You are on page 1of 11

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C MỞ HÀ NỘ I CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TT ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN Độc lập – Tự Do – Hạnh phúc

BÀI KIỂM TRA TỰ LUẬN


Môn: Quản trị Mạng – IT21

Họ và tên:
Ngày sinh:
Lớp:
Tài khoản:
Em chọn đề số: 01
Câu 1 (3 điểm): Anh/chị hãy trình bày kiến trúc của địa chỉ Ipv4? Vai trò của địa chỉ
quảng bá trong hệ thống mạng Ipv4?
Trả lời:
Khi chúng ta muốn trao đổi thư/quà với một người, bắt buộc phải biết địa chỉ của người
kia. Các gói tin Internet cũng cần có địa chỉ để định vị nguồn gốc và điểm đến để có thể trao
đổi thông tin chính xác. Địa chỉ IP được tạo ra cho mục đích đó và trên môi trường mạng, địa
chỉ IP là duy nhất. IPv4 (Internet Protocol version 4) là phiên bản thứ tư trong quá trình phát
triển của các giao thức Internet. IP (Internet Protocol) là một giao thức của chồng giao thức
TCP/IP thuộc về lớp Internet, tương ứng với lớp thứ ba (lớp network) của mô hình OSI. Ngày
nay, IP gần như là giao thức lớp 3 thống trị, được sử dụng rộng rãi trong mọi hệ thống mạng
trên phạm vi toàn thế giới.
Kiến trúc địa chỉ IPv4 như sau: TCP/IPv4 gồm 32 bit nhị phân, chia thành 4 cụm 8 bit
(gọi là các octet). Các octet được biểu diễn dưới dạng thập phân và được ngăn cách nhau bằng
các dấu chấm “.”.
Cấu trúc chung có dạng: octet1. octet2. octet3. octet4
Ví dụ: 192.168.1.1
Hay biểu diễn ở dạng thập phân cụ thể như sau: 203.162.1.12
- Trong đó kiến trúc chung của địa chỉ Ipv4 đều gồm 3 phần như sau:
Class bits NetworkID HostID
+ Class bit: bit dùng để nhận diện lớp mạng
+ Network ID: địa chỉ mạng
+ HostID: địa chỉ của máy
Ví dụ: ta có địa chi 203.162.1.12, được biểu diễn dạng nhị phân như sau:
110 01011. 10100010.00000001.00001100
1
Khi đó:
+ 3 bit đầu tiên: 110 được sử dụng làm class bit để nhận diện lớp mạng.
+ 21 bit tiếp theo: được sử dụng làm NetID dùng để định danh mạng của địa chỉ này.
+ 8 bit cuối cùng: được sử dụng làm HostID dùng để định danh thiết bị trong mạng mà có
NetID là 21 bit trên.
Để đơn giản, ta có thể so sánh địa chỉ IP tương tự như số điện thoại. Cấu trúc của số điện
thoại đầy đủ sẽ bao gồm các phần như: Mã quốc gia – Mã vùng – số máy thuê bao. Khi đó ta
chỉ cần nhìn vào số điện thoại có thể xác định quốc gia, vùng miền mà số máy ta định gọi tới
thay vì phải tra cứu toàn bộ số điện thoại trên toàn thế giới.
Ví dụ: (084) – (04) – 36231741
Trong đó:
+ 084 là mã quốc gia Việt Nam.
+ 04 là mã thành phố.
+ 36231741 là số máy lẻ định vị địa chỉ của đơn vị.
+ 084, 04 đóng vai trò là NetID.
+ Phần còn lại đóng vai trò là HostID.

Hình: Kiến trúc địa chỉ IPv4.


