You are on page 1of 94

TẬP ĐOÀN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐIỆN LỰC VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:
Số:1268/QĐ-EVN
/QĐ-EVN Hà
HàNội,
Nội,ngày
ngày18 tháng
tháng 99 năm
năm2021
2021

QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy định quản lý, khai thác Hệ thống thông tin
trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam

TỔNG GIÁM ĐỐC TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

Căn cứ Nghị định số 26/2018/NĐ-CP ngày 28/02/2018 của Chính phủ về


Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
Căn cứ Nghị quyết số 428/NQ-HĐTV ngày 10/9/2021 của Hội đồng thành viên
Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc thông qua Quy định quản lý, khai thác Hệ thống
thông tin trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam;
Theo đề nghị của Trưởng ban Viễn thông và Công nghệ thông tin.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý, khai thác Hệ
thống thông tin trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Quyết định
số 1468/QĐ-EVN ngày 04/10/2019 của Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt
Nam về việc ban hành Quy định Quản lý, khai thác hệ thống Viễn thông, Công
nghệ thông tin và Tự động hóa trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam hết
hiệu lực thi hành kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực.
Điều 3. Các Phó Tổng giám đốc EVN, Trưởng các Ban thuộc Hội đồng thành
viên EVN, Chánh Văn phòng, Trưởng các Ban chức năng thuộc Cơ quan EVN,
Giám đốc các đơn vị trực thuộc EVN; Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty, Tổng
giám đốc/Giám đốc Công ty TNHH MTV cấp II và Công ty TNHH MTV cấp III;
Người đại diện phần vốn của EVN, của Công ty TNHH MTV cấp II thuộc EVN
tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và các tổ chức, cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận: TỔNG GIÁM ĐỐC


- Như Điều 3;
- HĐTV (để b/c);
- Các KSVNN;
- Lưu: VT, VT&CNTT.

Trần Đình Nhân


1

MỤC LỤC
Chương I
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG .............................................................................................................. 4
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng ........................................................4
Điều 2. Giải thích các từ viết tắt và thuật ngữ .............................................................. 4
Chương II TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA EVN VÀ CÁC ĐƠN VỊ
TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG THÔNG TIN............................................... 9
Điều 3. Tổ chức quản lý hệ thống thông tin .................................................................9
Điều 4. Quyền hạn và trách nhiệm của Tổng giám đốc EVN ......................................9
Điều 5. Trách nhiệm và quyền hạn của EVNICT .......................................................10
Điều 6. Trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị khác ............................................12
Chương III QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN... 17
Điều 7. Xây dựng và triển khai Chiến lược, kế hoạch phát triển HTTT ....................17
Điều 8. Cơ sở thiết kế hệ thống ...................................................................................18
Điều 9. Tiêu chuẩn thiết kế .........................................................................................20
Chương IV QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN ...................................... 21
MỤC I PHÂN CẤP ĐIỀU HÀNH............................................................................................. 21
Điều 10. Phân cấp điều hành .........................................................................................21
Điều 11. Kỹ sư điều hành hệ thống VT và CNTT ........................................................23
Điều 12. Đối tượng thực thi lệnh điều hành..................................................................23
Điều 13. Mục tiêu của công tác điều hành hệ thống VT và CNTT .............................. 23
MỤC II NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA ĐHTQ ......................... 23
Điều 14. Nhiệm vụ của cấp ĐHTQ ...............................................................................23
Điều 15. Quyền hạn của Kỹ sư ĐHTQ .........................................................................25
Điều 16. Trách nhiệm của Kỹ sư ĐHTQ ......................................................................25
Điều 17. Quan hệ công tác của Kỹ sư ĐHTQ ............................................................... 26
Điều 18. Điều kiện đào tạo, sát hạch và công nhận chức danh Kỹ sư ĐHTQ ..............26
MỤC III NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA ĐHCS ......................... 26
Điều 19. Nhiệm vụ của cấp ĐHCS ...............................................................................26
Điều 20. Quyền hạn của Kỹ sư ĐHCS..........................................................................30
Điều 21. Trách nhiệm của Kỹ sư ĐHCS .......................................................................31
Điều 22. Quan hệ công tác của Kỹ sư ĐHCS ............................................................... 31
Điều 23. Điều kiện đào tạo, sát hạch và công nhận chức danh Kỹ sư ĐHCS ..............32
MỤC IV TRỰC CA ĐIỀU HÀNH ............................................................................................ 32
Điều 24. Tổ chức trực ca điều hành ..............................................................................32
Điều 25. Lệnh điều hành ............................................................................................... 32
Điều 26. Nội dung trực điều hành .................................................................................33
Chương V QUẢN LÝ VẬN HÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN ......................................... 34
MỤC I TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ TRONG CÔNG TÁC VẬN HÀNH ........ 34
Điều 27. Trách nhiệm của các đơn vị ...........................................................................34
2

MỤC II QUY ĐỊNH CÔNG TÁC VẬN HÀNH HỆ THỐNG VIỄN THÔNG ................. 35
Điều 28. Đội ngũ quản lý vận hành hệ thống VT .........................................................35
Điều 29. Điều kiện đào tạo, sát hạch và công nhận chức danh Chuyên viên vận hành
hệ thống VT ...................................................................................................................35
Điều 30. Nhiệm vụ của Chuyên viên vận hành hệ thống VT trong công tác quản trị hệ
thống ........................................................................................................................36
Điều 31. Nhiệm vụ của Chuyên viên trực vận hành VT trong công tác trực vận hành
hệ thống ........................................................................................................................36
Điều 32. Tổ chức trực vận hành và xử lý sự cố VT ......................................................36
Điều 33. Yêu cầu đối với trực vận hành hệ thống ........................................................37
Điều 34. Yêu cầu đối với Chuyên viên vận hành khi xử lý sự cố hệ thống: ................38
MỤC III QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ SỰ CỐ HỆ THỐNG VIỄN THÔNG ............................ 38
Điều 35. Quy định chung về xử lý sự cố VT ................................................................ 38
Điều 36. Tác nghiệp trong quá trình xử lý sự cố VT ....................................................39
Điều 37. Sự cố VT nghiêm trọng ..................................................................................39
Điều 38. Sự cố VT nặng................................................................................................ 41
Điều 39. Sự cố VT nhẹ ..................................................................................................42
MỤC IV
QUY ĐỊNH CÔNG TÁC VẬN HÀNH HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ......... 43
Điều 40. Đội ngũ quản lý vận hành hệ thống CNTT ....................................................43
Điều 41. Điều kiện đào tạo, sát hạch và công nhận chức danh.....................................43
Điều 42. Nhiệm vụ của Chuyên viên vận hành hệ thống CNTT ..................................43
Điều 43. Nhiệm vụ của Chuyên viên quản trị hệ thống CNTT: ...................................43
Điều 44. Tổ chức trực vận hành và xử lý sự cố CNTT .................................................44
MỤC V QUY ĐỊNH CÔNG TÁC XỬ LÝ SỰ CỐ
HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, TỰ ĐỘNG HÓA ............................................... 45
Điều 45. Sự cố CNTT/TĐH nghiêm trọng ...................................................................45
Điều 46. Sự cố CNTT/TĐH nặng .................................................................................46
Điều 47. Sự cố CNTT/TĐH nhẹ ...................................................................................47
Chương VI QUẢN LÝ KẾT NỐI
HỆ THỐNG VIỄN THÔNG VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN .......................................... 48
MỤC I QUẢN LÝ KẾT NỐI HỆ THỐNG VIỄN THÔNG ................................................... 48
Điều 48. Thoả thuận kết nối hệ thống VT ....................................................................48
Điều 49. Lắp đặt và kết nối thiết bị viễn thông ............................................................. 48
Điều 50. Thiết lập kênh truyền và dịch vụ VT ............................................................. 50
MỤC II QUẢN LÝ KẾT NỐI HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN......................... 50
Điều 51. Kết nối hệ thống CNTT, TĐH .......................................................................50
Chương VII QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN HỆ THỐNG THÔNG TIN ................................. 51
Điều 52. Quy định chung .............................................................................................. 51
Điều 53. Quy trình cấp phát tài nguyên ........................................................................52
Điều 54. Quy trình thu hồi tài nguyên ..........................................................................53
Chương VIII QUẢN LÝ TRUY NHẬP CÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN ...................... 53
3

Điều 55. Quy định về quản lý mật khẩu truy nhập thiết bị VT, CNTT, TĐH ..............53
Điều 56. Quy định về quản lý tài khoản truy nhập hệ thống VT, CNTT, TĐH ...........53
Chương IX HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ............................................................................. 55
Điều 57. Kinh doanh trong lĩnh vực CNTT, TĐH ........................................................55
Điều 58. Kinh doanh trong lĩnh vực VT .......................................................................55
Chương X CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
VIỄN THÔNG, CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA ................................. 55
Điều 59. Đào tạo các chức danh VT, CNTT .................................................................55
Điều 60. Đào tạo chuyên sâu về VT, CNTT và TĐH ...................................................55
Chương XI CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM .................................... 56
MỤC I CHẾ ĐỘ BÁO CÁO....................................................................................................... 56
Điều 61. Báo cáo nhanh ................................................................................................ 56
Điều 62. Báo cáo ngày ..................................................................................................57
Điều 63. Báo cáo tuần ...................................................................................................58
Điều 64. Báo cáo quý: ...................................................................................................58
Điều 65. Báo cáo sáu tháng đầu năm và báo cáo năm ..................................................58
MỤC II CHẾ ĐỘ KIỂM TRA .................................................................................................... 60
Điều 66. Kiểm tra cấp EVN ..........................................................................................60
Điều 67. Kiểm tra cấp đơn vị cơ sở ..............................................................................61
MỤC III XỬ LÝ VI PHẠM ........................................................................................................ 62
Điều 68. Các hành vi vi phạm trong công tác VT, CNTT, TĐH ..................................62
Điều 69. Xử lý vi phạm .................................................................................................63
Chương XII ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH ................................................................................. 63
Điều 70. Tổ chức thực hiện ...........................................................................................63
PHỤ LỤC 1 MÔ HÌNH ĐIỀU HÀNH TỔNG QUAN .......................................................... 64
PHỤ LỤC 2 MẪU CÁC BIÊN BẢN SỰ CỐ .......................................................................... 65
PHỤ LỤC 3. CÁC BIỂU MẪU BÁO CÁO ............................................................................... 67
PHỤ LỤC 4 SƠ ĐỒ TỔNG QUAN KÊNH TRUYỀN SCADA VÀ KÊNH BẢO VỆ .. 91
PHỤ LỤC 5
DANH MỤC CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
VÀ QUY CHẾ QUẢN LÝ NỘI BỘ CỦA EVN LIÊN QUAN.............................................. 93
4

TẬP ĐOÀN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


ĐIỆN LỰC VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY ĐỊNH
QUẢN LÝ, KHAI THÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN
TRONG TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA VIỆT NAM

Chương I
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này điều chỉnh toàn bộ hoạt động quy hoạch, xây dựng, quản lý và
khai thác các hệ thống thông tin trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam, bao
gồm:
a) Xây dựng, triển khai chiến lược, kế hoạch phát triển hệ thống thông tin;
b) Phân quyền quản lý tài sản và vận hành các hệ thống thông tin;
c) Công tác thiết kế, đầu tư các dự án hệ thống thông tin;
d) Quản lý điều hành hệ thống thông tin;
e) Quản lý vận hành hệ thống thông tin;
f) Quản lý kết nối, khai thác hệ thống thông tin;
g) Quản lý truy nhập các hệ thống thông tin;
h) Công tác đào tạo nguồn nhân lực hệ thống thông tin;
i) Quản lý tài nguyên thông tin;
j) Các nội dung khác về quản lý hệ thống thông tin.
2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với:
a) Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
b) Công ty con do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ (Công ty TNHH MTV cấp
II);
c) Công ty con do Công ty TNHH MTV cấp II nắm giữ 100% vốn điều lệ (Công
ty TNHH MTV cấp III);
d) Người đại diện phần vốn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Người đại diện
của Công ty TNHH MTV cấp II tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu
hạn.
Điều 2. Giải thích các từ viết tắt và thuật ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
5

1. An toàn thông tin: là sự bảo vệ thông tin, dữ liệu số và các HTTT trên môi
trường mạng máy tính tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc
phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng của
thông tin.
2. Cấp cơ sở : là các TCT (trực tiếp quản lý ĐHCS).
3. Chế độ 8/24: chế độ trực hành chính 8 giờ/ngày.
4. Chế độ 24/7: chế độ trực 24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần.
5. Chế độ trực từ xa: là chế độ trực trong đó người trực không nhất thiết thường
trực ở một vị trí cố định (nhưng phải ở trong một phạm vi địa lý giới hạn), sẵn sàng
nhận lệnh và thực thi tức thời lệnh điều động.
6. Data Center (Trung tâm dữ liệu): là một không gian kiến trúc có chức năng
chính là chứa các thiết bị xử lý dữ liệu (computer room). Data Center bao gồm các
thành phần phụ trợ (hệ thống kiểm soát môi trường, hệ thống nguồn điện, hệ thống
giám sát an ninh, phòng cháy chữa cháy,…) đảm bảo điều kiện hoạt động bình
thường cho các thiết bị xử lý dữ liệu.
7. Dịch vụ CNTT: là một hoặc nhiều tiện ích do hệ thống CNTT cung cấp cho
một chủ thể nào đó (con người, hệ thống thiết bị) nhằm tạo ra môi trường làm việc,
công cụ, phương tiện để chủ thể thực hiện một mục tiêu cụ thể.
8. DCS/SAS: là hệ thống giám sát, điều khiển NMĐ/TBA.
9. Đơn vị: bao gồm Công ty TNHH MTV cấp II, Công ty TNHH MTV cấp III,
đơn vị trực thuộc của EVN, đơn vị trực thuộc của Công ty TNHH MTV cấp II.
10. Firewall (tường lửa): là một thiết bị phần cứng và/hoặc một phần mềm hoạt
động trong môi trường máy tính nối mạng để ngăn chặn một số truy nhập bị cấm bởi
chính sách an ninh của cá nhân hay tổ chức.
11. Hệ thống thông tin (HTTT): bao gồm hệ thống VT, hệ thống CNTT và hệ
thống TĐH.
12. Hạ tầng kỹ thuật CNTT: là tập hợp thiết bị máy tính (máy chủ, máy trạm);
các thiết bị: đầu cuối truyền số liệu (RTU, Gateway,…), lưu trữ dữ liệu, ngoại vi, kết
nối mạng, HNTH, phụ trợ; LAN/WAN.
13. Hệ thống CNTT: là tổ hợp của hệ thống phần mềm, CSDL, Data Center, hạ
tầng kỹ thuật CNTT và hệ thống an toàn thông tin.
14. Hệ thống dùng chung trong EVN: cụm từ mô tả hệ thống VT, CNTT được
sử dụng chung trong EVN do EVN đầu tư và giao EVNICT quản lý.
15. Hệ thống dùng chung trong TCT: cụm từ mô tả hệ thống VT, CNTT được
sử dụng chung trong TCT do TCT đầu tư và quản lý.
16. Hệ thống CNTT của EVN: là hệ thống CNTT của toàn EVN bao gồm hệ
thống CNTT của các đơn vị và hệ thống CNTT dùng chung.
17. Hệ thống TĐH: là sự tích hợp của các thành phần VT, CNTT và cơ khí (cơ
cấu chấp hành). Trong ngành Điện, hệ thống TĐH gồm: hệ thống giám sát, điều
khiển TBA/NMĐ, SCADA trung tâm (ĐKCN) và các hệ thống TĐH khác.
18. Hệ thống truyền dẫn đường trục của EVN: là hệ thống truyền dẫn quang có
các đặc điểm sau:
6

a) Cáp quang: sử dụng sợi quang OPGW/ADSS/Non-metalic trên đường dây


500kV và các đoạn kết cuối từ TBA 500kV về cơ quan EVN và các Ax.
b) Thiết bị quang: được tổ chức thành mạng liên kết toàn bộ các TBA 500kV
(bao gồm cả các TBA 500kV sẽ đầu tư trong tương lai), các trạm lặp quang thuộc hệ
thống 500kV, cơ quan EVN và các Ax.
19. Hệ thống viễn thông của EVN: là hệ thống viễn thông của EVN và các đơn
vị được cấp phép thiết lập bởi Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Hệ thống viễn
thông của EVN bao gồm: thiết bị truyền dẫn (DWDM/OTN/SDH/IP); thiết bị chuyển
mạch TDM/IP (tổng đài điều độ, nội bộ, giải đáp khách hàng); thiết bị truy nhập
(PCM, MODEM, chuyển đổi giao thức/giao diện); thiết bị Radio VHF/UHF; thiết bị
đầu cuối (điện thoại, bàn console...); thiết bị nguồn; cáp quang và cáp đồng.
20. Phần mềm dùng chung: là phần mềm ứng dụng lõi được sử chung trong
EVN.
21. Phần mềm ứng dụng là phần mềm được phát triển và cài đặt trên một môi
trường nhất định nhằm thực hiện những công việc, những tác nghiệp cụ thể.
22. Quản lý vận hành hệ thống VT, CNTT và TĐH: là các hoạt động giám sát,
kiểm tra, cấu hình, bảo dưỡng, nâng cấp và xử lý sự cố hệ thống VT, CNTT và TĐH.
23. Quản lý điều hành hệ thống VT, hệ thống CNTT: là hoạt động chỉ huy các
công tác: vận hành hệ thống, thiết lập kênh truyền/dịch vụ VT và CNTT, xử lý sự cố,
khôi phục dịch vụ VT và CNTT.
24. Quyền điều khiển của một cấp điều hành là quyền ra lệnh chỉ huy hoặc trực
tiếp thay đổi cấu hình làm việc của thiết bị VT, thiết bị thuộc hạ tầng kỹ thuật CNTT
thuộc phạm vi quản lý.
25. Quyền kiểm tra là quyền ra lệnh chỉ huy để nắm các thông tin về chế độ làm
việc, cấu hình của thiết bị VT, thiết bị thuộc hạ tầng kỹ thuật CNTT không thuộc
quyền điều khiển. Quyền kiểm tra chỉ áp dụng đối với cấp ĐHTQ.
26. Tài nguyên VT và tài nguyên CNTT: là một dạng tài sản hình thành trong
quá trình khai thác các hệ thống VT, CNTT để tạo ra các dịch vụ cho người sử dụng.
27. Tổng đài PABX lõi: là tổng đài PABX có chức năng chính là kết nối trung
kế cho các tổng đài PABX nằm trong một phạm vi địa lý rộng (ví dụ miền Bắc, miền
Trung, miền Nam, khu vực Tây Nguyên).
28. Trung tâm điều khiển: là Trung tâm được trang bị hệ thống cơ sở hạ tầng
CNTT, VT để có thể giám sát, thao tác từ xa các thiết bị trong một nhóm NMĐ/TBA
hoặc các thiết bị đóng cắt trên lưới điện.
29. WAN EVN/TCT: mạng WAN phục vụ công tác điều hành sản xuất kinh
doanh điện năng của EVN/TCT.
30. WAN HTĐ: mạng WAN phục vụ công tác điều hành, vận hành HTĐ.
31. WAN TTĐ: mạng WAN phục vụ công tác vận hành TTĐ.
32. Các từ viết tắt trong Quy định này được hiểu như sau:
AI Artificial intelligence – Trí tuệ nhân tạo
All Dielectric Self Supporting Optical Cable - Cáp quang tự treo cách điện
ADSS
hoàn toàn
7

ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động


Ax (A0, A1, A2, Tên gọi chung của các Trung tâm Điều độ thuộc Trung tâm Điều độ hệ
A3) thống điện Quốc gia
Business intelligence – Phân tích dữ liệu sản xuất kinh doanh dựa trên
BI công nghệ, giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định chính xác trong hoạt
động sản xuất kinh doanh
Big Data Dữ liệu lớn – sử dụng công nghệ để xử lý dữ liệu lớn
Chuỗi khối - là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các
Blockchain khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời
gian, được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu
Cloud computing Điện toán đám mây
CNTT Hệ thống Công nghệ thông tin
CSDL Cơ sở dữ liệu
ĐHCS Điều hành cơ sở
ĐHTQ Điều hành toàn quốc
DCS Distributed Control System – Hệ thống điều khiển phân tán
DDF Digital Distribution Frame – Giá phối dây luồng số
Điều khiển công nghiệp (hệ thống giám sát, điều khiển TBA/NMĐ;
ĐKCN
SCADA trung tâm)
DMS Distribution Management System – Hệ thống quản lý phân phối
Dense wavelength division multiplexing
DWDM
Ghép kênh phân chia theo bước sóng mật độ cao
EMS Energy Management System – Hệ thống quản lý năng lượng
ERP Enterprise Resource Planning – Quản lý nguồn lực doanh nghiệp
EVN Vietnam Electricity – Tập đoàn Điện lực Việt Nam
EVNGENCO EVN Power Generation Corporation – Tổng công ty Phát điện
EVN Information and Communication Technology Company –
EVNICT
Công ty Viễn thông Điện lực và Công nghệ thông tin
EVN National Load Dispatch Center
EVNNLDC
Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia
EVN National Power Transmission Corporation
EVNNPT
Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia
HNTH Hội nghị truyền hình
Hotline Điện thoại trực thông
HTĐ Hệ thống điện Việt Nam
Inter – Control Center Communications Protocol
ICCP
Giao thức truyền tin giữa các hệ thống SCADA/EMS trung tâm
Instruction Detection and Prevention Systems
IDPS
Hệ thống phát hiện và phòng chống truy nhập trái phép
International Electrotechnical Commission
IEC
Ủy ban Kỹ thuật điện Quốc tế
IED Intelligent Electronic Device - Thiết bị điện tử thông minh
Institute of Electrical and Electronics Engineers
IEEE
Viện Kỹ nghệ điện và điện tử
8

I/O Input/Output – Đầu vào/Đầu ra


ITU International Telecommunication Union - Liên minh Viễn thông Quốc tế
IP Internet Protocol – Giao thức liên mạng (giao thức Internet)
LAN Local Area Network – Mạng cục bộ
LBS Load Break Switch – Máy cắt phụ tải
MCU Multipoint Controle Unit – Bộ điều khiển đa điểm HNTH
Meter Data Management System
MDMS
Hệ thống quản lý dữ liệu đo đếm điện năng
MODEM Modulator/demodulator – Bộ điều chế/Giải điều chế
NMĐ Nhà máy điện
Non – Metalic Cáp quang vỏ phi kim loại
ODF Optical Distribution Frame – Giá phối dây quang
OTN Optical Transport Network – Mạng truyền tải quang
OPGW Optical Ground Wire – Dây chống sét kết hợp cáp quang.
OPPC Optical Phase Conductor – Dây pha kết hợp cáp quang
PABX Private Automatic Branch eXchange – Tổng đài nội bộ
PCCN Phòng chống cháy nổ
PCTT&TKCN Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
Pulse Code Modulation -
PCM
Ghép/phân kênh phân chia thời gian theo nguyên tắc điều chế xung mã
Programmable Logic Controller – Là bộ điều khiển lập trình thực hiện các
PLC
thuật toán điều khiển logic thông qua một ngôn ngữ lập trình
Radio VHF/UHF Thiết bị vô tuyến sử dụng tần số VHF/UHF
Recloser Máy cắt tự đóng lại
RLBV Rơ le bảo vệ
Supervisory Control And Data Acquisition – Hệ thống thu thập số liệu để
SCADA
phục vụ việc giám sát, điều khiển và vận hành hệ thống điện
SAS Substation Automation System – Hệ thống tự động hóa trạm biến áp
SDH Synchronous Digital Hierarchy – Phân cấp số đồng bộ
TBA Trạm biến áp
TCT Tổng công ty
TCTĐL Tổng công ty Điện lực
TĐH Tự động hóa
Teleprotection Thiết bị bảo vệ xa
TTĐ Thị trường điện Việt Nam
TTĐK Trung tâm điều khiển
UHF Ultra High Frequency – Thiết bị vô tuyến tần số cực cao
VHF Very High Frequency –Thiết bị vô tuyến tần số rất cao
VIETTEL Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội
VT Viễn thông
WAN Wide Area Network – Mạng máy tính diện rộng
9

Chương II
TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA EVN VÀ CÁC ĐƠN VỊ
TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG THÔNG TIN
Điều 3. Tổ chức quản lý hệ thống thông tin
1. EVN thống nhất quản lý HTTT xuyên suốt từ cấp EVN đến các đơn vị.
2. Ban VT&CNTT EVN là Ban chuyên trách trong lĩnh vực VT, CNTT và TĐH
của EVN, là đầu mối tham mưu cho lãnh đạo EVN thực thi trách nhiệm và quyền
hạn của EVN quy định cụ thể tại Điều 4 của Quy định này.
3. EVNICT là đơn vị chuyên trách trong lĩnh VT, CNTT và TĐH của EVN,
thực thi trách nhiệm và quyền hạn quy định cụ thể tại Điều 5 của Quy định này.
4. Bộ phận chuyên trách VT, CNTT và TĐH tại các đơn vị là đầu mối tham
mưu cho lãnh đạo đơn vị thực thi trách nhiệm và quyền hạn quy định cụ thể tại Điều
6 của Quy định này.
Điều 4. Quyền hạn và trách nhiệm của Tổng giám đốc EVN
1. Tổ chức xây dựng và trình HĐTV xem xét, quyết định các nội dung: Chiến
lược/kế hoạch phát triển HTTT; Mô hình tổ chức HTTT; Định biên lao động trong
hoạt động điều hành, vận hành HTTT; Định mức, đơn giá các sản phẩm/dịch vụ khai
thác từ HTTT.
2. Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các Nghị quyết, Quyết định của
HĐTV EVN về quản lý, khai thác HTTT trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt
Nam.
3. Thông qua kế hoạch phát triển HTTT tại các đơn vị, đảm bảo sự phù hợp với
Chiến lược, kế hoạch phát triển HTTT đã được HĐTV ban hành.
4. Quyết định việc sử dụng chung các sản phẩm, dịch vụ khai thác trên HTTT
trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.
5. Quản lý, cấp phát (hoặc ủy quyền cho EVNICT thực hiện quản lý, cấp phát)
tài nguyên HTTT sử dụng chung trong EVN;
6. Quyết định đầu tư các dự án xây dựng HTTT theo phân cấp, ủy quyền của
HĐTV.
7. Ban hành các quy định về quản lý các HTTT trong Tập đoàn Điện lực Quốc
gia Việt Nam.
8. Hướng dẫn các đơn vị áp dụng các tiêu chuẩn công nghệ, kỹ thuật của Nhà
nước và/hoặc các tiêu chuẩn quốc tế thông dụng liên quan đến HTTT.
9. Ban hành kiến trúc tổng thể HTTT, cấu trúc dữ liệu của các phần mềm ứng
dụng do các đơn vị trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam xây dựng và/hoặc
triển khai.
10. Ban hành, kiểm tra, đánh giá chỉ tiêu vận hành HTTT hàng năm cho các
đơn vị.
10

11. Xây dựng, ban hành, kiểm tra việc thực hiện các Quy định về an toàn thông
tin trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.
12. Báo cáo HĐTV EVN kết quả thực hiện công tác quản lý HTTT hàng năm
của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.
Điều 5. Trách nhiệm và quyền hạn của EVNICT
1. Quyền quản lý tài sản, vận hành các thiết bị thuộc HTTT do HĐTV EVN
giao bao gồm:
a) Quản lý tài sản và vận hành thiết bị, vật tư VT:
- Cáp quang kết cuối truyền dẫn đường trục do EVN đầu tư, giao EVNICT quản
lý;
- Thiết bị truyền dẫn, PCM trên hệ thống điện 500kV (bao gồm cả các thiết bị
do EVNNPT đầu tư đồng bộ với công trình TBA/đường dây sau khi nghiệm thu đưa
vào vận hành);
- Thiết bị truyền dẫn/Khuếch đại quang trên các trạm lặp quang thuộc hệ thống
500kV;
- Các thiết bị truyền dẫn, PCM trên các Ring liên tỉnh do EVN đầu tư, giao
EVNICT quản lý;
- Thiết bị truyền dẫn, PCM tại các Ax;
- Hệ thống PABX lõi;
- Hệ thống nguồn 48VDC (thiết bị nguồn, ắc quy dự phòng) trên hệ thống 500kV
và hệ thống nguồn 48VDC khác do EVN đầu tư, giao EVNICT quản lý;
- Phòng máy thông tin trực thuộc.
b) Quản lý vận hành thiết bị VT:
- Thiết bị truyền dẫn, PCM thuộc tài sản Công ty phát điện trực thuộc EVN đặt
tại các TBA/Ax;
- Các thiết bị VT thuộc tài sản các đơn vị trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt
Nam theo Hợp đồng thuê EVNICT vận hành;
c) Quản lý tài sản và vận hành hệ thống CNTT dùng chung trong EVN; quản lý
vận hành thiết bị CNTT trang bị đồng bộ với công trình xây dựng tòa nhà EVN, 11
Cửa Bắc, Hà Nội.
2. EVNICT đại diện EVN tổ chức hệ thống giám sát thiết bị VT, CNTT, dữ liệu
hệ thống cáp quang của các đơn vị thành viên trong EVN; thực hiện quyền điều khiển
đối với các thiết bị VT của các TCT (theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 14) phù
hợp với quy định của pháp luật, nhằm mục đích thu thập, đánh giá và sử dụng hiệu
quả tài nguyên VT và CNTT trong EVN phục vụ việc thiết lập kênh, tối ưu hóa, xử
lý sự cố hệ thống.
11

