You are on page 1of 3

Rubik văn chương

1/ Trong diễn từ gửi tới lễ nhận giải Nobel, Tagore đã đặt câu hỏi:

- Nghệ thuật là gì?

Và chính ông lại đặt ra các giả thiết:

- Nghệ thuật xuất phát từ mục đích xã hội nào đó?

Hay để thỏa mãn nhu cầu tận hưởng cái mỹ của chúng ta?

Hoặc phải chăng nghệ thuật sinh ra từ ý muốn thể hiện cái thúc đẩy của chính sự tồn tại của chúng ta.

Ông dẫn giải:

Nghệ thuật vị nghệ thuật là dấu hiệu tái diễn cái lý tưởng khổ hạnh của thời kỳ đạo đức khắt khe, khi
khoái cảm được xem là tội lỗi cần chấm dứt ngay trong bản thân nó...khoái cảm là linh hồn của văn
học...Con người có một vốn năng lượng cảm xúc, không phải dành hết cho sự tồn tại. Cái thặng dư đó
tìm lối ra trong sáng tạo nghệ thuật, vì văn minh con người được xây dựng trên thặng dư của mình.

2/ Yasunari Kawabata: “Linh hồn của hội họa Đông phương nằm ở đây. Cốt tủy của tranh thủy mặc
(sumie, mặc hội) nằm trong khoảng để trắng (dư bạch), sự tỉnh lược nét bút (tỉnh bút) và những gì họa sĩ
không đem ra vẽ…

… hai trạng thái cô tịch (wabi) và sầu bi (sabi) vốn nằm trong 4 nguyên tắc Wa, Kei, Sei, Jaku (Hòa, Kính,
Thanh, Tịch) mà Trà đạo coi trọng, dĩ nhiên cũng là biểu tượng của sự phong phú ẩn tàng trong tâm hồn.

Trọng tâm của bức tranh thủy mặc là nằm ở khoảng không, tức là khoảng không có nét vẽ”

3/ Mạc Ngôn: “Tôi phải nói rằng trong quá trình hình thành vùng văn học của mình, huyện Cao Mật vùng
Đông-Bắc, tôi bị ảnh hưởng bởi tiểu thuyết gia người Mỹ William Faulkner và tiểu thuyết gia người
Colombia Gabriel García Márquez. Tôi chưa đọc nhiều của họ, nhưng bị lôi cuốn bởi cái cách thức táo
bạo và tự do của họ khi gây dựng lãnh địa viết mới, và tôi học được từ họ cái điều rằng mỗi tác giả phải
có lãnh địa riêng.

Sự khiêm tốn và nhún nhường là lý tưởng cho đời sống thường nhật của một người, nhưng trong sáng
tác văn học thì sự tự tin tối đa và sự cần thiết tuân theo bản năng lại là điều cốt lõi.

Dù khởi nguồn của tác phẩm là giấc mơ hay là đời sống hiện thực, thì chỉ khi kết hợp với những trải
nghiệm cá nhân, tác phẩm mới có được cá tính, mới nổi tiếng với những nhân vật đặc biệt - được xây
dựng bằng những tình tiết sống động, sử dụng ngôn ngữ đầy tính suy tưởng, và tỏ ra là một cấu trúc
được chế tác tốt…”
Thưởng Thức Sách
“Người nghệ sỹ chỉ làm nẩy nở được một phần tài năng của mình, còn phần lớn hơn của tài năng ấy đã
sinh ra ngay khi anh ta cất tiếng khóc chào đời. Nhưng cùng với tài năng, chúng ta yêu cầu ở anh ta tinh
thần trách nhiệm đối với khát vọng tự do của chính mình”.

[Nhà văn Nga Aleksandr Solzhenitsyn, Nobel Văn học 1972]

“Tất cả những nhà tiên tri đã sai lầm và sẽ sai lầm khi cảnh báo rằng nghệ thuật sẽ phân hủy, sẽ mủn
rách những manh áo của mình, sẽ chết. Chúng ta sẽ chết và Nghệ thuật sẽ còn mãi. Thử hỏi, tận đến
ngày xuống mồ chúng ta có hiểu hết mọi phương diện và những ý nghĩa của Nghệ thuật không đây?”

[Nhà văn Nga Aleksandr Solzhenitsyn, Nobel Văn học 1972]

“Nghệ thuật biết làm mủi lòng thậm chí những tâm hồn lạnh giá, khô héo để kéo nó tới với cái cao cả”.

[Nhà văn Nga Aleksandr Solzhenitsyn, Nobel Văn học 1972]

““Trên thế gian này cần tồn tại quyền lực của tính độc lập hoàn toàn. Không nghi ngờ gì, ngồi xung
quanh dãy bàn kia là những đại diện của mọi chính kiến, mọi quan điểm triết học, mọi tín ngưỡng.
Nhưng vẫn có cái gì đó chung, không lay chuyển: Đó là sự tự do tư tưởng và lương tâm - những gì chúng
ta được thụ hưởng nhờ nền văn minh. Đối với nhà văn, Tự do là yếu tố đặc biệt cần thiết. Đó là một định
đề, một cái đích phải đến đối với các nhà văn chúng ta”.

[Nhà văn Nga Ivan Bunin, Nobel Văn học 1933]

“Chúng ta đang sống trên một hành tinh tuân thủ theo những quy luật có thật và như trong Kinh Phúc
âm đã nói, những cơn phẫn nộ, những mối quan tâm thường nhật; những âu lo, những yêu cầu, những
hy vọng hướng đến một ngày mai sáng tươi hơn của chính những quy luật có thật kia đang chi phối cuộc
sống hôm nay của chúng ta. Những cộng đồng đông đúc sống trên trái đất đang vận động với những nỗ
lực giống nhau; có chung những lợi ích sống và chính vì thế họ luôn thống nhất với nhau chứ không phải
phân tán như có một số người nghĩ thế.

Đó chính là những con người lao động mà bằng bàn tay, khối óc của mình họ đang sáng tạo ra tất cả. Tôi
thuộc số những nhà văn tự nhận ra danh dự và sự tự do cao cả của mình không là điều gì khác ngoài việc
dùng ngòi bút phục vụ nhân dân lao động.”

[Nhà văn Nga Milhail Solokhov, Nobel Văn học 1965]

“Cái đặc sắc của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là ở chỗ nó phản ánh một thế giới quan phủ nhận
tính trực giác cùng thái độ thoát ly khỏi hiện thực; nó kêu gội con người hướng tới cuộc đấu trnah vì sự
tiến bộ của nhân loại; nó tạo điều kiện để đạt tới những mục đích thiết thân với hàng triệu triệu con
người, nó chiếu rọi cho họ con đường tương lai”.

[Nhà văn Nga Milhail Solokhov, Nobel Văn học 1965]


“Bạn biết không, đôi khi đối với tôi dường như chúng ta đang sống trong một thế giới mà chúng ta tự
tạo ra cho mình. Chúng ta quyết định điều gì tốt và điều gì không, chúng ta vẽ bản đồ ý nghĩa cho bản
thân... Và sau đó chúng ta dành cả đời để đấu tranh với những gì chúng ta đã phát minh ra cho chính
mình. Vấn đề là mỗi người chúng ta đều có phiên bản riêng của mình, vì vậy mọi người khó hiểu nhau ”.

[Olga Tokarczuk, Nobel văn học 2018]

You might also like