Việc đặt địa chỉ IP phải tuân theo các quy tắc sau:
- Các bit phần mạng không được phép đồng thời bằng 0.
Ví dụ: Địa chỉ 0.0.0.1 với phần mạng là 0.0.0 và phần host là 1 là không hợp lệ.
- Nếu các bit phần host đồng thời bằng 0, ta có một địa chỉ mạng.
Ví dụ: Địa chỉ 192.168.1.1 là một địa chỉ có thể gán cho host nhưng địa chỉ 192.168.1.0 là
một địa chỉ mạng, không thể gán cho host được.
- Nếu các bit phần host đồng thời bằng 1, ta có một địa chỉ broadcast.
2
Ví dụ: Địa chỉ 192.168.1.255 là địa chỉ broadcast cho mạng 192.168.1.0
* Phân loại địa chỉ IPv4:
Địa chỉ Ipv4 được chia thành 5 lớp sử dụng các chữ cái đầu A, B, C, D, E để phân loại.
Trong đó có 3 lớp A, B và C được sử dụng để cấp phát trong các ứng dụng Internet phổ biến,
lớp D được sử dụng trong công nghệ Multicast còn lớp E được sử dụng cho dự phòng và các
công việc nghiên cứu khác. Toàn bộ phần class bit được đặt trong octet đầu tiên do vậy việc
xác định địa chỉ IP thuộc lớp nào thì ta chỉ cần quan tâm đến octet đầu tiên là có thể xác định
được. Theo cấu trúc của địa chỉ IP mà người ta phân loại chúng thành các lớp trên, việc phân
loại dựa trên tỷ lệ phân bố giữa NetID (địa chỉ của máy trong mạng) và HostID (ID Máy chủ)
của địa chỉ các lớp. Tỷ lệ này sẽ ảnh hưởng đến số lượng mạng và số lượng thiết bị kết nối
trong một mạng. Không gian địa chỉ IP được chia thành các lớp sau:
Lớp A: Địa chỉ IP lớp A có cấu trúc phân bố như sau:
0 Net ID ( 1 byte) Host ID (3 bytes)
Class bit: quy ước 0
Số Net = 27 = 128 mạng
Số Host = 224 – 2 = 16.777.214 máy
Lớp B:
10 Net ID ( 2 byte) Host ID (2 bytes)
Class bit: quy ước 10
Số Net = 214 = 16.382 mạng
Số Host = 216 – 2 = 65.534 máy
Lớp C:
110 Net ID ( 3 byte) Host ID (1 bytes)
Class bit: quy ước 110
Số Net = 221 = 2.097.150 mạng
Số Host = 28 – 2 = 254 máy
Công thức tính số mạng và số máy của 1 dải địa chỉ IP được biểu diễn như sau:
Số mạng (Số Net) = 2n trong đó n: số bit được sử dụng để làm NetID
Số máy (Số Host) = 2 m – 2 trong đó m: số bit được sử dụng làm HostID, nhưng do mỗi
dải địa chỉ IP đều có 2 địa chỉ đặc biệt để sử dụng cho mục đích khác, các địa chỉ này không
được sử dụng đặt làm địa chỉ IP của các nút mạng.
Lớp D:
- Gồm các địa chỉ thuộc dải: 224.0.0.0 -> 239.255.255.255
- Được sử dụng làm địa chỉ multicast.
3
- Ví dụ: 224.0.0.5 dùng cho OSPF; 224.0.0.9 dùng cho RIPv2
Lớp E:
- Từ 240.0.0.0 trở đi.
- Được dùng cho mục đích dự phòng.
* Dải địa chỉ khả dụng:
Địa chỉ IP khi biểu diễn ở dạng nhị phân sẽ khiến người sử dụng khó nhớ hơn, vì vậy trong
các tài liệu, địa chỉ Ipv4 đều được quy đổi về dạng thập phân để dễ nhớ và rút gọn hơn. Với
phân bố class bit thì việc nhận diện ra các địa chỉ IP thuộc lớp nào ta xem xét trong phần class
bit của địa chỉ IP đó. Theo phép quy đổi giữa các hệ số, ta có được dải địa chỉ IP khả dụng của
các lớp như sau. Ở đây, ta chỉ xét các lớp A, B, C là các lớp có dải IP đang được ứng dụng:
Lớp A: 1.x.x.x – 126.x.x.x. Dải địa chỉ khả dụng: 1.0.0.0 – 126.255.255.255
Lớp B: 128.x.x.x – 191.x.x.x. Dải địa chỉ khả dụng: 128.0.0.0 – 191.255.255.255
Lớp C: 192.x.x.x – 223.x.x.x. Dải địa chỉ khả dụng: 192.0.0.0 – 223.255.255.255
Lớp D: 224.x.x.x – 239.x.x.x. Dải địa chỉ khả dụng: 224.0.0.0. – 239.255.255.255
Lớp E: 240.x.x.x – 255.x.x.x. Phần còn lại
Như vậy ta có thể nhận biết được một địa chỉ IP thuộc lớp nào với việc chỉ quan tâm đến
octet đầu tiên của địa chỉ đó rồi đối chiếu với dải địa chỉ IP khả dụng trên.Lưu ý rằng, hãy ghi
nhớ cấu trúc phân bố NetID và HostID của các lớp địa chỉ này, vì đây là cơ sở để xem xét các
máy tính có cùng thuộc một mạng hay không. Trong việc xét các máy tính có cùng một mạng
hay không người ta sẽ xem xét theo quy tắc: “Các máy tính có cùng NetID thì liên lạc được với
nhau”. Ta hãy xét ví dụ sau đây, giả sử ta có 4 máy tính (MT) được cấp phát các địa chỉ IP như
sau:
MT1: 10.0.0.2
MT2: 11.0.0.2
MT3: 10.0.1.2
MT4: 192.168.1.1
Nhận xét rằng trong 4 máy trên thì có 3 máy thuộc địa chỉ lớp A do có octet1 nằm trong
khoảng [1, 126], máy thứ 4 có địa chỉ IP lớp C do octet1 là 192, nằm trong khoảng [192, 223]
nên ta có thể kết luận ngay, máy thứ 4 không cùng mạng với 3 máy trên.
Tuy nhiên xét 3 máy còn lại ta lại nhận thấy rằng, máy số 2 có octet1 là 11 khác với 2 máy
còn lại có octet1 là 10 do vậy máy số 2 có NetID khác với máy số 1 và máy số 3, chính vì vậy
máy số 2 cũng không thuộc cùng mạng cục bộ hay nói cách khác máy số 2 không làm việc với
2 máy số 1 và máy số 3.