3. EVNICT có trách nhiệm đề xuất EVN để xây dựng và ban hành các quy
định/quy trình quản lý HTTT để áp dụng trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt
Nam.
4. EVNICT là đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin của EVN tại Công ty
mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
5. Công tác cập nhật tiêu chuẩn kỹ thuật/công nghệ: Cập nhật, nghiên cứu, đề
xuất với EVN về công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật, kiến trúc hệ thống, cấu trúc CSDL,
thử nghiệm và triển khai trong các lĩnh vực VT, CNTT và TĐH để ứng dụng trong
EVN phù hợp với xu thế phát triển của thế giới và đặc thù của EVN như: Big data;
Blockchain; trục tích hợp dịch vụ theo chiều dọc, chiều ngang; trục liên thông; chuẩn
CIM (Common Information Model) cho ngành Điện; công nghệ ảo hóa, Cloud-
Computing; AI; BI và các tiêu chuẩn quốc tế để liên kết, tích hợp các hệ thống phần
mềm dùng chung của EVN.
6. Công tác kết nối, tích hợp hệ thống: Chủ trì việc kết nối, tích hợp hệ thống
phục vụ công tác điều hành hệ thống điện, sản xuất - kinh doanh điện năng giữa:
a) Hệ thống VT của các đơn vị với hệ thống VT sử dụng chung trong EVN;
b) Hệ thống CNTT của các đơn vị với hệ thống CNTT sử dụng chung trong
EVN.
7. Công tác tối ưu hóa hệ thống: Nghiên cứu, đề xuất EVN các giải pháp tối ưu
hóa các HTTT sử dụng chung trong EVN.
8. Công tác xây dựng cập nhật dữ liệu hệ thống: lập và cập nhật: sơ đồ kiến trúc
tổng thể các hệ thống VT và CNTT của EVN, dữ liệu vận hành và quản lý kỹ thuật
hệ thống VT&CNTT dùng chung của EVN.
9. Công tác điều hành HTTT: Điều hành hệ thống VT và CNTT theo phạm vi
quy định tại khoản 1, Điều 10 của Quy định này.
10. Thực hiện các chức năng và nhiệm vụ khác theo đúng Quy định tổ chức và
hoạt động của EVNICT.
11. Xây dựng, vận hành phần mềm quản lý kỹ thuật, quản lý sự cố VT và CNTT
của EVN tích hợp trên Cổng thông tin điện tử https://portal.evn.com.vn phục vụ công
tác giám sát xử lý sự cố, báo cáo tình trạng vận hành hệ thống VT, CNTT trong EVN.
12. Khai thác hệ thống:
a) Được quyền khai thác các sợi quang OPGW/ADSS thuộc tài sản các đơn vị
và/hoặc sợi quang do VIETTEL bàn giao quyền sử dụng trên các đường dây cấp điện
áp từ 110kV trở lên để thiết lập, kết cuối hệ thống truyền dẫn đường trục và thiết lập
truyền dẫn liên tỉnh theo yêu cầu của EVN.
b) Được quyền khai thác kênh, luồng trên hệ thống truyền dẫn của các đơn vị phục
vụ HTĐ, TTĐ, sản xuất kinh doanh điện năng của EVN.
12

c) Cung cấp kênh truyền trên hệ thống truyền dẫn đường trục, liên tỉnh (do
EVNICT quản lý) phục vụ HTĐ, TTĐ, sản xuất kinh doanh điện năng của EVN và các
đơn vị có nhu cầu sử dụng.
d) Cung cấp đầu số PABX, cấu hình, hòa mạng quay số đồng nhất PABX cho các
đơn vị có nhu cầu.
e) Sử dụng các dịch vụ, tài nguyên và ứng dụng nghiệp vụ do hệ thống CNTT
cung cấp phục vụ các hoạt động điều hành, sản xuất kinh doanh, quản trị doanh nghiệp
của các đơn vị đi kèm với các giải pháp hỗ trợ an toàn thông tin như: hoạt động quản
lý, nghiệp vụ (xây dựng các quy trình, quy định về hạ tầng kỹ thuật CNTT, CSDL,...)
và giải pháp kỹ thuật (thiết lập hệ thống Firewall/IDPS, hệ thống lưu trữ dữ liệu SAN,
chứng thực điện tử...).
f) Phân bổ tài nguyên trên nền tảng điện toán đám mây của EVN (EVN Cloud)
cho các đơn vị theo quy định của EVN.
g) Cung cấp cổng kết nối đồng bộ cho các thiết bị VT, CNTT của các đơn vị từ
hệ thống đồng hồ chủ Cesium của EVN.
h) Triển khai nâng cấp phần cứng các thiết bị thuộc hạ tầng kỹ thuật CNTT dùng
chung; cập nhật phiên bản mới và vá lỗi đối với phần mềm dùng chung; phối hợp với
Nhà sản xuất thực hiện nâng cấp đối với các phần mềm mua sắm.
i) Xây dựng, trình EVN giải pháp nâng cao độ an toàn thông tin cho hệ thống
CNTT dùng chung dựa trên hạ tầng kỹ thuật của hệ thống.
13. Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng hệ thống TĐH:
a) Là đầu mối, tham mưu cho EVN về kế hoạch nghiên cứu, phát triển, ứng dụng
các giải pháp TĐH trong lĩnh vực điều hành HTĐ, sản xuất kinh doanh điện năng của
EVN trên cơ sở nguồn lực hiện có, đảm bảo tính hiệu quả cao.
b) Thực hiện đào tạo chuyển giao công nghệ, chuyển giao các sản phẩm do
EVNICT xây dựng để các đơn vị khác có thể ứng dụng nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư.
c) Chủ trì, phối hợp với EVNNPT/TCTĐL làm việc với các hãng công nghệ về
việc đào tạo và bản quyền trong trường hợp triển khai áp dụng với số lượng lớn trạm
biến áp và/hoặc trung tâm điều khiển.
14. Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo theo quy định của EVN, làm cơ sở
để EVN đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh và thi đua của các đơn vị trong lĩnh
vực VT, CNTT và TĐH.
Điều 6. Trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị khác
1. Nhận, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản được giao, tài sản do đơn vị đầu
tư theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và EVN.
2. Quyền quản lý tài sản, vận hành các HTTT:
a) EVNNPT: Quản lý tài sản và vận hành các thiết bị thuộc hệ thống VT, CNTT,
TĐH do HĐTV EVN giao bao gồm:
13

- Cáp quang, thiết bị Teleprotection trên lưới điện 220/500kV; thiết bị truyền
dẫn/PCM/nguồn 48VDC trên lưới điện 220kV; các thiết bị PABX, Radio VHF/UHF
sử dụng trong nội bộ đơn vị;
- Hệ thống CNTT sử dụng trong nội bộ đơn vị;
- Thiết bị CNTT phục vụ việc triển khai hệ thống phần mềm dùng chung của
EVN tại đơn vị;
- Thiết bị thuộc hệ thống TĐH tại các TBA, TTĐK/Bộ phận có chức năng thu
thập dữ liệu phục vụ quản lý vận hành TBA không người trực;
- Phòng máy thông tin trực thuộc;
- Quản lý vận hành cáp quang OPGW trên lưới điện 220/500kV thuộc tài sản
chung giữa EVN và VIETTEL.
b) TCTĐL: Quản lý tài sản và vận hành các thiết bị thuộc hệ thống VT, CNTT,
TĐH do HĐTV EVN giao bao gồm:
- Hệ thống VT do đơn vị đầu tư và/hoặc được giao trên lưới điện 110kV và sử
dụng trong nội bộ đơn vị;
- Hệ thống CNTT sử dụng trong nội bộ đơn vị;
- Thiết bị CNTT phục vụ việc triển khai hệ thống phần mềm dùng chung của
EVN tại đơn vị;
- Thiết bị thuộc hệ thống TĐH tại các TBA/TTĐK;
- Phòng máy thông tin trực thuộc;
- Quản lý vận hành cáp quang OPGW trên lưới điện 110kV thuộc tài sản chung
giữa EVN và VIETTEL;
- Quản lý vận hành các thiết bị CNTT đặt tại đơn vị do dự án Cơ sở hạ tầng
CNTT cho vận hành và giám sát TTĐ trang bị.
c) EVNGENCO: Quản lý tài sản và vận hành các thiết bị thuộc hệ thống VT,
CNTT, TĐH do HĐTV EVN giao bao gồm:
- Hệ thống VT do đơn vị đầu tư và/hoặc được giao tại NMĐ/TBA;
- Hệ thống CNTT sử dụng trong nội bộ đơn vị;
- Thiết bị CNTT phục vụ việc triển khai hệ thống phần mềm dùng chung của
EVN tại đơn vị;
- Thiết bị thuộc hệ thống TĐH tại các NMĐ/sân phân phối;
- Phòng máy thông tin trực thuộc;
- Quản lý vận hành các thiết bị CNTT đặt tại đơn vị do dự án Cơ sở hạ tầng
CNTT cho vận hành và giám sát TTĐ trang bị.
d) EVNNLDC: Quản lý tài sản và vận hành các thiết bị thuộc hệ thống VT,
CNTT, TĐH do HĐTV EVN giao bao gồm:
- Các thiết bị thuộc hệ thống VT, CNTT, TĐH tại phòng máy SCADA trung
tâm;
14

- Thiết bị mạng WAN HTĐ, WAN TTĐ;


- Hệ thống CNTT phục vụ vận hành HTĐ, TTĐ;
- Thiết bị CNTT phục vụ việc triển khai hệ thống phần mềm dùng chung của
EVN tại đơn vị.
e) Công ty phát điện trực thuộc EVN: Quản lý tài sản và vận hành các thiết bị
thuộc hệ thống VT, CNTT, TĐH do HĐTV EVN giao bao gồm:
- Hệ thống VT do đơn vị đầu tư và/hoặc được giao tại NMĐ/TBA (chỉ quản lý
vận hành các thiết bị trong khuôn viên NMĐ/Công ty phát điện);
- Hệ thống CNTT sử dụng trong nội bộ đơn vị;
- Thiết bị CNTT phục vụ việc triển khai hệ thống phần mềm dùng chung của
EVN tại đơn vị;
- Thiết bị thuộc hệ thống TĐH tại các NMĐ/sân phân phối;
- Phòng máy thông tin trực thuộc;
- Quản lý vận hành các thiết bị CNTT đặt tại đơn vị do dự án Cơ sở hạ tầng
CNTT cho vận hành và giám sát TTĐ trang bị.
3. Các đơn vị có trách nhiệm phối hợp với EVNICT:
a) Đưa hệ thống giám sát tập trung các thiết bị VT (truyền dẫn TDM/IP), CNTT
tại đơn vị về phòng trực ĐHTQ và cấp tài khoản truy nhập hệ thống cho ĐHTQ ở mức
giám sát được cấu hình, dịch vụ và cảnh báo hệ thống nhằm mục đích thiết lập
kênh/dịch vụ, tối ưu hóa tài nguyên, tối ưu hóa hệ thống, ngăn ngừa sự cố, phân đoạn
sự cố và xử lý sự cố.
b) Xây dựng kho dữ liệu dùng chung của EVN, phần mềm quản lý kỹ thuật HTTT.
c) Thực hiện nhiệm vụ do EVN giao về nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ để
xây dựng các hệ thống thông tin thế hệ mới.
4. Thiết bị VT, CNTT của các đơn vị được đồng bộ từ hệ thống đồng hồ chủ
duy nhất Cesium của EVN phù hợp với tham số kỹ thuật và nguyên tắc an ninh bảo
mật của từng hệ thống.
5. Công tác kết nối, tích hợp hệ thống và xây dựng phần mềm:
a) Lập và thỏa thuận với EVNICT phương án kết nối hệ thống VT và CNTT
của đơn vị với hệ thống VT và CNTT sử dụng chung trong EVN.
b) Hệ thống CSDL phục vụ nhu cầu quản lý đặc thù của đơn vị phải có giao
diện kết nối để chia sẻ dữ liệu với hệ thống CSDL chung của EVN phục vụ nhu cầu
khai thác, tổng hợp, phân tích số liệu và xây dựng báo cáo toàn EVN.
c) Tất cả các phần mềm đặc thù (phần mềm ứng dụng được xây dựng phù hợp
với đặc điểm riêng của đơn vị) do các đơn vị phát triển hoặc mua sắm phải tuân thủ
kiến trúc, tiêu chuẩn công nghệ, cấu trúc dữ liệu chung của EVN và phải trình EVN
theo kế hoạch hàng năm để EVN xem xét thông qua.
15

d) Ứng dụng công nghệ Big data, Blockchain, trục tích hợp dịch vụ theo chiều
dọc, chiều ngang; trục liên thông, chuẩn CIM cho ngành Điện, công nghệ ảo hóa,
Cloud-Computing, AI, BI và các tiêu chuẩn quốc tế để liên kết, tích hợp các hệ thống
phần mềm.
e) Sản phẩm phần mềm hoặc dịch vụ CNTT do các đơn vị xây dựng có thể
được áp dụng cho các đơn vị khác hoặc cho toàn EVN nếu thoả mãn đồng thời các
điều kiện:
- Được thử nghiệm thành công tại đơn vị.
- Có khả năng mở rộng, nâng cấp và hoàn thiện để tương thích với môi trường
ứng dụng mới.
- Việc ứng dụng các sản phẩm phần mềm hoặc dịch vụ CNTT (do đơn vị xây
dựng) trong phạm vi toàn EVN chỉ được triển khai khi được EVN đánh giá và cho
phép ứng dụng.
Với các phần mềm do đơn vị tự xây dựng hoặc các module bổ sung cho phần
mềm dùng chung được EVN sử dụng, EVN sẽ thanh toán cho đơn vị xây dựng khoản
chi phí xây dựng ban đầu (theo định mức - đơn giá hiện hành của EVN).
6. Công tác điều hành HTTT: Các TCT điều hành theo phạm vi quy định tại
khoản 2, Điều 10 của Quy định này.
7. Công tác xây dựng, sử dụng phần mềm dùng chung:
a) Phối hợp với EVNICT thiết kế và xây dựng các phần mềm dùng chung, đề
xuất các module/phần mềm đang triển khai hiệu quả tại đơn vị để EVN xem xét tích
hợp vào phần mềm dùng chung sử dụng trong toàn EVN.
b) Sử dụng các phần mềm dùng chung do EVN triển khai; xây dựng các phần
mềm tiện ích, ứng dụng và tích hợp vào các hệ thống phần mềm dùng chung phục
vụ nhu cầu quản lý đặc thù của đơn vị nếu tương thích và được EVN thông qua.
8. Quyết định đầu tư các dự án xây dựng HTTT hoặc các hạng mục VT, CNTT,
TĐH của dự án điện theo phân cấp của EVN.
9. Khai thác hệ thống:
a) EVNNPT:
- Được quyền khai thác các sợi quang OPGW/ADSS do EVNNPT đầu tư và sợi
quang do VIETTEL bàn giao quyền sử dụng trên lưới điện truyền tải (trừ các sợi quang
quy định tại điểm a khoản 12 Điều 5 của Quy định này).
- Được quyền khai thác kênh, luồng trên hệ thống truyền dẫn do EVNICT quản
lý phục vụ điều hành hệ thống điện, sản xuất kinh doanh trong nội bộ đơn vị.
- Cung cấp kênh truyền để phục vụ điều hành các TBA/đường dây thuộc quyền
quản lý: kênh truyền Rơle bảo vệ, Hotline, SCADA, kênh tần số, sa thải phụ tải đặc
biệt, kênh định vị sự cố (Fault Locator), kênh ghi sự cố (Fault Recorder), kênh trung
kế tổng đài nội bộ,...
- Cung cấp kênh truyền để phục vụ hoạt động TTĐK thuộc quyền quản lý;
16

- Cung cấp kênh truyền để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh điện năng
của các đơn vị trực thuộc EVN.
- Cung cấp sợi quang và kênh luồng để EVNICT sử dụng vào mục đích chung
của EVN (quy định tại điểm a điểm b khoản 12 Điều 5).
- Thỏa thuận, thực hiện trao đổi việc sử dụng kênh truyền, hạ tầng VT với các
đơn vị để tối ưu hoá chi phí đầu tư hệ thống. Trường hợp trao đổi hạ tầng, tài nguyên
VT với các đơn vị ngoài Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam phải được EVN chấp
thuận.
- Sử dụng các dịch vụ, tài nguyên và ứng dụng nghiệp vụ do hệ thống CNTT
cung cấp phục vụ các hoạt động điều hành, sản xuất kinh doanh, quản trị doanh
nghiệp của các đơn vị đi kèm với các giải pháp hỗ trợ an toàn thông tin như: hoạt
động quản lý, nghiệp vụ (xây dựng các quy trình, quy định về hạ tầng kỹ thuật CNTT,
CSDL,...) và giải pháp kỹ thuật (thiết lập hệ thống Firewall/IDPS, hệ thống lưu trữ
dữ liệu SAN, chứng thực điện tử...).
b) Các TCTĐL thuộc EVN:
- Được quyền khai thác các sợi quang OPGW/ADSS do TCTĐL đầu tư và sợi
quang do VIETTEL bàn giao quyền sử dụng trên lưới điện phân phối (trừ các sợi quang
EVNICT khai thác quy định tại điểm a khoản 12 Điều 5 của Quy định này).
- Được quyền khai thác kênh, luồng trên hệ thống truyền dẫn do EVNICT quản
lý phục vụ điều hành hệ thống điện, sản xuất kinh doanh trong nội bộ đơn vị.
- Cung cấp kênh truyền để phục vụ điều hành các TBA/đường dây thuộc quyền
quản lý (kênh truyền Rơle bảo vệ, Hotline, SCADA, kênh tần số, sa thải phụ tải đặc
biệt, kênh Fault Recorder, kênh trung kế tổng đài nội bộ,...).
- Cung cấp kênh truyền để phục vụ hoạt động TTĐK thuộc quyền quản lý.
- Cung cấp kênh truyền để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh điện năng
của các đơn vị trực thuộc EVN.
- Cung cấp sợi quang và kênh luồng để EVNICT sử dụng vào mục đích chung
của EVN (quy định tại điểm a điểm b khoản 12 Điều 5).
- Thỏa thuận, thực hiện trao đổi việc sử dụng kênh truyền, hạ tầng VT với các
đơn vị để tối ưu hoá chi phí đầu tư hệ thống. Trường hợp trao đổi hạ tầng, tài nguyên
VT với các đơn vị ngoài Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam phải được EVN chấp
thuận.
- Sử dụng các dịch vụ, tài nguyên và ứng dụng nghiệp vụ do hệ thống CNTT
cung cấp phục vụ các hoạt động điều hành, sản xuất kinh doanh, quản trị doanh
nghiệp của các đơn vị đi kèm với các giải pháp hỗ trợ an toàn thông tin như: hoạt
động quản lý, nghiệp vụ (xây dựng các quy trình, quy định về hạ tầng kỹ thuật CNTT,
CSDL,...) và giải pháp kỹ thuật (thiết lập hệ thống Firewall/IDPS, hệ thống lưu trữ
dữ liệu SAN, chứng thực điện tử...).
c) EVNGENCO, Công ty phát điện trực thuộc:
17

- Được quyền khai thác kênh, luồng trên hệ thống truyền dẫn do
EVNICT/TCTĐL/EVNNPT quản lý, phục vụ điều hành hệ thống điện, sản xuất kinh
doanh trong nội bộ đơn vị.
- Cung cấp kênh truyền do đơn vị quản lý, phục vụ điều hành HTĐ (kênh
truyền Rơle bảo vệ, Hotline, SCADA,…).
- Cung cấp kênh truyền để phục vụ hoạt động TTĐK thuộc quyền quản lý (nếu
có).
- Cung cấp sợi quang và kênh luồng để EVNICT sử dụng vào mục đích chung
của EVN (quy định tại điểm a điểm b khoản 12 Điều 5).
- Thỏa thuận, thực hiện trao đổi việc sử dụng kênh truyền, hạ tầng VT với các
đơn vị để tối ưu hoá chi phí đầu tư hệ thống. Trường hợp trao đổi hạ tầng, tài nguyên
VT với các đơn vị ngoài Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam phải được EVN chấp
thuận.
- Sử dụng các dịch vụ, tài nguyên và ứng dụng nghiệp vụ do hệ thống CNTT
cung cấp phục vụ các hoạt động điều hành, sản xuất kinh doanh, quản trị doanh
nghiệp của các đơn vị đi kèm với các giải pháp hỗ trợ an toàn thông tin như: hoạt
động quản lý, nghiệp vụ (xây dựng các quy trình, quy định về hạ tầng kỹ thuật CNTT,
CSDL,...) và giải pháp kỹ thuật (thiết lập hệ thống Firewall/IDPS, hệ thống lưu trữ
dữ liệu SAN, chứng thực điện tử...).
d) EVNNLDC: Được quyền khai thác kênh, luồng trên hệ thống truyền dẫn do
EVNICT/TCTĐL/EVNNPT quản lý phục vụ điều hành HTĐ, TTĐ và nhu cầu nội
bộ đơn vị.
10. Công tác TĐH (với các đơn vị có hệ thống ĐKCN): khi xây dựng, cải tạo,
nâng cấp TTĐK/Trung tâm giám sát, hệ thống điều khiển TBA/NMĐ: tự thực hiện
hoặc thuê chuyên gia trong nội bộ Tập đoàn hoặc nhận chuyển giao công nghệ từ các
đơn vị trong Tập đoàn đối với các phần việc tích hợp hệ thống và triển khai (lắp đặt,
cài đặt, khai báo, cấu hình ghép nối, thí nghiệm hiệu chỉnh,…).
11. Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo theo quy định của EVN.
Chương III
QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN
Điều 7. Xây dựng và triển khai Chiến lược, kế hoạch phát triển HTTT
1. EVN tổ chức xây dựng và ban hành Chiến lược, kế hoạch phát triển HTTT
để định hướng các hoạt động xây dựng, phát triển VT, CNTT và TĐH trong toàn
EVN theo từng giai đoạn 5 năm và có tầm nhìn đến 5 năm tiếp theo.
2. Nội dung của Chiến lược phát triển HTTT bao gồm: Phân tích, đánh giá các
hệ thống VT, CNTT, TĐH hiện hữu; định hướng nâng cấp, xây dựng mới các hệ
thống dùng chung của EVN và hệ thống tại các đơn vị; cập nhật các tiêu chuẩn kỹ
thuật, công nghệ mới trên thế giới liên quan đến VT, CNTT và TĐH; định hướng
18

công tác quản lý vận hành, khai thác các hệ thống HTTT; định hướng tổ chức hoạt
động kinh doanh trong lĩnh vực CNTT; chính sách đào tạo nguồn nhân lực; chi phí
ước tính và nguồn vốn thực hiện chiến lược…
3. Chiến lược phát triển HTTT có thể được điều chỉnh để phù hợp với Điều lệ
tổ chức và hoạt động của EVN, chiến lược phát triển của EVN, xu hướng phát triển
VT, CNTT, TĐH của Việt Nam và thế giới.
4. Các đơn vị có trách nhiệm thực hiện phần công việc được giao trong chiến
lược, kế hoạch phát triển đảm bảo tiến độ, chất lượng. Trong quá trình triển khai, nếu
có những thay đổi so với các nội dung đã quy định trong chiến lược, kế hoạch phát
triển, các đơn vị có trách nhiệm giải trình và chỉ được phép thực hiện sau khi đã được
EVN chấp thuận.
5. Hàng năm, các đơn vị có trách nhiệm báo cáo EVN về tình hình triển khai
thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển HTTT tại đơn vị.
6. Hàng năm, EVN sẽ tổ chức kiểm tra và đánh giá việc thực hiện Chiến lược,
kế hoạch phát triển HTTT.
Điều 8. Cơ sở thiết kế hệ thống
1. Hệ thống VT:
a) Hệ thống VT xây dựng mới được thiết kế dựa trên các tiêu chí chính như
sau:
- Phù hợp với Định hướng kế hoạch phát triển VT, CNTT và TĐH được EVN
phê duyệt và ban hành;
- Chức năng, nhiệm vụ của hệ thống: Đáp ứng được yêu cầu cung cấp các dịch
vụ VT với độ tin cậy cao;
- Quy mô hệ thống: Có tính đến sự xuất hiện trong tương lai gần các nút truyền
dẫn mới trong hệ thống điện, độ tin cậy thông tin, dự phòng…;
- Tính tương thích với các hệ thống hiện hữu, khả năng ghép nối với các hệ thống
khác theo các tiêu chuẩn quốc tế thông dụng;
- Độ tùy biến linh hoạt, có tính mở cao, dễ dàng nâng cấp về quy mô và tính
năng hệ thống;
- Các yêu cầu về an toàn thông tin.
Hệ thống VT xây dựng mới phải dựa trên các công nghệ mới trên thế giới đã
được thương mại hóa.
b) Nâng cấp hệ thống VT được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Cần mở rộng quy mô của hệ thống (thiết bị phần cứng, bản quyền phần mềm)
để thiết lập dịch vụ mới hoặc nâng cao độ ổn định và tin cậy của dịch vụ.
- Cập nhật các phiên bản phần mềm, phần cứng mới do Nhà sản xuất ban hành
nhằm cải thiện các tính năng hệ thống.
19

2. Hệ thống CNTT:
a) Hệ thống CNTT xây dựng mới được thiết kế dựa trên các tiêu chí chính như
sau:
- Nhu cầu thông tin, dữ liệu phục vụ các quy trình sản xuất kinh doanh, tổng hợp,
phân tích dữ liệu, tạo báo cáo…;
- Chức năng, nhiệm vụ của hệ thống: Đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin,
dữ liệu với độ tin cậy và an toàn thông tin cao;
- Quy mô hệ thống;
- Yêu cầu an toàn thông tin;
- Tính tương thích với các hệ thống CNTT hiện hữu, khả năng ghép nối với các
hệ thống CNTT khác theo các tiêu chuẩn quốc tế thông dụng;
- Độ tùy biến linh hoạt, có tính mở cao, dễ dàng nâng cấp về quy mô và tính
năng hệ thống.
Hệ thống CNTT xây dựng mới phải dựa trên các công nghệ mới trên thế giới
đã được thương mại hóa.
b) Nâng cấp hệ thống CNTT được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Cần mở rộng quy mô của hệ thống (thiết bị phần cứng và các bản quyền phần
mềm) để thiết lập dịch vụ mới, tăng tốc độ truy nhập, nâng cao độ ổn định, tin cậy của
dịch vụ, tăng cường an toàn thông tin;
- Cập nhật các phiên bản phần mềm, phần cứng mới do Nhà sản xuất ban hành
nhằm cải thiện các tính năng và hiệu năng hệ thống;
- Khai thác các ứng dụng mới trên cơ sở phần mềm đang sử dụng;
- Sửa đổi phần mềm khi quy trình nghiệp vụ sản xuất kinh doanh thay đổi.
Nâng cấp hệ thống CNTT phải đảm bảo nguyên tắc: Các phần được nâng cấp
phải tương thích, không xung đột với các phần khác trong hệ thống để đảm bảo hoạt
động bình thường của cả hệ thống.
3. Xây dựng mới, nâng cấp hệ thống TĐH:
a) Hệ thống điều khiển, giám sát TBA/TTĐK phải đảm bảo các nội dung tối
thiểu sau:
- Thu thập dữ liệu, giám sát thời gian thực, giám sát trạng thái thiết bị trên lưới
điện, cập nhật tự động/bằng tay trạng thái thiết bị trên lưới; quản lý các sự kiện, sự
cố, gắn biển cảnh báo cơ sở dữ liệu quá khứ; quản trị hệ thống, báo cáo khai thác dữ
liệu, trao đổi dữ liệu giữa các Trung tâm, hỗ trợ các giao thức truyền thông kết nối
với trạm điện, thiết bị điện;
- Điều khiển thiết bị: Điều khiển máy cắt, dao cách ly: cho phép thao tác
đóng/cắt máy cắt, dao cách ly từ xa, có kiểm tra các điều kiện liên động và quyền
thao tác; Điều khiển máy biến áp: điều chỉnh vị trí nấc phân áp, quạt làm mát… của
máy biến áp từ xa; điều khiển thiết bị đóng cắt trên lưới như Recloser, LBS,...;
20

- Có chức năng DMS (đối với TTĐK/Bộ phận có chức năng tương
đương/Trung tâm điều độ);
- EVN tự thực hiện được các dịch vụ tích hợp (lắp đặt, cài đặt, khai báo, cấu
hình ghép nối các thành phần phần cứng, phần mềm, thí nghiệm hiệu chỉnh để tạo
thành một hệ thống điều khiển hoàn chỉnh, nâng cấp mở rộng);
- Được đồng bộ thời gian với đồng hồ chủ của trạm/TTĐK và/hoặc đồng hồ
chủ của EVN (đồng hồ nguyên tử do EVNICT quản lý vận hành) phù hợp với tham
số kỹ thuật và nguyên tắc an ninh bảo mật của từng hệ thống.
b) Hệ thống điều khiển, giám sát của nhà máy xây dựng mới phải đảm bảo các
nội dung sau:
- Hệ thống TĐH chính của nhà máy là hệ thống DCS thiết kế kép (song song
có dự phòng), có tính mở, trên các nền tảng phần cứng đã được thương mại hóa.
- Có phân cấp điều khiển: điều khiển tại chỗ, điều khiển nhóm, điều khiển
chung nhà máy, điều khiển từ cấp điều độ.
- Đảm bảo chức năng tự động điều chỉnh công suất tác dụng AGC (Automatic
Generation Control) cho EVNNLDC.
- Các bộ điều khiển tập trung hay các bộ điều khiển thành phần phải là các bộ
điều khiển có khả năng lập trình được (PLC). Các phần tử điện trong nhà máy chuyển
đổi sang các phần tử IED tối đa.
- Hệ thống DCS nhà máy được đồng bộ thời gian với đồng hồ chủ của nhà
máy và/hoặc đồng hồ chủ của EVN phù hợp với tham số kỹ thuật và nguyên tắc an
ninh bảo mật của từng hệ thống.
- Các thiết bị phần cứng được module hóa, đảm bảo khi thay thế thiết bị và mở
rộng hệ thống không làm gián đoạn quá trình sản xuất (như các Module nguồn,
I/O,…).
- Ở chế độ nạp trực tuyến (online) chương trình điều khiển để thay đổi các
chương trình thành phần thì không làm gián đoạn các thành phần chương trình còn
lại.
Điều 9. Tiêu chuẩn thiết kế
1. EVN thống nhất mô hình kiến trúc tổng thể, tiêu chuẩn công nghệ, cấu trúc
dữ liệu của các phần mềm dùng chung trong EVN, đảm bảo tính tích hợp và mở rộng
trong tương lai. Tất cả các phần mềm dùng chung và đặc thù do các đơn vị phát triển
hoặc đi mua phải tuân thủ theo kiến trúc, tiêu chuẩn công nghệ, cấu trúc dữ liệu
chung và phải được EVN thông qua trước khi thực hiện.
2. EVN cập nhật, hướng dẫn các đơn vị áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế thông
dụng, các Quy chuẩn/Tiêu chuẩn kỹ thuật do Việt Nam ban hành liên quan đến công
tác thiết kế hạng mục VT, CNTT, TĐH theo các nội dung:
a) Đối với hệ thống VT:
21

