You are on page 1of 11

A.

Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về chiến tranh

*Thứ nhất: Chiến tranh luôn gắn liền với chính trị, giai cấp, đảng phái, nhà nước:

● Chiến tranh là một hiện tượng xã hội

● Chiến tranh là một hiện tượng chính trị

*Thứ hai: Khác với các hiện tượng chính trị xã hội khác, chiến tranh được thể hiện

dưới một hình thức đặc biệt, sử dụng công cụ đặc biệt đó là bạo lực vũ trang
1. Nguồn gốc chiến tranh

 Nguồn gốc sâu xa (nguồn gốc kinh tế): Sự xuất hiện và tồn tại của chế độ
chiếm hữu tư nhân về TLSX , suy cho cùng đã dẫn đến sự xuất hiện, tồn tại
của chiến tranh.
 Nguồn gốc trực tiếp (Nguồn gốc xã hội): Đồng thời sự xuất hiện và tồn tại
của giai cấp và đối kháng Giai cấp

● Chiến tranh bao giờ cũng có tính lịch sử, nó chỉ xuất hiện ở giai đoạn lịch sử
nhất định; Mác - Ăngghen khẳng định: xã hội loài người đã có giai đoạn không có
chiến tranh, đó là giai đoạn Cộng sản nguyên thủy.

● Trong chế độ cộng sản nguyên thủy, các cuộc xung đột mang tính "ngẫu nhiên tự
phát" bởi vì: không có tổ chức, không có lực lượng vũ trang chuyên nghiệp và vũ
khí chuyên dụng

●Theo Ăngghen: chiến tranh là bạn đường của mọi chế độ tư hữu

● Lênin chỉ rõ: trong thời đại ngày nay còn CN đế quốc thì còn xảy ra nguy

cơ xảy ra chiến tranh (Chiến tranh là bạn đường của CNĐQ)


=> Lý luận của CN Mác-Lênin về nguồn gốc chiến tranh giúp chúng ta có nhận
thức đúng đắn, khoa học, làm cơ sở để đấu tranh với các quan điểm duy tâm, siêu
hình, phản động. Chiến tranh chính là một hiện tượng có tính lịch sử, không tồn tại
vĩnh viễn với loài người. Muốn xóa bỏ chiến tranh phải xóa bỏ nguồn gốc sinh ra
nó (xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân về TLSX, xóa bỏ đối kháng giai cấp)

2. Bản chất chiến tranh

● Chiến tranh là sự tiếp tục của chính trị bằng những biện pháp khác. Cụ thể là
bằng thủ đoạn bạo lực

●Một là : Chính trị theo quan điểm của CN Mác-Lênin đó là mối quan hệ giữa

giai cấp này với GC khác. Nó là ý chí của một giai cấp nhất định.

+ Chính trị là sự thống nhất giữa đường lối đối nội và đường lối đối ngoại,

trong đó đường lối đối ngoại phụ thuộc vào đường lối đối nội.

+ Thực chất của chính trị đó là biểu hiện tập trung của lợi ích kinh tế. Bao giờ cũng
vậy quan hệ về lợi ích kinh tế nó chi phối, quyết định các mối quan hệ khác

●Hai là: Chiến tranh và chính trị có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

+ Chính trị quyết định mục tiêu, phương hướng, tính chất chuẩn bị chiến tranh, nó
điều hòa các quan hệ quốc tế, trong nước để phục vụ chiến tranh

+ Chính trị chi phối và quyết định toàn bộ hoặc phần lớn tiến trình và kết cục của
chiến tranh, quy định và điều chỉnh mục tiêu, hình thức tiến hành đấu tranh vũ
trang

+ Chính trị sử dụng kết quả sau chiến tranh để đề ra nhiệm vụ, mục tiêu mới cho
giai cấp, xã hội trên cơ sở thắng lợi hay thất bại của chiến tranh

*Ngược lại, chiến tranh tác động trở lại chính trị theo hai chiều hướng, hoặc
tích cực ở khâu này, nhưng lại tiêu cực ở khâu khác

Tích cực

+ Chiến tranh có thể làm thay đổi đường lối, chính sách, thậm chí có thể thay đổi
các thành phần lực lượng lãnh đạo chính trị các bên tham chiến
+ Chiến tranh làm thay đổi về chất tình hình xã hội. Chiến tranh có thể đẩy nhanh
sự chín muồi của cách mạng hoặc làm mất đi tình thế cách mạng

+ Kiểm tra sức sống của toàn bộ chế độ chính trị xã hội của các quốc gia tham gia
chiến tranh

Tiêu cực

+ Tạo xu hướng bạo lực cho thế hệ đời sau

+ Để lại hội chứng tâm lý và hậu quả rất nặng nề đối với cả hai bên tham chiến

+Làm phức tạp hóa các quan hệ XH, làm phát triển mâu thuẫn vốn có trong XH có
đối kháng Giai cấp.

B. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác lê-nin về quân đội


1. khái niệm quân đội và chức năng của quân đội

● Theo Ph.Angghen: "Quân đội là một tập đoàn người vũ trang, có tổ chức do nhà
nước xây dựng để dùng vào cuộc chiến tranh tiến công hoặc chiến tranh phòng
ngự".

● Chức năng: Quân đội là một tổ chức của một giai cấp và nhà nước nhất định, là
công cụ bạo lực vũ trang chủ yếu nhất, là lực lượng nòng cốt để nhà nước, giai cấp
tiến hành chiến tranh và đấu tranh vũ trang.

● Trong điều kiện CN tư bản đã phát triển sang chủ nghĩa đế quốc. Lênnin nhấn

mạnh: chức năng cơ bản của quân đội đế quốc: Là phương tiện quân sự đạt các
mục đích chính trị đối ngoại là tiến hành chiến tranh xâm lược và duy trì quyền
thống trị của bọn bóc lột đối với nhân dân lao động trong nước.
2. Nguồn gốc ra đời của quân đội

● Sự ra đời của quân đội gắn liền với sự ra đời của giai cấp, Nhà nước,

chiến tranh

● Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sự phân chia xã hội thành giai cấp

đối kháng là nguồn gốc ra đời của quân đội

3. Bản chất giai cấp của quân đội

● Quân đội mang bản chất của giai cấp và Nhà nước đã tổ chức nuôi dưỡng

và sử dụng nó. Không có quân đội siêu giai cấp (trung lập về chính trị)

● Bản chất Giai cấp của quân đội không phải tự phát hình thành mà phải

trải qua quá trình xây dựng lâu daài và được củng cố liên tục

● Bản chất giái cấp của quân đội là tương đối ổn định nhưng không phải

cố định bất biến, mà có sự vận động biến đổi

4. Sức mạnh chiến đấu của quân đội

● Mác Ăngghen khẳng định: Sức mạnh chiến đấu của quân đội là sức mạnh tổng
hợp của nhiều yếu tố cấu thành…

● Lênin khẳng định: "Trong mọi cuộc chiến tranh rốt cuộc thắng lợi đều tùy

thuộc vào tinh thần của quần chúng đang đổ máu trên chiến trường."

C. Quan điểm của chủ nghĩa mác lênin về Bảo vệ tổ quốc


1. Bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan

 Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ thành quả của giai cấp công nhân
 Xuất phát từ quy luật xây dựng chủ nghĩa xã hội phải đi đôi với bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa.
 Xuất phát từ quy luật phát triển không đều của CN đế quốc mà CNXH có
thể giành thắng lợi không đồng thời ở các nước.
 Xuất phát từ bản chất âm mưu của kẻ thù và thực tiễn cách mạng thế giới

2. Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là nghĩa vụ, trách nhiệm của toàn dân tộc,
toàn thể giai cấp công nhân và nhân dân lao động:
Bảo vệ Tổ quốc XHCN là nhiệm vụ, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của giai
cấp vô sẩn trong nước, nhân dân lao động và giai cấp vô sản thế giới.

Người nhắc nhở phải luôn nêu cao cảnh giác, đánh giá đúng kẻ thù, tuyệt đối
không chủ quan, phải có thái độ nghiêm túc đối với quốc phòng

3. Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, phải thường xuyên tăng cường tiềm

lực quốc phòng, gắn với phát triền kinh tế - xã hội:


● Bảo vệ Tổ quốc, XHCN là sự nghiệp thiêng liêng, cao cả, mang tính Cách Mạng,
chính nghĩa có ý nghĩa quốc tế sâu sắc, sự nghiệp đó phải được quan tâm, chuẩn bị
chu đáo và kiên quyết.

● Phải hết sức chăm lo xây dựng quan điểm kiểu mới

● Phải tranh thủ thời gian hòa bình, XD đất nước mạnh lên về mọi mặt,

từng bước biến các tiềm lực thaành sức mạnh hiện thực của nền quốc

phòng bảo vệ Tổ quốc XHCN.


4. Đảng cộng sản lãnh đạo mọi mặt sự nghiệp bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa:

● Đảng Cộng sản phải lãnh đạo mọi mặt sự nghiêp bảo vệ tổ quốc. Sự

lãnh đạo của Đảng là nguyên tắc cao nhất, là nguồn gốc sức mạnh

vững vàng bảo vệ TQ XHCN.

● Đảng đề ra chủ trung, chính sách phù hợp với tình hình, có sáng kiến để

lôi kéo quần chúng và phải có đội ngũ đảng viên gương mẫu hi sinh

● Trong quân đội thực hiện chế độ Chính ủy

● Đảng hướng dẫn, giám sát các hoạt động của các cấp, các ngành.

You might also like