You are on page 1of 3

MIPS (Million Instructions Per Second) là một phương pháp đo tốc độ của bộ

xử lý máy tính. Một cách đo tốc độ thực thi của chương trình dựa trên số lượng
triệu lệnh trên giây. MIPS được tính bằng số lượng lệnh chia cho tích của thời gian
thực thi và giá trị 106.

Chúng ta có thể tính được một lệnh trên một giây theo cách sau:

Clock rate Clock rate


IPS = CPI  Million_IPS = CPI × 10
6 (1)

 IPS: Instruction per second: Số lệnh trên một giây


 Clock rate : Tần số xung đồng hồ
 CPI: Clock cycle per instruction: Số chu kỳ xung đồng hồ cần để thực thi
một lệnh
Instruction count ×CPI
Execution time = Clock rate (2)

 Execution time: Thời gian thực thi


 Instruction count: Số lượng câu lệnh

Vì Clock rate ( Tần số xung đồng hồ ) của 2 công thức là như nhau nên ta có thể sử
dụng biến đổi thành công thức số 3 ( thay (2) vào (1) ):
Instruction count ×CPI Instruction count
Million_IPS = MIPS = Executiontime ×CPI ×10
6 = Executiontime ×10
6

Instruction count
MIPS = Executiontime ×10
6 (3)

Công thức số 3 cũng là định nghĩa của MIPS, MIPS là tốc độ thực hiện lệnh, MIPS
xác định hiệu suất của máy tỉ lệ nghịch với thời gian thực thi.
Ví dụ sử dụng phương pháp MIPS
Giả sử thực thi 10 tỷ (10 ×10 9 ¿ lệnh trên máy tính A và 8 tỷ (8 ×10 9 ¿máy tính B.
Máy tính A có chu kỳ xung clock 4 GHz và CPI 2.0 khi chạy một chương trình, và
máy tính B có chu kỳ xung clock 3.9 GHz và CPI 1.8 khi chạy cùng chương trình
trên.
Máy tính có tỉ số MIPS cao hơn, từ đó kết luận máy nào chạy chương trình nhanh
hơn

Bảng tóm tắt


Máy tính A Máy tính B
9 9
Intrucstion count ( lệnh ) 10 ×10 8 ×10

Clock rate ( GHz = 109 Hz ) 4 3.9


CPI 2 1.8

Trước tiên ta cần tính MIPS theo công thức số (1)


9
Clock rate 4 ×10
MIPS máy A = CPI × 10
6 = 2.0× 10
6 = 2222,22
9
Clock rate 3.9× 10
MIPS máy B = CPI × 10
6 = 1.8× 10
6 = 2166,67

Để biết được máy nào chạy chương trình nhanh hơn thì ta cần tìm
Execution time ( thời gian thực thi ) của mỗi máy dựa vào công thức (3)
Instruction count Instruction count
MIPS =
Executiontime ×10
6  Execution time = MIPS × 10
6

9
10× 10
Máy A: Ex time = 2222.22× 10
6 = 4,5(s)
9
8 ×10
Máy B: Ex time = 2166 , 67 ×10
6 = 3,69(s)
 Vậy tỉ số MIPS của máy A cao hơn máy B, nhưng máy B lại chạy chương trình
nhanh hơn máy A vì thời gian chạy ngắn hơn ( 3,69s < 4,5s)

Ưu điểm của của Phương Pháp MIPS:

 Đơn giản và dễ hiểu.


 Đo lường khả năng xử lý hàng triệu chỉ thị trong một giây, từ đó giúp tăng
cường hiệu suất và hiệu năng của máy tính.
 Giúp đánh giá và so sánh khả năng xử lý của các bộ xử lý khác nhau

Nhược điểm của MIPS:

 MIPS không phải là tiêu chuẩn để đo lường hiệu suất thực của một bộ xử lý, vì
nó không thể đo lường tốc độ xử lý của các mã lệnh cụ thể hoặc đo lường thời
gian truyền dữ liệu
 Sử dụng chu kỳ đồng hồ không hiệu quả – chu kỳ đồng hồ được đặt theo lệnh
chậm nhất
 Các lệnh phức tạp như lệnh nhân dấu phẩy động: Tốn diện tích thiết kế vì cần
nhân đôi một số khối chức năng
Ví dụ về Nhược điểm
 MIPS không xem xét tốc độ I/O (Input/Output) của máy tính. Tốc độ I/O
liên quan đến tốc độ mà máy tính có thể đọc và ghi dữ liệu vào bộ nhớ hoặc
thiết bị lưu trữ khác. Nếu tốc độ I/O chậm, thì hiệu suất của máy tính có thể
bị giảm, mặc dù bộ xử lý có thể xử lý nhiều chỉ thị trong một giây.
 MIPS cũng không thể xem xét kiến trúc của bộ xử lý. Các bộ xử lý khác
nhau có thể có kiến trúc khác nhau, và một số kiến trúc có thể hiệu quả hơn
khi xử lý một số loại chỉ thị cụ thể. Do đó, hai bộ xử lý có cùng số MIPS có
thể có hiệu suất khác nhau khi chạy cùng một chương trình, tùy thuộc vào
kiến trúc của chúng.

Ngoài ra thuật ngữ MIPS còn là viết tắt của Microprocessor without Interlocked
Pipeline Stages, một loại kiến trúc bộ vi xử lý sử dụng phương pháp tính toán tập
lệnh rút gọn (RISC) được phát triển bởi MIPS Technologies. Đây là 1 thuật ngữ
cũng liên quan đến kiến trúc máy tính và thuộc phần kiến trúc bộ lệnh MIPS ,khác với
tỉ số MIPS để đo lường tốc độ thì kiến trúc MIPS dùng để thiết kế máy tính trong
phần nâng cao hơn.

You might also like