You are on page 1of 10

Đề bài: Chọn 1 nghề rồi trả lời các câu hỏi sau:

- Khái niệm của nghề


- Mục đích của nghề
- Đối tượng lao động của nghề
- Công cụ lao động
- Quy trình công nghệ
- Tổ chức lao động
- Năng lực cần có
- Các công việc chủ yếu
- Yêu cầu tâm lý của nghề (phẩm chất, năng lực, trí tuệ, tính cách,v.v.)
- Khó khăn tâm lý của nghề (phẩm chất, năng lực, trí tuệ, tính cách,v.v.)
- Mức độ đào tạo nghề: ở những trình độ nào, mỗi trình độ yêu cầu, đào tạo
như thế nào?
- Triển vọng về nghề
Bài làm

Em chọn nghề Lập trình viên

1. Khái niệm:
- Trong thời đại số hóa hiện nay, lập trình là một lĩnh vực ngày càng phát triển
với nhiều tiềm năng.
- Lập trình viên là người sử dụng các ngôn ngữ lập trình để viết, sửa lỗi và cho
chạy các đoạn mã nhằm tạo ra các phần mềm, ứng dụng có thể hoạt động trên các thiết
bị điện thoại di động, máy tính, v.v. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển
công nghệ và ứng dụng phần mềm vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống.
2. Mục đích:
Nghề lập trình viên là một nghề nghiệp quan trọng và đóng vai trò to lớn trong
sự phát triển của xã hội. Các phần mềm và ứng dụng do lập trình viên phát triển giúp
con người làm việc hiệu quả hơn, giải quyết các vấn đề dễ dàng hơn và cải thiện chất
lượng cuộc sống.
Mục đích chính của nghề lập trình viên là phát triển các phần mềm và ứng dụng
phục vụ cho các nhu cầu khác nhau của con người. Các phần mềm và ứng dụng này
được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:
- Kinh doanh: Quản lý bán hàng, kế toán, nhân sự, v.v.
- Giáo dục: Học tập trực tuyến, quản lý trường học, v.v.
- Y tế: Quản lý hồ sơ bệnh án, chẩn đoán bệnh, v.v.
- Chính phủ: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến, quản lý hành chính, v.v.
- Giải trí: Trò chơi điện tử, âm nhạc, phim ảnh, v.v.
* Ngoài ra, nghề lập trình viên còn có những mục đích khác như:
- Lập trình viên có thể sử dụng kiến thức và kỹ năng của mình để giải quyết các
vấn đề trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Các phần mềm và ứng dụng do lập trình viên phát triển giúp tăng năng suất làm
việc trong nhiều lĩnh vực.
- Các phần mềm và ứng dụng do lập trình viên phát triển giúp cải thiện chất
lượng cuộc sống của con người trong nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, giải trí, v.v.
3. Đối tượng lao động:
Nghề lập trình là một nghề nghiệp đòi hỏi nhiều kỹ năng và kiến thức chuyên
môn. Do đó, đối tượng lao động của nghề lập trình có thể bao gồm những người sau:
● Sinh viên/người đã tốt nghiệp các ngành:
- Công nghệ thông tin:
+ Khoa học máy tính
+ Công nghệ phần mềm
+ Kỹ thuật máy tính
+ Hệ thống thông tin
+ An ninh mạng
- Lập trình máy tính
- Toán tin
- Viễn thông
- Điện tử - Viễn thông
● Người có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực lập trình:
- Lập trình viên
- Kỹ sư phần mềm
- Chuyên viên phát triển phần mềm
- Nhà phân tích hệ thống
- Kiến trúc sư phần mềm
- Quản lý dự án phần mềm
● Người có khả năng tự học và đam mê với nghề lập trình:
- Có khả năng tư duy logic, sáng tạo và giải quyết vấn đề
- Có khả năng học hỏi và thích nghi với công nghệ mới
- Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm
- Có khả năng giao tiếp và thuyết trình tốt
4. Công cụ lao động:
● Máy tính:
- Đây là công cụ cơ bản nhất của lập trình viên.
- Máy tính được sử dụng để viết mã, chạy chương trình, kiểm thử phần mềm và
truy cập internet.
- Lập trình viên cần có một chiếc máy tính có cấu hình tốt để đáp ứng nhu cầu
công việc.
● Phần mềm:
- Lập trình viên sử dụng nhiều phần mềm khác nhau để viết mã, gỡ lỗi, kiểm thử
và triển khai phần mềm.
