You are on page 1of 4

Căn bã hôm nay có thể là tinh dầu hoa hồng ngày mai

Tập thơ chữ cái của chị dường như đã phá bỏ mọi niêm luật và trình thức thơ để tìm đến
một hình thức biểu đạt với những câu thơ ghép thành chữ cái, ngừoi đọc có thể đọc thơ
theo cách của họ, nhưng ám ảnh hơn cả là những hình ảnh ẩn dụ đến mức “tàn nhẫn” như
“cứt” trong bài thơ Cứt và hoa hồng… và triết lý “văn chương là dinh dưỡng, là thứ mà ta
không thể sống nếu thiếu nó, nó là cứt” nên “ai thực sự sống với văn chương sẽ ngồi trên
đống cứt” thật sự là điều ngạc nhiên khi đọc bài thơ này…

A: Nếu bạn thấy những hình ảnh ẩn dụ trong đó “tàn nhẫn” có lẽ tôi sẽ làm bạn ngạc nhiên khi
hỏi rằng, lẽ nào bạn không cảm thấy một tình cảm dịu dàng trong đó, trong hình ảnh: Cứt rồi sẽ
đi qua mùa xâu để gặp hoa hồng” hay “Gió gói mùi cứt mang về cất trong góc khuất của căn nhà
mùa dông/Hương cứt và mùa đông lẩn quẩn trong một hợp âm trầm, nặng”? Những gì bị cho là
cặn bã của ngày hôm nay rất có thể là tinh dầu hoa hồng trong tương lai. Sâu xa, đó cũng là một
vấn đề của sự thật hay của không sự thật. Có những người lúc sống có thân phận của cứt như
Jean Valjean, chết đi rồi có thể trở thành một ngừoi khổng lồ của lòng cao thượng. Văn chương
và con người văn cũng vậy.

Q: Cũng như chị nói, trước những ảnh hưởng nhanh chóng và ồ ạt của các yếu tố đến từ
nước ngoiaf trong điều kiện hội nhập hiện nay, nếu khoa học xã hội của ta không đủ mạnh,
và không áp dụng được các kết quả nghiên cứu vào đời sống, thì việc không bảo vệ được
bản sắc dân tộc là điều có thể nhìn thấy. Thực sự thì chị đã nhìn thấy những gì, vì bản sắc
dân tộc, với nhiều người vẫn là cái gì đó hoặc quá cự thể hoặc quá chung chung?

A: Bạn hãy vào những hàng game ở Hà Nội. Những hàng game lúc nào cũng đông nghịt từ sáng
sớm đến tối mịt, mang theo một cái máy ghi âm, quan sát và ghi lại những gì bạn nghe thấy ở đó,
từ miệng những đứa trẻ tử 10 đến 20 tuổi, để thấy vốn từ vựng nghèo nàn, nhưng rất tục tĩu, để
thấy mầm mống của bạo lực và suy đồi, để thấy rằng đó sẽ là những người nắm tương lai của dân
tộc (Tháng 10/2009)
LANG THANG VÀ TƯ DUY

Tuy nhiên chị đã rất thành công trong con đường học vấn, và chị đã vượt qua “cuộc
chơi” kiến thức đó như thế nào trong con người vốn thèm tự do, bay bổng như chị?

