(d) Ở trạng thái cân bằng, nồng độ các chất không thay đổi.
Các nhận xét đúng là
A. (a) và (b). B. (b) và (c). C. (a) và (c). D. (a) và (d).
Câu 15: Xét phản ứng giữa sulfur và hydrogen ở điều kiện chuẩn:

H2(g) + S8(s) H2S(g) = -20,6 kJ


Nhiệt tạo thành của H2S(s) là
A. -20,6 kJ/mol. B. -41,2 kJ/mol. C. 41,2 kJ/mol. D. 20,6 kJ/mol.
Câu 16: Hành động nào của con người không phải nguyên nhân chính gây nên hiện tượng phú dưỡng ?
A. Nước thải chăn nuôi, nước thải công nghiệp chứa nhiều các nguyên tố dinh dưỡng như N, P.
B. Sử dụng dư thừa lượng phân bón chứa ion NO2-, NO3-.
C. Quá trình đánh bắt cá bằng chích điện và thuốc nổ của con người.
D. Sử dụng dư thừa lượng phân bón chứa ion PO43-.
Câu 17: . Trong dung dịch nước, cation kim loại mạnh, gốc acid mạnh không bị thủy phân, còn cation kim loại
trung bình và yếu bị thủy phân tạo môi trường acid, gốc acid yếu bị thuỷ phân tạo môi trường base. Dung
dịch muối nào sau đây có pH < 7?
A. FeCl3. B. KCl. C. Na2CO3. D. Na2SO4.
Câu 18: Có bao nhiêu nguyên nhân dẫn đến sai số trong quá trình chuẩn độ sau đây?
(1) Phản ứng hóa học không hoàn toàn.
(2) Do người phân tích : Mắt nhìn không chính xác, cẩu thả trong thực nghiệm, thiếu hiểu biết,…
(3) Chất chỉ thị đổi màu chưa đến điểm tương đương
(4) Dụng cụ chưa được chuẩn hóa, thiết bị phân tích sai.
(5) Môi trường phòng thí nghiệm không sạch
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 19: Người ta thường dùng các bình bằng thép để đựng và chuyên chở dung dịch H2SO4 đặc vì
A. dung dịch H2SO4 đặc bị thụ động hóa trong thép.
B. dung dịch H2SO4 đặc không phản ứng với sắt ở nhiệt độ thường.
C. dung dịch H2SO4 đặc không phản ứng với kim loại ở nhiệt độ thường.
D. thép có chứa các chất phụ trợ không phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc.

Câu 20: Cho cân bằng hoá học sau: H2(g) + I2(g) ⇌ 2HI(g) = - 9,6 kJ
Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Khi tăng nhiệt độ, cần bằng trên chuyển dịch theo chiều nghịch.
B. Ở nhiệt độ không đổi, khi tăng áp suất thì cân bằng không bị chuyển dịch.
C. Ở nhiệt độ không đổi, khi tăng nồng độ H2 hoặc I2, thì giá trị hằng số cân bằng tăng.
D. Ở trạng thái cân bằng, tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.
Câu 21: Pha loãng 200 mL dung dịch Ba(OH)2 bằng 1,3 L H2O thu được dung dịch có pH = 13 . tính pH của
dung dịch ban đầu?
A. 13,88 B. 13,2 C. 13,61 D. 0,125
Câu 22: Trong một số nghiên cứu tổng hợp hữu cơ cần môi trường trơ, người ta loại oxygen ra khỏi hệ phản
ứng bằng cách dùng bơm chân không rút không khí ra khỏi hệ, sau đó xả khí nitrogen vào hệ phản ứng.
Lượng khí được rút ra thường đi kèm một lượng dung môi hữu cơ; để tránh làm hỏng bơm và ngăn hơi
dung môi hữu cơ độc hại thoát ra ngoài, lượng khí rút ra được dẫn qua bình chứa, bình này lại được ngâm
trong nitrogen lỏng. Bình chứa này còn được gọi là bẫy dung môi, hơi dung môi sẽ bị giữ ở đây và được
thu hồi sau khi phản ứng kết thúc. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, bẫy dung môi này tiềm ẩn nhiều nguy cơ
phát nổ và thực tế đã không ít vụ nổ đã xảy ra. Nguyên nhân bỏ nitrogen lỏng cũng như phản ứng mãnh liệt
giữa chất lỏng này với một số chất hữu cơ tạo thành các hợp chất dễ gây nổ. Từ tìm hiểu, tra cứu nhiệt độ
nóng chảy và nhiệt độ sôi của một số dung môi hữu cơ thông dụng, dự đoán dung môi hữu cơ được giữ lại
trong bẫy dung môi dưới dạng nào sau đây.
A. Khí. B. Lỏng. C. Rắn. D. Lỏng hoặc rắn.
Câu 23: Dung dịch X gồm 0,1 mol K ; 0,2 mol Mg ; 0,1 mol Na ; 0,2 mol Cl và a mol Y2-. Cô cạn dung dịch
+ 2+ + -