4
Kết luận: Máy số 1 và máy số 3 là thuộc cùng 1 mạng và làm việc được với nhau.
* Vai trò của địa chỉ quảng bá trong hệ thống mạng Ipv4:
Như đã đề cập ở trên, địa chỉ Ipv4 tồn tại một số dải địa chỉ IP đặc biệt, các địa chỉ này
không được sử dụng để làm địa chỉ cho các nút mạng, chúng được sử dụng trong một số mục
đích khác. Cụ thể ta có được một số dải địa chỉ Ipv4 đặc biệt như sau:
- Địa chỉ IP loopback: hay còn gọi là địa chỉ IP quay vòng. Thông thường khi một ứng
dụng sử dụng giao thức TCP/IP muốn truyền dữ liệu, dữ liệu đó sẽ phải chuyển xuống tầng IP
để thực hiện đóng gói thành một IP packet. Sau đó IP packet này sẽ được chuyển xuống tầng
Liên kết dữ liệu của các thiết bị vật lý để truyền xuống đường truyền theo địa chỉ đích. Tuy
nhiên nếu một gói tin IP packet được gửi cho địa chỉ loopback, nó được thực hiện “quay vòng”
ngay tại tầng IP thay vì việc phải gửi gói tin đó xuống tầng Liên kết dữ liệu và biến đổi tín hiệu
tại tầng vật lý. Địa chỉ loopback được thiết kế để kiểm thử cài đặt giao thức TCP/IP khi đóng
vai trò là một Host trên mạng hay nói cách khác là nó thường được sử dụng để viết các ứng
dụng phần mềm giả lập Server mà sử dụng bộ giao thức TCP/IP. (ví dụ như Web Server). Dải
địa chỉ loopback từ: 127.0.0.0 – 127.255.255.255.
- Địa chỉ NetID hay còn được gọi là Network prefix – tiền tố mạng, địa chỉ này được sử
dụng để định danh một mạng nơi có các host hoặc các nút mạng khác được định vị. Các mạng
khác nhau sẽ có NetID khác nhau, các máy trong cùng mạng sẽ có cùng NetID (đã thực hiện ở
ví dụ trên). Địa chỉ NetID có cấu trúc là loại địa chỉ IP mà trong đó vùng HostID của nó bao
gồm toàn bit 0.
Ví dụ: 10.0.0.2 NetID sẽ là: 10.0.0.0
192.168.1.1 NetID sẽ là: 192.168.1.0
- Địa chỉ broadcast hay còn được gọi là địa chỉ quảng bá. Địa chỉ này cho phép một host có
thể gửi thông tin đến toàn bộ hệ thống mạng thay vì phải thực hiện công việc gửi lần lượt cho
từng nút mạng. Khi một gói tin IP packet được gửi đến địa chỉ này, nó sẽ được nhân bản và gửi
đến toàn bộ các nút trong cùng NetID với địa chỉ quảng bá đó. Địa chỉ quảng bá được sử dụng
trong việc gửi các thông điệp chung, các tín hiệu thăm dò như giao thức ARP (Address
Resolution Protocol - giao thức mạng), giao thức DHCP (Dynamic Host Configuration
Protocol - Giao thức cấu hình máy chủ). Địa chỉ broadcast có cấu trúc là loại địa chỉ IP mà
trong đó vùng HostID bao gồm toàn bit 1.
Ví dụ: 10.0.0.2 Broadcast sẽ là: 10.255.255.255
192.168.1.1 Broadcast sẽ là: 192.168.1.255;