Những việc tôi làm ai cũng có thể làm được. Mỗi chúng ta ai cũng mang chứa trong mình
những năng lượng, chỉ cần chúng ta có điều kiện để các năng lượng ấy được giải phóng
và biến thành hiệu quả cụ thể.
Tôi cũng chưa làm gì nhiều đáng để được gọi là thành công, vả chăng nói đến thành công
bây giờ là quá sớm. Vì những năng lượng cũng rất dễ bị tàn lụi nếu không có điều kiện
nảy nở và phát triển, nếu nó bị kìm hãm thay vì được giải phóng.
Tuy nhiên có những kinh nghiệm chung để có thể hoàn thành một công việc cụ thể như
cái luận án tiến sĩ. Tôi xin dẫn ra đây lời của anh Vũ Văn Yêm, một người bạn làm việc
trong lĩnh vực viễn thông, ở đại học Bách khoa Hà Nội: “Nếu sinh viên Pháp làm việc
tám tiếng thì chúng tôi phải làm việc 10 hoặc 12 tiếng mỗi ngày”.Ngoài những phương
pháp chung mà ta có thể tìm thấy trong bất kỳ cuốn sách nào dạy cách chiếm lĩnh thông
tin, cách lên chương trình làm việc và thực hiện các bước nghiên cứu, thì trong trường
hợp cá nhân tôi, có thể bổ sung thêm một điều: điểm khởi đầu không phải là cùng với tất
cả những nền tảng kiến thức đã có, mà điểm khởi đầu là quên đi tất cả những gì đã có,
biến đầu óc và trí não thành một không gian trống rỗng, để từ đó lấp cái khoảng trống
rỗng ấy bằng những kiến thức mới, không định kiến, không dè dặt, và đương nhiên cũng
không phải với một thái độ phục tùng hay sùng bái quá đáng.Nghiên cứu không phải là
trình bày lại những gì đã thu nhận được mà đúng hơn là đối thoại với những gì đã được
đúc kết hoặc tiếp tục mở ra những cánh cửa mới, vì thế mà nó cũng có tính sáng tạo.
Ngoài ra không thể làm việc một mình. Tôi đã nhận được những trao đổi về chuyên môn
của những người bạn Việt Nam và nước ngoài, những trao đổi như vậy thúc đẩy nhanh
quá trình chiếm lĩnh kiến thức, đặc biệt nhờ đó có thể thấy mình còn hổng và thiếu hụt
những điểm gì. Chúng tôi có một nhóm nghiên cứu sinh và duy trì một sinh hoạt chung
đều đặn hàng tháng. Ngoài ra, lĩnh vực khoa học xã hội đòi hỏi phải quan tâm đến rất
nhiều thứ mới có thể hiểu được sâu sắc đối tượng nghiên cứu của mình. Việc đi xem
kịch, đi xem phim, đi tới rạp opera, đi xem các triển lãm, đến nghe các cuộc hội thảo
không những về văn học mà về âm nhạc, hội hoạ, múa, kiến trúc… không hề mất thời
gian vô ích, trái lại, những hoạt động đó sẽ giúp người nghiên cứu hiểu về những vấn đề
mà nếu anh/chị ta chỉ ngồi trước trang sách trong thư viện thì không thể nào hiểu nổi.
Thậm chí tôi đã lang thang ở một số hộp đêm của Paris… Lang thang và tư duy, hai cái
này hình như chẳng có quan hệ gì với nhau? Tôi ngạc nhiên nhận thấy rằng chính những
cuộc lang thang ở hộp đêm, ở bảo tàng, ở nhà hát, ở rạp chiếu phim, ở các buổi tiệc do
bạn bè tổ chức… đã giúp tôi rút ngắn khoảng cách về tư duy.
Q: Điều gì khiến chị, một tiến sĩ văn học, thay vì “bổ một nhát cuốc” lên cánh đồng
văn chương, lại đi dịch “Nietzsche và triết học” trước tiên? Bản thân mỗi việc đọc
và hiểu được những tư tưởng của Nietzsche đã khó, huống hồ là đọc những biện giải
về ông từ nhà triết học khác như Gilles Deleuze

Bởi vì nhiều khái niệm trong cuốn “Nietzsche và triết học” đã được ứng dụng vào nghiên
cứu văn học: Sự quy hồi vĩnh cửu, sức mạnh, sự thật, mặc cảm tội lỗi, nỗi đau… Triết
học và văn chương có chung một mối quan tâm. Alain Robbe-Grillet nói rằng: “Triết học
và văn chương có cùng những đối tượng, tiếp tục cùng những nghiên cứu giống nhau,
nhưng bằng những phương thức khác nhau”. Đôi khi văn chương đi trước triết học trong
mối quan tâm này.

Nhà văn Milan Kundera khẳng định: “…Tất cả những đề tài hiện sinh lớn mà Heidegger
phân tích trong tác phẩm “Tồn tại và thời gian”, cho rằng chúng đã bị toàn bộ nền triết
học châu Âu trước đó bỏ rơi, thì lại đã được khám phá, phô bày, soi sáng bởi bốn thế kỷ
tiểu thuyết châu Âu”. Muốn phát triển văn học và nghiên cứu văn học, cần có nền tảng
triết học. Đấy là lý do vì sao tôi chọn dịch cuốn sách của Deleuze. Còn về chuyện “khó”,
tất nhiên là rất khó. Nhưng cái khó cũng có sức hấp dẫn của nó.