X, thu được m gam muối khan. Ion Y2- và giá trị của m là

A. và 56,5. B. và 30,1. C. và 37,3. D. và 42,1.


Câu 24: Một bạn học sinh thu khí SO2 vào bình tam giác và đậy miệng bình bằng bông tẩm
dung dịch E (để giữ không cho khí SO2 bay ra) theo sơ đồ bên.
Theo em, để hiệu quả nhất, bạn học sinh cần sử dụng dung dịch E là dung dịch nào sau
đây?
A. Giấm ăn. B. Muối ăn.
C. Nước vôi. D. Nước máy.

Câu 25: Cho 5,6 gam CO và 5,4 gam H2O vào một bình kín dung tích không đổi 10 L. Nung nóng bình một
thời gian ở 830oC để hệ đạt đến trạng thái cân bằng :
CO (g) + H2O (g) CO2 (g) + H2 (g) : Hằng số cân bằng KC =1.
Nồng độ cân bằng của CO, H2O lần lượt là :
A. 0,08 M và 0,18 M. B. 0,018 M và 0,008 M.
C. 0,012 M và 0,024 M. D. 0,008 M và 0,018 M.
Câu 26: Một nhà máy luyện kim, ở giai đoạn đầu của quá trình sản xuất Zn từ quặng blend thu được sản phẩm
phụ là SO2 theo sơ đồ phản ứng:
ZnS + O2 ZnO + SO2
Đốt cháy 1 tấn quặng blend (chứa 77,6% khối lượng ZnS) bằng không khí, thu được tối đa V m 3 khí SO2
(đkc). Giá trị của V là
A. 99,2. B. 198,3. C. 297,5. D. 396,6.
Quặng blend ZnS SO2
BT S : nZnS = nSO2 = 1000 x 77,6% : 97 x 24,79 = 193,32 m3
Vận dụng
Câu 27: Cho các phát biểu sau
(1) Hầu hết muối ammonium đều tan trong nước
(2) Có thể phân biệt được dung dịch Na2SO4 và NaCl bằng dung dịch BaCl2.
(3) Trộn lẫn dd chứa 1 gam NaOH với dd chứa 1 gam HCl,dd thu được có giá trị pH > 7.
(4) Khí SO2 là một trong những nguyên nhân chính gây ra mưa acid.
(5) Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo 2 chiều ngược nhau.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 28: Tinh thể CuSO4.5H2O thường dùng làm chất diệt nấm, sát khuẩn… Khi nung nóng khối lượng
CuSO4.5H2O giảm dần. Đồ thị sau đây biểu diễn độ giảm khối lượng của CuSO 4.5H2O khi tăng dần nhiệt
độ:

