You are on page 1of 15

ABAQUS CƠ BẢN

Mục lục
1. Hướng dẫn cài đặt phần mềm Abaqus 2017: ..................................................2

2. Hướng dẫn sử dụng ...........................................................................................2

2.1. Xác định bài toán mô phỏng ............................................................................2

2.2. Xây dựng mô hình hình học .............................................................................2

2.2. Thiết lập các điều kiện đầu vào .......................................................................5

2.2.1. Thêm thông số vật liệu ...............................................................................5

2.2.2. Gán vật liệu cho các Parts ........................................................................5

2.2.3. Thêm các Parts vào không gian làm việc ..................................................8

2.2.4. Thiết kế các bước tính toán và điều kiện bài toán .....................................9

2.2.5. Chia lưới mô hình ....................................................................................10

2.3. Thiết lập các dữ liệu đầu ra ...........................................................................12

2.4. Thiết lập mô phỏng ........................................................................................12

2.5. Xử lý kết quả ..................................................................................................15

1
1. Hướng dẫn cài đặt phần mềm Abaqus 2017:

File tải google drive: https://drive.google.com/file/d/15Hxzdc2dt3paATiGsZJylnPUaa5nUzL-/view

Video hướng dẫn cài đặt: https://www.youtube.com/watch?v=jt4YOOa-F4o&t=19s

Sách điện tử hướng dẫn abaqus cơ bản:


https://classes.engineering.wustl.edu/2009/spring/mase5513/abaqus/docs/v6.6/books/exa/default.htm

2. Hướng dẫn sử dụng


2.1. Xác định bài toán mô phỏng
Các bài toán cơ bản:

• Các bài toán phân tích tải tĩnh.


• Các bài toán phân tích tải động.
• Các bài toán phân tích về lốp, xăm, phương tiện giao thông.
• Các bài toán liên quan kết cấu phức tạp.
• Các bài toán về nhiệt: truyền nhiệt, giãn nở nhiệt,….
• Các bài toán về vết nứt.

Ngoài ra Abaqus có thể giải quyết một vài bài toán về khí động và sóng( Khuyến
khích dùng Ansys).

Tuỳ vào các hướng nghiên cứu khác nhau các bạn có thể đi sâu vào bài toán của
mình.

2.2. Xây dựng mô hình hình học


Đây là bước đầu tiên khi bắt đầu một bài toán mô phỏng với Abaqus. Các bạn có
thể vẽ trực tiếp trong phần mềm Abaqus, tuy nhiên phần mềm sẽ có vài hạn chế khi
vẽ các góc cạnh, khi đó các bạn có thể sử dụng các phần mềm khác như:
Solidworks, Nx,…. để vẽ các Part rồi Import vào Abaqus. Một điều lưu ý khi vẽ ở
2
bất kỳ phần mềm nào là các bạn chú ý đơn vị của phần mềm khi vẽ là mm, m hay
inch,…

*** Khi Import file vào Abaqus chú ý phần mềm không có đơn vị từ trước như các
phần mềm khác nên chúng ta phải tự quy định các đơn vị như sau:

Bảng 1: Đơn vị trong phần mềm Abaqus

Giao diện của phần mềm Abaqus 2017:

Hình 1: Giao diện phần mềm

3
Để xây dựng mô hình trong Abaqus chọn thư mục Parts trên thanh công cụ:

Hình 2: Bước đầu tiên khi xây dựng mô hình

Trong phần không gian mô hình (Modeling Space), bạn sẽ thấy có 3 tùy chọn: 3D,
2D và mô hình xứng đáng (Axi Đối xứng)

Phần chọn loại mô hình (Type) bạn có thể chọn chi tiết của bạn có thể biến đổi
(Deformable), vật cứng rời (Riêng biệt cứng nhắc), vật cứng phân tích (Cứng nhắc
phân tích), hai loại vật phẩm mô hình cứng đều không được biến dạng trong quá
trình mô phỏng, các sự khác nhau ở đây là Discrete rigid có thể là một mô hình bất
kỳ, Analytical rigid là vật cứng được tạo nên bằng cách sử dụng các lệnh extrude,
revolve,… nếu vật cứng của bạn đơn giản như thiết bị thì nên sử dụng Discrete
rigid, nếu không thì nên sử dụng Analytical rigid, cuối cùng là Euler

Phần lựa chọn kiểu dáng (hình dạng) có dạng khối (Solid), dạng vỏ (Shell), dạng
dây (Wire) và dạng điểm (Point), không có mô hình khung xứng đáng thì không có
dạng khối.