- Một số phần mềm phổ biến bao gồm:
+ Trình soạn thảo mã (code editor): Visual Studio Code, Sublime Text, Atom,
Notepad++
+ Biên dịch (compiler) và thông dịch (interpreter): GCC, Clang, Python, Java
+ Môi trường phát triển tích hợp (IDE): Visual Studio, Eclipse, IntelliJ IDEA
+ Hệ thống quản lý phiên bản (version control system): Git, SVN
+ Công cụ kiểm thử (testing tools): Selenium, JUnit, NUnit
● Mạng internet:
- Mạng internet là nguồn tài nguyên vô giá cho lập trình viên.
- Lập trình viên sử dụng mạng internet để tìm kiếm thông tin, tài liệu, hướng
dẫn, thư viện, framework, v.v.
- Mạng internet cũng giúp lập trình viên kết nối với cộng đồng lập trình viên và
chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm.
● Các công cụ khác:
- Ngoài các công cụ trên, lập trình viên cũng có thể sử dụng các công cụ khác
như:
- Sách, tài liệu, hướng dẫn
- Khóa học trực tuyến
- Cộng đồng lập trình viên
5. Quy trình công nghệ:
● Phân tích yêu cầu.
● Thiết kế phần mềm, ứng dụng, website.
● Lập trình phần mềm, viết mã code.
● Kiểm tra và sửa lỗi.
● Triển khai và bảo trì.
6. Tổ chức lao động:
● Lập trình viên có thể làm việc trong các công ty công nghệ thông tin, các công
ty khởi nghiệp, hoặc tự do.
- Doanh nghiệp công nghệ thông tin:
+ Đây là môi trường làm việc phổ biến nhất của lập trình viên.
+ Doanh nghiệp công nghệ thông tin có thể cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau
như phát triển phần mềm, thiết kế web, tư vấn công nghệ thông tin, v.v.
+ Lập trình viên trong doanh nghiệp công nghệ thông tin thường làm việc theo
nhóm và có thể được phân chia theo chuyên môn như lập trình viên front-end, lập
trình viên backend, lập trình viên di động, v.v.
- Khởi nghiệp:
+ Nhiều lập trình viên lựa chọn khởi nghiệp và tự thành lập công ty của riêng
mình.
+ Khởi nghiệp mang lại nhiều cơ hội phát triển cho lập trình viên nhưng cũng đi
kèm với nhiều rủi ro.
+ Lập trình viên khởi nghiệp cần có nhiều kỹ năng khác nhau như kỹ năng lập
trình, kỹ năng quản lý, kỹ năng kinh doanh, v.v.
- Làm việc tự do:
+ Lập trình viên có thể làm việc tự do và nhận dự án từ nhiều khách hàng khác
nhau.
+ Làm việc tự do mang lại nhiều sự linh hoạt cho lập trình viên nhưng cũng đòi
hỏi họ phải có khả năng tự quản lý và tìm kiếm khách hàng.
+ Lập trình viên làm việc tự do cần có kỹ năng giao tiếp tốt và khả năng thương
lượng hợp đồng.
- Giảng dạy:
+ Lập trình viên có thể giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng hoặc các trung
tâm đào tạo nghề nghiệp.
+ Giảng dạy là một cách để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của lập trình viên
với thế hệ trẻ.
7. Năng lực cần có:
● Kiến thức về khoa học máy tính, lập trình và ngôn ngữ lập trình; kỹ năng về
chuyên môn
- Ngôn ngữ lập trình
Ngôn ngữ lập trình là các mã nguồn khác nhau giúp xây dựng nền móng cho
chương trình, phần mềm, ứng dụng. Một số ngôn ngữ lập trình như JavaScript,
HyperText Markup Language (HTML), Cascading Styles Sheets (CSS), Python, C++,
Java,...
- Cấu trúc dữ liệu và thuật toán
Cấu trúc dữ liệu chính là phương pháp tổ chức lưu trữ thông tin cơ sở dữ liệu.
Còn thuật toán giúp mô tả quá trình cần thiết để hoàn thành tác vụ. Các lập trình viên
thường phải biết nhiều cấu trúc dữ liệu, thuật toán để xác định đúng sự kết hợp nào là
tối ưu hóa thông tin ở trong mã chương trình. Khi lập trình viên sử dụng đúng thuật
toán, người dùng dễ dàng chọn loại phông chữ và kích thước trong kho dữ liệu phông
chữ.
- Am hiểu cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu là hệ thống điện tử giúp tổ chức, cấu trúc thông tin hồ sơ. lập trình
viên cần biết cách tìm kiếm thông tin, nhập dòng dữ liệu mới với dạng bảng và cập
nhật hệ thống trong tài liệu mới.
Thông tin doanh nghiệp luôn cần được bảo mật nên DEV cũng phải biết cách
bảo mật cơ sở dữ liệu, sao lưu dữ liệu để đảm bảo về vấn đề bảo toàn thông tin.