Thành phần chất rắn sau khi nhiệt độ đạt đến 200°C là
A. CuSO4. B. CuSO4.2H2O.
C. CuSO4.3H2O. D. CuSO4.H2O.
Khi nung tới 200°C:
CuSO4.5H2O —> CuSO4.(5-x)H2O + xH2O
m giảm = 18x = 21,6%.250 —> x = 3
—> Chất rắn là CuSO4.2H2O

II. TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)


Vận dụng
Câu 29: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Đốt S trong khí Oxygen.
(2) Đun nóng S với dung dịch H2SO4 (đặc).
(3) Nhiệt phân muối NH4Cl
(4) Sục khí SO2 vào dung dịch Br2.
(5) Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch NaHCO3.
(6) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch H2SO4(loãng).
(7) Cho Na2SO3 vào dung dịch H2SO4 (dư), đun nóng.
(8) Cho NH4NO3 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 đặc, đun nóng.
Có bao nhiêu thí nghiệm có sinh ra chất khí ? Viết phương trình hóa học minh họa.
Có 6 thí nghiệm sinh ra chất khí
(1) S + O2 SO2
(2) S + 2H2SO4 đặc 3SO2 + 2H2O
(3) NH4Cl NH3 + HCl
(5) H2SO4 + 2NaHCO3 ⟶ Na2SO4 + CO2 + H2O
(6) H2SO4 + Na2SO3 ⟶ Na2SO4 + SO2 + H2O
(8) 2NH4NO3 + Ca(OH)2 Ca(NO3)2 + 2NH3 + 2H2O
Câu 30: Trong công nghiệp, hydrogen được sản xuất từ phản ứng:
CH4(g) + H2O(g) ⇌ 3H2(g) + CO(g)
a) Tính hằng số cân bằng KC của phản ứng trên ở 760°C.
Biết ở nhiệt độ này, tất cả các chất đều ở thể khí và nồng độ mol của CH 4, H2O, H2 và CO ở trạng thái cần
bằng lần lượt là 0,126 M; 0,242 M; 1,150 M và 0,126 M.
b) Ở 760 °C, giả sử ban đầu chỉ có CH4 và H2O có nồng độ bằng nhau và bằng x M. Xác định x, biết nồng
độ của H2 ở trạng thái cân bằng là 0,6 M.

a)

b) Ở trạng thái cân bằng :


=> [CO] = 0,6 : 3 = 0,2 M
[CH4] = [H2O] = x - 0,2

=> x = 0,283 hoặc x = 0,12 M(loại do 0,12 < 0,2)

Vận dụng cao


Câu 31: Trong công nghiệp, chất rắn copper (II) pentahydrate có thể được sản xuất từ copper (II) oxide theo
hai giai đoạn của quá trình:

a) Từ 1 tấn nguyên liệu chứa 96% copper(II) oxide theo khối lượng (còn lại là tạp chất trơ) sẽ thu được bao
nhiêu kilôgam copper (II) sulfate pentahydrate rắn? Cho hiệu quá trình là 85%.
b) Một ao nuôi thủy sản có diện tích bề mặt nước là 2000 m 2, độ sâu trung bình của nước trong ao là 0,7m
đang có hiện tượng phú dưỡng. Để xử lí tảo xanh có trong ao, người dân cho copper(II) sulfate pentahydrate
vào ao trong 3 ngày, mỗi ngày một lần, mỗi lần là 0,25g cho 1m3 nước trong ao.
Hãy cho biết tổng khối lượng (kg) copper(II) sulfate pentahydrate người dân cần sử dụng.
c) Có thể pha chế dung dịch copper(II) sulfate 10 -4 M dùng để diệt một số loại sinh vật. Tính số mg
copper(II) sulfate pentahydrate cần dùng để pha chế nhanh thành 1,0 L dung dịch copper(II) sulfate 10-4 M.
a) Khối lượng CuO trong 1 tấn nguyên liệu là 1 000.96% = 960 (kg).
Theo sơ đồ CuO CuSO4.5H2O