4
Các lệnh extrusion, revolution, sweep tương tự như các phần mềm hoạ khác.

2.2. Thiết lập các điều kiện đầu vào


2.2.1. Thêm thông số vật liệu

Hình 3: Tạo thông số vật liệu

Thông số vật liệu sẽ tuỳ thuộc vào các bài toán cụ thể mà ta thêm vào phần mềm.
Có thể lưu vật liệu vào thư viện để tiện cho việc xây dựng và sử dụng nhiều mô
hình khác.

2.2.2. Gán vật liệu cho các Parts


Để gán vật liệu cho các Parts ta phải tạo các Sections cho từng phần nếu chúng có
vật liệu khác nhau.

*** Khi tạo Sections ta phải chọn đúng Category và Type của Parts ta đã tạo ban
đầu, ngoài ra còn các vật liệu khác ở phần Other như keo,…. Type compostie ở đây

5
là khi các bạn tạo 1 tấm được chia nhiều lớp và ta gán vật liệu cho chúng, tuy nhiên
các kết quả sẽ đòi hỏi kỹ năng xử lý chuyên.( Không thích hợp cho người bắt đầu)

Hình 4: Tạo sections

Hình 5: Gán vật liệu cho Sections

6
Sau khi tạo được các Sections cho các vật liệu khác nhau, ta gán các sections này
cho từng Parts đã tạo.

Chuyển sang thư mục Property chọn Assign Sections sau đó chọn parts cần gán vật
liệu.

***Chú ý: ngoại trừ các phần như trụ ngàm hay các yếu tố bên ngoài không liên
quan đến bài toán đều phải có thông số vật liệu.

Hình 6: Gán Sections cho Parts

Ngoài phương pháp trên còn nhiều phương pháp khác để gán vật liệu. Khi mô
phỏng chỉ chọn 1 phương pháp để mô phỏng.

Đối với vật liệu sử dụng tiêu chí phá huỷ Hashin Damage 2.5D và 2D thì không
cần tạo sections. Hướng dẫn cụ thể tại ví dụ 1.

7
2.2.3. Thêm các Parts vào không gian làm việc
Để gắn kết và chỉnh sửa vị trí của mô hình trong công việc không cần thiết, bạn
cần chuyển sang Assembly module

Chọn Create Instance trên vùng công cụ để đưa ra chi tiết được tạo trong môi
trường làm việc.

Hình 7: Thêm các Parts vào mô hình

Ở phần lựa chọn loại chi tiết (Instance Type) sẽ có 2 tùy chọn là Phụ thuộc và Độc
lập
• select Dependent khi chia lưới, ABAQUS sẽ chia lưới cho toàn bộ cấu
hình mô hình theo lựa chọn của bạn
• Lựa chọn chia chi tiết độc lập sẽ không phụ thuộc vào môi trường lắp
ráp, bạn phải chia lưới riêng cho từng chi tiết

8
ABAQUS cũng hỗ trợ để bạn có thể chỉnh sửa hoặc sắp xếp cấu hình theo thứ tự
tối đa với các công cụ như
• Linear Pattern và Radial Pattern giúp bạn sắp xếp các chi tiết
• Translate Instance dùng để chuyển các chi tiết trong công việc
không gian
• Rotate Instance dùng để xoay chi tiết trong không gian
• Chỉnh sửa tính năng, Bỏ tính năng, Xóa tính năng giúp bạn chỉnh
sửa, ẩn hoặc xóa chi tiết.
Sau khi thêm các Parts đã tạo ban đầu( đối với các bài toán nhiều phần tử) vào
không gian làm việc ta sẽ sử dụng các công cụ trên thanh để di chuyển, cắt, chia
các phần tử theo yêu cầu của bài toán.
2.2.4. Thiết kế các bước tính toán và điều kiện bài toán
Chuyển sang module Step chọn Create Step để tạo các bước tính toán. Bạn có thể
chọn nhiều loại tính toán trong ABAQUS ví dụ như chế độ mô phỏng (Tĩnh -
Static), chế độ mô phỏng (Động - Dynamic)

Hình 8: Tạo Step

9
Sử dụng module Interaction để thiết lập tương tác trong mô hình, tuỳ vào các bài
toán khác nhau các Interaction sẽ có thể có hoặc không và các interaction từng bài
cũng khác nhau. Đối với các bài toán đơn giản liên kết ta sẽ sử dụng ở mục
Constants.