- Cáp/sợi quang: Sợi quang đơn mode và đa mode; cáp quang OPGW, OPPC,
ADSS, Non-metalic, F8.
- Thiết bị: Thiết bị quang DWDM, OTN, SDH, IP; thiết bị truy nhập PCM; thiết
bị tổng đài PABX, IP PBX; thiết bị giao tiếp giữa Rơle bảo vệ và đường truyền; thiết
bị nguồn và ắc quy dự phòng.
b) Đối với hệ thống CNTT:
- Hạ tầng kỹ thuật cho Data Center.
- Thiết bị: Thiết bị mạng: Router, Switch…; Wifi; máy chủ; hệ thống lưu trữ
SAN; hệ thống nguồn UPS; thiết bị HNTH: MCU, thiết bị đầu cuối; thiết bị phụ trợ.
- Hệ thống phần mềm, CSDL.
- Hệ thống an toàn thông tin.
- Hệ thống phụ trợ: Chống sét, tiếp đất cho thiết bị VT, CNTT và phòng đặt thiết
bị VT và CNTT; hệ thống phòng cháy, chữa cháy.
c) Đối với hệ thống TĐH:
- Cấu trúc hệ thống, các module chức năng chính, giao thức;
- Hệ thống phần mềm, CSDL; xử lý trung tâm;
- Các thiết bị điện tử thông minh IED, RTU/Gateway;
- Cơ cấu chấp hành.
Chương IV
QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN
MỤC I
PHÂN CẤP ĐIỀU HÀNH
Điều 10. Phân cấp điều hành
1. Cấp ĐHTQ:
Là cấp Điều hành cao nhất đối với hệ thống VT và CNTT của Tập đoàn Điện lực
Quốc gia Việt Nam. Cấp ĐHTQ do EVNICT thay mặt EVN đảm nhiệm (mô hình điều
hành tổng quan thể hiện trong Phụ lục 1). Phạm vi điều hành của ĐHTQ được quy định
như sau:
a) Điều hành hoạt động vận hành, bảo dưỡng, nâng cấp, xử lý sự cố hệ thống
VT sử dụng chung trong EVN bao gồm: Cáp quang kết cuối đường trục, truyền dẫn;
đồng bộ; PCM, PABX lõi, nguồn 48VDC.
b) Điều hành hoạt động vận hành, bảo dưỡng, nâng cấp, xử lý sự cố hệ thống
CNTT sử dụng chung trong EVN bao gồm: Hệ thống phần mềm (hệ điều hành, phần
mềm ứng dụng), CSDL, Data Center, hạ tầng kỹ thuật CNTT và hệ thống an toàn
thông tin.
c) Điều hành hoạt động xử lý sự cố hệ thống TĐH (hệ thống DCS, PLC,
SCADA...) tại các đơn vị trực thuộc EVN.
22

d) Điều hành thiết lập/xử lý sự cố kênh truyền VT:


- Kênh truyền RLBV hệ thống 500kV;
- Kênh truyền phục vụ điều hành HTĐ (Hotline, SCADA, tần số, Fault
Recoder,...) kết nối từ các NMĐ/TBA/TTĐK về Ax trên các thiết bị do nhiều đơn vị
khác nhau thuộc EVN quản lý;
- Kênh truyền phục vụ vận hành TTĐ;
- Đoạn kênh truyền dẫn cuối tại các NMĐ/TBA kết nối với kênh truyền thuê nhà
cung cấp dịch vụ VT;
- Kênh truyền phục vụ nhu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN.
e) Điều hành khôi phục dịch vụ:
- Dịch vụ khai thác trên các kênh truyền quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
- Dịch vụ CNTT thuộc hệ thống CNTT sử dụng chung trong EVN.
2. Cấp ĐHCS:
Là cấp Điều hành hệ thống VT và CNTT được tổ chức tại các TCT thuộc Tập
đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam. Phạm vi điều hành của ĐHCS như sau:
a) Điều hành hoạt động vận hành, bảo dưỡng, nâng cấp, xử lý sự cố thiết bị, vật
tư VT thuộc phạm vi quản lý: Cáp quang, cáp đồng; truyền dẫn, PCM, PABX, thiết bị
đầu cuối, nguồn 48VDC.
b) Điều hành hoạt động vận hành, bảo dưỡng, nâng cấp, xử lý sự cố hệ thống
CNTT thuộc phạm vi quản lý: Hệ thống phần mềm (hệ điều hành, phần mềm ứng
dụng), CSDL, Data Center, hạ tầng kỹ thuật CNTT và hệ thống an toàn thông tin.
c) Điều hành hoạt động xử lý sự cố hệ thống TĐH (hệ thống SAS, PLC,
SCADA…) tại TCT và các đơn vị trực thuộc TCT.
d) Điều hành thiết lập/xử lý sự cố kênh truyền VT:
- Kênh truyền RLBV đường dây trên các thiết bị thuộc phạm vi quản lý;
- Kênh truyền phục vụ vận hành các TTĐK thuộc phạm vi quản lý;
- Kênh truyền phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nội bộ đơn vị.
e) Phối hợp với VIETTEL xử lý sự cố cáp quang OPGW dùng chung trên lưới
điện thuộc phạm vi quản lý.
f) Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam
xử lý sự cố trên hạ tầng VT trao đổi hoặc đi thuê.
g) Điều hành khôi phục dịch vụ:
- Dịch vụ khai thác trên các kênh truyền quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
- Dịch vụ CNTT thuộc hệ thống CNTT sử dụng trong nội bộ đơn vị.
23

Điều 11. Kỹ sư điều hành hệ thống VT và CNTT


1. Kỹ sư ĐHTQ bao gồm hai bộ phận: Kỹ sư điều hành VT và Kỹ sư điều hành
CNTT. Kỹ sư ĐHTQ trực ban là người trực tiếp chỉ huy ĐHTQ. Nhiệm vụ, quyền hạn
và trách nhiệm của Kỹ sư ĐHTQ được quy định tại Điều 14, 15, 16 của Quy định này.
2. Kỹ sư ĐHCS bao gồm hai bộ phận: Kỹ sư điều hành VT và Kỹ sư điều hành
CNTT. Kỹ sư ĐHCS trực ban là người trực tiếp chỉ huy ĐHCS. Nhiệm vụ, quyền hạn
và trách nhiệm của Kỹ sư ĐHCS được quy định tại Điều 19, 20, 21 của Quy định này.
Điều 12. Đối tượng thực thi lệnh điều hành
1. Đối tượng thực thi lệnh điều hành của cấp ĐHTQ bao gồm:
a) Kỹ sư ĐHCS tại các TCT;
b) Chuyên viên vận hành hệ thống VT, Chuyên viên vận hành hệ thống CNTT,
Chuyên viên quản trị hệ thống CNTT tại EVNICT;
c) Chuyên viên vận hành hệ thống VT, Chuyên viên vận hành hệ thống CNTT,
Chuyên viên quản trị hệ thống CNTT tại các Công ty phát điện trực thuộc EVN;
d) Chuyên viên vận hành hệ thống CNTT, Chuyên viên quản trị hệ thống
CNTT, Kỹ sư SCADA tại EVNNLDC.
2. Đối tượng thực thi lệnh điều hành của cấp ĐHCS bao gồm:
a) Chuyên viên vận hành hệ thống VT, Chuyên viên vận hành hệ thống CNTT,
Chuyên viên quản trị hệ thống CNTT, Kỹ sư SCADA tại cấp cơ sở;
b) Chuyên viên vận hành hệ thống VT, Chuyên viên vận hành hệ thống CNTT,
Chuyên viên quản trị hệ thống CNTT tại đơn vị trực thuộc cấp cơ sở.
Điều 13. Mục tiêu của công tác điều hành hệ thống VT và CNTT
1. Bảo đảm hệ thống VT và CNTT hoạt động ổn định, tin cậy và liên tục trong
mọi tình huống.
2. Điều hành xử lý sự cố chính xác, kịp thời, giảm thiểu thời gian mất dịch vụ
hoặc dịch vụ không bảo đảm chất lượng.
MỤC II
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA ĐHTQ
Điều 14. Nhiệm vụ của cấp ĐHTQ
1. Giám sát, kiểm tra, đôn đốc công tác vận hành hệ thống VT, hệ thống CNTT
dùng chung của EVN.
2. Thay mặt EVN thực hiện quyền giám sát đối với dữ liệu cáp quang, tài nguyên
trên các thiết bị VT, CNTT của các đơn vị thông qua hệ thống quản lý mạng tập trung
tại phòng trực ĐHTQ phục vụ mục đích theo dõi sử dụng tài nguyên hệ thống, điều
hành việc thiết lập kênh, tối ưu hóa mạng, ngăn ngừa sự cố, phân đoạn và xử lý sự cố.
3. Trực tiếp thực hiện quyền điều khiển đối với các thiết bị:
24

a) Truyền dẫn thuộc hệ thống dùng chung trong EVN (truyền dẫn đường trục, các
vòng Ring liên tỉnh).
b) Truyền dẫn dùng chung trong TCT khi có yêu cầu hỗ trợ trong quá trình vận
hành/xử lý sự cố có nguy cơ làm ảnh hưởng lớn đến công tác điều hành sản xuất kinh
doanh điện năng của EVN.
4. Giám sát đơn vị vận hành thuộc EVNICT trong quá trình điều khiển các thiết
bị/hệ thống:
a) Thiết bị/hệ thống VT :
- Các thiết bị/hệ thống thuộc quyền quản lý của EVNICT bao gồm: PABX lõi,
PCM, nguồn 48VDC;
- Các thiết bị VT, CNTT thuộc tài sản các Công ty phát điện trực thuộc EVN do
EVNICT quản lý vận hành theo nhiệm vụ EVN giao;
- Các thiết bị VT thuộc tài sản các đơn vị trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt
Nam thuê EVNICT quản lý vận hành.
b) Thiết bị/hệ thống CNTT:
- Thiết bị phụ trợ đảm bảo môi trường làm việc tại DC/phòng máy CNTT;
- Các thiết bị CNTT thuộc tài sản các Công ty phát điện trực thuộc EVN do
EVNICT quản lý vận hành theo nhiệm vụ EVN giao;
- Hệ thống phần mềm do EVNICT xây dựng và/hoặc triển khai.
5. Điều hành việc thiết lập/xử lý sự cố/khôi phục dịch vụ phục vụ:
a) Với hệ thống VT:
- Kênh kết nối Router backbone WAN HTĐ, WAN TTĐ, WAN EVN;
- Kênh kết nối mạng LAN/WAN của các đơn vị với mạng WAN HTĐ, WAN
TTĐ, WAN EVN;
- Kênh truyền Rơ le bảo vệ đường dây 500kV;
- Kênh truyền Hotline, SCADA từ các NMĐ/TBA/TTĐK kết nối với Ax;
- Kênh truyền Fault Recorder, Fault Locator;
- Kênh tần số, kênh sa thải phụ tải đặc biệt, kênh kết nối SCADA liên trung tâm
của EVNNLDC.
b) Với hệ thống CNTT, TĐH:
- Thiết bị CNTT thuộc mạng WAN HTĐ, WAN TTĐ, WAN EVN;
- Thiết bị CNTT thuộc hệ thống dùng chung trong EVN và mạng LAN tại trụ sở
EVN 11 Cửa Bắc;
- Thiết bị thuộc hệ thống SCADA trung tâm tại các Ax;
- Thiết bị RTU/Gateway tại các TBA/NMĐ;
- Dịch vụ trên hệ thống phần mềm do EVNICT xây dựng và/hoặc triển khai.
6. Công tác đào tạo các chức danh điều hành, vận hành VT và CNTT:
25

a) Xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn tài liệu đào tạo, tổ chức đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ cho các chức danh Kỹ sư ĐHTQ;
b) Xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo, tham gia sát hạch các chức
danh Chuyên viên vận hành hệ thống VT, Chuyên viên vận hành hệ thống CNTT,
Chuyên viên quản trị hệ thống CNTT tại EVNICT;
c) Tham gia đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho Kỹ sư ĐHCS, Chuyên viên vận
hành hệ thống VT, Chuyên viên vận hành hệ thống CNTT, Chuyên viên quản trị hệ
thống CNTT cấp cơ sở nếu có yêu cầu từ đơn vị chủ quản cấp ĐHCS.
7. Tổ chức diễn tập xử lý sự cố trên các thiết bị VT, CNTT thuộc hệ thống dùng
chung trong EVN.
8. Tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động và cập nhật sơ đồ tổng thể hệ thống VT,
CNTT của EVNICT và toàn EVN.
9. Tham gia xây dựng, biên soạn tài liệu vận hành thiết bị VT, CNTT thuộc quyền
điều khiển.
10. Thực hiện chế độ báo cáo EVN/EVNICT về tình hình vận hành, khai thác hệ
thống VT, CNTT, TĐH thuộc phạm vi quản lý.
Điều 15. Quyền hạn của Kỹ sư ĐHTQ
1. Độc lập tiến hành thao tác trên thiết bị thuộc quyền điều khiển; có thể phân
quyền điều khiển cho đơn vị vận hành VT, CNTT tại EVNICT nhưng phải giám sát
chặt chẽ để đảm bảo tính chuẩn xác trong các thao tác.
2. Thực hiện quyền kiểm tra đối với các thiết bị VT, CNTT không thuộc quyền
điều khiển nhằm mục đích thiết lập kênh truyền/dịch vụ hoặc tối ưu hóa tài nguyên,
tối ưu hóa hệ thống.
3. Ra lệnh điều hành và kiểm tra việc thực hiện của đối tượng thực thi lệnh điều
hành.
4. Khi có đầy đủ lý do cho thấy đối tượng thực thi lệnh điều hành không đủ
năng lực hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định/quy trình vận
hành, Kỹ sư ĐHTQ có quyền:
a) Kiến nghị lãnh đạo EVNICT thay đổi Chuyên viên vận hành hệ thống VT,
CNTT trực thuộc EVNICT.
b) Kiến nghị lãnh đạo đơn vị cấp cơ sở kiểm tra, đánh giá năng lực của Kỹ sư
ĐHCS trực ban.
Điều 16. Trách nhiệm của Kỹ sư ĐHTQ
Chịu trách nhiệm trong các trường hợp sau:
1. Ra lệnh chỉ huy điều hành không đúng, không kịp thời dẫn đến sự cố hoặc
sự cố mở rộng;
2. Gây sự cố chủ quan trong ca trực;
3. Vi phạm quy định/quy trình về vận hành và kỷ luật lao động;
26

4. Làm mất mát, hư hỏng các trang thiết bị trong phòng trực ban.
Điều 17. Quan hệ công tác của Kỹ sư ĐHTQ
1. Trong ca trực, Kỹ sư ĐHTQ là người chỉ huy điều hành cao nhất của toàn hệ
thống. Đối tượng thực thi lệnh điều hành của Kỹ sư ĐHTQ được quy định tại khoản
1, Điều 12 của Quy định này.
2. Trong mỗi ca trực của cấp ĐHTQ phải có ít nhất 02 Kỹ sư ĐHTQ. Phạm vi
điều hành của mỗi Kỹ sư ĐHTQ trong ca trực do lãnh đạo EVNICT quy định. Các
Kỹ sư ĐHTQ có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm như nhau trong ca trực.
3. Kỹ sư ĐHTQ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của lãnh đạo EVNICT, Trưởng bộ
phận Điều hành của EVNICT. Chỉ có lãnh đạo EVNICT, Trưởng bộ phận Điều hành
của EVNICT mới có quyền hủy bỏ lệnh chỉ huy điều hành của Kỹ sư ĐHTQ.
4. Khi có đầy đủ lý do cho thấy Kỹ sư ĐHTQ không đủ tư cách và khả năng
làm việc, lãnh đạo EVNICT, Trưởng bộ phận Điều hành của EVNICT có quyền đình
chỉ tạm thời quyền trực ban và chỉ định Kỹ sư ĐHTQ khác thay thế trong ca trực.
5. Khi sự cố tại thiết bị do EVNICT quản lý, Kỹ sư ĐHTQ có trách nhiệm báo
cáo ngay cho lãnh đạo EVNICT, đồng thời điều động lực lượng quản lý kỹ thuật của
EVNICT tiến hành xử lý sự cố.
6. Lãnh đạo của đơn vị cấp cơ sở không có quyền thay đổi lệnh chỉ huy điều
hành của Kỹ sư ĐHTQ trong quá trình xử lý sự cố. Khi không đồng ý với lệnh chỉ
huy điều hành của Kỹ sư ĐHTQ, có thể kiến nghị với chính người ra lệnh hoặc lãnh
đạo EVNICT. Trong lúc chờ đợi trả lời nếu Kỹ sư ĐHTQ vẫn yêu cầu thực hiện
không chậm trễ lệnh chỉ huy điều hành thì lãnh đạo đơn vị cấp cơ sở không được
ngăn cản nhân viên của mình thực hiện lệnh đó, trừ trường hợp đe dọa đến an toàn
của người và thiết bị.
Điều 18. Điều kiện đào tạo, sát hạch và công nhận chức danh Kỹ sư ĐHTQ
Điều kiện để được đào tạo, sát hạch và công nhận chức danh Kỹ sư ĐHTQ được
quy định tại Quy định công tác đào tạo, sát hạch và công nhận chức danh điều hành,
vận hành hệ thống viễn thông và công nghệ thông tin trong Tập đoàn Điện lực Quốc
gia Việt Nam.
MỤC III
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA ĐHCS
Điều 19. Nhiệm vụ của cấp ĐHCS
1. ĐHCS trực thuộc EVNNPT
a) Tuân thủ sự điều hành của ĐHTQ theo phạm vi quy định tại điểm a khoản 5
Điều 14 của Quy định này.
b) Giám sát, kiểm tra, đôn đốc công tác vận hành hệ thống VT, hạ tầng kỹ thuật
CNTT, hệ thống TĐH tại cấp cơ sở và đơn vị trực thuộc.
27

c) Thực hiện quyền giám sát đối với hệ thống cáp quang, các thiết bị VT và CNTT
của EVNNPT và các đơn vị trực thuộc EVNNPT thông qua hệ thống quản lý mạng tập
trung đặt tại phòng trực ĐHCS phục vụ mục đích theo dõi sử dụng tài nguyên hệ thống,
thiết lập kênh, tối ưu hóa mạng, ngăn ngừa sự cố, phân đoạn và xử lý sự cố.
d) Trực tiếp thực hiện quyền điều khiển đối với các thiết bị truyền dẫn thuộc hệ
thống dùng chung do EVNNPT quản lý.
e) Giám sát các đơn vị vận hành thuộc EVNNPT trong quá trình điều khiển các
thiết bị/hệ thống thuộc phạm vi quản lý:
- Về VT: Thiết bị PCM, Teleprotection, nguồn 48VDC, PABX.
- Về CNTT, TĐH:
+ Thiết bị CNTT thuộc hạ tầng kỹ thuật dùng chung trong EVNNPT;
+ Thiết bị phụ trợ đảm bảo môi trường làm việc tại DC/phòng máy CNTT;
+ Thiết bị tại SCADA trung tâm, tại TTĐK/Bộ phận có chức năng thu thập
dữ liệu phục vụ quản lý vận hành TBA không người trực;
+ Hệ thống phần mềm do EVNNPT xây dựng và/hoặc triển khai;
+ Thiết bị RTU/Gateway thuộc phạm vi quản lý.
f) Điều hành việc thiết lập/xử lý sự cố/khôi phục dịch vụ:
- Với hệ thống VT: Kênh truyền RLBV 220kV, thiết bị Teleprotection; kênh
truyền Hotline/SCADA giữa các TBA với TTĐK/Bộ phận có chức năng thu thập dữ
liệu phục vụ quản lý vận hành TBA không người trực; kênh truyền kết nối mạng WAN
EVNNPT.
- Với hệ thống CNTT và TĐH:
+ Thiết bị CNTT thuộc hạ tầng kỹ thuật dùng chung trong EVNNPT;
+ Thiết bị phụ trợ đảm bảo môi trường làm việc tại DC/phòng máy CNTT;
+ Thiết bị tại SCADA trung tâm, tại TTĐK/Bộ phận có chức năng thu thập
dữ liệu phục vụ quản lý vận hành TBA không người trực;
+ Dịch vụ trên hệ thống phần mềm do EVNNPT xây dựng và/hoặc triển khai.
g) Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam
xử lý sự cố trên hạ tầng VT trao đổi hoặc đi thuê.
h) Phối hợp với VIETTEL xử lý sự cố cáp quang OPGW thuộc tài sản chung giữa
EVN và VIETTEL trên lưới điện do đơn vị quản lý theo đúng “Quy định phối hợp vận
hành hệ thống viễn thông giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Công nghiệp
- Viễn thông quân đội”.
i) Lập và cập nhật sơ đồ các tuyến cáp quang, hệ thống VT, CNTT thuộc quyền
quản lý của đơn vị.
j) Lập báo cáo tình hình hoạt động hệ thống VT, CNTT, TĐH do đơn vị quản lý.
k) Tổ chức diễn tập xử lý sự cố trên hệ thống thiết bị VT, CNTT, TĐH thuộc
quyền điều khiển.
28

l) Thông báo lịch cắt điện, sửa chữa đường dây trên lưới điện truyền tải cho
ĐHTQ, các đơn vị vận hành hệ thống VT liên quan nếu có nguy cơ làm gián đoạn thông
tin.
m) Công tác đào tạo các chức danh điều hành, vận hành VT, CNTT:
- Xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn tài liệu đào tạo, tổ chức đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ cho các chức danh Kỹ sư ĐHCS tại cấp cơ sở.
- Xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn tài liệu đào tạo, tổ chức đào tạo và
tham gia sát hạch các chức danh Chuyên viên vận hành hệ thống VT, Chuyên viên vận
hành hệ thống CNTT, Chuyên viên quản trị hệ thống CNTT tại cấp cơ sở và đơn vị
trực thuộc.
n) Xây dựng, biên soạn tài liệu vận hành thiết bị VT, CNTT, TĐH thuộc quyền
điều khiển.
2. ĐHCS trực thuộc TCTĐL
a) Tuân thủ sự điều hành của ĐHTQ theo phạm vi quy định tại điểm a khoản 5
Điều 14 của Quy định này.
b) Giám sát, kiểm tra, đôn đốc công tác vận hành hệ thống VT, hạ tầng kỹ thuật
CNTT, hệ thống TĐH tại cấp cơ sở và đơn vị trực thuộc.
c) Thực hiện quyền giám sát đối với hệ thống cáp quang, các thiết bị VT và CNTT
của TCTĐL và các đơn vị trực thuộc TCTĐL thuộc phạm vi quản lý thông qua hệ
thống quản lý mạng tập trung đặt tại phòng trực ĐHCS phục vụ mục đích theo dõi sử
dụng tài nguyên hệ thống, thiết lập kênh, tối ưu hóa mạng, ngăn ngừa sự cố, phân đoạn
và xử lý sự cố.
d) Trực tiếp thực hiện quyền điều khiển đối với các thiết bị :
- Truyền dẫn thuộc hệ thống dùng chung trong TCTĐL.
- Truyền dẫn tại các TBA (không thuộc hệ thống dùng chung trong TCTĐL) khi
có yêu cầu hỗ trợ trong quá trình vận hành/xử lý sự cố có nguy cơ làm ảnh hưởng lớn
đến công tác điều hành sản xuất kinh doanh điện năng của TCTĐL.
e) Giám sát các đơn vị vận hành thuộc TCTĐL trong quá trình điều khiển các
thiết bị/hệ thống thuộc phạm vi quản lý:
- Về VT: Thiết bị truyền dẫn tại TBA (không thuộc hệ thống dùng chung trong
TCTĐL), thiết bị PCM, PABX, Teleprotection, nguồn 48VDC.
- Về CNTT, TĐH:
+ Thiết bị CNTT thuộc hạ tầng kỹ thuật dùng chung trong TCTĐL;
+ Thiết bị phụ trợ đảm bảo môi trường làm việc tại DC/phòng máy CNTT;
+ Thiết bị tại SCADA trung tâm và TTĐK;
+ Hệ thống phần mềm do TCTĐL xây dựng và/hoặc triển khai;
+ Thiết bị tại hệ thống MDMS;
+ Thiết bị RTU/Gateway thuộc phạm vi quản lý.
29

f) Điều hành việc thiết lập/xử lý sự cố/khôi phục dịch vụ:


- Với VT: Kênh truyền RLBV 110kV, thiết bị Teleprotection; kênh truyền
Hotline/SCADA giữa TBA với TTĐK thuộc quyền quản lý, kênh truyền kết nối mạng
WAN TCTĐL.
- Với CNTT, TĐH:
+ Thiết bị CNTT thuộc hạ tầng kỹ thuật dùng chung trong TCTĐL;
+ Thiết bị phụ trợ đảm bảo môi trường làm việc tại DC/phòng máy CNTT;
+ Thiết bị tại SCADA trung tâm và TTĐK;
+ Hệ thống phần mềm do TCTĐL xây dựng và/hoặc triển khai;
+ Hệ thống MDMS.
g) Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam
xử lý sự cố trên hạ tầng VT trao đổi hoặc đi thuê.
h) Phối hợp với VIETTEL xử lý sự cố cáp quang OPGW thuộc tài sản chung giữa
EVN và VIETTEL trên lưới điện do đơn vị quản lý theo đúng “Quy định phối hợp vận
hành hệ thống viễn thông giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Công nghiệp
- Viễn thông quân đội”.
i) Lập và cập nhật sơ đồ các tuyến cáp quang, hệ thống VT, CNTT, TĐH thuộc
quyền quản lý của đơn vị.
j) Lập báo cáo tình hình hoạt động hệ thống VT, CNTT, TĐH do đơn vị quản lý.
k) Tổ chức diễn tập xử lý sự cố trên hệ thống thiết bị VT, CNTT, TĐH thuộc
quyền điều khiển.
l) Thông báo lịch cắt điện, sửa chữa đường dây trên lưới điện phân phối cho
ĐHTQ, các đơn vị vận hành hệ thống VT liên quan nếu có nguy cơ làm gián đoạn thông
tin.
m) Công tác đào tạo các chức danh điều hành, vận hành VT, CNTT:
- Xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn tài liệu đào tạo, tổ chức đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ cho các chức danh Kỹ sư ĐHCS tại cấp cơ sở.
- Xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn tài liệu đào tạo, tổ chức đào tạo và
tham gia sát hạch các chức danh Chuyên viên vận hành hệ thống VT, Chuyên viên vận
hành hệ thống CNTT, Chuyên viên quản trị hệ thống CNTT tại cấp cơ sở và đơn vị
trực thuộc.
n) Xây dựng, biên soạn tài liệu vận hành thiết bị VT, CNTT, TĐH thuộc quyền
điều khiển.
3. ĐHCS trực thuộc EVNGENCO
a) Tuân thủ sự điều hành của ĐHTQ theo phạm vi quy định tại điểm a khoản 5
Điều 14 của Quy định này.
b) Giám sát, kiểm tra, đôn đốc công tác vận hành hệ thống VT và hạ tầng kỹ thuật
CNTT tại cấp cơ sở và đơn vị trực thuộc.
30

c) Thực hiện quyền giám sát đối với các thiết bị VT, CNTT của EVNGENCO và
các đơn vị trực thuộc thông qua hệ thống quản lý mạng tập trung đặt tại phòng trực
ĐHCS phục vụ mục đích theo dõi sử dụng tài nguyên hệ thống, thiết lập kênh, tối ưu
hóa mạng, ngăn ngừa sự cố, phân đoạn và xử lý sự cố.
d) Thực hiện quyền điều khiển hoặc ủy quyền cho đơn vị vận hành EVNGENCO
tại cấp cơ sở và đơn vị trực thuộc thực hiện quyền điều khiển đối với các thiết bị VT,
CNTT, TĐH thuộc phạm vi quản lý.
e) Điều hành việc thiết lập/xử lý sự cố/khôi phục dịch vụ trên hệ thống thiết bị
VT, CNTT, TĐH phục vụ nhu cầu thông tin nội bộ của EVNGENCO và đơn vị trực
thuộc.
f) Phối hợp với Nhà cung cấp dịch vụ VT thiết lập và xử lý sự cố kênh truyền
hoặc dịch vụ do EVNGENCO đứng tên chủ thể hợp đồng.
g) Lập và cập nhật sơ đồ các tuyến cáp quang, hệ thống VT, CNTT, TĐH thuộc
quyền quản lý của đơn vị.
h) Lập báo cáo tình hình hoạt động hệ thống VT, CNTT, TĐH do đơn vị quản lý.
i) Công tác đào tạo các chức danh điều hành, vận hành VT, CNTT:
- Xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn tài liệu đào tạo, tổ chức đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ cho các chức danh Kỹ sư ĐHCS tại cấp cơ sở;
- Xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn tài liệu đào tạo, tổ chức đào tạo và
tham gia sát hạch các chức danh Chuyên viên vận hành hệ thống VT, Chuyên viên vận
hành hệ thống CNTT, Chuyên viên quản trị CNTT tại cấp cơ sở và đơn vị trực thuộc.
j) Xây dựng, biên soạn tài liệu vận hành thiết bị VT, CNTT, TĐH thuộc quyền
điều khiển.
Điều 20. Quyền hạn của Kỹ sư ĐHCS
1. Độc lập tiến hành thao tác trên thiết bị thuộc quyền điều khiển; có thể phân
quyền điều khiển cho đơn vị vận hành VT, CNTT tại cấp cơ sở và đơn vị trực thuộc
nhưng phải giám sát chặt chẽ để đảm bảo tính chuẩn xác trong các thao tác.
2. Ra lệnh chỉ huy điều hành và kiểm tra việc thực hiện của đối tượng thực thi
lệnh điều hành.
3. Khi có đầy đủ lý do cho thấy đối tượng thực thi lệnh điều hành không đủ
năng lực hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm nghiêm trọng quy trình, quy phạm, điều
lệnh vận hành, Kỹ sư ĐHCS có quyền:
a) Kiến nghị lãnh đạo cấp cơ sở thay đổi Chuyên viên vận hành hệ thống VT/
CNTT, Chuyên viên quản trị hệ thống CNTT tại cấp cơ sở.
b) Kiến nghị lãnh đạo đơn vị trực thuộc cấp cơ sở kiểm tra, đánh giá năng lực
Chuyên viên vận hành hệ thống VT/CNTT, Chuyên viên quản trị hệ thống CNTT tại
đơn vị.
31