Khối lượng copper(II) sulfate pentahydrate rắn thu được với hiệu suất 100% là
Khối lượng copper(II) suluate pentahydrate rắn rhu được với hiệu suất 85% là 3 000.85% = 2 550 (kg).
b) Thể tích nước trong ao là 2 000.0,7 = 1 400 (m3).
Khối lượng copper(II) sulfate pentahydrate người dân cần sử dụng là 1 400.0,25.3 = 1 050 (g) = 1,050 kg.
c)
Vậy khối lượng của CuSO4.5H2O là 10-4.250 = 0,0250(g) = 25,0 mg.
ĐỀ SỐ 3
Nhận biết
Câu 1: Ở cùng nồng độ và cùng điều kiện, chất nào sau đây tạo ra nhiều ion H+ (H3O+) nhất trong dung dịch?
A. Acid mạnh. B. Base mạnh. C. Acid yếu. D. Nước.
Câu 2: Hiện tượng mưa acid
A. là hiện tượng sẵn có trong tự nhiên.
B. xảy ra do sự bốc hơi của nước rồi ngưng tụ.
C. xảy ra khi nước mưa có pH < 7.
D. xảy ra khi nước mưa có pH < 5,6.
Câu 3: Ở nhiệt độ thường, nitrogen khá trơ về mặt hoạt động hóa học là do
A. nitrogen có bán kính nguyên tử nhỏ.
B. nitrogen có độ âm điện lớn nhất trong nhóm.
C. phân tử nitrogen có liên kết ba rất bền (năng lượng liên kết lớn)
D. phân tử nitrogen không phân cực.
Câu 4: Tính chất nào sau đây đúng với dung dịch base ở 25°C?
A. [H+] > [OH– ], pH > 7 B. [H+] > [OH– ], pH < 7
+ –
C. [H ] = [OH ], pH > 7 D. [H+] < [OH– ], pH > 7
Câu 5: Khi trộn dung dịch Na2SO4 với dung dịch BaCl2, phản ứng thực chất xảy ra trong dung dịch là
A.
B.
C.
D.
Câu 6: Tìm phản ứng viết sai:
A. B.
C. D.
Câu 7: Biểu thức nào sau đây là biểu thức hằng số cân bằng (KC) của phản ứng :
C(s) + 2H2(g) CH4(g)?

A. B. C. D.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Ammonia là base Bronsted khi tác dụng với nước.
B. Ammonia được sử dụng làm chất làm lạnh.
C. Muối ammonium là tinh thể ion, dễ tan trong nước.
D. Các muối ammonium đều rất bền với nhiệt.
Câu 9: Nhóm các kim loại đều không phản ứng được với HNO3?
A. Al, Fe. B. Au, Pt. C. Al, Au. D. Fe, Pt.
Câu 10: Cho các phương trình hoá học sau:
(1) SO2 + H2S ⟶ 3S + 2H2O
(2) SO2 + Br2 + H2O ⟶ 2HBr + H2SO
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. SO2 chỉ thể hiện tính oxi hoá.
B. SO2 chỉ thể hiện tính khử.
C. SO2 vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử.
D. SO2 không thể hiện tính khử và không thể hiện tính oxi hoá.
Câu 11: Trong công nghiệp sản suất sulfuric acid, sulfur trioxide được hấp thụ vào dung dịch sulfuric acid đặc
tạo thành những chất có công thức chung là
A. H2S2O7. B. H2SO4. C. H2SO4.nSO3. D. (SO3)n,
Câu 12: Saccharose là chất không điện li vì
A. Phân tử saccharose không có khả năng hoà tan trong nước.
B. Phân tử saccharose không có khả năng phân li thành ion trong nước
C. Phân tử saccharose không có tính dẫn điện
D. Phân tử saccharose có khả năng hoà tan trong nước
Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Lưu huỳnh là một nguyên tố phi kim, chỉ có tính oxi hoá.
B. Khi tham gia phản ứng, lưu huỳnh thể hiện tính oxi hoá hoặc tính khử.
C. Ở điều kiện thường, lưu huỳnh là chất rắn, màu vàng, không tan trong nước.
D. Ở điều kiện thường, lưu huỳnh tồn tại dạng phân tử tám nguyên tử (S8).