5
Địa chỉ quảng bá được sử dụng để thông điệp truyền và các gói dữ liệu vào hệ thống mạng,
được thiết kế để tạo điều kiện phát sóng thông điệp cho tất cả các thiết bị mạng. Quản trị mạng
xác minh truyền gói dữ liệu thành công thông qua địa chỉ phát sóng. DHCP và Bootstrap
Protocol (Giao thức Bootstrap) khách hàng sử dụng truyền hình địa chỉ IP để xác định vị trí và
truyền yêu cầu máy chủ tương ứng.
Địa chỉ quảng bá (broadcast): Gồm hai loại:
- Direct: VD: 192.168.1.255
- Local: VD: 255.255.255.255
Để phân biệt hai loại địa chỉ broadcast này, có ví dụ sau: Xét máy có địa chỉ IP là
192.168.2.1 chẳng hạn. Khi máy này gửi broadcast đến 255.255.255.255, tất cả các máy thuộc
mạng 192.168.2.0 (là mạng máy gửi gói tin đứng trong đó) sẽ nhận được gói broadcast này,
còn nếu nó gửi broadcast đến địa chỉ 192.168.1.255 thì tất cả các máy thuộc mạng 192.168.1.0
sẽ nhận được gói broadcast (các máy thuộc mạng 192.168.2.0 sẽ không nhận được gói
broadcast này).
Địa chỉ IP (Internet Protocol - Giao thức Internet) được chia thành 3 loại, bao gồm địa chỉ
Unicast, địa chỉ Multicast (địa chỉ đa hướng), địa chỉ Broadcast, trong đó: Địa chỉ Unicast cho
phép gửi dữ liệu từ một thiết bị đến một đầu thu duy nhất; Địa chỉ Multicast cho phép dữ liệu
được gửi tới một nhóm máy chủ được xác định trước. Với địa chỉ quảng bá (broadcast) trong
hệ thống mạng Ipv4 có vai trò là một địa chỉ phát sóng sẽ đại diện cho tất cả các thiết bị được
kết nối với cùng một mạng. Do đó, khi một gói được gửi đến địa chỉ quảng bá, tất cả các thiết
bị trên mạng đều được nhận.
Dễ nhầm lẫn địa chỉ quảng bá và địa chỉ multicast, nhưng có 2 điểm để phân biệt như sau:
Địa chỉ multicast chỉ đại diện cho một nhóm thiết bị trong một mạng cụ thể; Địa chỉ quảng bá
đại diện cho tất cả các thiết bị trên cùng một mạng. Các gói được gửi đến địa chỉ multicast
được phép đi qua bộ định tuyến; trên địa chỉ quảng bá không được phép đi qua bộ định tuyến.
Câu 2 (4 điểm): Một công ty có số lượng máy tính cần lắp đặt gồm 220 chiếc được yêu
cầu làm 3 phòng ban gồm:
- Phòng quản lý 10 chiếc
- Phòng sản xuất 150 chiếc
- Phòng kinh doanh 60 chiếc.
Yêu cầu cần triển khai hệ thống mạng LAN và xây dựng 01 máy chủ để lưu trữ dữ liệu chung
cho 3 phòng ban trên với điều kiện 3 phòng ban trên phải được tách biệt thành 3 mạng LAN.