Điều 21. Trách nhiệm của Kỹ sư ĐHCS


Chịu trách nhiệm trong các trường hợp sau:
1. Không tuân thủ lệnh điều hành của cấp ĐHTQ dẫn đến việc xử lý sự cố, khôi
phục dịch vụ chậm.
2. Ra lệnh chỉ huy điều hành không đúng, không kịp thời dẫn đến sự cố hoặc
sự cố mở rộng.
3. Gây sự cố chủ quan trong ca trực của mình.
4. Vi phạm quy trình, quy định về vận hành và kỷ luật lao động.
5. Làm mất mát, hư hỏng các trang thiết bị trong phòng trực ban.
Điều 22. Quan hệ công tác của Kỹ sư ĐHCS
1. Trong ca trực điều hành hệ thống VT, CNTT tại cấp cơ sở, Kỹ sư ĐHCS là
người chỉ huy điều hành hệ thống.
a) Kỹ sư ĐHCS phải tuân thủ sự điều hành của Kỹ sư ĐHTQ trực ban theo quy
định tại khoản 1, Điều 12 của Quy định này.
b) Đối tượng thực thi lệnh điều hành của Kỹ sư ĐHCS trực ban được quy định tại
khoản 2, Điều 12 của Quy định này.
2. Trong mỗi ca trực của cấp ĐHCS phải có ít nhất 01 Kỹ sư ĐHCS.
3. Kỹ sư ĐHCS chịu sự lãnh đạo trực tiếp của lãnh đạo đơn vị cấp cơ sở. Chỉ
có lãnh đạo đơn vị cấp cơ sở mới có quyền hủy bỏ lệnh chỉ huy điều hành của Kỹ sư
ĐHCS.
4. Khi có đầy đủ lý do cho thấy Kỹ sư ĐHCS không đủ tư cách và khả năng
làm việc, lãnh đạo cấp cơ sở có quyền đình chỉ tạm thời quyền trực ban và chỉ định
Kỹ sư ĐHCS khác thay thế trong ca trực.
5. Lãnh đạo của đơn vị trực thuộc cấp cơ sở không có quyền thay đổi lệnh chỉ
huy điều hành của Kỹ sư ĐHCS trong quá trình xử lý sự cố. Khi không đồng ý với
lệnh chỉ huy điều hành của Kỹ sư ĐHCS, có thể kiến nghị với chính người ra lệnh
hoặc lãnh đạo cấp cơ sở. Trong lúc chờ đợi trả lời nếu Kỹ sư ĐHCS vẫn yêu cầu thực
hiện không chậm trễ lệnh chỉ huy điều hành thì lãnh đạo đơn vị trực thuộc cấp cơ sở
không được ngăn cản nhân viên của mình thực hiện lệnh đó, trừ trường hợp đe dọa
đến an toàn của người và thiết bị.
6. Khi sự cố được xác định tại thiết bị do đơn vị trực thuộc cấp cơ sở quản lý,
Kỹ sư ĐHCS có trách nhiệm thông báo ngay cho lãnh đạo đơn vị trực thuộc cấp cơ
sở biết và yêu cầu xử lý. Lãnh đạo đơn vị trực thuộc cấp cơ sở có trách nhiệm điều
động nhân lực (Chuyên viên vận hành hệ thống VT/CNTT, Chuyên viên quản trị hệ
thống CNTT của đơn vị), phương tiện, thiết bị đo và dụng cụ sửa chữa... để việc xử
lý sự cố được tiến hành kịp thời.
32

Điều 23. Điều kiện đào tạo, sát hạch và công nhận chức danh Kỹ sư ĐHCS
Điều kiện để được đào tạo, sát hạch và công nhận chức danh Kỹ sư ĐHCS được
quy định tại Quy định công tác đào tạo, sát hạch và công nhận chức danh điều hành,
vận hành hệ thống viễn thông và công nghệ thông tin trong Tập đoàn Điện lực Quốc
gia Việt Nam.
MỤC IV
TRỰC CA ĐIỀU HÀNH
Điều 24. Tổ chức trực ca điều hành
1. Thời gian trực:
a) ĐHTQ: thực hiện chế độ trực 24/7.
b) ĐHCS: thực hiện chế độ trực 24/7. Trong trường hợp chưa đủ điều kiện thực
hiện chế độ trực này, đơn vị có thể thực hiện chế độ trực 8/24 nhưng phải đảm bảo tuân
thủ sự điều hành của ĐHTQ và/hoặc sẵn sàng điều hành xử lý sự cố trong mọi tình
huống.
2. Địa điểm trực:
a) ĐHTQ: Tại phòng đặt thiết bị quản lý mạng VT, CNTT.
b) ĐHCS: Tại phòng đặt thiết bị quản lý mạng VT, CNTT hoặc các vị trí có
chức năng tương đương.
3. Thông báo lịch trực: Trước 15h00 ngày thứ sáu hàng tuần, ĐHTQ, ĐHCS cập
nhật lịch phân công trực điều hành tuần kế tiếp (tên, điện thoại/fax, E-mail) trên Hệ
thống quản lý sự cố của EVNICT.
Điều 25. Lệnh điều hành
1. Lệnh điều hành phải ngắn gọn, rõ ràng và chính xác.
2. Phương tiện truyền đạt lệnh:
a) Điện thoại nội bộ, điện thoại công cộng (cố định, di động).
b) Fax, E-mail.
c) Văn bản (đối với các công việc có kế hoạch).
3. Nội dung điều hành:
a) Tiếp nhận và xử lý các kiến nghị của điều hành cấp dưới, Chuyên viên vận
hành hệ thống VT/CNTT, Chuyên viên quản trị hệ thống CNTT thuộc phạm vi quản
lý;
b) Yêu cầu kiểm tra sơ bộ thiết bị;
c) Yêu cầu tách và đo kiểm kênh luồng;
d) Yêu cầu cấu hình hệ thống, thiết bị;
e) Yêu cầu giải trừ (reset) card, thiết bị;
f) Yêu cầu đo kiểm cáp quang, tổ chức khắc phục sự cố cáp quang;
g) Yêu cầu chuyển đổi đấu nối kênh, luồng;
33

h) Yêu cầu chuyển đổi phương thức vận hành hệ thống nguồn AC/DC, UPS;
i) Yêu cầu kiểm tra tiếp địa, chống sét cho thiết bị VT, CNTT và phòng máy VT,
CNTT.
Điều 26. Nội dung trực điều hành
1. Các yêu cầu đối với Kỹ sư ĐHTQ, ĐHCS khi nhận ca:
a) Có mặt trước lúc nhận ca ít nhất 15 phút để tìm hiểu những sự việc xảy ra từ
ca trước và chuẩn bị các thủ tục nhận ca.
b) Các nội dung cần nắm rõ khi nhận ca:
- Tình trạng vận hành các thiết bị thuộc quyền điều khiển;
- Thay đổi về cấu hình của hệ thống, thiết bị thuộc quyền điều khiển;
- Theo dõi nội dung ghi chép trong sổ nhật ký vận hành, sổ giao ca;
- Nhận thông tin trực tiếp từ người giao ca về những điều cần chú ý theo dõi
trong ca trực;
- Kiểm tra vệ sinh công nghiệp nơi làm việc, trang thiết bị dụng cụ dùng trong
ca.
c) Trong trường hợp sự cố được khắc phục xong sát giờ giao, nhận ca nhưng
nhân viên trực ca trước chưa kịp hoàn tất các thủ tục báo cáo khắc phục sự cố thì
việc giao ca vẫn được tiến hành. Sau khi làm thủ tục bàn giao ca xong, nhân viên
trực ca trước có nhiệm vụ ở lại hoàn tất nốt các thủ tục báo cáo sự cố theo đúng quy
định.
d) Trường hợp sự cố xảy ra trong quá trình giao, nhận ca thì cả nhân viên giao
ca và nhân viên nhận ca đều phải tham gia xử lý sự cố cho đến khi sự cố được xử lý
tạm thời hoặc có bộ phận xử lý sự cố đến tiếp quản thì mới tiếp tục thủ tục giao, nhận
ca.
e) Thủ tục giao, nhận ca kết thúc sau khi các nhân viên nhận và giao ca đã ký
tên vào sổ giao ca. Sau khi ký, nhân viên nhận ca bắt đầu thực hiện nhiệm vụ trực ca.
2. Các yêu cầu đối với Kỹ sư ĐHTQ, ĐHCS trong ca trực:
a) Thực hiện nghiêm túc nội quy trực.
b) Thực hiện các nhiệm vụ:
- Các nội dung quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, Điều 14 của Quy định này đối
với Kỹ sư ĐHTQ.
- Các nội dung quy định tại điểm a, b, c, d, e, f, g, h các khoản 1, 2 Điều 19 (đối
với Kỹ sư ĐHCS tại EVNNPT và TCTĐL); điểm a, b, c, d, e khoản 3 Điều 19 (đối với
Kỹ sư ĐHCS tại EVNGENCO).
c) Ghi chép sổ ca đầy đủ, đúng quy định.
3. Các yêu cầu đối với Kỹ sư ĐHTQ, ĐHCS trước khi giao ca:
34

a) Hoàn tất các công việc, sự vụ trong ca: ghi chép các lệnh điều hành, việc thực
thi lệnh điều hành đã được thực hiện trong ca trực, vệ sinh công nghiệp phòng máy,
ghi chép giao ca...
b) Thông báo ngắn gọn, chính xác và đầy đủ cho người nhận ca về việc thay đổi
cấu hình thiết bị, những hiện tượng bất thường xảy ra trong ca, những chỉ thị mới có
liên quan đến công tác điều hành trong ca trực.
c) Giải thích rõ những thắc mắc của người nhận ca về các vấn đề xảy ra trong
ca trực.
d) Ký tên vào sổ giao, nhận ca sau khi người nhận ca đã ký.
e) Trường hợp đến giờ giao ca mà chưa có người nhận ca, người trực ca phải
báo cho lãnh đạo trực tiếp giải quyết và phải tiếp tục trực cho đến khi có người đến
nhận bàn giao ca.

Chương V
QUẢN LÝ VẬN HÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN
MỤC I
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ TRONG CÔNG TÁC VẬN HÀNH
Điều 27. Trách nhiệm của các đơn vị
1. Chịu trách nhiệm trước EVN việc tổ chức tốt bộ phận quản lý vận hành hệ
thống VT, CNTT, TĐH thuộc phạm vi quản lý; thực hiện nghiêm túc các chỉ tiêu
vận hành hệ thống do EVN giao.
2. Đảm bảo hệ thống VT, CNTT, TĐH thuộc phạm vi quản lý hoạt động an
toàn, tin cậy, ổn định, kinh tế dựa trên việc thực hiện các nội dung sau:
a) Tuân thủ chặt chẽ các quy định/quy trình về vận hành, xử lý sự cố HTTT do
EVN và đơn vị ban hành.
b) Tuân thủ đầy đủ các văn bản, quy trình, quy định của Nhà nước và EVN về
công tác an toàn thông tin.
c) Thường xuyên rà soát tài nguyên trên các thiết bị VT, CNTT, TĐH thuộc phạm
vi quản lý, sử dụng tối ưu tài nguyên để giảm thiểu việc nâng cấp, mở rộng dung lượng
khi phát sinh nhu cầu thiết lập kênh truyền/dịch vụ mới.
3. Thực hiện công tác vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị VT, CNTT, TĐH
thuộc quyền quản lý của đơn vị; chuẩn bị sẵn sàng vật tư, trang thiết bị dự phòng,
phương tiện, đảm bảo xử lý sự cố nhanh nhất và an toàn cho người, hệ thống thiết bị
trong mọi tình huống.
4. Lập, cập nhật thường xuyên sơ đồ các tuyến cáp quang; sơ đồ tổ chức HTTT
do đơn vị quản lý.
5. Phối hợp với các đơn vị liên quan để xác định trách nhiệm vận hành phần kết
nối các thiết bị VT, CNTT đặt chung phòng máy do các đơn vị khác nhau quản lý
vận hành.
35

6. Huấn luyện, kiểm tra, cấp thẻ an toàn lao động, trang bị bảo hộ lao động cá
nhân cho cán bộ công nhân trực tiếp làm công tác quản lý vận hành hệ thống VT,
CNTT.
7. Trang bị, bố trí đầy đủ phương tiện di chuyển, nhân sự, tài liệu kỹ thuật, công
cụ, dụng cụ làm việc, vật tư dự phòng phục vụ xử lý sự cố.
8. Trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện ATVSLĐ và PCCN, định kỳ kiểm tra
công tác ATVSLĐ, PCCN tại các đơn vị trực thuộc;
9. Xây dựng các phương án bảo đảm an toàn cho hệ thống VT và CNTT trong
mùa mưa bão hoặc dịp cao điểm (nghỉ lễ, Tết, các sự kiện quan trọng trong nước và
quốc tế tại Việt Nam,...) để phục vụ tốt việc xử lý sự cố hệ thống điện (bao gồm các
nội dung chính: đầu mối liên lạc, rà soát các yếu tố tiềm ẩn sự cố, các kịch bản sự cố
và phương án xử lý, diễn tập xử lý sự cố, vật tư dự phòng ;…). Tổ chức kiểm tra định
kỳ công tác PCTT&TKCN, ATVSLĐ tại đơn vị và các đơn vị trực thuộc.
10. Tổ chức kiểm tra và có hình thức xử lý nghiêm các sai phạm trong công tác
vận hành HTTT ở các đơn vị cơ sở, cá nhân thuộc quyền quản lý.
MỤC II
QUY ĐỊNH CÔNG TÁC VẬN HÀNH HỆ THỐNG VIỄN THÔNG
Điều 28. Đội ngũ quản lý vận hành hệ thống VT
1. Đội ngũ quản lý vận hành hệ thống VT là các nhân sự có chức danh Chuyên
viên vận hành hệ thống VT.
2. Chuyên viên vận hành hệ thống VT tại EVNICT, tại các Ax và các Công ty
phát điện trực thuộc EVN là cấp dưới trực tiếp của Kỹ sư ĐHTQ trực ban, có trách
nhiệm thi hành các lệnh chỉ huy từ Kỹ sư ĐHTQ trực ban trong quá trình thiết lập/xử
lý sự cố/khôi phục dịch vụ VT.
3. Chuyên viên vận hành hệ thống VT tại các TCT chịu sự điều hành trực tiếp
của Kỹ sư ĐHCS trực ban, có trách nhiệm thi hành các lệnh chỉ huy từ Kỹ sư ĐHCS
trực ban trong quá trình xử lý sự cố/khôi phục dịch vụ VT.
4. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng đơn vị, Chuyên viên vận hành hệ thống VT
có thể thực hiện nhiệm vụ trực vận hành hoặc quản trị hệ thống hoặc thực hiện đồng
thời cả hai nhiệm vụ trên.
5. Nhân viên vận hành điện có thể kiêm nhiệm trực vận hành hệ thống VT nếu
được bồi dưỡng về nghiệp vụ VT để thực thi tốt các nhiệm vụ quy định tại Điều 31 của
Quy định này.
Điều 29. Điều kiện đào tạo, sát hạch và công nhận chức danh Chuyên viên vận
hành hệ thống VT
Điều kiện để được đào tạo, sát hạch và công nhận chức danh Chuyên viên vận
hành hệ thống VT được quy định tại Quy định công tác đào tạo, sát hạch và công nhận
36

chức danh điều hành, vận hành hệ thống viễn thông và công nghệ thông tin trong Tập
đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.
Điều 30. Nhiệm vụ của Chuyên viên vận hành hệ thống VT trong công tác quản
trị hệ thống
1. Tuân thủ tuyệt đối lệnh điều hành của cấp điều hành trực tiếp trong quá trình
thực thi nhiệm vụ.
2. Đặt, thay đổi cấu hình các thiết bị VT thuộc phạm vi quản lý theo yêu cầu
của cấp điều hành trực tiếp.
3. Khai thác hiệu quả tài nguyên VT thuộc phạm vi quản lý; bảo dưỡng, nâng
cấp thiết bị VT thuộc phạm vi quản lý.
4. Xử lý sự cố/khôi phục dịch vụ trên các thiết bị VT thuộc phạm vi quản lý.
Điều 31. Nhiệm vụ của Chuyên viên trực vận hành VT trong công tác trực vận
hành hệ thống
1. Nắm vững quy trình vận hành, khai thác các thiết bị VT thuộc phạm vi quản
lý.
2. Giám sát tình trạng hoạt động của các tuyến cáp (cáp quang, cáp nguồn, cáp
thông tin), thiết bị VT, thiết bị nguồn cung cấp thuộc phạm vi quản lý; báo cáo cấp
ĐHCS theo quy định của đơn vị khi có sự cố phần sợi quang VIETTEL bàn giao
quyền sử dụng.
3. Thực hiện các thao tác, kiểm tra thiết bị, đấu nối tại giá phối quang (ODF),
phiến đấu dây (DDF) theo yêu cầu của cấp điều hành trực tiếp.
4. Vệ sinh công nghiệp phòng máy.
Điều 32. Tổ chức trực vận hành và xử lý sự cố VT
1. Thời gian trực:
a) Đối với EVNICT:
- Trực vận hành hệ thống: Chế độ 24/7.
- Quản trị hệ thống: chế độ 8/24 và trực từ xa.
b) Đối với cấp cơ sở và đơn vị trực thuộc cấp cơ sở:
- Trực vận hành: Chế độ 8/24.
- Quản trị hệ thống: Chế độ 8/24 và trực từ xa.
2. Địa điểm trực:
a) Đối với EVNICT: Tại phòng đặt thiết bị quản lý mạng VT, một số trạm chính
sao cho thời gian xử lý sự cố đáp ứng quy định tại khoản 2 các Điều 37, 38, 39 của
Quy định này. Số lượng vị trí trực do EVNICT đề xuất và trình EVN thông qua.
b) Đối với các đơn vị cấp cơ sở và đơn vị trực thuộc cấp cơ sở: Địa điểm trực
ca vận hành, xử lý sự cố tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng đơn vị và do các
đơn vị này quyết định trên cơ sở đảm bảo thời gian xử lý sự cố đáp ứng quy định tại
khoản 2 các Điều 37, 38, 39 của Quy định này.
37

3. Thông báo lịch trực:


a) Đối với EVNICT: Trước 15h00 ngày thứ sáu hàng tuần, các bộ phận trực vận
hành, xử lý sự cố trực thuộc EVNICT có trách nhiệm thông báo lịch phân công trực
vận hành và xử lý sự cố tuần kế tiếp của bộ phận (tên, điện thoại/fax, E-mail) đến
cấp ĐHTQ và lãnh đạo EVNICT.
b) Đối với đơn vị cấp cơ sở:
- Trước 15h00 ngày thứ sáu hàng tuần, các đơn vị trực thuộc cấp cơ sở có trách
nhiệm thông báo lịch phân công trực vận hành và xử lý sự cố tuần kế tiếp của đơn vị
(tên, điện thoại/fax, E-mail) đến cấp ĐHCS.
- Ngoài thời gian trực chính thức theo giờ hành chính (8/24), lãnh đạo đơn vị
trực thuộc cấp cơ sở phải thông báo địa chỉ, số điện thoại của người chịu trách nhiệm
vận hành và xử lý sự cố cho ĐHCS biết để phối hợp khi cần. Thời gian thông báo vào
trước thời điểm hết giờ làm việc hành chính hôm trước và có hiệu lực đến giờ làm việc
hành chính hôm sau.
Điều 33. Yêu cầu đối với trực vận hành hệ thống
1. Các yêu cầu đối với người viên trực vận hành khi nhận ca:
a) Có mặt trước lúc nhận ca ít nhất 15 phút để tìm hiểu những sự việc xảy ra
từ ca trước và chuẩn bị các thủ tục nhận ca.
b) Các nội dung cần nắm rõ khi nhận ca:
- Tình trạng vận hành các thiết bị thuộc phạm vi quản lý.
- Thay đổi về cấu hình của thiết bị.
- Theo dõi nội dung ghi chép trong sổ nhật ký vận hành, sổ giao ca.
- Nhận thông tin trực tiếp từ người giao ca về những điều cần chú ý theo dõi
trong ca trực.
- Kiểm tra vệ sinh công nghiệp nơi làm việc, trang thiết bị dụng cụ dùng trong
ca.
c) Trường hợp sự cố được khắc phục xong sát giờ giao, nhận ca nhưng người
trực ca trước chưa kịp hoàn tất các thủ tục báo cáo khắc phục sự cố thì việc giao ca
vẫn được tiến hành. Sau khi làm thủ tục bàn giao ca xong, người trực ca trước có
nhiệm vụ ở lại hoàn tất nốt các thủ tục báo cáo sự cố theo đúng quy định.
d) Trường hợp sự cố xảy ra trong quá trình giao, nhận ca thì cả người giao ca
và người viên nhận ca đều phải tham gia xử lý sự cố cho đến khi sự cố được xử lý
tạm thời hoặc có bộ phận xử lý sự cố đến tiếp quản thì mới tiến hành tiếp thủ tục
giao, nhận ca.
e) Thủ tục giao, nhận ca kết thúc sau khi người nhận và giao ca đã ký tên vào
sổ giao ca. Sau khi ký, người nhận ca bắt đầu thực hiện nhiệm vụ trực ca của mình.
2. Các yêu cầu đối với người viên trực vận hành trong ca trực:
a) Thực hiện nghiêm túc nội quy trực vận hành.
38

b) Thực hiện khẩn trương và nghiêm túc mệnh lệnh của Kỹ sư điều hành trực
ban.
c) Thực hiện nhiệm vụ trong ca trực theo nội dung Điều 31 của Quy định này,
giải quyết các vấn đề phát sinh trong ca trực đúng quy định.
d) Ghi chép sổ sách đầy đủ, đúng quy định.
3. Các yêu cầu đối với người trực vận hành trước khi giao ca:
a) Hoàn tất các công việc, sự vụ trong ca: cập nhật những thay đổi về tình trạng
hoạt động của hệ thống, thiết bị, vệ sinh công nghiệp, ghi chép giao ca...
b) Thông báo ngắn gọn, chính xác và đầy đủ cho người nhận ca về việc thay
đổi cấu hình thiết bị, những hiện tượng bất thường xảy ra trong ca, những chỉ thị mới
có liên quan đến công tác điều hành, vận hành trong ca mình.
c) Giải thích rõ những thắc mắc của người nhận ca về các vấn đề xảy ra trong
ca trực.
d) Ký tên vào sổ giao, nhận ca sau khi người nhận ca đã ký.
e) Trường hợp đến giờ giao ca mà chưa có người nhận ca, nhân viên trực ca
phải báo cho lãnh đạo trực tiếp giải quyết và phải tiếp tục trực cho đến khi có người
đến nhận bàn giao ca.
Điều 34. Yêu cầu đối với Chuyên viên vận hành khi xử lý sự cố hệ thống:
1. Chuẩn bị sẵn sàng vật tư dự phòng, công cụ, dụng cụ sửa chữa.
2. Ngay khi phát hiện sự cố, Chuyên viên vận hành có trách nhiệm báo cáo Kỹ
sư điều hành trực ban đồng thời nhanh chóng xác định sơ bộ phạm vi sự cố, chủ động
xử lý đối với sự cố đơn giản.
3. Thực thi lệnh điều động xử lý sự cố của lãnh đạo đơn vị tại bất cứ thời điểm
nào và trong mọi hoàn cảnh.
4. Thực thi đầy đủ và nghiêm túc lệnh điều hành của Kỹ sư điều hành trực ban
trong quá trình xử lý sự cố.
5. Lập báo cáo xử lý sự cố theo quy định, tương ứng với mức độ nghiêm trọng
của sự cố tại khoản 2 các Điều 37, 38, 39 của Quy định này.
6. Lập, cập nhật, lưu giữ nhật ký sửa chữa cho từng thiết bị VT.

MỤC III
QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ SỰ CỐ HỆ THỐNG VIỄN THÔNG
Điều 35. Quy định chung về xử lý sự cố VT
1. Sự cố thuộc phạm vi quản lý (tài sản) của đơn vị nào thì đơn vị đó có trách
nhiệm giải quyết trong thời gian ngắn nhất và thông báo cho cấp điều hành trực tiếp
về tiến trình giải quyết sự cố hoặc yêu cầu cần hỗ trợ (nếu có).
2. Tất cả sự cố gây mất dịch vụ ảnh hưởng đến công tác điều hành, vận hành
HTĐ, TTĐ; ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác điều hành hoạt động sản xuất kinh
39

doanh của EVN và các đơn vị; các sự cố chưa gây mất dịch vụ nhưng ảnh hưởng đến
độ tin cậy của hệ thống đều phải được cập nhật lên phần mềm quản lý sự cố do
EVNICT quản lý, để EVN và tất cả các đơn vị có thể giám sát tình hình sự cố và tiến
trình xử lý sự cố.
3. Các sự cố phát sinh bởi cùng một nguyên nhân được tính là một (01) sự cố
với các mức độ nghiêm trọng, nặng, nhẹ được quy định trong Quy định này.
4. Khi phát hiện có sự cố hoặc nhận được các thông tin về sự bất thường của
hệ thống, người trực vận hành ngay lập tức phải kiểm tra thiết bị, nguồn cung cấp và
thông qua hệ thống cảnh báo để sơ bộ phân đoạn sự cố và báo cáo cho đơn vị chủ
quản, cấp điều hành trực tiếp.
5. Trong quá trình xử lý sự cố, khi các thao tác có thể làm mở rộng phạm vi sự
cố, đơn vị xử lý sự cố phải báo cáo cấp điều hành trực tiếp xem xét quyết định.
6. Trong các trường hợp có các yếu tố gây nguy hiểm đến người hay thiết bị,
bộ phận trực vận hành được phép xử lý ngăn chặn (kể cả khi có ảnh hưởng đến các
dịch vụ) sau đó báo cáo ngay cấp điều hành trực tiếp và lãnh đạo đơn vị chủ quản.
7. Thời gian xử lý sự cố VT có thể được thay đổi theo yêu cầu của EVN dựa
trên thực tế vận hành hệ thống.
Điều 36. Tác nghiệp trong quá trình xử lý sự cố VT
1. Liên quan đến cáp quang OPGW thuộc tài sản chung giữa VIETTEL và
EVN, các đơn vị trực tiếp quản lý vận hành tuyến cáp OPGW phối hợp với VIETTEL
xử lý các hiện tượng bất thường và sự cố cáp quang OPGW theo trình tự trong Quy
định phối hợp vận hành hệ thống viễn thông giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam và
Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.
2. Liên quan đến kênh truyền Rơ le bảo vệ, các đơn vị xử lý sự cố theo trình
tự quy định tại Quy trình thao tác trên kênh truyền Rơ le bảo vệ trong Tập đoàn Điện
lực Quốc gia Việt Nam.
3. Liên quan đến kênh truyền SCADA, các đơn vị xử lý sự cố theo trình tự quy
định tại Quy trình xử lý sự cố kênh truyền SCADA trong Tập đoàn Điện lực Quốc
gia Việt Nam.
Điều 37. Sự cố VT nghiêm trọng
1. Sự cố VT nghiêm trọng là sự cố:
a) Mất kênh truyền và/hoặc hư hỏng thiết bị giao tiếp giữa Rơ le bảo vệ và kênh
truyền dẫn đến một trong các trường hợp sau:
- Mất (tín hiệu) một trong các bảo vệ đường dây 500kV;
- Mất (tín hiệu) toàn bộ bảo vệ đường dây 220kV.
b) Bảo vệ đường dây 220/500kV tác động sai do các nguyên nhân chủ quan
khi thao tác trên hệ thống thiết bị thông tin liên quan đến bảo vệ đường dây.
40

c) Mất hoàn toàn hoặc một phần lưu lượng trên hệ thống truyền dẫn dẫn đến
một trong các trường hợp sau:
- Mất kênh truyền kết nối Router backbone các mạng WAN HTĐ, WAN TTĐ,
WAN EVN.
- Mất kênh truyền kết nối với Ax của từ 02 TTĐK trở lên.
- Mất đồng thời kênh truyền SCADA kết nối trực tiếp với Ax của từ 10 TBA
110kV trở lên.
- Mất 75% đến 100% kênh truyền kết nối từ các TBA đến 01 TTĐK.
- Mất đồng thời Hotline, SCADA, kết nối WAN TTĐ của từ 3 NMĐ tham gia
TTĐ trở lên.
- Mất đồng thời Hotline, SCADA của từ 3 TBA500kV trở lên.
- Mất đồng thời Hotline, SCADA của từ 5 TBA220kV trở lên.
- Mất kết nối WAN EVN của một trong các đơn vị cấp cơ sở.
d) Sự cố tại PABX lõi dẫn đến toàn bộ PABX trong một phạm vi địa lý nhất
định mất hòa mạng tổng đài nội bộ EVN.
2. Yêu cầu đối với việc xử lý sự cố VT nghiêm trọng
a) Chậm nhất 15 phút kể từ khi sự cố xảy ra phải báo cáo sơ bộ cho EVN về
nguyên nhân và phạm vi ảnh hưởng.
b) Cấp điều hành chỉ huy xử lý sự cố:
- Bảo vệ đường dây 500kV: ĐHTQ.
- Bảo vệ đường dây 220kV: ĐHCS trực thuộc EVNNPT.
- Bảo vệ đường dây 220kV trên thiết bị của EVNICT: ĐHTQ.
- Các sự cố nghiêm trọng quy định tại điểm c điểm d khoản 1 Điều này:
ĐHTQ.
c) Thời gian xử lý sự cố VT nghiêm trọng:
- Với kênh truyền Rơ le bảo vệ: Không quá 04 giờ (không bao gồm sự cố đối
với cáp OPGW) tính từ thời điểm đội xử lý sự cố được nhân viên vận hành tại
TBA/NMĐ hoặc Tổ thao tác lưu động/Bộ phận có chức năng tương đương (với TBA
không người trực) cho phép thao tác trên hệ thống thiết bị sau khi đã cô lập chức
năng hoặc cô lập Rơ le bảo vệ.
- Với các kênh dịch vụ khác: Không quá 04 giờ (không bao gồm sự cố đối
với cáp OPGW) tính từ thời điểm phát hiện sự cố. Thời gian đội xử lý sự cố di chuyển
đến hiện trường được giảm trừ 01 giờ/40 km.
d) Sau khi xử lý sự cố, đơn vị xử lý có nhiệm vụ lập và gửi hồ sơ sự cố lên cấp
điều hành chỉ huy xử lý sự cố. Hồ sơ bao gồm:
- Báo cáo nhanh;
41