Câu 14: Xét cân bằng sau diễn ra trong một piston ở nhiệt độ không đổi:
N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g)
Nếu nén piston thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nào?
A. Chuyển dịch theo chiều nghịch.
B. Chuyển dịch theo chiều thuận.
C. Có thể chuyển dịch theo chiều thuận hoặc chiều nghịch tuỳ thuộc vào piston bị nén nhanh hay chậm.
D. Không thay đổi.
Câu 15: Đối với dung dịch acid mạnh HNO3 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ
mol ion sau đây là đúng?
A. [H+] = 0,10M. B. [H+] > [NO3-].
C. [H+] < [NO3-]. D. [H+] < 0,10M.

Câu 16: Xét phản ứng thuận nghịch : SO2(g) + NO2(g) SO3(g) + NO(g) . Cho 0,11 mol SO2; 0,1 mol NO2
và 0,07 mol SO3 vào bình kín dung tích không đổi 1 L. Khi đạt cân bằng hóa học thì SO 2 chiếm 53,57 % thể tích
hỗn hợp. Hằng số cân bằng của phản ứng trên là :
A. 20. B. 18. C. 0,05. D. 23.
Câu 17: Cho các nhận định sau: Phân tử ammonia và ion ammonium đều
(1) chứa liên kết cộng hóa trị; (2) là base Bronsted trong nước; (3) là acid Bronsted trong nước; (4) chứa
nguyên tử N có số oxi hóa là -3.
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 18: Hòa tan 3,38 gam oleum X vào nước thu được dung dịch Y. Trung hòa dung dịch Y cần 800 mL dung
dịch KOH 0,1 M. Oleum có công thức :
A. H2SO4. SO3. B. H2SO4.2SO3. C. H2SO4. 3SO3. D. H2SO4.4SO3.
Câu 19: Cho các phát biểu sau :
(1) Trong phân tử HNO3, nguyên tử N có cộng hoá trị V, số oxi hóa +5.
(2) Hiện tượng mưa acid là do không khí bị ô nhiễm bởi các khí SO2, NO, NO2.
(3) Hiện tượng phú dưỡng là sự tích tụ lượng lớn các chất dinh dưỡng, bao gồm cả hợp chất chứa nguyên tố
nitrogen và sulfur.
(4) Mưa acid gây ra rất nhiều tác hại cho đời sống và sản xuất, nước mưa acid có pH nằm trong khoảng >
5,6.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 20: Trong công nghiệp thực phẩm, nitrogen lỏng (D = 0,808 g/ml) được phun vào vỏ bao bì trước khi
đóng nắp để làm căng vỏ bao bì. Thể tích khí nitrogen thu được (đkc) khi hóa hơi 1 ml nitrogen lỏng là
A. 646,4 ml. B. 808,8 ml. C. 715,4 ml. D. 1095,7 ml.
Câu 21: Trái cây tươi cắt sẵn và đóng gói có thời hạn sử dụng ngắn. Sulfur dioxide thường được sử dụng để
làm giảm sự thâm đen và sự phân huỷ, nhưng quá trình này gây nguy hiểm đến sức khoẻ của người tiêu
dùng. Kĩ thuật đóng gói bổ sung khi (Modified Atmosphere Packaging – MAP) là một giải pháp an toàn
thay thế. Hỗn hợp khí ở nhiệt độ thấp được sử dụng trong kĩ thuật MAP được trình bày như sau:
Sản phẩm %O2 (về thể tích) %CO2 (về thể tích)
Táo 4 2
Dâu tây 2,5 16
Đậu Hà Lan 9 7
Cần tay 11 9