6
Anh/chị hãy trình bày cách thức phân chia địa chỉ với VLSM để tạo vùng địa chỉ LAN cho
từng mạng trên.
Trả lời:
VLSM (Variable Length Subnet Mask): là kỹ thuật chia nhỏ một mạng thành các mạng có
độ dài khác nhau (sẽ có các subnet mask khác nhau).
Subneting (chia mạng con) là hành động chia Net ID (địa chỉ của máy trong mạng) thành
các Subnet ID.
Ví dụ: Công ty có 2 chi nhánh (Phú Yên và Hà Nội). Để 2 server ở 2 chi nhánh này liên lạc
được với nhau thì thứ nhất chúng phải có đường truyền vật lý thuê từ nhà cung cấp dịch vụ,
thứ 2 là phải tổ chức đặt IP cho 2 chi nhánh này. Nhưng công ty chỉ có 1 IP Puclic là 1 Net ID
được thuê từ nhà cung cấp. Vậy ta phải chia Net ID đó thành nhiều Net ID con (hay còn gọi là
Subnet ID) cho 2 chi nhánh của công ty.
Công thức tính:
Gọi n là số bit 1 tăng thêm của Subnet Mask (hay còn gọi là số bit mượn). Gọi m là số bit
0 còn lại của Subnet Mask (m = 32 – n – SM hiên tại). Ta làm theo 5 bước sau:
- Bước 1: Số Subnet: 2^n
- Bước 2: Số Host/Subnet: 2^m – 2 ( vì phải trừ đi địa chỉ NetID và Broadcast )
- Bước 3: Bước nhảy: 2^m
- Bước 4: Subnet mask mới: 256 – Bước nhảy
- Bước 5: Các Subnet ID gồm:
+ Subnet ID đầu tiên = 0
+ Subnet ID kế tiếp = Subnet hiện tại + Bước nhảy
- Bước 6: Trong Subnet ID.
+ Host đầu: Subnet ID + 1
+ Host cuối: Subnet ID + Bước nhảy – 2
+ Địa chỉ Broadcast: Host cuối + 1
Đối với cách chia trên ta thấy số IP (hay còn gọi là host) trong mỗi 1 subnet là như nhau.
Vậy giả sử công ty được cung cấp IP là 192.168.0.0/16 cho 3 chi nhánh là phòng sản xuất,
phòng kinh doanh, phòng quản lý. Và 3 phòng này có số yêu cầu về IP như sau:
+ Phòng sản xuất (SX): 150 máy.
+ Phòng kinh doanh (KD): 60 máy.
+ Phòng quản lý (QL): 10 máy.

7
Nếu ta dùng cách chia mạng con đều nhau như trên thì chắc chắn sẽ không đáp ứng được
yêu cầu của công ty. Nếu cấp đều nhau thì chỗ sẽ bị thiếu IP và ngược lại có chỗ sẽ bị dư thừa
IP. Chính vì lý do đó nên sinh ra cách chia Subnet tối ưu hơn đó là VLSM.
Ta thấy nhu cầu của mỗi chi nhánh phải thỏa điều kiện sau: Số lượng host (IP) của 1
subnet mà công ty cấp cho mỗi chi nhánh >= Số host (IP) yêu cầu của mỗi chi nhánh.
Ta có Số lượng host (IP) của 1 subnet = 2^m -2
=> 2^m -2 >= Số host (IP) yêu cầu của mỗi chi nhánh
Ta nên chia subnet theo thứ tự yêu cầu IP giảm dần của các chi nhánh, bắt đầu là:
1. Phòng SX: 150 máy
Lấy địa chỉ 192.168.0.0/16 chia cho 150 máy (host).
2m – 2 ≥ 150  m ≥ 8. Chọn m = 8.
Số bit mượn n = 32 – 26 – 8 = 8.
Số mạng con là 28 = 256.
Bước nhảy 2m = 28 = 256.
Subnet 1: 192.168.0.0/24
Subnet 2: 192.168.1.0/24

Subnet 256: 192.168.255.0/24.
Dùng Subnet 192.168.0.0/24 chia cho Phòng SX.
2. Phòng KD 60 máy
Dùng Subnet 192.168.1.0/24 chia cho phòng KD 60 máy (host).
2m – 2 ≥ 60  m ≥ 6. Chọn m = 6.
Số bit mượn n = 32 – 24 – 6 = 2.
Số mạng con là 22 = 4.
Bước nhảy 2m = 26 = 64.
Subnet 1: 192.168.1.0/26
Subnet 2: 192.168.1.64/26
Subnet 3: 192.168.1.128/26
Subnet 4: 192.168.1.192/26
Chọn Subnet 192.168.1.0/26 chia cho phòng KD.
3. Phòng QL 10 máy
Dùng Subnet 192.168.1.64/26 chia cho phòng QL 10 máy (host).
2m ≥ 10  m ≥ 4. Chọn m = 4.