- Biên bản xử lý sự cố: được lập chậm nhất là một (01) ngày sau khi xử lý
xong sự cố, theo mẫu như Phụ lục 2;
- Kê khai tai nạn lao động (nếu có);
- Biên bản kiểm điểm sự cố: theo mẫu như Phụ lục 2.
e) Hồ sơ sự cố được lưu giữ tại đơn vị có sự cố trong thời gian ít nhất là một
(01) năm kể từ khi xử lý xong sự cố.
Điều 38. Sự cố VT nặng
1. Sự cố VT nặng là sự cố:
a) Mất kênh truyền và/hoặc hoặc hư hỏng thiết bị giao tiếp giữa Rơ le bảo vệ
và kênh truyền dẫn đến một trong các trường hợp sau:
- Mất (tín hiệu) một trong các bảo vệ đường dây 220kV;
- Mất (tín hiệu) bảo vệ đường dây 110kV.
b) Bảo vệ đường dây 110kV tác động sai do các nguyên nhân chủ quan khi
thao tác trên hệ thống thiết bị thông tin liên quan đến bảo vệ đường dây.
c) Mất một phần lưu lượng trên hệ thống truyền dẫn dẫn đến một trong các
trường hợp sau:
- Mất đồng thời Hotline, SCADA, kết nối WAN TTĐ của từ 1÷2 NMĐ tham
gia TTĐ;
- Mất đồng thời Hotline, SCADA của 1÷2 TBA500kV;
- Mất kênh truyền kết nối với Ax của 01 TTĐK;
- Mất đồng thời Hotline, SCADA của từ 2÷4 TBA220kV;
- Mất SCADA của TBA220kV không người trực;
- Mất đồng thời kênh truyền SCADA kết nối trực tiếp với Ax của từ 5 ÷ 9 TBA
110kV;
- Mất đồng thời 50% đến 75% kênh truyền kết nối từ các TBA 110kV đến 01
TTĐK;
- Mất một trong các kênh: tần số, sa thải phụ tải, Fault Recorder, ICCP.
d) Chưa gây mất thông tin nhưng ảnh hưởng đến độ tin cậy của hệ thống (mất
một đường bảo vệ mạch vòng đối với hệ thống truyền dẫn đường trục và liên tỉnh,
mất bảo vệ 1+1 các khối chức năng quan trọng của thiết bị truyền dẫn, PABX lõi
thuộc hệ thống dùng chung, mất bảo vệ 1+1 khối chức năng quan trọng của PCM
cấp kênh RLBV trên hệ thống 500kV).
e) Sự cố tại một nhóm trung kế của PABX lõi dẫn đến một số tổng đài PABX
mất hòa mạng quay số đồng nhất.
f) Giảm sút năng lực hoạt động của chuyển mạch trung tâm PABX lõi nhưng
chưa làm gián đoạn dịch vụ.
42

g) Sự cố tại hệ thống VT của các TCT làm ảnh hưởng đến công tác điều hành
sản xuất kinh doanh của đơn vị:
- Mất kênh truyền kết nối mạng LAN từ 02 đơn vị trực thuộc đến mạng WAN
TCT;
- Mất từ 20% số kênh SCADA trên lưới điện phân phối thuộc phạm vi quản lý
của TCTĐL;
- Mất hoàn toàn các cuộc gọi nội bộ trong một PABX riêng lẻ.
2. Yêu cầu đối với việc xử lý sự cố VT nặng
a) Cấp điều hành chỉ huy xử lý sự cố:
- Bảo vệ đường dây 220kV: ĐHCS trực thuộc EVNNPT.
- Bảo vệ đường dây 110kV: ĐHCS trực thuộc TCT Điện lực.
- Các hệ thống do EVNICT quản lý và các kênh truyền phục vụ cơ quan EVN,
HTĐ, TTĐ: ĐHTQ.
- Hệ thống VT tại các TCT phục vụ các nhu cầu nội bộ: ĐHCS tại các đơn vị
cấp cơ sở.
b) Thời gian xử lý sự cố nặng:
- Với kênh truyền Rơ le bảo vệ: Không quá 06 giờ kể từ khi xảy ra sự cố
(không bao gồm sự cố đối với cáp OPGW) tính từ thời điểm đội xử lý sự cố được
nhân viên vận hành tại TBA/NMĐ hoặc Tổ thao tác lưu động/Bộ phận có chức năng
tương đương (với TBA không người trực) cho phép thao tác trên hệ thống thiết bị
sau khi đã cô lập chức năng hoặc cô lập Rơ le bảo vệ.
- Với các kênh dịch vụ khác: Không quá 06 giờ (không bao gồm sự cố đối
với cáp OPGW) tính từ thời điểm phát hiện sự cố. Thời gian đội xử lý sự cố di chuyển
đến hiện trường được giảm trừ 01 giờ/40 km.
Điều 39. Sự cố VT nhẹ
1. Sự cố VT nhẹ là sự cố:
a) Mất Hotline và/hoặc SCADA của 1 TBA220kV.
b) Mất đồng thời Hotline và/hoặc SCADA của 1÷4 TBA110kV.
c) Sự cố tại hệ thống VT của các TCT làm ảnh hưởng đến công tác điều hành
sản xuất kinh doanh của đơn vị:
- Mất kênh truyền kết nối mạng LAN từ 01 đơn vị trực thuộc đến mạng WAN
TCT;
- Mất dưới 20% số kênh SCADA trên lưới điện phân phối trung thế thuộc phạm
vi quản lý của TCTĐL;
- Các cuộc gọi nội bộ tại PABX riêng lẻ thực hiện được nhưng mất kết nối
trung kế 2Mbit/s hoặc 4W E&M dẫn đến các cuộc gọi vào/ra (mạng nội bộ EVN) không
thực hiện được.
43

d) Các sự cố khác không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều 37, 38.
2. Yêu cầu đối với việc xử lý sự cố VT nhẹ
a) Cấp Điều hành chỉ huy xử lý sự cố:
- Sự cố quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này: ĐHTQ.
- Sự cố quy định tại điểm c khoản 1 Điều này: ĐHCS tại đơn vị xảy ra sự cố.
b) Thời gian xử lý sự cố nhẹ: Không quá 48 giờ kể từ khi xảy ra sự cố. Thời
gian đội xử lý sự cố di chuyển đến hiện trường được giảm trừ 01 giờ/40 km.
c) Sau khi xử lý sự cố, nội dung đã xử lý được cập nhật vào sổ trực ca vận hành.
MỤC IV
QUY ĐỊNH CÔNG TÁC VẬN HÀNH HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Điều 40. Đội ngũ quản lý vận hành hệ thống CNTT
Đội ngũ trực tiếp vận hành hệ thống CNTT bao gồm các nhân sự có chức danh
Chuyên viên vận hành hệ thống CNTT và Chuyên viên quản trị hệ thống CNTT.
Điều 41. Điều kiện đào tạo, sát hạch và công nhận chức danh
Điều kiện để được đào tạo, sát hạch và công nhận chức danh Chuyên viên vận
hành hệ thống CNTT, Chuyên viên quản trị hệ thống CNTT được quy định tại Quy
định công tác đào tạo, sát hạch và công nhận chức danh điều hành, vận hành hệ thống
viễn thông và công nghệ thông tin trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.
Điều 42. Nhiệm vụ của Chuyên viên vận hành hệ thống CNTT
1. Nắm vững quy trình vận hành, khai thác các thiết bị CNTT thuộc phạm vi
quản lý;
2. Giám sát tình trạng hoạt động của các tuyến cáp (cáp quang, cáp nguồn, cáp
thông tin), thiết bị thuộc hạ tầng kỹ thuật CNTT, dịch vụ CNTT, thiết bị nguồn, các
thành phần phụ trợ đảm bảo môi trường làm việc tối ưu cho Data Center;
3. Thực hiện các thao tác kiểm tra thiết bị, đấu nối tại giá phối quang (ODF),
phiến đấu dây (DDF);
4. Vệ sinh công nghiệp phòng máy.
Điều 43. Nhiệm vụ của Chuyên viên quản trị hệ thống CNTT:
1. Quản trị hệ thống:
- Quản trị thiết bị thuộc hạ tầng kỹ thuật CNTT: Thiết lập/thay đổi cấu hình; sao
lưu cấu hình và dữ liệu hệ thống; tối ưu hóa tài nguyên, hiệu năng mạng,…
- Quản trị an toàn thông tin: Thiết lập/thay đổi chính sách Firewall, cấu hình
IDS/IPS, quét virus, phát hiện mã độc,…
- Quản trị hệ thống phần mềm hệ điều hành và ứng dụng.
2. Quản lý truy nhập hệ thống: Chính sách mật khẩu, phân quyền truy nhập
người sử dụng dịch vụ, tạo/thay đổi thuộc tính/tạm khóa/hủy tài khoản truy nhập…
44

Bảo dưỡng định kỳ, xử lý sự cố các lỗi liên quan đến hạ tầng kỹ thuật, CSDL, phần
mềm ứng dụng và dịch vụ của hệ thống CNTT.
3. Triển khai nâng cấp phần cứng các thiết bị thuộc hạ tầng kỹ thuật; nâng cấp
phiên bản hệ điều hành/phần mềm ứng dụng.
4. Lập báo cáo định kỳ cho Lãnh đạo đơn vị về hoạt động của hệ thống CNTT
theo quy định của EVN và/hoặc đơn vị chủ quản.
Điều 44. Tổ chức trực vận hành và xử lý sự cố CNTT
1. Thời gian trực :
a) Đối với EVNICT:
- Trực vận hành Data Center/phòng máy CNTT: Chế độ 24/7.
- Quản trị hệ hống: chế độ 8/24 và trực từ xa.
b) Đối với cấp cơ sở và đơn vị trực thuộc cấp cơ sở:
- Trực vận hành Data Center/Phòng máy CNTT: Chế độ trực 24/7, hai ca trong
ngày hoặc 8/24 tùy thuộc điều kiện cụ thể của đơn vị.
- Quản trị hệ thống: Chế độ 8/24 và trực từ xa.
2. Địa điểm trực: Tại Datacenter và/hoặc phòng máy CNTT.
3. Nội dung trực:
a) Đối với người trực vận hành Data Center/phòng máy CNTT:
- Giám sát tình trạng hoạt động của các tuyến cáp đấu nối tại Datacenter, phòng
đặt thiết bị CNTT (cáp quang, cáp nguồn, cáp thông tin); thiết bị thuộc hạ tầng kỹ thuật
CNTT; dịch vụ CNTT; các thành phần phụ trợ đảm bảo môi trường làm việc tối ưu cho
Data Center.
- Tham gia xử lý sự cố hạ tầng kỹ thuật CNTT, khôi phục dịch vụ CNTT theo
lệnh điều hành của cấp điều hành trực tiếp hoặc Chuyên viên quản trị hệ thống CNTT.
- Thực hiện các công việc, sự vụ trong ca: cập nhật những thay đổi về tình trạng
hoạt động, cấu hình của hệ thống, thiết bị, ghi chép giao ca...
- Vệ sinh công nghiệp phòng máy.
b) Đối với người quản trị hệ thống CNTT:
- Thực hiện các hoạt động quản trị hệ thống trong quá trình vận hành và xử lý sự
cố theo phạm vi quy định tại khoản 1, Điều 44 Quy định này.
- Bảo dưỡng định kỳ, nâng cấp phần cứng các thiết bị thuộc hạ tầng kỹ thuật;
cập nhật phiên bản phần mềm mới.
- Xử lý sự cố các lỗi liên quan đến hạ tầng kỹ thuật, CSDL, phần mềm ứng dụng
và dịch vụ CNTT.
- Lập báo cáo định kỳ cho lãnh đạo đơn vị về hoạt động của hệ thống CNTT.
45

MỤC V
QUY ĐỊNH CÔNG TÁC XỬ LÝ SỰ CỐ
HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, TỰ ĐỘNG HÓA
Điều 45. Sự cố CNTT/TĐH nghiêm trọng
1. Sự cố CNTT/TĐH nghiêm trọng là sự cố:
a) Hư hỏng/lỗi tại hệ thống DCS/SAS dẫn đến tình trạng không giám sát/điều
khiển được trạng thái vận hành của NMĐ/TBA trong mọi trường hợp.
b) Hư hỏng/lỗi tại WAN HTĐ, SCADA trung tâm của Ax dẫn đến một trong
các trường hợp sau:
- Mất kết nối đường trục WAN HTĐ;
- Mất kết nối trực tiếp với SCADA trung tâm tại Ax của từ 2 TTĐK trở lên;
- Mất đồng thời kết nối với SCADA trung tâm tại Ax của từ 3 NMĐ tham gia
TTĐ trở lên;
- Mất đồng thời kết nối với SCADA trung tâm của từ 3 TBA500kV trở lên;
- Mất đồng thời kết nối với SCADA trung tâm của từ 5 TBA220kV trở lên;
- Mất đồng thời kết nối trực tiếp với SCADA trung tâm của từ 10 TBA110kV
trở lên.
c) Hư hỏng/lỗi tại hệ thống CNTT phục vụ vận hành và giám sát TTĐ dẫn đến
một trong các trường hợp sau:
- Mất kết nối đường trục WAN TTĐ;
- Mất kết nối với WAN TTĐ của từ 3 NMĐ trở lên;
- Mất các dịch vụ quan trọng ảnh hưởng đến vận hành bình thường của TTĐ
như: chào giá, thu thập và quản lý số liệu đo đếm điện năng, tính toán giá TTĐ, thanh
toán, giám sát TTĐ…
d) Hư hỏng/lỗi tại WAN EVN dẫn đến mất kết nối WAN EVN của một trong
các TCT/Công ty phát điện trực thuộc EVN.
e) Hư hỏng/lỗi tại hệ thống CNTT dùng chung của EVN dẫn đến mất dịch vụ
của một trong các phân hệ có phát sinh dữ liệu thuộc hệ thống ERP phục vụ Cơ quan
EVN.
f) Hư hỏng/lỗi tại hệ thống CNTT của các đơn vị cấp cơ sở dẫn đến:
- Mất dịch vụ của một trong các phân hệ có phát sinh dữ liệu thuộc hệ thống ERP
phục vụ Cơ quan TCT;
- Mất một phần hoặc toàn bộ dữ liệu của hệ thống thu thập dữ liệu đo đếm khách
hàng (HES); không khai thác được các dữ liệu của hệ thống quản lý dữ liệu đo đếm
khách hàng (MDMS); lỗi phân hệ ghi chỉ số - lập hóa đơn tiền điện của hệ thống CMIS;
mất kết nối giữa HES-MDMS-CMIS;
- Mất kết nối WAN EVN;
- Mất đồng thời 75% đến 100% kết nối từ các TBA đến 01 TTĐK.
46

g) Hư hỏng/lỗi tại hệ thống lưu trữ dẫn đến mất khả năng lưu trữ, phục hồi dữ
liệu hệ thống.
h) Hư hỏng/lỗi thiết bị an ninh mạng dẫn đến ngưng trệ hoạt động của hệ thống
CNTT hoặc mất khả năng phòng vệ đối với các tác động từ bên ngoài.
2. Yêu cầu thời gian xử lý sự cố đối với sự cố nghiêm trọng: Không quá 04
giờ tính từ thời điểm phát hiện sự cố (thời gian xử lý sự cố CNTT có thể được thay
đổi theo yêu cầu của EVN dựa trên thực tế vận hành hệ thống).
Điều 46. Sự cố CNTT/TĐH nặng
1. Sự cố CNTT/TĐH nặng là sự cố:
a) Hư hỏng/lỗi tại hệ thống DCS/SAS dẫn đến tình trạng mất giám sát của một
trong các hệ thống sau: Hệ thống giám sát/điều khiển chung toàn hệ thống, hệ thống
giám sát/điều khiển tổ máy phát điện, khối lò hơi hoặc Tuabin/máy biến áp, giám
sát/điều khiển sân phân phối NMĐ, giám sát/điều khiển hệ thống thiết bị trên cửa
nhận nước/đập tràn NMĐ.
b) Hư hỏng/lỗi tại WAN HTĐ, SCADA trung tâm của Ax dẫn đến một trong
các trường hợp sau:
- Mất kết nối với SCADA trung tâm tại Ax của 01 TTĐK;
- Mất đồng thời SCADA của 1÷2 TBA500kV;
- Mất đồng thời SCADA của từ 2÷4 TBA220kV;
- Mất đồng thời SCADA của từ 5÷9 TBA110kV;
- Mất kết nối SCADA liên trung tâm các hệ thống của EVNNLDC.
c) Hư hỏng/lỗi tại hệ thống CNTT phục vụ vận hành và giám sát TTĐ dẫn đến
một trong các trường hợp sau:
- Mất đồng thời kết nối với WAN TTĐ của từ 1÷2 NMĐ tham gia TTĐ;
- Chưa mất nhưng có suy giảm chất lượng (không thể sử dụng dịch vụ một cách
bình thường như: truy nhập hệ thống khó khăn, tốc độ tải dữ liệu chậm, chức năng hoạt
động nhưng kết quả không đúng với yêu cầu,...) các dịch vụ quan trọng ảnh hưởng đến
vận hành bình thường của TTĐ;
- Mất một số dịch vụ ít quan trọng đến vận hành bình thường của TTĐ như:
HNTH TTĐ, hệ thống thông tin thành viên, hệ thống quản lý lệnh điều độ (DIM)…
d) Hư hỏng/lỗi tại hệ thống CNTT dùng chung dẫn đến một trong các trường
hợp sau:
- Chưa mất nhưng có suy giảm chất lượng dịch vụ của một trong các phân hệ có
phát sinh dữ liệu hoặc mất các dịch vụ khác thuộc hệ thống ERP tại Cơ quan EVN;
- Mất dịch vụ của một trong các phân hệ/khối chức năng/module thuộc hệ thống
thông tin quan trọng như: thư điện tử (E-mail), quản lý công văn và luồng công việc
(D-Office), quản lý nhân sự (HRMS), trang thông tin điện tử EVN,… làm ảnh hưởng
lớn đến công tác điều hành sản xuất kinh doanh tại Cơ quan EVN;
47

- Mất các dịch vụ liên quan đến HNTH EVN;


- Mất dự phòng các máy chủ liên quan đến sự cố CNTT nghiêm trọng tại Điều
45.
e) Hư hỏng/lỗi tại hệ thống CNTT của các đơn vị dẫn đến một trong các trường
hợp sau:
- Mất kết nối mạng LAN từ 02 đơn vị trực thuộc đến mạng WAN TCT;
- Mất kết nối WAN EVN từ mạng LAN của Công ty Phát điện trực thuộc EVN;
- Mất từ 50% đến 75% kết nối các TBA đến 01 TTĐK;
- Mất từ 20% kết nối SCADA trên lưới điện phân phối thuộc phạm vi quản lý
của TCTĐL;
- Chưa mất nhưng có suy giảm chất lượng dịch của một trong các phân hệ có
phát sinh dữ liệu hoặc mất các dịch vụ khác thuộc hệ thống ERP tại Cơ quan TCT;
- Mất các dịch vụ của một trong các phân hệ có phát sinh dữ liệu thuộc hệ thống
ERP tại các đơn vị trực thuộc TCT;
- Lỗi các phân hệ khác của hệ thống CMIS ngoài phân hệ ghi chỉ số - lập hóa
đơn tiền điện;
- Mất dự phòng các máy chủ liên quan đến sự cố CNTT nghiêm trọng tại Điều
45;
- Mất dịch vụ của một trong các phân hệ/khối chức năng/module thuộc hệ thống
thông tin quan trọng như: thư điện tử (E-mail), quản lý công văn và luồng công việc
(D-Office), quản lý nhân sự (HRMS), trang thông tin điện tử EVN,… làm ảnh hưởng
lớn đến công tác điều hành sản xuất kinh doanh tại Cơ quan TCT;
- Mất các dịch vụ thuộc trang thông tin điện tử tại TCT.
2. Yêu cầu thời gian xử lý sự cố đối với sự cố CNNT nặng: Không quá 06 giờ
tính từ thời điểm phát hiện sự cố (thời gian xử lý sự cố CNTT có thể được thay đổi
theo yêu cầu của EVN dựa trên thực tế vận hành hệ thống).
Điều 47. Sự cố CNTT/TĐH nhẹ
1. Sự cố CNTT/TĐH nhẹ là các sự cố nhỏ, lẻ không thuộc phạm vi quy định tại
khoản 1 Điều 45, 46.
2. Yêu cầu thời gian xử lý sự cố đối với sự cố CNTT nhẹ: Không quá 48 giờ
tính từ thời điểm phát hiện sự cố (thời gian xử lý sự cố CNTT có thể được thay đổi
theo yêu cầu của EVN dựa trên thực tế vận hành hệ thống).
48

Chương VI
QUẢN LÝ KẾT NỐI
HỆ THỐNG VIỄN THÔNG VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
MỤC I
QUẢN LÝ KẾT NỐI HỆ THỐNG VIỄN THÔNG
Điều 48. Thoả thuận kết nối hệ thống VT
1. Thỏa thuận kết nối với các đơn vị không thuộc Tập đoàn Điện lực Quốc gia
Việt Nam:
Khi thỏa thuận đấu nối lưới điện với đơn vị có nhu cầu kết nối lưới điện và VT,
EVNNPT/TCT Điện lực hướng dẫn đối tác thực hiện theo trình tự sau:
a) Gửi EVN văn bản xin thoả thuận kết nối hệ thống VT kèm theo sơ đồ tổ chức
thông tin đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các thông tin đề nghị EVN xem xét
và thoả thuận cần có trong văn bản gồm:
- Điểm kết nối với mạng truyền dẫn EVN: vị trí điểm kết nối, số lượng cổng kết
nối, chuẩn giao diện, tốc độ, trở kháng…;
- Mục đích sử dụng: Các dịch vụ cần thiết lập, điểm kết cuối dịch vụ.
b) EVN điều hành các đơn vị rà soát và chuẩn bị tài nguyên VT phục vụ kết nối
và kết cuối dịch vụ phía EVN.
c) EVN tập hợp các thông tin cần thiết và thông báo bằng văn bản cho đơn vị
có nhu cầu kết nối về việc thông qua phương án kết nối.
2. Thỏa thuận kết nối với các đơn vị thuộc Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt
Nam:
a) Các đơn vị thực hiện thỏa thuận kết nối với các đơn vị sở hữu tài nguyên VT
(EVNNPT, TCTĐL, EVNICT, EVNNLDC) trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm
định, phê duyệt hồ sơ thiết kế hạng mục VT. Các thông tin để thực hiện thỏa thuận
kết nối như quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
b) Các đơn vị xin cấp đầu số và hoà mạng tổng đài nội bộ gửi EVNICT văn bản
kèm hồ sơ xin cấp đầu số tổng đài. Hồ sơ xin cấp đầu số tổng đài gồm những thông
tin tối thiểu sau:
- Tên, chủng loại tổng đài;
- Số lượng ký tự đánh số thuê bao;
- Dung lượng, số lượng thuê bao thực tế hoạt động;
- Loại trung kế cần kết nối (4W E&M, R2 MFC, ISDN…), trở kháng kết nối
(75, 120 Ohm), sơ đồ kết nối trung kế với tổng đài đối diện.
Điều 49. Lắp đặt và kết nối thiết bị viễn thông
1. Đối với các thiết bị viễn thông được đầu tư nhằm phục vụ chung cho hoạt
động điều hành sản xuất kinh doanh trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam,
các đơn vị có trách nhiệm:
49

a) Chia sẻ mặt bằng tại các TBA/NMĐ/trụ sở một cách phù hợp cho các đơn vị
khác để sử dụng lắp đặt thiết bị VT, CNTT khi có nhu cầu.
b) Được sử dụng nguồn điện AC tự dùng trong TBA/NMĐ/trụ sở để cấp nguồn
cho các thiết bị VT và CNTT. Với nguồn 48VDC trong TBA/NMĐ/trụ sở phải chia
sẻ dùng chung hoặc sử dụng để làm nguồn dự phòng (nếu hệ thống nguồn 48VDC còn
năng lực sử dụng hoặc có khả năng mở rộng được). Điện năng tiêu thụ của các thiết bị
VT, CNTT được tính vào điện tự dùng của đơn vị chủ quản TBA/NMĐ/trụ sở.
2. Các thủ tục cần thiết: Đơn vị có nhu cầu kết nối, sử dụng tài nguyên VT của
EVN và các đơn vị phải hoàn thành các thủ tục sau đây trước khi triển khai lắp đặt
thiết bị, vật tư VT:
a) Hoàn thành thỏa thuận kết nối hệ thống VT quy định tại Điều 48 của Quy
định này;
b) Có Thiết kế bản vẽ thi công hoặc Thiết kế kỹ thuật - Thi công được cấp có
thẩm quyền phê duyệt;
c) Lập Biên bản làm việc với đơn vị chủ quản vị trí đặt thiết bị để thống nhất
nguyên tắc làm việc và quy định trách nhiệm cụ thể của từng bên trong quá trình lắp
đặt, kết nối thiết bị VT;
d) Có văn bản (trước thời điểm thi công tối thiểu 15 ngày làm việc) đề nghị đơn
vị chủ quản vị trí đặt thiết bị thống nhất phương án thi công với các nội dung chi tiết:
- Thời điểm thi công;
- Không gian thi công (hầm cáp, phòng máy thông tin, sân trạm…);
- Số lượng người, vật tư, thiết bị phục vụ thi công;
- Nội dung các hạng mục cần thi công;
- Các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình thi công…
3. Lắp đặt và kết nối thiết bị VT:
a) Đơn vị thi công phải thực hiện đầy đủ các quy định về Phiếu công tác, tổ
chức thi công theo đúng Thiết kế bản vẽ thi công hoặc Thiết kế kỹ thuật - Thi công
đã được phê duyệt. Trường hợp đơn vị chủ quản vị trí đặt thiết bị có ý kiến khác biệt
về phương án tổ chức thi công, Chủ đầu tư, đơn vị thi công phải thống nhất với đơn
vị chủ quản vị trí đặt thiết bị trước khi thực hiện.
b) Đơn vị chủ quản vị trí đặt thiết bị có trách nhiệm giám sát đơn vị thi công
trong toàn bộ thời gian thi công theo đúng các quy định hiện hành của EVN để đảm
bảo an toàn tối đa cho người và thiết bị VT.
c) Việc kết nối giữa các thiết bị VT (do các đơn vị khác nhau quản lý) ưu tiên
thực hiện thông qua giao diện điện và đấu nối trên phiến đấu dây (DDF). Việc kết
nối thông qua giao diện quang chỉ được thực hiện trong những trường hợp đặc biệt
và được sự chấp thuận của đơn vị chủ quản thiết bị cho phép đấu nối.
50

