You are on page 1of 6

1.1.

VAI TRÒ CỦA MARKETING:


1.1.1. Sự ra đời của Marketing:

Các hành vi Marketing chỉ xuất hiện khi trao đổi hàng hóa diễn ra trong
một trạng thái hay tình huống khó khăn nhất định: người mua/bán phải
cạnh tranh để mua/bán sản phẩm. Như vậy, cạnh tranh chính là nguyên
nhân sâu xa làm xuất hiện Marketing

Nguồn gốc của Marketing được lần theo việc sử dụng ngay từ ban đầu của
con người đối với quá trình trao đổi hàng hoá.
Marketing đúng theo ý nghĩa của nó xuất hiện từ những năm đầu của thế
kỷ 20 ở Mỹ, phát triển từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1932,
đặc biệt sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Ở Việt Nam, ngƣời ta đón nhận và đưa Marketing vào giảng dạy tại các
trƣờng đại học học vào cuối những năm 80 khi nền kinh tế Việt Nam đang
chuyển sang cơ chế thị trƣờng. Hiện nay Marketing là một môn học bắt
buộc trong các chƣơng trình ngành Quản trị kinh doanh và Marketing
1.1.2. Các khái niệm cơ bản về Marketing:

1.1.2.a. Marketing:

-Theo P.Kotler & Gary Armstrong (2012), Marketing là quy trình mà


doanh nghiệp tạo ra giá trị cho khách hàng và xây dựng mối quan hệ với
khách hàng nhằm giành được giá trị từ họ.

-Hiểu theo nghĩa rộng, Marketing là quy trình mang tính quản trị và xã hội,
theo đó các cá nhân / tổ chức giành được những gì họ muốn và cần thông
qua việc tạo dựng và trao đổi giá trị với những cá nhân / tổ chức khác.
1.1.2.b. Quy trình Marketing tổng quát:

Quy trình Marketing được mô tả thông qua 5 bước cơ bản:


Nhu cầu: (Needs) là một trạng thái cảm giác thiếu hụt một sự thoả mãn cơ bản nào đó của con
người. Hay nói cách khác, nhu cầu là sự đòi hỏi sinh lý cơ bản của con người, người ta cần có thức
ăn,quần áo, nơi ở, sự an toàn…để tồn tại.

Mong muốn (Wants) là hình thức nhu cầu được hình thành bởi văn hóa, tính cách cá nhân.

Yêu cầu (Demands) / Nhu cầu có khả năng thanh toán là mong muốn có đƣợc những sản
phẩm cụ thể được hậu thuẫn của khả năng về tài chính và thái độ sẵn sàng mua chúng.
Mong muốn trở thành yêu cầu khi người ta có khả năng thanh toán và sẵn sàng mua.

Đề xuất thị trường: Người ta thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của mình bằng những đề
xuất thị trường (Market Offerings) cụ thể. Đề xuất thị trường là sự kết hợp của sản phẩm, dịch vụ,
thông tin hoặc trải nghiệm được giới thiệu với thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu hoặc mong
muốn.. Những ngƣời làm Marketing xem xét kỹ lưỡng sản phẩm mà dịch vụ mà họ bán, bằng việc
bố trí các sản phẩm và dịch vụ, họ tạo ra những trải nghiệm cho khách hàng.
1.1.6. Vị trí của Marketing trong hoạt động của doanh nghiệp:

Marketing cũng là một chức


Marketing có vai trò kết nối
năng cơ bản của doanh
giữa hoạt động của doanh
nghiệp cũng giống như các
nghiệp và thị trường, đảm
chức năng khác: sản xuất, tài
bảo cho hoạt động của
chính, nhân sự, cung ứng vật
doanh nghiệp hướng đến thị
tư (những chức năng này đều
trường, lấy thị trường, nhu
có thể là những bộ phận về
cầu và mong muốn của
mặt tổ chức của một doanh
khách hàng làm trọng tâm
nghiệp)... Nó có nhiệm vụ tạo
cho các quyết định kinh
ra và duy trì, phát triển khách
doanh của doanh nghiệp.
hàng cho doanh nghiệp.
1.1.6. Vị trí của Marketing trong hoạt động của doanh nghiệp:

Do vậy, có thể nói rằng Marketing mang tính độc lập


tương đối với các chức năng khác. Tuy nhiên, để
thực hiện các hoạt động của mình, bộ phận
Marketing cần được sự hỗ trợ phối hợp của các chức
năng khác trong công ty. Đơn giản là vì muốn thực
hiện chức năng của mình thì các nhà quản trị
Marketing phải có các nguồn lực như tài chính, nhân
lực, công nghệ, thiết bị sản xuất…, tức là phải biết
phối hợp với các chức năng khác trong doanh nghiệp
để tạo ra sức mạnh tổng hợp hướng tới thị trường.

You might also like