Q: Deleuze nhận thấy rằng, đối với Nietzsche, triết học phải tiến hành công việc phê phán,
triết học trở thành triết học phê phán…Và triết gia chính là kiểu người phê phán. Ông ta
phải luôn chống lại thời đại mình, phải luôn phê phán thế giới hiện tại. Liệu những giá trị
của tư tưởng Nietzsche có phù hợp với tư duy phương Đông, nhất là đối với tư duy người
Việt?

A: Tôi nghĩ rằng chúng ta là con người, trước khi là người VN, do vậy chúng ta cũng mang các
giá trị phổ quát của con người.

Chúng ta có thể học được từ kinh nghiệm của nhân loại những gì hữu ích cho sự phát triển của
chúng ta. Đấy là điều mà người Nhật đã làm, điều đã góp phần tạo nên sức mạnh của Nhật Bản
hiện nay.

Phan Châu Trinh trước đây đã rất ý thức về chuyện này, ông đã nói rằng: “Người Nhật học (thế
giới) như vậy, ta chẳng học gì cả, mất nước là phải”, tôi dẫn theo Nguyên Ngọc trong bài “Đem
tinh hoa tri thức của nhân loại về cho đất nước. Một sự nghiệp lớn và cấp thiết” (Doanh nhân Sài
Gòn cuối tháng, số 2, tháng 5.2007, tr. 76).

Q: Chị đặt một vấn đề rất hay, rằng “trong lập luận của Nietzsche về mối quan hệ giữa
triết học và tình trạng sức khỏe của dân tộc, có một điểm mà ông chưa bàn tới: Liệu một
dân tộc bệnh hoạn có thể trở thành một dân tộc lành mạnh được không?”. Mặc dù khi ấy,
chị đã biết trước câu trả lời: “Khi một dân tộc ốm yếu bệnh tật bắt đầu quan tâm đến triết
học, bắt đầu thấy cần đến triết học thì đó có phải là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của nó bắt
đầu hồi phục, một dấu hiệu dự báo rằng nó có thể trở thành một dân tộc lành mạnh, cường
tráng trong tương lai?”. Có bao giờ, câu trả lời từ bản thân chị bị lung lay hay không?

A: Đời sống không phải là một trạng thái tĩnh, bất biến, mà nó luôn vận động và tiềm tàng những
khả năng biến đổi. Con người cũng vậy.

Khả năng biến đổi này được J. Paul Sartre gọi là hạt nhân “hư vô”, hay sự “tự do” của con người.

Tuy nhiên, sự biến đổi có thể diễn ra theo nhiều hướng khác nhau, có thể tồi tệ đi, cũng có thể
tiến bộ lên. Tôi đặt niềm tin, sự ngây thơ, và ảo tưởng của tôi vào xu hướng tiến bộ, tức là vào
cái khả thể: Bệnh có thể lành, dân tộc có thể trở nên cường tráng. Ảo tưởng sẽ trở thành hiện
thực khi có những người hành động, và nhất là khi những người hành động càng ngày càng
nhiều lên.

Q: Giữa triết học và văn chương, mối quan hệ hình và bóng lâu nay vẫn bị tách nửa
ở VN. Vậy chị nhìn nhận thế nào về một nền văn học thiếu vắng tư tưởng triết học
“ngoài luồng”?

Nhiều nhà văn không đọc triết học, nhưng khi họ quan tâm tới những việc như họ là ai,
đời sống này có ý nghĩa gì, nó vận động như thế nào, sự thật của đời sống này là gì, họ
đóng vai trò gì đối với toàn bộ cái dòng chảy được gọi là lịch sử, họ có quan hệ như thế
nào với những người khác, với cộng đồng, họ tìm kiếm điều gì, họ có thể làm gì, họ
không thể làm gì, đời sống tinh thần của họ như thế nào v.v… thì họ đã gặp gỡ với những
vấn đề của triết học.

Tuy nhiên, những mối quan tâm này càng trở nên có ý thức hơn, sâu sắc hơn, nếu như
nhà văn tiếp xúc với các tác phẩm triết học. Một số nhà văn nước ngoài còn dùng tác
phẩm của mình để đối thoại với các triết gia.

Một nền văn học thiếu vắng triết học vẫn có thể đẻ ra các tác phẩm có giá trị khi các nhà
văn quan tâm thực sự đến những vấn đề thuộc về thế giới này, một sự quan tâm vô vị lợi,
một sự quan tâm cho thấy tư cách người của họ. Điều đó, kỳ lạ thay, có thể đưa họ lại gần
với triết học, mà đôi khi họ không biết.

You might also like