You are on page 1of 2

Tác động của gói viện trợ Mỹ với chiến

trường Ukraine
Gói viện trợ gần 61 tỷ USD sau nhiều tháng mắc kẹt được cho là sẽ giúp
Ukraine củng cố lực lượng, vực dậy sĩ khí và cản bước kế hoạch tấn công
của Nga.

Trung úy Oleksandr đang chỉ huy đơn vị pháo binh Ukraine chống Nga ở mặt trận miền đông.
Vũ khí họ có là lựu pháo M777 mà Mỹ cung cấp cùng các loại pháo khác. Khi trở về căn cứ tối
20/4, Oleksandr nhận được thông tin mà anh và hàng triệu người Ukraine mong đợi.

"Tôi vừa bước vào căn cứ sau khi thay ca thì mọi người thông báo rằng gói viện trợ cuối cùng đã
được Hạ viện Mỹ thông qua. Chúng tôi hy vọng nó sẽ đến tay càng sớm càng tốt", anh nói.

Thượng viện Mỹ dự kiến bỏ phiếu về gói viện trợ vào ngày 23/4, trước khi chuyển cho Tổng
thống Joe Biden ký thành luật. Quá trình này được dự đoán diễn ra nhanh chóng.

Việc chậm trễ phê duyệt ở Hạ viện trước đó gây trở ngại lớn cho nỗ lực chống Nga của Ukraine,
song giới chuyên gia lạc quan rằng chưa quá muộn để xoay chuyển tình thế.

"Gói viện trợ chắc chắn sẽ tạo ra sự khác biệt. Nó sẽ cho người Ukraine thời gian và nguồn lực
để củng cố lực lượng, huấn luyện và tái vũ trang cho các đơn vị, chuẩn bị cho cuộc phản công
vào cuối năm nay hoặc đầu năm tới", William Taylor, cựu đại sứ Mỹ tại Ukraine, nói.

Franz-Stefan Gady, thành viên Viện Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) ở Mỹ, đồng tình
rằng khoản viện trợ giúp Ukraine có thêm thời gian để giải quyết các vấn đề hiện tại, như bổ
sung binh sĩ cho lực lượng chiến đấu.
Lựu pháo 2C22 Bohdana của đơn vị Ukraine khai hỏa ở Kharkov ngày 21/4. Ảnh: AFP

Trong gói viện trợ gần 61 tỷ USD cho Kiev, 23 tỷ USD trong gói chi tiêu sẽ được dùng để lấp
đầy kho dự trữ vũ khí của quân đội Mỹ, tạo điều kiện để nước này có thể chuyển giao thêm khí
tài cho Ukraine.

You might also like