8
Số bit mượn n = 32 – 26 – 4 = 2.
Số mạng con 22 = 4.
Bước nhảy 24 = 16.
Subnet 1: 192.168.1.64/28
Subnet 2: 192.168.1.80/28
Subnet 3: 192.168.1.96/28
Subnet 4: 192.168.1.112/28
Dùng 192.168.1.64/28 chia cho phòng QL.

Số IP Host cuối:
Chi Host đầu: Broadcast:
yêu Net Subnet ID +
Nhánh Subnet ID + 1 Host cuối + 1
cầu Bước nhảy – 2
Phòng
150 192.168.0.0/24 192.168.0.1 192.168.0.254 192.168.0.255
SX
Phòng
60 192.168.1.0/26 192.168.1.1 192.168.1.62 192.168.1.63
KD
Phòng
10 192.168.1.64/28 192.168.1.65 192.168.1.78 192.168.1.79
QL

Câu 3 (3 điểm): Anh/ chị hãy cho biết vai trò của dịch vụ mạng DNS trong quản lý mạng
nội bộ? Nguyên lý hoạt động cơ bản?
Trả lời:
DNS (Domain Name System - Hệ thống phân giải tên miền) là một hệ thống cho phép
thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền trên Internet. DNS cơ bản là một hệ thống
chuyển đổi các tên miền website mà chúng ta đang sử dụng, ở dạng www.tenmien.com sang
một địa chỉ IP dạng số tương ứng với tên miền đó và ngược lại. DNS giúp liên kết các thiết bị
mạng với nhau nhằm mục đích định vị và gán một địa chỉ cụ thể cho các thông tin trên
internet. Nhiệm vụ cơ bản của DNS là “dịch” một tên miền quen thuộc với người dùng (ví
dụ: tinohost.com ) thành một địa chỉ IP (ví dụ: 45.77.251.173) mà các máy tính sử dụng để
nhận dạng chính xác nhau trên hệ thống mạng toàn cầu.
Vai trò của dịch vụ mạng DNS trong quản lý mạng nội bộ: Mỗi website có một tên
miền (đường dẫn URL: Uniform Resource Locator) và một địa chỉ IP. Địa chỉ IP gồm 4 nhóm
số cách nhau bằng dấu chấm (IPv4). Khi nhập tên website muốn tìm vào thanh trình duyệt,
trình duyệt sẽ đến thẳng website mà không cần phải thông qua việc nhập địa chỉ IP của trang
web. Quá trình “dịch” tên miền thành địa chỉ IP để cho trình duyệt hiểu và truy cập được vào
website là công việc của một DNS server. Một DNS không thể “dịch” thành công mà các DNS

9
sẽ trao đổi thông tin, trợ giúp qua lại với nhau để dịch tên miền thành địa chỉ IP và ngược lại.
Nhờ DNS, người dùng chỉ cần nhớ tên miền, không cần phải nhớ địa chỉ IP. Hiểu một cách
đơn giản, domain (tên miền) là địa chỉ website của doanh nghiệp. Nếu domain là địa chỉ nhà
thì hosting chính là ngôi nhà mà địa chỉ đó dẫn tới. Tất cả các website trên Internet đều cần 1
web hosting. Khi khách hàng nhập tên miền của tôi vào trình duyệt, tên miền sẽ lập tức được
chuyển đổi thành địa chỉ IP máy tính của công ty lưu trữ website của tôi. DNS chính là công cụ
chuyển đổi tuyệt vời này.
Trước đây, mỗi lần truy cập vào website người ta cần phải ghi nhớ chính xác các địa chỉ
phức tạp và khó hiểu. Tuy nhiên, hệ thống DNS ra đời đã xoá tan đi gánh nặng đó. Với tính
năng ghi nhớ những tên miền đã được “dịch” và ưu tiên sử dụng cho những lần truy cập sau,
DNS giúp người dùng tiết kiệm rất nhiều thời gian khi truy cập vào những website đã từng sử
dụng. Nhờ DNS, người dùng có thể sử dụng nhiều dịch vụ mạng như tìm kiếm thông tin, xem
phim, chơi game, đăng nhập các website,…Người dùng sẽ không thể duyệt Internet nhanh
chóng và dễ dàng như ngày nay nếu không có DNS. Mỗi ngày có hàng triệu người đang thêm
và thay đổi tên miền cũng như địa chỉ IP, hàng tỷ địa chỉ IP đang được sử dụng. Song song đó,
DNS server cũng xử lý vô số yêu cầu trên Internet mọi lúc mọi nơi. Do đó, hiệu suất mạng và
cách giao thức Internet là vấn đề hàng đầu ảnh hưởng đến hoạt động của DNS server. Tuỳ vào
mục đích sử dụng riêng mà có thể chọn DNS server với tốc độ biên dịch phù hợp.
Nguyên lý hoạt động cơ bản:
- Mỗi nhà cung cấp dịch vụ đều có hệ thống DNS server riêng của mình để vận hành. Do
đó, khi một trình duyệt yêu cầu địa chỉ IP của một website dựa vào URL thì DNS server làm
nhiệm vụ “dịch” tên website này bắt buộc là DNS server của chính tổ chức quản lý website đó
chứ không phải thông qua nhà cung cấp nào khác.
- INTERNIC (Internet Network Information Center) có trách nhiệm theo dõi các tên miền