Bảng tổng hợp ở trên cho biết thành phần của hỗn hợp khí sử dụng đối với mỗi loại rau quả giúp chúng có
thời hạn sử dụng lâu nhất. Khí còn lại là nitrogen. Dựa vào bảng số liệu trên, hãy cho biết loại rau quả tươi
nào ở trong bảng được đóng gói với hỗn hợp khí có thành phần N, giống với không khí nhất?
A. Táo. B. Dâu tây. C. Đậu Hà Lan. D. Cần tây.
Câu 22: Chuẩn độ dung dịch NaOH chưa biết chính xác nồng độ (biết nồng độ trong khoảng gần với 0,1 M)
bằng dung dịch chuẩn HCl 0,1 M với chỉ thị phenolphtalein.

Tại thời điểm kết thúc chuẩn độ, hiện tượng quan sát được là
A. dung dịch trong bình số (4) chuyển từ màu đỏ sang màu vàng.
B. dung dịch trong bình số (4) chuyển từ không màu sang màu hồng rồi lập tức mất màu.
C. chất lỏng trong dụng cụ ở vị trí (2) đã hết.
D. dung dịch trong bình số (4) chuyển từ không màu sang màu hồng nhạt bền.
Câu 23: Có bao nhiêu đặc điểm sau đây về muối sulfate là đúng?
(a) Nhiều muối sulfate tan tốt trong nước nhưng một số muối như CaSO4, BaSO4 rất ít tan trong nước.
(b) Magnesium sulfate được dùng làm thuốc điều trị bệnh liên quan đến hồng cầu, dùng làm chất hút mồ hôi
tay cho các vận động viên, …
(c) Calcium sulfate là thành phần chính của các loại thạch cao. Phân tử chất này thường ngâm nước với số
lượng các phân tử H2O khác nhau, tạo ra các loại thạch cao có ứng dụng khác nhau.
(d) Barium sulfatelà chất rắn màu trắng, hầu như không tan trong nước, Chất này được dùng tạo mẫu trắng
cho các loại giấy chất lượng cao.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 24: { Khối B – 2011 } Cho cân bằng hoá học sau: 2SO2(g) + O2(g) 2SO3(g) ; < 0. Cho các
biện pháp: (1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng, (3) hạ nhiệt độ, (4) dùng thêm chất
xúc tác V2O5, (5) giảm nồng độ SO3, (6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng. Những biện pháp nào làm cân
bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận?
A. (2), (3), (4), (6). B. (1), (2), (4).
C. (1), (2), (4), (5). D. (2), (3), (5).
Câu 25: Pha loãng 100mL dung dịch NaOH có pH = 13 với 900mL nước cất thu được dung dịch có pH là :
A. 2 B. 12 C. 1 D. 11
Câu 26: Khi cháy, sulfur cũng như hợp chất của sulfur tạo khí SO 2. Khí SO2 làm mất tím dung dịch thuốc tím
theo sơ đồ phản ứng: SO2 + KMnO4 + H2O ⟶ H2SO4 + MnSO4 + K2SO4. Hàm lượng sulfur cho phép trong
xăng là dưới 0,30%. Để kiểm tra hàm lượng lưu hùynh trong một loại xăng, nguời ta đốt cháy hoàn toàn
10,0 gam xăng này, tạo sản phẩm cháy coi như chỉ gồm CO2, SO2 và H2O. Thấy lượng sản phẩm cháy này
làm mất màu vừa đủ dung dịch có hòa tan 3,5.10^ -4 mol KMnO4. Hàm lượng sulfur có trong mẫu xăng trên

A. 0,27% B. 0,72%. C. 0,35%. D. 0,28%.
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O ⟶ 2H2SO4 + 2MnSO4 + K2SO4
nS = nSO2 = 2,5nKMnO4 = 7/8000
⟶ %S = 0,28%