Điều 50. Thiết lập kênh truyền và dịch vụ VT


1. Đối với kênh bảo vệ đường dây 500kV: ĐHTQ điều hành Chuyên viên vận
hành tại EVNICT thiết lập, đo kiểm và bàn giao cho EVNNPT.
2. Đối với kênh bảo vệ đường dây 220kV và nhu cầu nội bộ của EVNNPT:
ĐHCS tại EVNNPT điều hành các đơn vị trực thuộc thiết lập, đo kiểm và đưa vào
vận hành.
3. Đối với kênh bảo vệ đường dây 110kV và nhu cầu nội bộ của TCTĐL: ĐHCS
tại TCTĐL điều hành các đơn vị trực thuộc thiết lập, đo kiểm và đưa vào vận hành.
4. Đối với các kênh truyền phục vụ công tác điều hành hệ thống điện, vận hành
TTĐ kết cuối tại các Trung tâm điều độ thuộc EVNNLDC:
a) Tối thiểu là 15 ngày làm việc trước thời điểm dự kiến đưa kênh truyền vào
vận hành, đơn vị có nhu cầu kết nối, sử dụng tài nguyên VT của EVN để thiết lập
dịch vụ có văn bản gửi EVNICT (kèm theo phương án kết nối đã thoả thuận) đề nghị
EVNICT phối hợp.
b) EVNICT yêu cầu các đơn vị cung cấp các thông tin liên quan đến tài nguyên
VT phục vụ thiết lập kênh như: Số lượng cổng kết nối, địa chỉ trên phiến đấu dây,
giao diện kết nối,…
c) EVNICT điều hành việc kết nối, đo kiểm kênh truyền giữa hai điểm kết cuối
dịch vụ và bàn giao phần kênh truyền của EVN cho đơn vị có nhu cầu kết nối, sử
dụng tài nguyên VT của EVN.
MỤC II
QUẢN LÝ KẾT NỐI HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Điều 51. Kết nối hệ thống CNTT, TĐH
1. Đối với các đơn vị không thuộc Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam:
a) Kết nối phục vụ công tác điều hành HTĐ, TTĐ: Các đơn vị có nhu cầu kết
nối hệ thống CNTT với EVNNLDC (WAN HTĐ, WAN TTĐ, HNTH TTĐ, SCADA
trung tâm…) gửi EVNNLDC văn bản xin thỏa thuận kết nối kèm theo phương án kết
nối được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các thông tin đề nghị EVNNLDC xem xét
và thỏa thuận cần có trong văn bản gồm:
- Điểm kết nối với hệ thống CNTT của EVNNLDC: vị trí điểm kết nối, số lượng
cổng kết nối, chuẩn giao diện, tốc độ (hoặc băng thông) kết nối, trở kháng;
- Mục đích sử dụng: Các dịch vụ cần thiết lập, điểm kết cuối dịch vụ;
- Chủng loại MODEM 4 dây hoặc Converter E1/FE trong trường hợp kết nối
SCADA theo giao thức IEC 60870-5-101 hoặc IEC 60870-5-104 (đối với kênh truyền
TDM).
Căn cứ các thông tin trên, EVNNLDC xem xét, thống nhất phương án kết
nối và trả lời trên hệ thống dịch vụ trực tuyến của EVNNLDC cho đơn vị có nhu cầu
kết nối kèm theo các khuyến nghị (nếu cần thiết).
51

b) Kết nối phục vụ công tác điều hành sản xuất kinh doanh điện năng: Để phục
vụ mục đích sản xuất kinh doanh điện năng của đơn vị, TCTĐL có thể cho phép các
đối tác kết nối vào hệ thống CNTT của mình trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc:
- Sử dụng kết nối đúng mục đích thỏa thuận;
- Đảm bảo an toàn thông tin.
Sau khi thực hiện kết nối hoặc ngừng kết nối với các đối tác, TCTĐL có trách
nhiệm báo cáo cho EVN.
2. Đối với các đơn vị thuộc Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam:
a) Các đơn vị thực hiện thỏa thuận kết nối với EVNICT (liên quan đến WAN
EVN, HNTH EVN, Data Center EVN) và EVNNLDC (liên quan đến WAN TTĐ,
HNTH TTĐ, SCADA trung tâm,…) trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm định,
phê duyệt hồ sơ thiết kế hạng mục CNTT. Các thông tin để thực hiện thỏa thuận kết
nối như quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
b) Các đơn vị có trách nhiệm chia sẻ dữ liệu thông qua giao diện của hệ thống
CSDL tại đơn vị với hệ thống CSDL chung của EVN phục vụ nhu cầu khai thác,
tổng hợp, phân tích số liệu và xây dựng báo cáo toàn EVN.
Chương VII
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN HỆ THỐNG THÔNG TIN
Điều 52. Quy định chung
1. Tài nguyên VT, CNTT là một dạng tài sản hình thành trong quá trình khai
thác các hệ thống VT, CNTT nhằm tạo ra dịch vụ cho người sử dụng. Tại các đơn vị
thuộc Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam tài nguyên thể hiện dưới dạng:
a) Tài nguyên VT: Kênh truyền, đầu số tổng đài PABX, năng lực kết nối hệ thống,
hạ tầng VT (cáp quang, vị trí đặt thiết bị, điểm cấp nguồn AC/DC), tài khoản truy nhập
hệ thống quản lý mạng VT...
b) Tài nguyên CNTT: Năng lực xử lý, năng lực lưu trữ đối với các hệ thống ảo
hóa, năng lực kết nối nội bộ và năng lực kết nối với các hệ thống khác, Data Center, tài
khoản truy nhập hệ thống CNTT...
2. Trách nhiệm của các đơn vị về công tác quản lý tài nguyên VT, CNTT:
a) Đơn vị quản lý tài nguyên VT, CNTT có trách nhiệm cung cấp đủ tài nguyên
để bảo đảm chất lượng dịch vụ cho người sử dụng (gồm cả phương án dự phòng đối
với những dịch vụ quan trọng).
b) Đơn vị quản lý tài nguyên phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát thực tế sử
dụng tài nguyên hệ thống; cập nhật, hiệu chỉnh các thông tin trong hồ sơ quản lý để
đảm bảo sự thống nhất giữa hồ sơ với thực tế sử dụng tài nguyên và báo cáo cấp điều
hành trực tiếp.
52

c) Đơn vị quản lý tài nguyên VT, CNTT thực hiện cấp phát, thu hồi tài nguyên
VT, CNTT tại đơn vị theo quy định tại Điều 53, 54 dưới đây.
Điều 53. Quy trình cấp phát tài nguyên
Đơn vị quản lý tài nguyên VT, CNTT thực hiện cấp phát tài nguyên theo trình
tự sau:
1. Căn cứ cấp phát tài nguyên:
a) Căn cứ chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo EVN, lãnh đạo các đơn vị;
b) Các văn bản giao nhiệm vụ của EVN/đơn vị hoặc các văn bản xin cấp tài
nguyên của đơn vị có nhu cầu đã được lãnh đạo EVN/đơn vị chấp thuận.
2. Làm rõ các yêu cầu kỹ thuật của tài nguyên được cấp phát: Đơn vị quản lý
tài nguyên VT, CNTT có trách nhiệm làm rõ các yêu cầu kỹ thuật của tài nguyên
được cấp phát với đơn vị có nhu cầu, cụ thể:
a) Tài nguyên dạng kênh truyền: Điểm đầu, điểm cuối kênh truyền; loại hình
kênh (TDM/IP), giao tiếp kênh truyền, tốc độ hoặc băng thông kênh truyền, độ trễ
kênh truyền nếu kênh truyền dùng cho mục đích bảo vệ đường dây.
b) Tài nguyên dạng đầu số tổng đài: Chủng loại, vị trí đặt tổng đài; số ký tự
đánh số thuê bao (digit), số thuê bao thực tế vận hành, chủng loại trung kế (SIP
Trunking, 2Mbps/R2, 2Mbps/ISDN, 4WE&M) kết nối với tổng đài lõi hoặc tổng đài
nhánh.
c) Tài nguyên dạng hạ tầng viễn thông: Tùy theo nhu cầu cụ thể khi sử dụng
hạ tầng viễn thông (cáp quang, vị trí đặt thiết bị trong phòng máy viễn thông, điểm
cấp nguồn AC/DC), đơn vị quản lý tài nguyên cần làm rõ một hoặc nhiều nội dung
sau: loại connector đấu ODF, kích thước khung tủ thiết bị đặt trong phòng máy viễn
thông, dòng tiêu thụ cực đại của thiết bị, số lượng điểm cấp nguồn AC/DC.
d) Tài nguyên CNTT: Tùy theo nhu cầu cụ thể, đơn vị quản lý tài nguyên cần
làm rõ một hoặc nhiều nội dung sau: Hệ điều hành, Năng lực bộ vi xử lý, Năng lực
bộ nhớ tạm (RAM), Năng lực lưu trữ, Tần suất sao lưu, Phương thức kết nối (nội bộ,
Internet,...), giao diện kết nối (FE, GE), băng thông kết nối, Vị trí đặt thiết bị (kích
thước khung tủ thiết bị, dòng tiêu thụ cực đại của thiết bị, phương thức cấp nguồn
AC, số lượng điểm cấp nguồn AC...), Mức độ an ninh bảo mật.
3. Rà soát hệ thống.
4. Lập phương án cấp tài nguyên.
5. Thẩm định, phê duyệt phương án cấp tài nguyên.
6. Triển khai thực hiện.
7. Kiểm tra sự phù hợp yêu cầu kỹ thuật: Tài nguyên sau khi được thiết lập
được kiểm tra để bảo đảm tính phù hợp với yêu cầu kỹ thuật quy định tại khoản 2
Điều này.
8. Bàn giao cho đơn vị sử dụng và theo dõi vận hành.
53

Điều 54. Quy trình thu hồi tài nguyên


Đơn vị quản lý tài nguyên VT, CNTT thực hiện thu hồi tài nguyên theo trình
tự sau:
1. Căn cứ thu hồi tài nguyên:
a) Tài nguyên cấp phát cho các đơn vị sử dụng là loại có thời hạn và đã hết thời
hạn sử dụng.
b) Tài nguyên cấp phát cho các đơn vị sử dụng là loại không có thời hạn nhưng
các số liệu vận hành cho thấy tài nguyên này không được sử dụng trong thực tế mà
không có một lý do chính đáng nào.
c) Đơn vị sử dụng tài nguyên có thông báo về việc không tiếp tục sử dụng tài
nguyên đã được cấp phát.
2. Lập phiếu đề nghị thu hồi tài nguyên: theo các căn cứ quy định tại khoản 1
Điều này, đơn vị quản lý tài nguyên lập phiếu thu hồi tài nguyên đã cấp.
3. Thẩm tra, phê duyệt phiếu thu hồi tài nguyên.
4. Triển khai thực hiện.
5. Cập nhật kết quả, thông báo thu hồi tài nguyên, đưa tài nguyên ra khỏi danh
mục theo dõi vận hành.

Chương VIII
QUẢN LÝ TRUY NHẬP CÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN
Điều 55. Quy định về quản lý mật khẩu truy nhập thiết bị VT, CNTT, TĐH
1. Đơn vị trực tiếp vận hành hệ thống quản lý mạng VT, CNTT, TĐH có trách
nhiệm quản lý mật khẩu truy nhập thiết bị trong hệ thống.
2. Mật khẩu truy nhập thiết bị phải được đổi định kỳ để thực hiện bảo mật. Tần
suất đổi mật khẩu do đơn vị quyết định dựa trên đặc thù của hệ thống thiết bị do đơn vị
quản lý trong khoảng thời gian ít nhất 03 tháng một lần.
3. Trong trường hợp đặc biệt, cấp quản lý mật khẩu truy nhập thiết bị có thể tiến
hành đổi mật khẩu vào bất cứ thời điểm nào nếu thấy có nguy cơ lộ mật khẩu.
Điều 56. Quy định về quản lý tài khoản truy nhập hệ thống VT, CNTT, TĐH
1. Phân loại tài khoản truy nhập:
a) Tài khoản truy nhập hệ thống thông tin: Được phân thành các mức khác
nhau tùy theo phạm vi, mức độ được phép tác động vào hệ thống VT, CNTT, TĐH.
Tài khoản truy nhập gồm các mức như sau:
- Mức xem thông tin: Là mức chỉ cho phép giám sát hệ thống. Mức này cho phép
quan sát toàn bộ thông tin về hệ thống như: trạng thái cảnh báo, giá trị các tham số, bản
ghi sự kiện (event log)… nhưng không cấu hình được hệ thống.
- Mức quản trị hệ thống: cấu hình và khai thác hệ thống. Mức này không chỉ cho
phép giám sát toàn bộ hệ thống mà còn thực hiện các hoạt động cấu hình và khai thác
54

hệ thống như: khởi tạo, thay đổi hoặc xóa dịch vụ; khởi tạo, thay đổi hoặc xóa cơ chế
bảo vệ; khởi tạo, thay đổi hoặc xóa cổng kết nối…
- Mức quản trị tài khoản: Là mức có quyền cao nhất. Mức này không chỉ gồm
đầy đủ quyền ở mức quản trị hệ thống mà còn tạo/xóa tài khoản truy nhập ở các mức
dưới.
b) Tài khoản truy nhập CSDL, phần mềm ứng dụng: Được phân chia thành
nhiều mức khác nhau tùy theo phạm vi, mức độ quan sát thông tin, cập nhật dữ liệu.
Số lượng các mức phụ thuộc vào tính chất quan trọng của từng hệ thống. Mức cho
phép quản trị hệ thống là mức có quyền cao nhất bao gồm đầy đủ quyền của các mức
dưới và quyền tạo, xóa tài khoản các mức dưới.
2. Quản lý tài khoản truy nhập hệ thống:
Tài khoản truy nhập hệ thống là một loại hình tài sản thông tin phục vụ công
tác điều hành, vận hành các hệ thống thông tin được phân giao quản lý. Các đơn vị
có thể xây dựng quy định quản lý truy nhập hệ thống áp dụng trong nội bộ đơn vị
nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
a) Cấp phê duyệt cấp phát/hủy tài khoản truy nhập hệ thống: Lãnh đạo đơn vị
phụ trách VT&CNTT hoặc người được ủy quyền.
b) Tài khoản truy nhập được cấp trực tiếp cho từng cá nhân cụ thể và mỗi người
sử dụng chỉ được cấp duy nhất một tài khoản truy nhập.
c) Chính sách mật khẩu truy nhập hệ thống phải tuân thủ các quy định của
EVN.
3. Trách nhiệm đối với người sử dụng tài khoản truy nhập:
a) Sử dụng tài khoản truy nhập đúng mục đích;
b) Giữ gìn, bảo mật tài khoản; nghiêm cấm chia sẻ, cho người khác sử dụng khi
chưa được phép của cấp có thẩm quyền;
c) Thực hiện đổi mật khẩu định kỳ và đột xuất theo quy định;
d) Nếu có nguy cơ bị lộ tài khoản truy nhập phải tiến hành đổi mật khẩu ngay và
thông báo cho Chuyên viên quản trị hệ thống biết để xử lý.
4. Trách nhiệm đối với đơn vị vận hành hệ thống:
a) Thực hiện cấp phát/thu hồi/hủy tài khoản người sử dụng theo chỉ đạo của lãnh
đạo đơn vị phụ trách VT và/hoặc CNTT;
b) Theo dõi, giám sát việc sử dụng tài khoản truy nhập cùa người sử dụng, hủy
ngay các tài khoản đã hết thời hạn hiệu lực, báo cáo lãnh đạo đơn vị phụ trách VT
và/hoặc CNTT về các vi phạm;
c) Lập hồ sơ theo dõi cấp phát/hủy tài khoản theo từng hệ thống thiết bị, CSDL,
phần mềm ứng dụng.
55

Chương IX
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Điều 57. Kinh doanh trong lĩnh vực CNTT, TĐH
1. Kinh doanh trong lĩnh vực CNTT, TĐH theo các hình thức:
a) Hoạt động tư vấn: Thiết kế, tích hợp hệ thống CNTT, TĐH; giám sát thi công
các công trình CNTT, TĐH.
b) Hoạt động xây lắp: Thi công các công trình CNTT, TĐH.
c) Cung cấp dịch vụ: Đào tạo, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực CNTT,
TĐH; cung cấp các dịch vụ CNTT trên nền tảng hạ tầng kỹ thuật CNTT.
2. Các đơn vị căn cứ nguồn lực thực tế, lựa chọn các hình thức kinh doanh quy
định tại khoản 1 Điều này phù hợp với các quy định của Nhà nước.
Điều 58. Kinh doanh trong lĩnh vực VT
1. Kinh doanh trong lĩnh vực VT theo các hình thức:
a) Hoạt động tư vấn bao gồm các nội dung: tư vấn quản lý dự án; tư vấn thiết
kế: lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, lập hồ sơ mời thầu, lập dự toán; tư vấn giám
sát thi công các công trình VT.
b) Xây lắp các công trình VT.
2. Các đơn vị căn cứ nguồn lực thực tế, lựa chọn các hình thức kinh doanh quy
định tại khoản 1 Điều này phù hợp với các quy định của Nhà nước.

Chương X
CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
VIỄN THÔNG, CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA
Điều 59. Đào tạo các chức danh VT, CNTT
1. Các chức danh tham gia điều hành, vận hành hệ thống VT, CNTT như: Kỹ
sư điều hành VT, Chuyên viên vận hành hệ thống VT, Kỹ sư điều hành CNTT,
Chuyên viên vận hành hệ thống CNTT, Chuyên viên quản trị hệ thống CNTT phải
được đào tạo, kiểm tra, công nhận theo quy định hiện hành của EVN.
2. Tiêu chuẩn, nội dung, thời gian đào tạo, phương thức sát hạch để công nhận
các chức danh nêu trên thực hiện theo Quy định công tác đào tạo, sát hạch và công
nhận chức danh điều hành, vận hành hệ thống VT và CNTT trong Tập đoàn Điện lực
Quốc gia Việt Nam.
Điều 60. Đào tạo chuyên sâu về VT, CNTT và TĐH
1. Đối tượng đào tạo:
a) Đào tạo chuyên sâu về VT dành cho đội ngũ thực hiện công tác điều hành,
vận hành hệ thống VT.
56

b) Đào tạo chuyên sâu về CNTT dành cho đội ngũ thực hiện công tác điều hành,
vận hành, quản trị hệ thống CNTT.
c) Đào tạo chuyên sâu về TĐH dành cho đội ngũ tư vấn thiết kế, triển khai các
công trình/dự án về TĐH, vận hành xử lý sự cố các hệ thống TĐH.
2. Hình thức đào tạo: Đào tạo chuyên sâu được thực hiện dưới các hình thức
hội thảo theo chuyên đề, tham dự các khóa học để lấy các chứng chỉ quốc tế và trong
nước nhằm bổ sung, nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về VT, CNTT, TĐH.
3. Các chương trình đào tạo chuyên sâu sẽ do EVN tổ chức và điều phối:
a) EVNICT chủ trì phối hợp với các đơn vị có nhu cầu đào tạo, đề xuất và trình
EVN kế hoạch đào tạo chuyên sâu về VT, CNTT, TĐH. Kế hoạch đào tạo trình EVN
phải bao gồm các nội dung tối thiểu sau: Mục tiêu, nội dung, kinh phí đào tạo, thời
gian, địa điểm, số người cần đào tạo, đề xuất đơn vị thực hiện đào tạo.
b) Các Ban chức năng EVN (VT&CNTT, TC&NS) tổ chức thẩm định, trình
lãnh đạo EVN phê duyệt kế hoạch đào tạo.
Ngoài việc đào tạo theo kế hoạch nêu trên, EVN khuyến khích các đối tượng
quy định tại khoản 1 Điều này tham gia các khóa học, thi lấy các chứng chỉ quốc tế
về lĩnh vực VT, CNTT, TĐH. Các đơn vị tạo điều kiện cho các cá nhân (thời gian,
hỗ trợ kinh phí) học và thi các chứng chỉ quốc tế phù hợp với nhu cầu và quy định
của đơn vị.

Chương XI
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM
MỤC I
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Điều 61. Báo cáo nhanh
Sử dụng trong trường hợp xảy ra sự cố nghiêm trọng theo quy định tại khoản 1,
các Điều 37 và 45 của Quy định này.
1. Đơn vị báo cáo: các đơn vị để xảy ra sự cố.
2. Nội dung báo cáo bao gồm tối thiểu các thông tin sau: thời điểm sự cố, phạm
vi sự cố, nguyên nhân sơ bộ dẫn đến sự cố, đơn vị xử lý. Ví dụ nội dung báo cáo của
các đơn vị: EVNICT báo cáo về hệ thống truyền dẫn đường trục, truyền dẫn liên tỉnh
(do EVNICT thiết lập), PABX lõi, WAN EVN; EVNNPT báo cáo về RLBV
220/500kV, TTĐK 220kV; TCTĐL báo cáo về TTĐK 110kV, EVNNLDC báo cáo
về thiết bị thuộc hệ thống WAN HTĐ, SCADA trung tâm, WAN TTĐ;…
3. Hình thức báo cáo: bằng điện thoại, E-mail gửi Phó Tổng giám đốc EVN phụ
trách VT&CNTT, lãnh đạo đơn vị chủ quản, Ban VT&CNTT EVN
(vtcntt@evn.com.vn), kỹ sư trực ban ĐHTQ (dieuhanhtoanquoc@evn.com.vn).
4. Thời hạn gửi: Chậm nhất 15 phút sau khi phát hiện sự cố.
57

5. Sau khi xử lý xong, đơn vị xử lý sự cố phải lập Hồ sơ sự cố và gửi báo cáo


cho:
- Phó Tổng giám đốc EVN phụ trách VT&CNTT;
- Ban VT&CNTT EVN;
- ĐHTQ;
- ĐHCS tại đơn vị có sự cố;
- Lãnh đạo đơn vị.
Điều 62. Báo cáo ngày
1. Các đơn vị cập nhật sự cố kênh truyền/dịch vụ/thiết bị VT, CNTT, TĐH xảy
ra trong ngày (nếu có sự cố).
2. Đơn vị báo cáo: các TCT và các đơn vị trực thuộc EVN.
3. Nội dung báo cáo: theo nhiệm vụ được giao và chức năng quản lý của các
đơn vị (chi tiết tại PL3.1 trong Phụ lục 3), bao gồm nhưng không hạn chế:
a) Sự cố phần VT:
- Kênh truyền RLBV 220/500kV, sa thải phụ tải đặc biệt (EVNNPT).
- Kênh truyền RLBV 110kV (TCTĐL).
- Hotline/SCADA từ TBA/NMĐ/TTĐK về Ax (EVNNLDC).
- Các kênh truyền kết cuối tại EVNNLDC như: tần số, fault recorder, ICCP,...
(EVNNLDC).
- Hotline/SCADA từ TBA/NMĐ về TTĐK (EVNNPT, TCTĐL).
- Kênh truyền backbone WAN HTĐ, Kênh truyền kết nối WAN TTĐ từ các
thành viên tham gia TTĐ (EVNICT).
- Kênh truyền kết nối WAN EVN với các đơn vị trực thuộc (EVNNPT, TCTĐL,
EVNGENCO).
b) Sự cố phần CNTT, TĐH:
- Thiết bị mạng WAN EVN; máy chủ thuộc mạng WAN EVN, thiết bị HNTH
EVN, thiết bị phụ trợ tại Data Center EVN, thiết bị an ninh mạng WAN EVN, dịch vụ
phần mềm dùng chung tại cơ quan EVN (EVNICT).
- Thiết bị mạng WAN HTĐ, WAN TTĐ; máy chủ thuộc mạng WAN TTĐ,
SCADA trung tâm, hệ thống thu thập dữ liệu đo đếm TTĐ; thiết bị HNTH TTĐ; thiết
bị an ninh mạng WAN TTĐ, SCADA trung tâm; dịch vụ phần mềm TTĐ, HTĐ
(EVNNLDC).
- Thiết bị mạng WAN tại các TCT, máy chủ thuộc mạng WAN TCT, thiết bị
HNTH nội bộ TCT, thiết bị phụ trợ tại Data Center TCT, thiết bị an ninh mạng tại
WAN TCT, dịch vụ phần mềm dùng chung, hệ thống điều khiển/giám sát TBA tại TCT
(EVNNPT, TCTĐL, EVNGENCO).
- Máy chủ, thuộc hệ thống EVNHES, MDMS, CMIS.
58

- Hạ tầng kỹ thuật CNTT; dịch vụ phần mềm dùng chung, hệ thống điều
khiển/giám sát NMĐ,… tại các đơn vị khác (Công ty phát điện trực thuộc EVN, Ban
Quản lý dự án trực thuộc EVN, Công ty Mua bán điện,...).
4. Thời hạn chốt số liệu: 16h00 hàng ngày.
5. Thời hạn gửi: trước 8h00 ngày kế tiếp.
6. Hình thức báo cáo: gửi E-mail cho ĐHTQ (tại địa chỉ
dieuhanhtoanquoc@evn.com.vn) và Lãnh đạo đơn vị cấp cơ sở trong thời gian hoàn
thiện Hệ thống quản lý sự cố do EVNICT quản lý.
7. Các nội dung, biểu mẫu báo cáo, hình thức báo cáo, thời hạn chốt/gửi số liệu
có thể được thay đổi phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu quản lý của EVN.
Điều 63. Báo cáo tuần
Báo cáo tuần được đánh số theo thứ tự từ tuần đầu đến tuần cuối của năm.
1. Các đơn vị thống kê tình trạng sự cố (theo từng lĩnh vực dịch vụ) thuộc hệ
thống VT, CNTT, TĐH trong tuần (nếu có sự cố/sự cố tồn):
a) Đơn vị báo cáo: các TCT và các đơn vị trực thuộc EVN.
b) Nội dung báo cáo: bao gồm nhưng không hạn chế các nội dung tại Biểu mẫu
PL3.2 trong Phụ lục 3.
c) Thời hạn chốt số liệu: 16h00 thứ Sáu hàng tuần.
d) Thời hạn gửi: trước 17h00 thứ Sáu hàng tuần.
e) Hình thức báo cáo: gửi E-mail cho ĐHTQ (tại địa chỉ
dieuhanhtoanquoc@evn.com.vn), Ban VT&CNTT EVN và lãnh đạo đơn vị cấp cơ
sở trong thời gian hoàn thiện Hệ thống quản lý sự cố do EVNICT quản lý.
2. EVNICT tổng hợp sự cố hệ thống VT, CNTT, TĐH toàn EVN trong tuần của
các đơn vị và EVNICT:
a) Hình thức báo cáo: gửi E-mail cho ĐHTQ (tại địa chỉ
dieuhanhtoanquoc@evn.com.vn), cho Ban VT&CNTT EVN (địa chỉ
vt&cntt@evn.com.vn), lãnh đạo EVNICT và lãnh đạo đơn vị cấp cơ sở trong thời
gian hoàn thiện Hệ thống quản lý sự cố do EVNICT quản lý.
b) Thời hạn gửi: trước 20h00 thứ Sáu hàng tuần.
3. Các nội dung, biểu mẫu báo cáo, hình thức báo cáo, thời hạn chốt/gửi số liệu
có thể được thay đổi phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu quản lý của EVN.
Điều 64. Báo cáo quý:
Báo cáo công tác an toàn thông tin theo Quy định Đảm bảo an toàn thông tin
trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.
Điều 65. Báo cáo sáu tháng đầu năm và báo cáo năm
1. Đơn vị báo cáo: các TCT và các đơn vị trực thuộc có hệ thống VT, CNTT và
TĐH.
59

2. Nội dung báo cáo VT, CNTT, TĐH:


a) Mô hình tổ chức đội ngũ điều hành, vận hành hệ thống VT, CNTT, TĐH.
b) Đánh giá hoạt động điều hành, vận hành, khai thác, bảo dưỡng, xử lý sự cố
hệ thống VT, CNTT, TĐH tại đơn vị theo các tiêu chí:
- Hiệu quả điều hành, vận hành;
- Công tác bảo dưỡng, nâng cấp;
- Công tác quản lý tài nguyên;
- Thực hiện chỉ tiêu vận hành VT, CNTT, TĐH do EVN giao hàng năm: Đánh
giá sơ bộ (báo cáo sáu tháng đầu năm) và tổng thể (báo cáo năm);
- Tác nghiệp với các đơn vị khác trong hoạt động điều hành, vận hành và xử lý
sự cố hệ thống VT, CNTT, TĐH;
- Công tác đối phó với các rủi ro khách quan, thiên tai (xây dựng phương án
thông tin dự phòng, chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, phương tiện, công cụ làm việc, vật tư
dự phòng...).
c) Công tác triển khai thủ tục chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư dự án hoặc hạng
mục VT, CNTT, TĐH (nếu có), đánh giá việc triển khai theo tiến độ đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
d) Các tồn tại và phương hướng khắc phục.
e) Đề xuất và kiến nghị (nếu có).
f) Báo cáo kèm theo số liệu VT, CNTT, TĐH theo các biểu mẫu tại Phụ lục 3:
- Báo cáo về số liệu VT 6 tháng và năm: Áp dụng theo Biểu mẫu tại Phụ lục
PL3.3 trong Phụ lục 3 (đơn vị báo cáo: các TCT và các đơn vị trực thuộc EVN).
- Báo cáo về tài nguyên VT&CNTT: theo Biểu mẫu tại PL3.4 và PL3.5 trong
Phụ lục 3 (đơn vị báo cáo: các TCT và các đơn vị trực thuộc EVN).
- Báo cáo về các dự án, chương trình, kế hoạch triển khai VT, CNTT, TĐH theo
Biểu mẫu PL3.6 (đơn vị báo cáo: các TCT và các đơn vị trực thuộc EVN).
- Báo cáo số liệu về CNTT: theo Biểu mẫu PL3.7 trong Phụ lục 3 (đơn vị báo
cáo: các TCT và các đơn vị trực thuộc EVN).
- Báo cáo số lượng phần mềm: theo Biểu mẫu PL3.8 trong Phụ lục 3 (đơn vị báo
cáo: các TCT và các đơn vị trực thuộc EVN).
- Báo cáo số liệu về công tác TĐH theo Biểu mẫu PL3.9 trong Phụ lục 3 (đơn vị
báo cáo: các TCT, EVNNLDC, các Công ty Phát điện trực thuộc EVN).
- Báo cáo các Chương trình đào tạo: theo Biểu mẫu PL3.10 trong Phụ lục 3 (đơn
vị báo cáo: các TCT và các đơn vị trực thuộc EVN).
- Báo cáo về Nhân lực VT, CNTT, TĐH: theo Biểu mẫu PL3.11 trong Phụ lục
3 (đơn vị báo cáo: các TCT và các đơn vị trực thuộc EVN).
- Báo cáo về số liệu cho thuê cột điện: theo Biểu mẫu PL3.12 trong Phụ lục 3
(đơn vị báo cáo: các TCTĐL).
60

