You are on page 1of 17

CHÚA GIÊSU

TRONG
CÁC TIN MỪNG
 Đức Giêsu của Tin Mừng là bức chân dung được một tác giả Tin
Mừng vẽ ra. Tác giả chọn và tổ chức chất liệu nhằm cổ võ và củng cố
một niềm tin đang muốn đưa người ta đến gần Thiên Chúa hơn. Như
thế tác giả chỉ nhận những thông tin nào giúp cho mục tiêu này, và các
nhu cầu của cử tọa gây ảnh hưởng hoặc trên các nội dung hoặc trên
cách trình bày.
Do đó, các Tin Mừng được viết bởi các tác giả khác nhau, vào những thời
gian khác nhau, cho những cử tọa khác nhau, nên nhất thiết phải
khác nhau.
Vào khoảng thời gian khoảng năm 60-100, các Tin Mừng chính lục đã
được viết ra. Bản văn tin mừng hiện có đã thành hình sau nhiều thăng
trầm trong công cuộc soạn thảo và sau một khoảng thời gian dài.

Các tác giả đã nhận những tài liệu từ những nguồn khác nhau, rồi sắp xếp
những dữ liệu đã có để phác họa ra một Giêsu có thể đáp ứng những
nhu cầu thiêng liêng của cộng đoàn mà ngài muốn gởi bản Tin Mừng
cho. Như thế các Tin Mừng đã được bố cục theo logic chứ không nhất
thiết theo thời gian.
Các tác giả Tin Mừng, trong tư cách là tác giả đã cung cấp các hình
thức, đã triển khai, đã mài giũa chất liệu về Đức Giêsu mà ngài đã có,
và trong tư cách là nhà thần học, đã định hướng những chất liệu này
theo những mục tiêu riêng.

Các Tin Mừng không phải là các tài liệu lịch sử nói về sứ vụ của
Chúa Giêsu, nhưng đã có những triển khai và thích ứng của truyền
thống về Đức Giêsu. Nói thế không có nghĩa là các Tin Mừng không
phải là những bản tường thuật đích thực về Đức Giêsu. Sự thật phải
được đánh giá theo mục tiêu tác giả theo đuổi.
Các sách Tin Mừng có thể bị phê phán là sai lạc nếu mục đích của nó
là một bản sử biên niên hay một bản tiểu sử chính xác. Nếu mục tiêu là
đưa độc giả đến chỗ tin vào Chúa Giêsu thì những chỗ thích ứng làm
cho Tin Mừng bớt tính chính xác về sử lại được nhắm để dễ dàng đạt
mục tiêu kia và như thế là làm cho các Tin Mừng nên thật.
TỔNG QUAN
Mỗi cuốn sách có câu trả lời khác
nhau về lời chất vấn của Đức Giêsu
“Người ta nói Thầy là ai ?”
 Tin Mừng Marco: Con Người và
Đấng Messiah đau khổ.  
 Matthew: Một Môsê mới, Đấng
Khôn Ngoan thượng trí.
 Luca - TĐCV: Đấng Cứu Thế tràn
đầy Thánh Thần.
 Gioan: Ngôi Lời, Đấng TA LÀ

4
Người ta bảo Thầy là ai ?
Ðức Giêsu và các môn đệ của Người đi tới các làng xã vùng Xêdarê
Philípphê. Dọc đường, Người hỏi các môn đệ: "Người ta nói Thầy là
ai?" Các ông đáp: "Họ bảo Thầy là ông Gioan Tẩy Giả, có kẻ thì bảo
là ông Êlia, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó". Người lại hỏi
các ông: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?" Ông Phêrô trả lời:
"Thầy là Ðấng Kitô (Messiah)". Ðức Giêsu liền cấm ngặt các ông
không được nói với ai về Người. Ðức Giêsu loan báo lần thứ nhất
cuộc Thương Khó và Phục Sinh. Rồi Người bắt đầu dạy cho các ông
biết Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế
cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày, sống lại. Người nói
rõ điều đó, không úp mở. Ông Phêrô liền kéo riêng Người ra và bắt
đầu trách Người. Nhưng khi Ðức Giêsu quay lại, nhìn thấy các môn
đệ, Người trách ông Phêrô: "Xatan ! lui lại đàng sau Thầy! Vì tư
tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của
loàn người” (Mc 8:27-33).
Mark: Con Người – Đấng Messiah đau khổ 

Tin Mừng Marcô là Tin Mừng nói về cái


chết của Chúa Giêsu. Đó là bản tường
thuật về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu
với phần giới thiệu được mở rộng.
Marcô kể chuyện về cái chết của Chúa
Giêsu và để cho mọi diễn tiến khác đều
quy chiếu về đó và qua đó.
Chính cái chết chứ không phải cuộc sống
của Chúa Giêsu là kim chỉ nam cho toàn
bộ Tin Mừng Marcô....

6
CÂU HỎI LỚN NHẤT CỦA TIN MỪNG MARCÔ

 Khi viết Tin Mừng Marcô đã nhận thấy đã có


nhiều hình ảnh khác nhau về Đức Giêsu và nhiều
niềm tin về chính con người của Đức Giêsu…
 Trong số đó có niềm tin Đức Giêsu chính là
Đấng Messiah vì những phép lạ cả thể Người làm
 Và Marcô đã chọn lấy truyền thống ấy theo cách
thức chọn lựa của riêng ngài. Marcô không từ
chối việc Chúa Giêsu làm phép lạ, nhưng ngài
tổng hợp những việc làm phép lạ của Chúa
Giêsu trong câu hỏi tại Caesarea Philippi trong
chương 8.
 Chúa Giêsu hỏi các môn đệ: “người ta nói Thầy
là ai?” và Phêrô trả lời: “Thầy là Đức Kitô, Thầy
là Đấng Messiah.” 7
Còn hơn một người làm phép lạ (miracle worker)

Từ chương 8 trở đi Tin Mừng Marcô muốn người đọc tin rằng
Đức Giêsu là Đấng Messiah bởi vì nếu chỉ tin Đức Giêsu là
người làm phép lạ sẽ không thể hiểu đích thực Ngài là ai!

Ngay sau lời tuyên tín của Phêrô, Chúa Giêsu nói: “Con
Người sