QUY ĐỊNH THỂ THỨC TRÌNH BÀY TIỂU LUẬN KTCT ML

You might also like

You are on page 1of 2

THỂ THỨC TRÌNH BÀY BÀI TIỂU LUẬN

1. Về bố cục:

Ngoài phần Lời cảm ơn (không bắt buộc), phần phụ lục (nếu có), bài tiểu luận phải bao
gồm các phần sau:

Phần 1: Mục lục

Phần 2: Mở đầu

Phần mở đầu bao gồm các nội dung:

- Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu hoặc Lý do chọn đề tài (Nêu được cơ sở và lý do
chọn đề tài: Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
vấn đề nghiên cứu)

- Kết cấu của tiểu luận

Phần 3: Nội dung

Đây là phần chính của bài tiểu luận, được chia thành các mục nhỏ. Tuỳ theo nội dung đề
tài mà có thể chia thành chương hoặc đánh số thứ tự 1,2…

Phần 4: Kết luận

Phần này sinh viên tóm tắt lại vấn đề và phương hướng giải quyết vấn đề, nêu ý nghĩa
thực tiễn, ý nghĩa khoa học và phương hướng phát triển đề tài.

Phần 5: Tài liệu tham khảo

Nêu các tài liệu dùng để trích dẫn gốc hoặc sử dụng và đề cập để bàn luận trong bài tiểu
luận, đánh số thứ tự 1,2,3… Tài liệu tham khảo sắp xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả,
tài liệu không có tên tác giả thì sắp xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành
báo hoặc ấn phẩm.

2. Quy định về thể thức

- Bài tiểu luận có độ dài từ 12-20 trang giấy A4 (không bao gồm trang bìa, lời cảm ơn,
mục lục, phụ lục). Sinh viên có thể lựa chọn viết tay hoặc đánh máy.

- Giãn cách dòng: 1,5; Font: Time New Roman; Cỡ chữ: 13.

- Lề trái 3cm, lề phải 2cm, lề trên 3cm, lề dưới 3cm.


- Tất cả các đoạn đều phải thụt vào 1 tab; Nội dung được căn thẳng đều 2 bên (justify),
đánh số trang từ Phần mở đầu.

- Trang bìa (thứ tự từ trên xuống dưới như sau: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI
DƯƠNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƯƠNG, TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÁC-LÊNIN, Tên đề tài tiểu luận, Tên sinh viên, Lớp, Khoá, Tên giảng viên hướng dẫn,
Hải Dương, ngày… tháng… năm…)

You might also like