- Kiến thức gỡ lỗi
Gỡ lỗi là quá trình phát triển phần mềm để loại trừ lỗi ngôn ngữ mã hóa. Để gỡ
lỗi, lập trình viên phải chạy phần mềm chuyên dụng và quan sát lỗi, xác định đoạn mã
nào đã gây ra lỗi đó.
- Source control
Quản lý kiểm soát nguồn là một hệ thống giúp lập trình viên theo dõi những cập
nhật và thay đổi về ngôn ngữ mã hóa của chương trình, ứng dụng. Hệ thống đó cho
phép lập trình viên làm việc trên mã riêng biệt rồi hợp nhất các mã khác nhau và tạo
thành phiên bản hoàn chỉnh. Lập trình viên còn có thể tạo danh sách bản sửa đổi mã
và khôi phục đoạn mã khi cần thiết.
- Các hệ điều hành
Hệ điều hành giúp quản lý, điều hành tất cả thành phần (phần cứng, phần mềm)
của thiết bị điện tử. Đối với thiết bị máy tính, chúng ta thường thấy hệ điều hành phổ
biến như: Microsoft Windows, macOS, Linux. Còn đối với thiết bị di động là iOS và
Android.
Lập trình viên phải có kiến thức chuyên môn về từng loại hệ điều hành. Tùy
thuộc vào sở thích và yêu cầu của vị trí công việc cụ thể, developer có thể tập trung
phát triển mã chương trình cho hệ thống duy nhất.
● Kỹ năng mềm
Các kỹ năng mềm cần thiết đòi hỏi nhà lập trình cần có như:
- Kỹ năng phân tích: Khả năng nắm bắt, phân tích vấn đề một cách tường tận,
chính xác.
- Tư duy logic: Có khả năng giải quyết công việc một cách khoa học và hiệu quả.
- Khả năng tập trung: Khi làm việc với code, các nhà phát triển luôn phải tập
trung cao độ để chú ý đến từng chi tiết, tránh những sai sót dù nhỏ nhất.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trong quá trình làm việc sẽ có lúc các phần mềm,
ứng dụng xảy ra lỗi mà các nhà lập trình cần phải biết cách tìm ra nguyên nhân và có
phương hướng khắc phục, xử lý thích hợp.
- Kỹ năng tự học: Sự nghiệp lập trình là một sự nghiệp lâu dài, đòi hỏi bạn luôn
phải chủ động học hỏi, thực hành thường xuyên để nâng cao tay nghề mỗi ngày.
● Trình độ ngoại ngữ
Nhân sự lập trình cần có trình độ ngoại ngữ là tiếng Anh cơ bản - thành thạo để
tiện làm việc với các ngôn ngữ lập trình và hiểu được giao diện của một chương trình.
Mặt khác, một chuyên viên công nghệ thông tin có kiến thức về tiếng Anh có thể tham
gia các dự án quốc tế hoặc làm việc tại nước khác.
8. Các công việc chủ yếu:
Nghề lập trình là một nghề nghiệp đa dạng với nhiều công việc khác nhau. Tuy
nhiên, có thể tóm tắt các công việc chủ yếu của nghề lập trình thành các nhóm sau:
- Phân tích và thiết kế hệ thống
Lập trình viên sẽ làm việc với các nhà phân tích hệ thống để xác định nhu cầu
của người dùng, phân tích yêu cầu và thiết kế hệ thống phần mềm phù hợp.
Việc này đòi hỏi lập trình viên phải có kiến thức về quy trình phát triển phần mềm,
kiến thức về hệ thống và kiến thức về ngôn ngữ lập trình.
- Viết mã:
+ Đây là công việc chính của lập trình viên.
+ Lập trình viên sẽ sử dụng các ngôn ngữ lập trình để viết mã cho các hệ thống
phần mềm, ứng dụng web, ứng dụng di động, v.v.
+ Việc viết mã đòi hỏi lập trình viên phải có kiến thức về ngôn ngữ lập trình, cấu
trúc dữ liệu và giải thuật.
- Kiểm thử và gỡ lỗi:
+ Sau khi viết mã, lập trình viên sẽ tiến hành kiểm thử phần mềm để đảm bảo
phần mềm hoạt động đúng yêu cầu và không có lỗi.
+ Việc kiểm thử có thể được thực hiện thủ công hoặc tự động.
+ Lập trình viên cũng cần phải gỡ lỗi phần mềm nếu phát hiện lỗi trong quá trình
kiểm thử.
- Bảo trì và cập nhật:
+ Sau khi phần mềm được triển khai, lập trình viên sẽ có trách nhiệm bảo trì và
cập nhật phần mềm.
+ Việc bảo trì bao gồm sửa lỗi, cập nhật tính năng mới và nâng cấp phần mềm
để phù hợp với các yêu cầu mới.