và các DNS server tương ứng. Đây là một tổ chức được thành lập bởi NFS (National Science
Foundation) chịu trách nhiệm đăng ký các tên miền của Internet. Nhiệm vụ của INTERNIC
không phải là “dịch” tên website sang địa chỉ IP mà là theo dõi, quản lý tất cả các DNS server
trên Internet .
- DNS có khả năng truy vấn các DNS server khác để có được tên miền đã được “dịch”.
- DNS server có khả năng lưu lại những tên miền đã được “dịch” để thuận lợi sử dụng cho
những yêu cầu “dịch” lần sau. Tuy nhiên, không phải bất cứ tên miền nào cũng được lưu lại
mà số lượng tên lưu lại sẽ phụ thuộc vào quy mô của DNS.

10
Giả sử tôi muốn truy cập vào trang có địa chỉ truonghoc.vn. Trước hết chương trình trên
máy người sử dụng gửi yêu cầu tìm kiếm địa chỉ IP ứng với tên miền truonghoc.vn tới máy
chủ quản lý tên miền (name server) cục bộ thuộc mạng của nó. Máy chủ tên miền cục bộ này
kiểm tra trong cơ sở dữ liệu của nó có chứa cơ sở dữ liệu chuyển đổi từ tên miền sang địa chỉ
IP của tên miền mà người sử dụng yêu cầu không. Trong trường hợp máy chủ tên miền cục bộ
có cơ sở dữ liệu này, nó sẽ gửi trả lại địa chỉ IP của máy có tên miền nói trên. Trong trường
hợp máy chủ tên miền cục bộ không có cơ sở dữ liệu về tên miền này nó sẽ hỏi lên các máy
chủ tên miền ở mức cao nhất (máy chủ tên miền làm việc ở mức ROOT). Máy chủ tên miền ở
mức ROOT này sẽ chỉ cho máy chủ tên miền cục bộ địa chỉ của máy chủ tên miền quản lý
các tên miền có đuôi .vn. Tiếp đó, máy chủ tên miền cục bộ gửi yêu cầu đến máy chủ quản lý
tên miền Việt Nam (.VN) tìm tên miền truonghoc.vn. Máy chủ tên miền cục bộ sẽ hỏi máy chủ
quản lý tên miền vnn.vn địa chỉ IP của tên miền truonghoc.vn. Do máy chủ quản lý tên miền
vnn.vn có cơ sở dữ liệu về tên miền truonghoc.vn nên địa chỉ IP của tên miền này sẽ được gửi
trả lại cho máy chủ tên miền cục bộ. Cuối cùng, máy chủ tên miền cục bộ chuyển thông tin tìm
được đến máy của người sử dụng. Người sử dụng dùng địa chỉ IP này để kết nối đến server
chứa trang web có địa chỉ truonghoc.vn.
Nhờ vào cách thức hoạt động của nó, tôi có thể mua cho mình một tên miền và biết được
tầm quan trọng của các bản ghi trong trang quản lý tên miền. Có thể nói, DNS giữ vai trò cực
kỳ quan trọng trong việc quản trị mạng Internet và cả website.

11

You might also like