Vận dụng
Câu 27: Xét phản ứng : 2NO2(g) N2O4(g) . Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí thu được so với H 2 ở nhiệt độ t1
là 27,6 ; ở nhiệt độ t2 là 34,5 (t1 > t2). Có 3 ống nghiệm đựng khí NO2 (có nút kín). Sau đó : Ngâm ống thứ
nhất vào cốc nước đá ; ngâm ống thứ hai vào cốc nước sôi ; ống thứ ba để ở điều kiện thường. Một thời gian
sau, ta thấy :
A. ống thứ nhất có màu đậm nhất, ống thứ hai có màu nhạt nhất.
B. ống thứ nhất có màu nhạt nhất, ống thứ hai có màu đậm nhất.
C. ống thứ nhất có màu đậm nhất, ống thứ ba có màu nhạt nhất.
D. ống thứ nhất có màu đậm nhất, ống thứ hai và ống thứ ba đều có màu nhạt hơn.
Câu 28 : Có một loại quặng pyrite chứa 90% FeS 2. Nếu mỗi ngày nhà máy sản xuất 200 tấn dung dịch sulfuric
acid 98% thì cần m tấn quặng pyrite trên và biết quá trình sản xuất theo sơ đồ phản ứng sau :

Giá trị của m gần nhất với giá trị :


A. 195. B. 194. C. 158. D. 250.
Câu 29: Nối những đặc điểm của chất ở cột B với tên chất ở cột A cho phù hợp.
Cột A Cột B
(a) Sulfuric acid. (1) Tan tốt trong nước.
(b) Thạch cao. (2) Là chất rắn ở điều kiện thường.
(c) Ammonium sulfate (thành phần (3) Dùng để cố định xương bị gãy (bó bột).
chính trong một loại phân đạm) (4) Là chất điện li mạnh.
(5) Phản ứng dễ dàng với dung dịch base như nước vôi, barium
hydroxide.
(6) Hòa tan được nhiều kim loại.
A. (a) – (1), (4), (5), (6); (b) – (2), (3) và (c) – (1), (2), (4), (6).
B. (a) – (1), (4), (5), (6); (b) – (2), (3) và (c) – (1), (3), (4), (5).
C. (a) – (1), (4), (5), (6); (b) – (1), (3) và (c) – (1), (2), (4), (5).
D. (a) – (1), (4), (5), (6); (b) – (2), (3) và (c) – (1), (2), (4), (5).
Câu 30: Trộn V1 L dung dịch acid mạnh (pH = 5) với V 2 L kiềm mạnh (pH = 9) theo tỉ lệ thể tích nào sau đây
để thu được dung dịch có pH = 6

A. B. C. D.
Vận dụng cao
Câu 31: Cho các phát biểu sau
(1) Kim loại Cu không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.
(2) Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch NaHCO3 thì giấy quỳ tím chuyển thành màu đỏ.
(3) SO2 vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.
(4) Khí N2 tương đối trơ ở nhiệt độ thường.
(5) Muối ammonium đều phản ứng với dung dịch kiềm giải phóng khí ammonia
(6) Nước cường toan có thể hoàn tan kim loại Au và Pt mà nitric acid không hòa tan được.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 32: Một nhà máy luyện kim sản xuất Zn từ 60 tấn quặng blend (chứa 80% ZnS về khối lượng, còn lại là
tạp chất không chứa kẽm) với hiệu suất cả quá trình đạt 90% theo sơ đồ:
ZnS + O2 → ZnO + SO2
ZnO + C → Zn + CO
Toàn bộ lượng kẽm tạo ra được đúc thành k thanh kẽm hình hộp chữ nhật: chiều dài 120 cm, chiều rộng 25
cm và chiều cao 15 cm. Biết khối lượng riêng của kẽm là 7,14 g/cm3. Giá trị của k là
A. 90. B. 125. C. 113. D. 156.

You might also like