3. Nội dung báo cáo an toàn thông tin: Theo Quy định Đảm bảo an toàn thông
tin trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.
4. Thời hạn chốt số liệu:
a) Báo cáo 6 tháng đầu năm: 16h00 ngày cuối cùng tháng 6.
b) Báo cáo tổng kết năm: 16h00 ngày cuối cùng tháng 12.
5. Thời hạn gửi báo cáo:
a) Báo cáo 6 tháng đầu năm: trước ngày 07 tháng 7.
b) Báo cáo tổng kết năm:
- Gửi trước ngày 07 tháng 01 năm sau.
- EVNICT tổng hợp báo cáo công tác VT, CNTT, TĐH, gửi báo cáo toàn EVN
trước ngày 20 tháng 01 năm sau.
6. Hình thức báo cáo:
a) Báo cáo 6 tháng đầu năm:
- Báo cáo công tác VT, CNTT, TĐH: Gửi Email cho ĐHTQ (tại địa chỉ:
dieuhanhtoanquoc@evn.com.vn), đồng thời gửi trên Cổng thông tin điện tử
https://portal.evn.com.vn trong thời gian hoàn thiện Hệ thống quản lý sự cố do
EVNICT quản lý.
- Báo cáo công tác an toàn thông tin: gửi lên Cổng thông tin điện tử
https://portal.evn.com.vn.
b) Báo cáo tổng kết năm:
- Báo cáo công tác VT, CNTT, TĐH: Gửi Email cho ĐHTQ (tại địa chỉ:
dieuhanhtoanquoc@evn.com.vn), để EVNICT tổng hợp báo cáo toàn EVN, đồng
thời gửi trên Cổng thông tin điện tử https://portal.evn.com.vn trong thời gian hoàn
thiện Hệ thống quản lý sự cố do EVNICT quản lý.
- Báo cáo công tác an toàn thông tin: gửi lên Cổng thông tin điện tử
https://portal.evn.com.vn.
7. Các nội dung, biểu mẫu báo cáo, hình thức báo cáo, thời hạn chốt/gửi số liệu
có thể được thay đổi phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu quản lý của EVN.
MỤC II
CHẾ ĐỘ KIỂM TRA
Điều 66. Kiểm tra cấp EVN
Hàng năm, EVN tổ chức kiểm tra EVNICT và các đơn vị cấp cơ sở việc thực
hiện các Quy định quản lý nội bộ liên quan đến VT, CNTT, TĐH, an toàn thông tin
do EVN ban hành.
1. Thành phần kiểm tra: lãnh đạo Ban VT&CNTT chủ trì phối hợp với đại diện
các Ban/đơn vị liên quan của EVN, EVNICT. Thành phần của các Ban/đơn vị liên
quan được xác định theo các nội dung kiểm tra.
2. Nội dung kiểm tra:
61

a) Mô hình tổ chức đội ngũ điều hành, vận hành hệ thống VT, CNTT, TĐH,
định biên VT và CNTT, đào tạo nguồn nhân lực VT, CNTT, TĐH.
b) Chế độ trực điều hành, vận hành hệ thống VT và CNTT.
c) Môi trường làm việc, các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và thiết bị
VT và CNTT, bảo đảm an toàn thông tin trong mùa lụt bão.
d) Tiến độ xây dựng các dự án VT, CNTT, TĐH hoặc hạng mục VT, CNTT
thuộc công trình điện.
e) Tình hình, tiến độ thực hiện Kế hoạch phát triển HTTT do EVN phê duyệt.
Trong quá trình triển khai, nếu có những thay đổi so với các nội dung đã quy định
trong Kế hoạch phát triển HTTT, các đơn vị có trách nhiệm giải trình và chỉ được
phép thực hiện sau khi đã được EVN chấp thuận.
f) Công tác an toàn thông tin: tuân thủ chính sách, quy định; công tác diễn tập;
công tác quản lý hệ thống thông tin theo cấp độ.
3. Hình thức kiểm tra:
a) Kiểm tra định kỳ: 01 lần/năm.
b) Kiểm tra đột xuất.
4. Kế hoạch kiểm tra: Trước mỗi kỳ kiểm tra, Ban VT&CNTT có trách nhiệm
lập kế hoạch kiểm tra trình lãnh đạo EVN phê duyệt.
Điều 67. Kiểm tra cấp đơn vị cơ sở
Hàng năm, các đơn vị cấp cơ sở tổ chức ít nhất 01 cuộc kiểm tra định kỳ tại một
số đơn vị trực thuộc và khi cần thiết có thể kiểm tra đột xuất theo các hình thức sau:
1. Kiểm tra theo chuyên đề:
a) Kiểm tra công tác vận hành hệ thống VT và CNTT ở các đơn vị trực thuộc:
- Thành phần đoàn kiểm tra: gồm lãnh đạo cấp cơ sở về VT&CNTT hoặc lãnh
đạo Ban CNTT cấp cơ sở và đại diện các Ban/Phòng có liên quan.
- Nội dung kiểm tra: chế độ làm việc, quản lý tài liệu kỹ thuật, ghi chép sổ sách
theo quy định, công tác PCCN, PCTT&TKCN, điều kiện môi trường làm việc, các biện
pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
- Biên bản kiểm tra: cần ghi rõ các tồn tại và thời hạn đơn vị trực thuộc phải khắc
phục xong.
b) Kiểm tra công tác xây lắp các công trình VT liên quan đến hệ thống đang
vận hành: Khi cần thiết, EVNICT, EVNNPT, TCTĐL và các đơn vị tổ chức kiểm tra
công tác xây lắp các công trình VT liên quan đến hệ thống đang vận hành:
- Thành phần đoàn kiểm tra: gồm lãnh đạo Ban CNTT cấp cơ sở, Ban/Phòng có
liên quan, đại diện đơn vị xây lắp (hoặc người chịu trách nhiệm xây lắp công trình).
- Nội dung kiểm tra: chế độ làm việc, quản lý tài liệu kỹ thuật, ghi chép sổ sách
theo quy định, công tác PCCN, PCTT&TKCN tại đơn vị, điều kiện môi trường làm
62

việc, phương án tổ chức thi công đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, phương án tổ
chức thông tin dự phòng...
- Biên bản kiểm tra: ghi rõ các tồn tại và thời hạn đơn vị xây lắp phải khắc phục
xong. Nếu phát hiện có nguy cơ mất an toàn nghiêm trọng cho thiết bị, đe dọa đến tính
mạng con người, đoàn kiểm tra có quyền yêu cầu đình chỉ việc thi công cho đến khi
nguyên nhân gây mất an toàn được loại trừ.
c) Kiểm tra công tác ATVSLĐ và công tác bảo hộ lao động ở các đơn vị theo
quy định về chấm điểm an toàn theo quy định của EVN.
d) Kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin theo các nội dung quy
định tại Quy định Đảm bảo an toàn thông tin trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt
Nam.
2. Kiểm tra năng lực: Kiểm tra công tác vận hành của nhân viên vận hành tại
nơi làm việc, đối với các trường hợp không đạt yêu cầu, đoàn kiểm tra lập biên bản
gửi lãnh đạo đơn vị quản lý trực tiếp xử lý.
3. Kiểm tra khi có sự cố nghiêm trọng:
a) Khi xảy ra sự cố nghiêm trọng, các đơn vị theo phạm vi quản lý của mình
phải thành lập đoàn để kiểm tra tại hiện trường, lập biên bản và tham gia phân tích
nguyên nhân sự cố, đưa ra biện pháp khắc phục, làm rõ trách nhiệm của cá nhân và
đơn vị (nếu có).
b) Thành phần đoàn kiểm tra gồm: đại diện lãnh đạo cấp cơ sở, đại diện bộ phận
kỹ thuật và an toàn đơn vị chủ quản thiết bị, đại diện đơn vị chủ quản vị trí có sự cố,
đại diện đơn vị liên quan (nếu có).
4. Kiểm tra sau các đợt bảo dưỡng, sửa chữa lớn:
a) Sau mỗi đợt bảo dưỡng, sửa chữa lớn thiết bị, đơn vị cấp cơ sở phải tổ chức
đoàn kiểm tra để thực hiện đo kiểm và lập biên bản trước khi đưa vào vận hành chính
thức.
b) Thành phần đoàn kiểm tra gồm: đại diện Ban VT&CNTT cấp cơ sở, đại diện
bộ phận vận hành VT, CNTT tại đơn vị trực thuộc.

MỤC III
XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 68. Các hành vi vi phạm trong công tác VT, CNTT, TĐH
1. Sử dụng không đúng chức năng, mục đích của hệ thống VT theo quy định
của Nhà nước trong Giấy phép thiết lập mạng dùng riêng.
2. Hợp tác trao đổi hạ tầng kỹ thuật VT với các đơn vị ngoài Tập đoàn Điện lực
Quốc gia Việt Nam để khai thác hệ thống VT tại đơn vị khi chưa được EVN thông
qua chủ trương.
63

3. Không tuân thủ các quy định trong công tác điều hành, vận hành, xử lý sự cố
VT&CNTT, công tác an toàn thông tin, dẫn đến các sự cố chủ quan, gây mất an toàn,
an ninh thông tin.
4. Không đảm bảo các chỉ tiêu vận hành hệ thống như: thời gian xử lý sự cố,
xuất sự cố,…
5. Các hành vi vi phạm khác được quy định tại Quy định này và các Quy định
quản lý nội bộ khác có liên quan.
Điều 69. Xử lý vi phạm
1. Tập thể, cá nhân vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 68 chịu trách nhiệm
trước pháp luật và bị xử lý theo các quy định pháp luật hiện hành.
2. Tập thể, cá nhân vi phạm quy định tại các khoản 2, 3, 5 Điều 68 tùy theo tính
chất, mức độ sẽ chịu hình thức kỷ luật của EVN phù hợp với quy định của pháp luật;
ngoài ra khi vi phạm khoản 3, đơn vị có tập thể, cá nhân vi phạm còn bị trừ điểm vận
hành theo các quy định của EVN có liên quan.
3. Đơn vị vi phạm khoản 4 Điều 68, tùy theo mức độ vi phạm bị trừ điểm vận
hành/chỉ tiêu hiệu quả theo các quy định của EVN có liên quan.

Chương XII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 70. Tổ chức thực hiện
1. Các đơn vị được ban hành Hướng dẫn thực hiện phù hợp với đặc thù của đơn
vị chưa được quy định tại Quy định này. Hướng dẫn của đơn vị không được trái quy
định pháp luật, quy định của EVN và Quy định này.
2. Quy định này là cơ sở để Người đại diện của EVN, công ty TNHH cấp II tổ
chức xây dựng, biểu quyết, ban hành quy định có nội dung liên quan đến Quy định
này tại đơn vị mình làm đại diện.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các đơn vị, tổ chức, cá
nhân gửi ý kiến về EVN để xem xét bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.
64

PHỤ LỤC 1
MÔ HÌNH ĐIỀU HÀNH TỔNG QUAN

ĐIỀU HÀNH TOÀN QUỐC (EVNICT thay mặt EVN) NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ KÊNH TRUYỀN
(Kỹ sư ĐHVT, Kỹ sư ĐHCNTT)

Điều hành

Báo cáo
ĐIỀU HÀNH CƠ SỞ EVNNPT ĐIỀU HÀNH CƠ SỞ TCTĐL ĐIỀU HÀNH CƠ SỞ GENCO
(Kỹ sư ĐHVT, Kỹ sư ĐHCNTT) (Kỹ sư ĐHVT, Kỹ sư ĐHCNTT) (Kỹ sư ĐHVT, Kỹ sư ĐHCNTT)

QLVH QLVH ĐƠN VỊ QLVH QLVH ĐƠN VỊ QLVH QLVH ĐƠN VỊ QLVH QLVH QLVH
EVNNPT TRỰC THUỘC EVNNPT EVNNLDC Công ty Phát điện
TCTĐL TRỰC THUỘC TCTĐL GENCO TRỰC THUỘC GENCO EVNICT
trực thuộc
1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3

Ghi chú:
Kênh điều hành
1 Chuyên viên Vận hành VT 2 Chuyên viên Vận hành CNTT 3 Chuyên viên Quản trị CNTT
Kênh báo cáo
65

PHỤ LỤC 2
MẪU CÁC BIÊN BẢN SỰ CỐ

TÊN CƠ QUAN, TC CHỦ QUẢN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: .........../BB-….........
................, ngày ..... tháng .... năm 20.....

BIÊN BẢN XỬ LÝ SỰ CỐ
I. THÀNH PHẦN:
4. Ông (bà ): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chức vụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
5. Ông (bà ): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chức vụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
6. Ông (bà ): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chức vụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
7. Ông (bà ): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chức vụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
8. Ông (bà ): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chức vụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
II. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM:
- Thời gian lập biên bản: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Địa điểm xử lý sự cố: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
III. MÔ TẢ TÓM TẮT SỰ CỐ
1. Tình trạng hệ thống khi xử lý sự cố: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
............ .......... ..................................
2. Nguyên nhân sự cố: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
.......... ........................................ ....
IV. NỘI DUNG XỬ LÝ SỰ CỐ
1. Trình tự xử lý sự cố: (nêu các nội dung xử lý sự cố theo thứ tự) . . . . . . . . . . . .
................................. .......... ........................
................ .............. .......... ........................
2. Các vật tư hỏng cần thay thế: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
....... .......... .................... .......... ..................
V. KẾT QUẢ XỬ LÝ:
1. Chất lượng dịch vụ sau xử lý sự cố. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2. Thời gian xử lý sự cố. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
CÁC THÀNH VIÊN
(Ký và ghi rõ đầy đủ họ tên)
66

TÊN CƠ QUAN, TC CHỦ QUẢN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: .........../BB-….........
................., ngày ..... tháng .... năm 20.....

BIÊN BẢN KIỂM ĐIỂM SỰ CỐ


I. THÀNH PHẦN:
1. Ông (bà ): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chức vụ . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . .
2. Ông (bà ): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chức vụ . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . .
3. Ông (bà ): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chức vụ . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . .
4. Ông (bà ): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chức vụ . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . .
5. Ông (bà ): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chức vụ . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . .
II. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM:
- Thời gian lập biên bản: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Địa điểm lập biên bản: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
III. NỘI DUNG KIỂM ĐIỂM:
1. Diễn biến sự cố: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
..............................
2. Kiểm điểm và phân tích sự cố: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
..........................................
3. Các tồn tại, biện pháp và thời hạn khắc phục: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
......................................................
IV. KẾT LUẬN ( nêu cả các biện pháp phòng ngừa ): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
....................................................................
..............................
CÁC THÀNH VIÊN
(ký và ghi đầy đủ họ tên)
67
PHỤ LỤC 3. CÁC BIỂU MẪU BÁO CÁO
(Các nội dung, biểu mẫu báo cáo định kỳ có thể được thay đổi khi EVN có yêu cầu. Các biểu mẫu báo cáo như File exel kèm theo)
PL3.1: Báo cáo ngày
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
VỊ TRÍ XẢY RA SỰ CỐ

TBA/NMĐ/ Thời Loại sự cố Thời điểm
sự Phạm Quá Thời Tình
TBA /NMĐ/ TTĐKX/Trụ Dịch vụ ảnh điểm mất (nghiêm khôi phục
STT cố Đơn vị quản vi ảnh Nguyên nhân trình Đơn vị xử lý gian xử trạng
TTĐKX/Trụ sở sở hưởng (ngày, trọng, (ngày, giờ,
(nếu lý hưởng xử lý lý hiện tại
(Điểm đầu) (Điểm cuối) giờ, phút) nặng, nhẹ) phút)
có)

A. CÁC SỰ CỐ PHẦN VIỄN THÔNG


I. Sự cố phát sinh trong ngày:
500kV Hòa 500kV Nho 17/2/2019 23/2/2019
1 EVNNPT RLBV Ngiêm trọng Truyền dẫn EVNICT 02h Tốt
Bình Quan 9h15 16h30

220kV Nghi 18/2/2019 23/2/2019


2 220kV Ba Chè EVNNPT RLBV Nặng Teleprotection EVNNPT 06h20' Tốt
Sơn 14h20 22h30

20/2/2019 Nghiêm Converter 23/2/2019


3 11 Cửa Bắc EVNNLDC A3 WAN SCADA EVNICT 01h25' Tốt
16h05 trọng E1/FE 17h30

TTĐKX Bình 20/2/2019 23/2/2019


4 EVNSPC A2 SCADA Nặng nguồn EVNSPC 04h05' Tốt
Dương 7h45 11h50
II. Sự cố tồn ngày N-1:
Chưa
110kV Xuân 21/2/2019
5 EVNHANOI TTĐKX SCADA Nhẹ Gateway EVNHANOI khôi
Mai 08h10
phục
21/2/2019 CTTĐ Hòa 21/2/2019
6 NMĐ Hòa Binh EVN A0 Hotline SCADA Nặng PCM 03h Tốt
9h00 Bình 12h00

21/2/2019 Dây nhảy 21/2/2019


7 11 Cửa Bắc EVNICT A0 Hotline Nhẹ EVNICT 0h15' Tốt
16h00 DDF 16h15'
68

CTTĐ Đại Holine/SCADA, 22/2/2019


8 EVNGENCO1 A0 Nặng Truyền dẫn EVNGENCO1 16h15 06h Tốt
Ninh WAN TTĐ 10h15

B. CÁC SỰ CỐ PHẦN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


Không điều
Chưa
Công ty TĐ khiển được tổ 26/2/2019 Nghiêm Bộ điều khiển Công ty TĐ
1 NMĐ IALY NMĐ IALY khôi
IALY máy bằng tay và 18h00 trọng AC450 IALY
phục
bằng phần mềm

Mất giám sát


toàn hệ thống Chưa
Công ty TĐ NMĐ Hòa 27/2/2019 Công ty TĐ
2 NMĐ Hòa Binh DCS nhưng vẫn Nặng Server DCS khôi
Hòa Bình Binh 18h00 Hòa Bình
điều khiển được phục
bằng tay

backbone 23/2/2019 Nghiêm


3 11 Cửa Bắc A0 A2, A3 Router A0 18h 08h40' Tốt
SCADA 9h20 trọng
TTĐK Quảng
Bình và TTĐK Mất kết nối 02 Nghiêm Server
4 EVNCPC A3 EVNNLDC
Thừa Thiên TTĐK trọng SCADA
Huế
Mất backbone
Nghiêm
5 A3 EVNNLDC A0 WAN Thị Router EVNNLDC
trọng
trường điện
ERP mất dịch
Cơ quan Cơ quan Nghiêm Server tại
6 EVNHCMC vụ tài chính, vật EVNHCMC
EVNHCMC EVNHCMC trọng EVNHCMC

CMIS lỗi phân
Cơ quan Cơ quan hệ ghi chỉ số-lập Nghiêm Server tại
7 EVNSPC EVNSPC
EVNSPC EVNSPC hóa đơn tiền trọng EVNSPC
điện hệ thống
ERP mất dịch
Công ty ĐL Công ty ĐL Server tại
8 EVNNPC vụ tài chính, vật Nặng
Bắc Ninh Bắc Ninh EVNNPC

EVNHES
không có dữ Nghiêm
9 EVNHANOI EVNHANOI EVNHANOI Lỗi phần mềm EVNICT
liệu đồng bộ trọng
vào MDMS
69

Mất máy chủ


10 EVNCPC EVNCPC EVNCPC MDMS Nặng dự phòng EVNCPC
MDMS

E-office không
11 EVNNPT EVNICT EVNNPT gửi/nhận được Nặng Lỗi phần mềm EVNICT
văn bản
HRMS Mất
Công ty ĐL Công ty ĐL Lỗi hệ thống
12 EVNNPC hoàn toàn Hồ sơ Nặng EVNICT
Phú Thọ Phú Thọ lưu trữ
nhân sự
Các điểm Chưa
23/2/2019
13 11 Cửa Bắc EVNICT cầu truyền HNTH Nặng MCU EVNICT khôi
7h30
hình phục
70
PL3.2: Báo cáo tuần
1 2 3 4 5 6 7 8 9
Tên kênh truyền/dịch vụ/thiết bị có sự Đơn vị báo Tổng số Số sự cố trong tuần Số sự cố tuần So sánh với Tuần So sánh với cùng Ghi
cố cáo kênh/dịch trước trước kỳ năm trước chú
(EVNICT, vụ /thiết
A0, TCT, bị trên hệ Phát Tồn Đã Lặp Phát Tồn Đã Phát Tồn Đã Phát Tồn Đã
Công ty phát thống sinh (b) xử lại sinh (f) xử sinh (b-f) xử lý sinh xử
điện trực (a) lý (d) (e) lý (a-e) (c-g) lý
thuộc) (c) (g)

I. PHẦN VIỄN THÔNG


1 RLBV500kV
2 RLBV220kV
SCADA TDM (IEC 60870-5-101) về
3 TTĐK 220kV (hoặc bộ phận có chức
năng tương đương)
SCADA IP (IEC 60870-5-104) về
4 TTĐK 220kV (hoặc bộ phận có chức
EVNNPT
năng tương đương)
Hotline TDM về TTĐK 220kV (hoặc
5
bộ phận có chức năng tương đương)
Hotline IP về TTĐK 220kV (hoặc bộ
6
phận có chức năng tương đương)
7 Kết nối WAN nội bộ EVNNPT
1 RLBV110kV
SCADA TDM (IEC 60870-5-101) về
2
TTĐKX110kV
SCADA IP (IEC 60870-5-104) về TCTĐL
3
TTĐKX 110kV
4 Hotline TDM về TTĐKX 110kV
5 Hotline IP về TTĐKX 110kV
71

1 2 3 4 5 6 7 8 9
Tên kênh truyền/dịch vụ/thiết bị có sự Đơn vị báo Tổng số Số sự cố trong tuần Số sự cố tuần So sánh với Tuần So sánh với cùng Ghi
cố cáo kênh/dịch trước trước kỳ năm trước chú
(EVNICT, vụ /thiết
A0, TCT, bị trên hệ Phát Tồn Đã Lặp Phát Tồn Đã Phát Tồn Đã Phát Tồn Đã
Công ty phát thống sinh (b) xử lại sinh (f) xử sinh (b-f) xử lý sinh xử
điện trực (a) lý (d) (e) lý (a-e) (c-g) lý
thuộc) (c) (g)

6 Kết nối WAN nội bộ TCTĐL


SCADA TDM (IEC 60870-5-101) từ
1
TBA/NMĐ về A0
SCADA IP (IEC 60870-5-104) từ
2
TBA/NMĐ về A0
3 Hotline TDM từ TBA/NMĐ về A0
4 Hotline IP từ TBA/NMĐ về A0
SCADA TDM (IEC 60870-5-101) từ
5
TBA/NMĐ về A1
SCADA IP (IEC 60870-5-104) từ EVNNLDC
6
TBA/NMĐ về A1 (báo cáo số
7 Hotline TDM từ TBA/NMĐ về A1 liệu
TBA/NMĐ
8 Hotline IP từ TBA/NMĐ về A1 trong ngành)
9 SCADA từ TTĐKX về A1
10 Hotline từ TTĐKX về A1
SCADA TDM (IEC 60870-5-101) từ
11
TBA/NMĐ về A2
SCADA IP (IEC 60870-5-104) từ
12
TBA/NMĐ về A2
13 Hotline TDM từ TBA/NMĐ về A2
14 Hotline IP từ TBA/NMĐ về A2
72

1 2 3 4 5 6 7 8 9
Tên kênh truyền/dịch vụ/thiết bị có sự Đơn vị báo Tổng số Số sự cố trong tuần Số sự cố tuần So sánh với Tuần So sánh với cùng Ghi
cố cáo kênh/dịch trước trước kỳ năm trước chú
(EVNICT, vụ /thiết
A0, TCT, bị trên hệ Phát Tồn Đã Lặp Phát Tồn Đã Phát Tồn Đã Phát Tồn Đã
Công ty phát thống sinh (b) xử lại sinh (f) xử sinh (b-f) xử lý sinh xử
điện trực (a) lý (d) (e) lý (a-e) (c-g) lý
thuộc) (c) (g)

15 SCADA từ TTĐK về A2
16 Hotline từ TTĐK về A2
SCADA TDM (IEC 60870-5-101) từ
17
TBA/NMĐ về A3
SCADA IP (IEC 60870-5-104) từ
18
TBA/NMĐ về A3
19 Hotline TDM từ TBA/NMĐ về A3
20 Hotline IP từ TBA/NMĐ về A3
21 SCADA từ TTĐKX về A3
22 Hotline từ TTĐKX về A3
23 Tần số
24 Sa thải phụ tải
25 Fault recorder
26 ICCP
1 Kết nối WAN EVN
2 Kết nối backbone WAN SCADA
3 Kết nối WAN TTĐ EVNICT
4 Kết nối PABX lõi
Tổng hợp các nội dung phần viễn thông
5
toàn EVN
73

1 2 3 4 5 6 7 8 9
Tên kênh truyền/dịch vụ/thiết bị có sự Đơn vị báo Tổng số Số sự cố trong tuần Số sự cố tuần So sánh với Tuần So sánh với cùng Ghi
cố cáo kênh/dịch trước trước kỳ năm trước chú
(EVNICT, vụ /thiết
A0, TCT, bị trên hệ Phát Tồn Đã Lặp Phát Tồn Đã Phát Tồn Đã Phát Tồn Đã
Công ty phát thống sinh (b) xử lại sinh (f) xử sinh (b-f) xử lý sinh xử
điện trực (a) lý (d) (e) lý (a-e) (c-g) lý
thuộc) (c) (g)

II. PHẦN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


1 T/b mạng WAN HTĐ (Router, switch)
Máy chủ, máy trạm tại SCADA trung
2
tâm
Các module/phần mềm ứng dụng của
SCADA trung tâm
3 T/b mạng WAN TTĐ (Router, switch)
EVNNLDC
4 Máy chủ, máy trạm tại WAN TTĐ
5 Máy chủ thu thập dữ liệu đo đếm TTĐ
Các module/phần mềm ứng dụng của
6
TTĐ
7 T/b HNTH TTĐ (MCU, endpoint)
11 T/b an ninh mạng tại EVNNLDC
1 T/b WAN EVNNPT (Router, switch)
2 Máy chủ, máy trạm tại WAN EVNNPT
T/b mạng LAN tại TBA/TTĐK (Router,
Switch) EVNNPT

Máy chủ, máy trạm tại TBA/TTĐK


3 (hoặc bộ phận có chức năng tương
đương)
74

1 2 3 4 5 6 7 8 9
Tên kênh truyền/dịch vụ/thiết bị có sự Đơn vị báo Tổng số Số sự cố trong tuần Số sự cố tuần So sánh với Tuần So sánh với cùng Ghi
cố cáo kênh/dịch trước trước kỳ năm trước chú
(EVNICT, vụ /thiết
A0, TCT, bị trên hệ Phát Tồn Đã Lặp Phát Tồn Đã Phát Tồn Đã Phát Tồn Đã
Công ty phát thống sinh (b) xử lại sinh (f) xử sinh (b-f) xử lý sinh xử
điện trực (a) lý (d) (e) lý (a-e) (c-g) lý
thuộc) (c) (g)

Phần mềm của Hệ thống giám sát/ điều


4 khiển TBA/TTĐK (hoặc bộ phận có
chức năng tương đương)
6 T/b an ninh mạng tại WAN EVNNPT
1 T/b WAN TCTĐL (Router, switch)
2 Máy chủ, máy trạm tại WAN TCTĐL
Máy chủ HES TCTĐL
Máy chủ, máy trạm tại hệ thống MDMS
3
TCTĐL
4 Phần mềm Hệ thống MDMS tại TCTĐL
Máy chủ, máy trạm tại hệ thống CMIS
5
TCTĐL
6 Phần mềm Hệ thống CMIS tại TCTĐL TCTĐL
Máy chủ, máy trạm tại hệ thống ERP
7
TCTĐL
T/b mạng LAN tại TBA/TTĐK (Router,
Switch)
9 Máy chủ, máy trạm tại TBA/TTĐK
Phần mềm của Hệ thống giám sát/ điều
10
khiển TBA/TTĐK
T/b Datacenter TCTĐL (điều hòa,
12
UPS,...)
75

1 2 3 4 5 6 7 8 9
Tên kênh truyền/dịch vụ/thiết bị có sự Đơn vị báo Tổng số Số sự cố trong tuần Số sự cố tuần So sánh với Tuần So sánh với cùng Ghi
cố cáo kênh/dịch trước trước kỳ năm trước chú
(EVNICT, vụ /thiết
A0, TCT, bị trên hệ Phát Tồn Đã Lặp Phát Tồn Đã Phát Tồn Đã Phát Tồn Đã
Công ty phát thống sinh (b) xử lại sinh (f) xử sinh (b-f) xử lý sinh xử
điện trực (a) lý (d) (e) lý (a-e) (c-g) lý
thuộc) (c) (g)

13 T/b an ninh mạng tại WAN TCTĐL


T/b WAN EVNGENCO (Router,
1
switch)
Máy chủ, máy trạm tại WAN
2
EVNGENCO
Máy chủ, máy trạm tại Hệ thống điều
3
khiển/giám sát NMĐ
EVNGENCO
Phần mềm Hệ thống giám sát/điều khiển
4
NMĐ
Bộ điều khiển (Controller/PLC) hệ
5
thống DCS
T/b an ninh mạng WAN tại
7
EVNGENCO
T/b mạng LAN CTPĐ trực thuộc EVN
1
(Router, Switch)
Máy chủ, máy trạm tại LAN CTPĐ trực
2
thuộc EVN CÔNG TY
Máy chủ, máy trạm tại Hệ thống giám PHÁT ĐIỆN
5 TRỰC
sát/điều khiển NMĐ
THUỘC
Phần mềm Hệ thống giám sát/ điều
6
khiển NMĐ
Bộ điều khiển (Controller/PLC) hệ
7
thống DCS
76

1 2 3 4 5 6 7 8 9
Tên kênh truyền/dịch vụ/thiết bị có sự Đơn vị báo Tổng số Số sự cố trong tuần Số sự cố tuần So sánh với Tuần So sánh với cùng Ghi
cố cáo kênh/dịch trước trước kỳ năm trước chú
(EVNICT, vụ /thiết
A0, TCT, bị trên hệ Phát Tồn Đã Lặp Phát Tồn Đã Phát Tồn Đã Phát Tồn Đã
Công ty phát thống sinh (b) xử lại sinh (f) xử sinh (b-f) xử lý sinh xử
điện trực (a) lý (d) (e) lý (a-e) (c-g) lý
thuộc) (c) (g)

T/b an ninh mạng tại CTPĐ trực thuộc


9
EVN
1 T/b mạng LAN (Router, Switch)
Ban Quản lý
2 Máy chủ, máy trạm tại LAN dự án trực
thuộc EVN,
6 T/b an ninh mạng tại đơn vị EPTC,...