9. Yêu cầu tâm lý:
- Cẩn thận, tỉ mỉ.
Do tính chất phức tạp của công việc lập trình đòi hỏi các lập trình viên phải làm
việc một cách cẩn thận, chú trọng tới từng chi tiết. Bởi một lỗi nhỏ bất kỳ trong quá
trình làm việc cũng sẽ khiến sản phẩm thất bại và phải tốn rất nhiều thời gian để sửa
chữa nó.
- Kiên nhẫn, chịu khó.
- Có khả năng chịu áp lực cao.
Có tinh thần đến được với nghề lập trình viên đã khó, để sống chung được với nó
còn khó hơn rất nhiều. Đặc thù của nghề đòi hỏi mỗi người phải luôn học hỏi tiếp thu
thêm kiến thức và thực hành thường xuyên để có kỹ năng thành thạo ham học hỏi
10. Khó khăn tâm lý:
- Áp lực công việc cao: Một vấn đề mà nghề lập trình viên thường hay gặp phải
là áp lực công việc lớn do có rất nhiều đầu việc cần xử lý. Cùng với đó là luôn phải
cập nhật kiến thức về công nghệ mới để phù hợp với thời đại. Vì vậy, nó chỉ phù hợp
với những ai yêu thích thử thách, chịu được áp lực cao và có đam mê với nghề.
- Mâu thuẫn nội tâm: Lập trình viên thường có tư duy logic và khách quan, do
đó có thể gặp khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề mang tính cảm xúc và chủ
quan. Điều này có thể dẫn đến mâu thuẫn nội tâm, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.
- Làm việc độc lập: Lập trình viên thường dành nhiều thời gian để làm việc độc
lập trước máy tính, ít có cơ hội giao tiếp và tương tác với đồng nghiệp. Điều này có
thể dẫn đến cảm giác cô đơn, tẻ nhạt, và thiếu động lực.
- Nguy cơ bị lỗi thời do công nghệ thay đổi nhanh chóng:Trong thời đại 4.0 hiện
nay, công nghệ luôn thay đổi mỗi ngày và để bắt kịp nó, các nhà lập trình cần phải
luôn tìm tòi, học hỏi để nâng cao kiến thức, kỹ năng của mình. Đi cùng với nhu cầu
tuyển dụng cao, đây cũng là nghề có mức đào thải cao nếu bạn không biết cập nhật
kiến thức mỗi ngày để phát triển bản thân.
11. Mức độ đào tạo nghề:
- Trung cấp:
+ Chứng chỉ nghề lập trình viên
+ Cao đẳng nghề
- Cao đẳng:
+ Cao đẳng công nghệ thông tin
+ Cao đẳng lập trình
- Đại học:
+ Đại học công nghệ thông tin
+ Đại học khoa học máy tính
+ Đại học kỹ thuật máy tính
+ Đại học hệ thống thông tin
+ An ninh mạng
- Sau đại học: Thạc sĩ, Tiến sĩ
+ Thạc sĩ công nghệ thông tin
+ Thạc sĩ khoa học máy tính
+ Tiến sĩ công nghệ thông tin
12. Triển vọng về nghề:
- Nhu cầu về lập trình viên ngày càng cao do sự phát triển của ngành công nghệ
thông tin.
Hiện nay, nhu cầu về web, ứng dụng, phần mềm hệ thống ngày càng tăng dẫn
đến các doanh nghiệp rất cần nguồn nhân lực để có thể tạo ra những sản phẩm này
như các nhà lập trình. Bên cạnh cơ hội việc làm trong các tập đoàn công nghệ lớn, lập
trình viên có thể lựa chọn làm việc tại các công ty game, ứng dụng di động, bộ phát
triển kỹ thuật/IT của các công ty sản xuất,... Ngoài ra, nhiều lập trình viên còn nhận
việc làm theo dự án, freelance khi rảnh tại nhà để tăng mức thu nhập.
- Môi trường làm việc năng động, hiện đại
Do đặc thù công việc được tiếp xúc nhiều với các thiết bị, công nghệ hiện đại,
các lập trình viên luôn có cơ hội học hỏi, nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình mỗi
ngày. Với môi trường làm việc năng động, luôn biến đổi và đầy thử thách mới sẽ là cơ
hội tuyệt vời cho các nhà phát triển thỏa sức khám phá.
- Mức lương của lập trình viên tương đối cao so với các ngành nghề khác.
Mức lương lập trình viên bình quân hiện nay đang ở mức khá cao, rơi vào
khoảng từ 500 - 2500 đô/tháng tùy theo năng lực và kinh nghiệm cá nhân. Đây đang là
một trong những nghề mang lại mức thu nhập đáng mơ ước với nhiều người.

You might also like