Hình 9: Tạo liên kết

ABAQUS hỗ trợ rất nhiều khả năng tương tác trong mô hình:
• Bạn có thể thiết lập các chi tiết cụ thể giữa các bề mặt với các số liệu đặc
biệt
• Thiết lập các điều kiện tiếp xúc với các bài toán yêu cầu về ứng dụng, ma
sát, độ bền tiếp theo
Sử dụng Lệnh Load / Create Boundaries để xác định các điều kiện biên
Đối với điều kiện biên ta có thể tạo sau khi thêm mô hình vào không gian làm việc
tại thư mục BCs. Ta chỉ cần click double vào thanh BCs rồi lựa chọn biên của mô
hình theo từng bài toán khác nhau.
2.2.5. Chia lưới mô hình
Chuyển sang Module Mesh
• Chọn Seed Part để xác định mật độ chia cho mô hình
• Chọn Gán điều khiển lưới để xác định loại mạng
• Sử dụng Hex sẽ chia lưới mô hình theo khối vuông

10
• Sử dụng Hex-domined sẽ chia lưới mô hình theo khối vuông ở mọi vị trí có
thể
• Chọn Tet sẽ chia lưới theo hình chóp với 4 đỉnh cao
Tuỳ vào bài toán ta chọn kích thước lưới, phần tử, chia lưới cạnh,….sao cho phù
hợp.
*** Chú ý: các phần tử của lưới sẽ phù hợp với một mô hình và dữ liệu đầu vào
khác nhau. Ví dụ: khi ta sử dụng tiêu chuẩn phá huỷ Hashin damage có sẵn trong
phần mềm ta phải sử dụng các thứ tự như sau:
Gán thông số vật liệu cho tấm composite bằng lệnh Creat composite layup và phần
tử lưới phù hợp với nó là phần tử trong họ continium shell( ví dụ S8D).

Hình 12: Chia lưới mô hình

Chọn Mesh Part để chia lưới mô hình theo lựa chọn của bạn.
Chia lưới không phải cứ càng nhỏ thì càng chính xác, tuỳ thuộc vào các mô hình
khác nhau ta chia lưới mịn tại vị trí cần thiết và các vị trí khác ta có thể chia lưới
lớn hơn. Việc khống chế lưới ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của bài toán.
*** Chú ý: khi chạy thử thì nên để lưới lớn để tiết kiệm thời gian, không chạy mấy
tiếng xong lại lỗi.

11
2.3. Thiết lập các dữ liệu đầu ra
Để tiết kiệm thời gian tính toán ta nên chọn những thông số đầu ra mà ta quan tâm
và điều chỉnh chúng tại các mục trong module F và H – output.

Hình 13: Thiết lập dữ liệu đầu ra

2.4. Thiết lập mô phỏng


JOB là module thực hiện bước giải mã sau khi đã hoàn thành các yêu cầu của bài
toán mô phỏng:

Hình 14: Tạo Job

12
Khi tạo Công việc, nếu bạn muốn đạt tốc độ tính toán nhanh nhất, hãy chuyển sang
tab Song song chọn Sử dụng nhiều bộ xử lý và điều chỉnh số luồng với số luồng
CPU của bạn nhưng điều này sẽ khiến bạn không thể thực hiện được các nhiệm vụ
khác trên có thể

Sau đó, nhấn chuột phải vào công việc được tạo và chọn Kiểm tra dữ liệu để kiểm
tra xem có lỗi nào trong quá trình mô phỏng hay không, ví dụ như lỗi chia lưới:

Hình 15: Kiểm tra dữ liệu

Khi công việc đã hoàn thành Kiểm tra Đã hoàn thành, chọn Submit để thực hiện
tính toán mô phỏng.

13
Hình 16: Submit để bắt đầu chạy

*** Chú ý:
• Khi chạy kiểm tra dữ liệu lỗi ta nên tạo một Job mới để đảm bảo lưới khi
chạy không bị lỗi.
• Job vẫn có thể chạy mà không có lỗi nhưng dữ liệu đầu vào sai thì kết quả
của ta là sai.

14
2.5. Xử lý kết quả
Sau khi công việc chạy xong thì là bước xử lý kết quả cuối cùng.

Hình 17: Xử lý kết quả

Click chuột phải vào Job đã chạy xong chọn Results, màn hình kết quả sẽ hiện ra
trong cửa sổ làm việc.
Tại đây ta xuất các dữ liệu tuỳ thuộc vào bài toán cụ thể.
Các dữ liệu cơ bản cần hiển thị: S Mises, U,..
Để lấy dữ liệu từ Abaqus ra Exel để xử lý ta sử dụng Modul X,Y data rồi chọn các
Output ta đặt từ đầu để xuất dữ liệu.

15

You might also like