1 T/b mạng WAN EVN (Router, switch)


2 T/b HNTH EVN (MCU, endpoint)
3 Máy chủ, máy trạm tại WAN EVN
Dịch vụ phần mềm dùng chung X (tên
4
phần mềm):
Số lỗi phần mềm EVNICT
Số yêu cầu hiệu chỉnh
Số yêu cầu hỗ trợ
5 T/b Datacenter EVN (điều hòa, UPS,...)
6 T/b an ninh mạng tại WAN EVN
7 Tổng hợp các nội dung phần CNTT
77

PL3.3: Mẫu báo cáo số liệu VT 06 tháng và năm


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23
SỐ LIỆU THIẾT BỊ, VẬT TƯ VIỄN THÔNG

Số Thiết bị Đồng
PCM Teleprotection DWDM SDH (STMx) OTN MPLS-TP Router core Switch core Router acces Switch acces Tổng đài Cáp quang (km) Máy đo
STT ĐƠN VỊ đơn vị Converter Modem Tải ba Modem Radio
Máy bộ
E1/RS232/ 4W/RS23 hàn
thành viên PLC quang VHF/U
V24/FE 2/V24 quang
Tên Số Tên Tên Số Tên Số Tên Số Tên Số Tên Số Tên Số Tên Số Tên Số HF Non- Luồng Số
Số lượng TDM IP OPGW ADSS F8 OPPC OTDR Tên
hãng lượng hãng hãng lượng hãng lượng hãng lượng hãng lượng hãng lượng hãng lượng hãng lượng hãng lượng metalic /kênh lượng
1 EVNNPC 37
hãng hãng
27 hãng X 143 27 10 5 15
X X
hãng
hãng Y 20 20
Y

2 EVNCPC 22

ECI
3 EVNSPC (BG- 25
30 30)

4 EVNHANOI 31

5 EVNHCMC
17 UMUX 31
78

PL3.4: Mẫu báo cáo dung lượng hệ thống VT&CNTT 06 tháng và năm

Dung lượng
Dung lượng đã sử dụng/khai Còn
STT TUYẾN/ VÒNG RING/ TỔNG ĐÀI DWDM/SDH hoặc Ghi chú
báo trống
Router/Switch core

VÍ DỤ: Đơn vị EVNICT:


1 Ring MSP HiT7070 CB1 – TNH1 – TNH2 – CB2 STM-32 Đã sử dụng khai báo 24 VC4 25%
2 HiT7070 CB1 – TNH1 STM16 Đã sử dụng khai báo 9 VC4 43%
3 HiT7070#2 TNH – 500kV Thường Tín STM-64 Đã sử dụng khai báo 21 VC4 67%
4 HiT7070 500kV Thường Tín – HiT7070#2 Nho Quan STM-64 Đã sử dụng khai báo 19 VC4 70%
5 HiT7070#1 TNH – 220kV Ba La- 500kV Hòa Bình STM-64 Đã sử dụng khai báo 17 VC4 73%
6 HiT7070 500kV Hòa Bình – 500kV Sơn La STM-16 Đã sử dụng khai báo 2 VC4 88%
7 HiT7070#1 11 CB - HiT7070 220kV Ba La STM-64 Đã sử dụng khai báo 10 VC4 84%
8 18 TNH - ĐL Vĩnh Phúc - 220kV Việt Trì STM-16 Đã sử dụng khai báo 4 VC4 75%
9 18 TNH - ĐL Bắc Ninh - NMĐ Phả Lại - 220kV Hoành Bồ STM-16 Đã sử dụng khai báo 4 VC4 75%
10 220kV Hoành Bồ - 500kV Quảng Ninh STM-16 Đã sử dụng khai báo 4 VC4 75%
11 HiT7070 500kV Thường Tín - Quảng Ninh STM-16 Đã sử dụng khai báo 6 VC4 62%
12 HiT7070 500kV Hòa Bình – HiT7070#1 Nho Quan STM-64 Đã sử dụng khai báo 18 VC4 72%
13 HiT7070#2 Nho Quan – HiT7070#2 Hà Tĩnh STM-16 Đã sử dụng khai báo 13 VC4 18%
14 HiT7070#1 Nho Quan – HiT7070#1 Hà Tĩnh STM-16 Đã sử dụng khai báo 13 VC4 18%
15 HiT7070#1 Hà Tĩnh –HiT7065 Vũng Áng - HiT7070#1 Đà Nẵng STM-16 Đã sử dụng khai báo 12 VC4 25%
16 HiT7070#2 Hà Tĩnh – HiT7070#2 Đà Nẵng STM-16 Đã sử dụng khai báo 12 VC4 25%
17 HiT7070#1 Đà Nẵng - HiT7070 A3 STM-16 Đã sử dụng khai báo 11 VC4 31%
18 HiT7070#2 Đà Nẵng – HiT7065 A3 STM-16 Đã sử dụng khai báo 16 VC4 0%
19 HiT7070#1 Đà Nẵng – HiT7060 Thạnh Mỹ STM-16 Đã sử dụng khai báo 15 VC4 6%
20 HiT7060 Thạnh Mỹ - HiT7080#1 Pleiku 2 STM-16 Đã sử dụng khai báo 16 VC4 0%
79

PL3.5: Mẫu báo cáo tài nguyên cáp quang 06 tháng và năm

Số sợi Số sợi
Chiều Đơn vị
có nhận từ Số sợi đối Năm Đơn vị
Chủng dài Tổng quản lý tài
Stt Tên tuyến quản lý hoặc trao đổi Điểm đầu Điểm cuối quyền Đối tác tác sử dụng đưa vào QLVH tuyến
loại cáp tuyến số sợi sản tuyến
sử do trao do trao đổi VH cáp quang
(km) cáp quang
dụng đổi

Đơn vị: Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia


500kV Hòa Bình - 500kV Nho 500kV Nho
1 500kV Hòa Bình OPGW 120 12 2 2004 PTC1 PTC1
Quan Quan
500kV Đà
2 500kV Hà Tĩnh- 500kV Đà Nẵng 500kV Hà Tĩnh 12 2
Nẵng
Đơn vị: Tổng công ty Điện lực miền Nam:
110kV Sóc Trăng –
110kV Sóc 110kV Trần
3 110kV Đại Ngãi – 110kV Trần OPGW 49,2 12 0 6 VIETTEL VIETTEL
Trăng Đề
Đề:
220kV Sóc Trăng – 220kV Sóc 110kV Vĩnh
4 OPGW 37,3 12 10 2 EVNSPC EVNSPC
110kV Vĩnh Châu Trăng Châu
80

PL3.6: Mẫu báo cáo các dự án, chương trình, kế hoạch triển khai VT, CNTT, TĐH 06 tháng và năm
Tên dự án/chương trình

Đang Thời gian


Đã thực Sắp/dự kiến Nội dung/Quy Chủng loại thiết bị/vật Số
STT thực Cấu hình chính Vị trí lắp đặt dự kiến đưa
hiện triển khai mô/Mục tiêu tư trang bị chính lượng
hiện vào sử dụng

Tên đơn vị: ............................................................................................................................. ....................................................................................................................... ............


01 bộ lắp 220kV Nha
Truyền dẫn SDH/STM-4 2 STM-16 Trang, 01 bộ lắp 220kV 9/2020
Vật Cách
1 VTDP2020

Nguồn AC/DC 1 Công suất / Accu 220kV Tràng Bạch 9/2020

mỗi tủ bao gồm các thành


- Thiết lập hệ thống
phần chính: Bộ chuyển đổi
thu thập xử lý dữ
đo lường dòng điện; cảm
liệu tại mỗi pha
biến và bộ chuyển đổi điện
Máy biến áp
Trang bị áp phía cao áp; module và
(MBA). lắp đặt tại 03 pha MBA
hệ thống Tủ giám sát MBA 3 cảm biến đo nhiệt độ môi
- Thiết lập hệ thống 500kV T1
giám sát trường, module và cảm
xử lý, lưu trữ, phân
trực biến nhiệt độ dầu; module
tích dữ liệu thu thập
tuyến đầu vào DI; module DGA
được từ hệ thống
2 máy biến online phát hiện khí hòa 2019
thu thập tại mỗi pha
áp 500kV tan và độ ẩm trong dầu
MBA.
T1 - Nhà bao gồm thiết bị xử lý điện
- Cài đặt phần mềm
máy tử thông minh (IED) tích
trung tâm, giám sát
Thủy hợp phần mềm thu thập dữ
chung toàn bộ hệ
điện Ialy liệu trực tuyến, lưu trữ dữ lắp đặt tại Phòng điều
thống Giám sát Tủ giám sát chính 1
liệu, thực hiện việc xử lý, khiển trung tâm
MBA online (các
phân tích các dữ liệu từ
thông số tình trạng
các Salve Monitoring
chính và DGA).
Module/DGA module
81

thu thập dữ liệu từ Bộ IED


của Tủ Master Monitoring
module và từ Module
DGA online, để phân tích
dữ liệu và đưa ra các
chuẩn đoán tình trạng
MBA dựa vào các thông
số MBA từ các Tủ giám
Phần mềm trung tâm,
sát MBA và hàm lượng
giám sát chung toàn bộ cài đặt tại Phòng điều
1 các khí đo được từ hệ
Hệ thống giám sát MBA khiển trung tâm
thống giám sát dầu online;
trực tuyến
Dữ liệu được lưu trữ, xem
được dữ liệu quá khứ; giả
lập tình trạng vận hành;
cho phép lập báo cáo theo
yêu cầu; có sẵn các công
cụ chuẩn đoán theo tiêu
chuẩn IEEE C57.104 và
IEC60599.
82

PL3.7: Mẫu báo cáo số liệu CNTT 06 tháng và năm


1 2 3 4 5 6 7 8 9
SỐ LIỆU THIẾT BỊ, VẬT TƯ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Máy chủ Data
Lưu trữ Thiết bị an ninh mạng Hội nghị truyền hình
vật lý Center
Số Số
đơn Số lượng
lượng MCU Endpoint
STT ĐƠN VỊ vị Số Giải pháp Rack
Máy Dung Dung
lượng Tổng lưu trữ
thành tính lượng lượng SL
Laptop Tên Số dung (SAN, Tên Số
viên để đã sử còn Model Rack
hãng lượng lượng NAS, hãng lượng Đã
bàn dụng trống Tên/ Số Tên/ Số lắp
(GB) DAS, sử
(GB) (GB) Model lượng Model lượng đặt
HCI,...) dụng
tối
đa

1 EVNHANOI 27
Hãng 30 HCI Palo PA- 3
X 30,000 20,000 10,000 Alto 3260
Hãng 50
Y 20,000 10,000 10,000
2
3
4
83

PL3.8: Mẫu báo cáo số lượng phần mềm 06 tháng và năm


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Đơn vị thực hiện Nền tảng sử dụng Ứng dụng triển khai

Hệ quản App
Liệt kê tên phần mềm ứng dụng (các TCT, Đi mua trị CSDL
STT Tên mã Mobile Ghi chú
các đơn vị trực thuộc) (tên ASP.NET, Tên công nghệ (MS SQL,
Đơn vị nguồn mở Application, (iOS,
hãng/ Java, AI sử dụng Oracle,...)
tự viết (nếu sử Web,... Android,
phần Sharepoint,... (nếu có)
dụng) Windows
mềm)
Phone,...)

Ví dụ
TÊN ĐƠN VỊ ......................
I Hệ thống phần mềm lõi/ dùng chung
1 Hệ thống thông tin quản lý tài chính kế toán và Web không
vật tư, tài sản EVNICT

2 Hệ thống thông tin quản lý nhân sự và tiền


lương
3 Hệ thống thông tin tích hợp và hỗ trợ ra quyết
định
4 Hệ thống thông tin quản lý đầu tư xây dựng cơ
bản
5 Hệ thống thông tin quản lý kế hoạch
6 Hệ thống quản lý khoản vay
7 Hệ thống thông tin quản lý văn phòng và luồng
công việc
8 Hệ thống thông tin khách hàng dùng điện
9 Hệ thống đo đếm giao nhận điện năng đầu
nguồn
84

10 Hệ thống thông tin theo dõi, phân tích nhu cầu


sử dụng
11 Hệ thống thông tin quản lý dữ liệu hệ thống
truyền tải điện và phân phối trên nền GIS ARGIS

12 Hệ thống quản lý cung ứng nhiên liệu, nguyên


liệu, vật tư, thiết bị
13 Hệ thống quản lý kỹ thuật nhà máy điện

14 Hệ thống quản lý kỹ thuật lưới điện Tự viết không Java không không MS SQL Application không

15 Hệ thống thông tin quản lý dữ liệu hệ thống


truyền tải điện
16 Hệ thống quản lý, bảo trì bảo dưỡng thiết bị
truyền tải điện
17 Hệ thống thông tin quản lý công nghệ, kỹ thuật
và tiêu chuẩn
18 Hệ thống thông tin quản lý thương mại điện tử
(cổng thanh toán)
19 Hệ thống quản lý điều hành thị trường điện, tính
toán chi phí, chào giá, quản lý các hoạt động
kinh doanh và phân tích thông tin thị trường

20 Hệ thống quản lý mạng truyền dẫn


21 Hệ thống khác…. (đơn vị đề xuất thêm)

II Hệ thống đặc thù phục vụ hoạt động vận


hành, sản xuất điện

Hệ thống quản lý kỹ thuật nhà máy điện EVNICT


Hệ thống quản lý nhiên liệu
85

Hệ thống tính toán chi phí, chào giá, quản lý các


hoạt động kinh doanh và phân tích thông tin thị
trường điện
Hệ thống hỗ trợ tính toán, vận hành.
Hệ thống phân tích, đánh giá an toàn
Hệ thống quản lý kiểm tra thí nghiệm, hiệu chỉnh
Hệ thống quản lý vận tải (Transport
Management)
Hệ thống phần mềm đo lường – điều khiển – tự
động hóa
Hệ thống khác…. (đơn vị đề xuất thêm)

III Hệ thống đặc thù phục vụ hoạt động truyền


tải điện và điều độ hệ thống điện

Hệ thống quản lý kỹ thuật lưới điện


Hệ thống quản lý vận hành, bảo trì mạng lưới
truyền tải, trạm và các thiết bị liên quan trên nền
công nghệ GIS
Hệ thống quản lý dịch vụ truyền tải
Hệ thống quản lý kiểm tra thí nghiệm, hiệu chỉnh
Hệ thống hỗ trợ tính toán, phân tích, dự báo nhu
cầu phụ tải, hỗ trợ công tác tiết giảm điện năng
và vận hành HTĐ.

Hệ thống hỗ trợ tính toán, vận hành, quản lý hệ


thống điện

Hệ thống phân tích, đánh giá và dự báo an toàn


hệ thống điện

Hệ thống đặc thù phục vụ điều độ hệ thống điện OSI


Quốc Gia SCADA/EMS
Hệ thống khác…. (đơn vị đề xuất thêm)
86

IV Hệ thống đặc thù phục vụ hoạt động phân


phối, kinh doanh mua bán điện năng

Hệ thống hóa đơn điện tử


Hệ thống quản lý kiểm tra thí nghiệm, hiệu chỉnh
Hệ thống quản lý dịch vụ phân phối
Hệ thống quản lý vận hành các nguồn điện nhỏ
Hệ thống quản lý vận tải
Quản lý sự cố OMS
Hệ thống call center
Hệ thống quản lý vận hành, bảo trì mạng lưới
phân phối, trạm và các thiết bị liên quan trên nền
công nghệ GIS
Hệ thống chào giá điện trên thị trường thay cho
các đơn vị phát điện không tham gia trực tiếp thị
trường.
Hệ thống quản lý hợp đồng mua, bán điện và
thanh toán

Hệ thống hỗ trợ tính toán phân tích dự báo phụ


tải, phân tích nhu cầu, lập kế hoạch mua điện, hỗ
trợ cong tác tiết giảm điện năng và vận hành HTĐ

Phần mềm ứng dụng chăm sóc khách hàng trên


thiết bị di động sử dụng hệ điều hành Adroid,
iOS, Windows phone hãng ...
Hệ thống khác…. (đơn vị đề xuất thêm)
87

PL3.9: Mẫu báo cáo về tự động hóa 06 tháng và năm


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
6.1 6.2 6.3 6.4 6.5 6.6 6.7 6.8 6.9 6.10 6.11
Hệ thống ĐỒNG BỘ
CAMERA giám sát
HỆ THỐNG GIÁM SÁT/ ĐIỀU KHIỂN trong TBA/NMĐ

Báo
CƠ SỞ DỮ LIỆU thời gian thực CƠ SỞ DỮ LIỆU quá khứ Tên Hệ
Năm đưa Cải LICENSE MẠNG TRUYỀN THÔNG (Kiểu loại, cấu hình, tốc độ) SERVER/máy tính Các BỘ ĐIỀU KHIỂN (Controller/PLC) nếu có Các PHẦN MỀM ỨNG DỤNG GPS NTP và hoặc PTP (nếu có) cháy/Chữa Ngoài trời Trong nhà Hệ thống
TBA/NMĐ/TTĐ (Real-time Database) (Historian Database) thống giám
TT Tỉnh/TP vào vận tạo/xây Nhà cháy (Tự Phụ trợ Ghi chú
K/Ax Hãng Khả năng TỰ CHỦ sát cảnh bảo
hành mới Tên/ thầu động/người khác
sản giữa các Các loại dữ Khả năng Các công việc chính tự thực NGUỒN DC
phiên bản thực Chính sách Các phần mềm lập Các phần mềm chạy các Tần suất Thời gian Khả năng Các loại giao trực)
xuất Các loại giữa các Server và Controller/PLC với các Số lượng và loại Switch Tên/hãng Hệ điều Số Tên thiết Hãng Số liệu được kết nối và hiện Số lượng cổng License NTP Tên Số Tên Số
hiện quản lý Chức năng Tổng Model Chức năng Tổng trình, phát triển hệ ứng dụng cho bộ phận Loại / tên cập nhật tối đa lưu lưu trữ dữ Loại / tên diện đồng bộ
License các Controller/PLC thiết bị khác (cấp kết nối sản xuất hành lượng bị sản xuất lượng lưu giữ truy xuất NTP hoặc PTP hoặc PTP hãng lượng hãng lượng
license thống vận hành dữ liệu trữ liệu hỗ trợ
trường) trong CSDL dữ liệu

Đơn vị: Tổng công ty Điện lực miền Trung


-Tự chủ Hoàn toàn
- - Có thể cấu hình, mở rộng và
ETC,
Datapoint: vận hành các chức năng của hệ - IRIG-B Báo cháy tự
1 Văn Hóa Quảng Bình 2012 Cải tạo Survalent CGC, 4
50.000. thống SCADA - 1-PPS động
VCI
- - Đang triển khai thí điểm hệ
thống DMS
ETC,
-Hoàn toàn Báo cháy tự
2 Hòn La Quảng Bình 2014 Cải tạo Survalent CGC, 1-PPS 2 không có
- Có thể cấu hình, mở rộng,... động
VCI
ETC,
-Hoàn toàn Báo cháy tự
3 Bắc Đồng Hới Quảng Bình 2011 Cải tạo Survalent CGC, IRIG-B tự viết
- Có thể cấu hình, mở rộng,... động
VCI
TTĐKX Quảng -Hoàn toàn
4 Quảng Bình 2012 Xây mới Survalent ETC
Bình - Có thể cấu hình, mở rộng,...
TTĐKX Đăk SYS600 - -Hoàn toàn
5 Đăk Lăk Xây mới ĐLPC
Lăk ABB - Có thể cấu hình, mở rộng,...

Đơn gị: Công ty Thủy điện XYZ

Điều khiển - Cấu trúc phần mềm ứng dụng


Giao diện : - Chương trình đồ hoạ
ABB Unix tổ máy (4),
người máy 1 PM861A ABB 5 + AdvantCommand User Vijeo Designer: Các
thiết bị phụ
(HMI) Interface chương trình ứng dụng
(1) + AdvantBuild Display hệ thống điều khiển máy
Builder
tính vận hành.
AS500 + AdvantCommand Display
- Mạng vòng kép: Transfer - My ePlant: Phần mềm -Tối đa 06
OS
Hard lock + 5500 m/vòng -Kết nối trực tiếp + AdvantCommand Manual điều khiển dành cho tháng Điện áp,
(Advant
Lisence theo - Giao thức: IEC -Giao thức: IEEE802.3, Control nhân viên vận hành. SQL 2000 1000 tín -Lưu trữ theo SQL 2000 Công suất,
Nhà máy điện X Cải tạo Station ABB 08 Switch Moxa 3 6 1ms Không IRIG-B 2
số lượng tín 60870-5-104 ModBus, Profibus. + AdvantCommand Process - Control Build M: Phần Server hiệu kiểu FIFO Server dòng điện,
500 Sectioning
hiệu -Tốc độ truyền: -Tốc độ: 100Mbp/s mềm chỉnh sửa cơ sở dữ (1000 Events, tần số.
Operation + AdvantCommand Status
1000Mbp/s HP Máy vận liệu và lập trình, sửa lỗi 500 Alarms).
) Window Mimic List
'ProLiant hành trung 2 PM856 ABB 1 + AdvantBuild Central chương trình điều khiển
XP board 100” Backup - SCADA data Gateway:
LM 110 tâm, gian máy
+ AdvantBuild Station Phần mềm kết nối dữ liệu
Backup từ nhà máy tới Trung tâm
+ AdvantBuild On-line điều độ quốc gia A0, A3.
Builder

Đơn vị: Trung tâm điều độ Hệ thống điện miền Bắc

1.Monarch: chức năng:


2.Open SCADA: chức năng:
3.OpenView GUI/HMI: chức năng:
4.Open Trend: chức năng:
5.Open FEP/RTU: chức năng:
6.Open ICCP: chức năng:
Dell Power 7.Open caculation: chức năng:
Edge 8. Open His: chức năng:
- Số lượng
M1000E 9.Open HRS: chức năng:
kết nối: 10.Open DCC: chức năng:
Blade
- Số lượng 11.Open LSR: chức năng: Báo cháy tự
TCP/IP enclosure DAN server 1
điểm đo: 12.Open ODBC: chức năng: động
(up to 8 13.Open DE:
- ICCP:
M710 14.Open OTS: chức năng:
- EMS: 15.Open SOM: chức năng:
hoặc
OSI 16.Open AGC: chức năng:
1 A0 Hà Nội 2017 Xây mới OSI OSI M910) 17.Open STLF: chức năng:
version... 18.Open Net: chức năng:
19.Open VSA: chức năng:
20. SNORT: chức năng:
21. ASE RTU test
22. CVS: chức năng:

Dell Power DAN FE


2
Edge M710 server

Dell Power DAN ICCP


2
Edge M710 server
88

PL3.10: Mẫu báo cáo về công tác đào tạo VT, CNTT, TĐH 06 tháng và năm
Nội dung/ Chương trình
Thời
Tên Đang Số Thời Hình Ghi
TT
đơn vị Tổng quan/ mục gian Đối tác/Địa
Đã đào tạo đào Nhu cầu đào tạo Đối tượng lượng gian đào thức tổ chú
tiêu thực điểm
tạo người tạo chức
hiện

1 EVNNPC

VMware vSphere: Giúp cán bộ CNTT Chuyên gia NPCIT tự


Tập
Install, Configure, nắm bắt được công phần mềm 5 8 ngày Quý II triển khai thực
trung
Manage tác ảo hóa NPCIT hiện

Đào tạo trưởng kíp


Điều độ viên
trung tâm điều khiển Đảm bảo nắm bắt
các PC, trực 24 Tập Đại học Điện
cho 08 PC có KH công tác vận hành 100 Quý II
chính TBA ngày/2lớp trung lực
thành lập TTĐK cho TTĐK
110kV NGC
trong năm 2018

2 EVNGENCO1
Đào tạo nâng
cao về vận Ứng viên
hành và bảo chuyên gia CĐ Điện lực
Cấu hình, hiệu chỉnh tập
dưỡng hệ TCT lĩnh vực 28 3 ngày Quý I miền Bắc/
khi cần nâng cấp trung
thống điều C&I Nhiệt EVNGENCO1
khiển DCS điện
Ovation
3
89

PL3.11: Mẫu báo cáo về nhân lực VT, CNTT, TĐH 06 tháng và năm
SL Đơn vị thành Nhân sự Nhân sự Tự
Nhân sự VT Ghi chú
viên CNTT động hóa
1 EVNHANOI
2 EVNHCMC
3 EVNNPC
4 EVNCPC
5 EVNSPC
6 EVNNPT
7 EVNGENCO 1
8 EVNGENCO 2
9 EVNGENCO 3
10 EVNNLDC
11 EVNICT
12 Công ty Thủy điện Hòa Bình
13 Công ty Thủy điện Trị An
14 Công ty Thủy điện Tuyên Quang
15 Công ty Phát triển Thủy điện Sê San
17 Công ty Thủy điện Sơn La
18 Công ty Thủy điện Ialy
19 Công ty Thủy điện Huội Quảng-Bản Chát
20 Công ty TNHH MTV Nhiệt điện Thủ Đức
21 Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân 4
22 Công ty Nhiệt điện Thái Bình
23 EVNPSC
24 EVNCTI
25 Ban QLDA Điện 1
26 Ban QLDA Điện 2
27 Ban QLDA Điện 3
28 Công ty Mua bán điện
29 Trung tâm thông tin Điện lực
90

PL3.12. Mẫu báo cáo về công tác cho thuê cột điện 06 tháng và năm
Đơn vị báo cáo: Tổng công ty Điện lực ......................................................................

Số cột cho thuê Sơ đồ quản lý/ Doanh thu


TH cáp Số cột thực tế
Biên bản kiểm
STT Tên đơn vị thuê cột hay Viễn quản lý (đang Ghi chú
Tổng số đếm ký với
thông 8,5m đến 10,5 đến cho thuê)
Dưới 8,5m Trên 12,5m cột cho Khách hàng Năm N-1 Năm N (hiện tại)
10,5m 12,5m
thuê
VÍ DỤ:
I Tổng công ty Điện lực miền Bắc 258,963 141,580 21,293 21,129 2,003,385 Có 89,076,014,985 42,991,393,313
1 VNPT Viễn thông
VNPT Hà Tĩnh Viễn thông
VNPT Net -1 Viễn thông
2 FPT Viễn thông
3 HTC ITC Viễn thông
4 HTC Viễn thông
5 MobiFone Viễn thông
MobiFone mạng lưới Viễn thông
MobiFone miền Bắc Viễn thông
6 CMC Viễn thông
7 Hải quan Viễn thông
8 Net nam Viễn thông
9 Sơn Hà Viễn thông
10 Công ty may Max port Viễn thông
11 Cty cổ phần điện tử Thái Bình Viễn thông
12 VTVcab TH Cáp
VTVcab Cao Bằng TH Cáp
91

PHỤ LỤC 4 SƠ ĐỒ TỔNG QUAN KÊNH TRUYỀN SCADA VÀ KÊNH BẢO VỆ


1. Kênh truyền SCADA tổng quan
a) Sơ đồ 01:
TRẠM BIẾN ÁP / NHÀ MÁY ĐIỆN
TRUY NHẬP TRUY NHẬP SCADA TRUNG TÂM
DDF Phòng máy EVNICT
RS232/

ĐIỂM A ĐIỂM B DDF


V24
4W

RS232 RS232
4W

/ V24 / V24
4W

V24/RS232
RTU MODEM PLC, VIBA,

4W
Hãng XYZ FE
PDH hoặc STMx LAN
DDF SDH DDF MODEM 4W
V24/RS232 Mạng Viễn DDF
PCM V24/RS232 SCADA
PCM dạng RACK
Thiết bị Truyền dẫn
thông
Thiết bị Truyền dẫn V24/RS232

RS232/
DDF
RS232/

DDF

V24
V24/RS232 Kênh truyền đi qua V24/RS232

E1
V24

/ Đồng

/ Đồng
Quang

Quang
E1
DDF
nhiều node trung

E1

E1
GATEWAY V24/RS232
gian hoặc trực tiếp CONVERTER
CONVERTER CONVERTER
DDF MODEM E1 đến SCADA Trung MODEM E1 FE
RS232/FE
(nguồn AC/DC?) tâm (nguồn AC/DC?)
DDF nhiều cổng

FE ROUTER
ROUTER
SERVER

TBA/NMĐ TRUNG GIAN

ĐIỂM A’ ĐIỂM B’
PLC, VIBA,
PDH hoặc
SDH DDF
STMx
PCM PCM
Thiết bị Truyền dẫn Thiết bị Truyền dẫn
/ Đồng
Quang

/ Đồng
Quang
E1

E1
MODEM MODEM

b) Sơ đồ 02: SCADA phân phối


Thiết bị đầu cuối
(RTU/Gateway)

TTĐK/

Hệ thống SCADA
Mạng IP Mạng IP ĐĐQG/ĐĐ miền
92

2. Kênh truyền Rơle bảo vệ tổng quan:


TRUY NHẬP TRUY NHẬP
F87/F85
ĐIỂM A ĐIỂM B
Optical
4W

Optical
4W
DDF
Rơle F87/F85
Hãng XYZ TELEPROTECTION
TRUYỀN TRUYỀN Rơle
TELEPROTECTION
F87 DẪN Mạng Viễn DẪN DDF Hãng XYZ
PCM hãng XYZ PCM
DWDM/ thông DWDM/

Optical
Optical

SDH/IP SDH/IP F87

E1
E1

Kết nối với RTU/Gateway


Rơle DDF
TELEPROTECTION Rơle
TELEPROTECTION
DDF
F21/F85 DDF

4W
E1
F21/F85
4W
E1

Rơle
Rơle TELEPROTECTION
TELEPROTECTION Hãng XYZ
93
PHỤ LỤC 5
DANH MỤC CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
VÀ QUY CHẾ QUẢN LÝ NỘI BỘ CỦA EVN LIÊN QUAN

Quy định quản lý, khai thác Hệ thống thông tin trong Tập đoàn Điện lực
Quốc gia Việt Nam quy định tính chất đặc thù ngành nghề, đặc điểm hệ thống
mạng của EVN, do đó Quy định chủ yếu tham khảo, vận dụng phù hợp các định
nghĩa, giải thích từ ngữ của Luật, Nghị định liên quan.
I. Văn bản pháp luật liên quan:
1. Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 ngày 23/11/2009 của Quốc hội khóa
XII, kỳ họp thứ 6.
2. Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông.
3. Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/5/2007 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công
nghiệp công nghệ thông tin.
4. Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về việc ứng
dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
II. Quy chế quản lý nội bộ của EVN:
1. Quy chế về công tác sản xuất kinh doanh điện;
2. Quy định công tác đào tạo, sát hạch và công nhận chức danh điều hành, vận
hành hệ thống Viễn thông và Công nghệ thông tin trong Tập đoàn Điện lực Quốc
gia Việt Nam.

You might also like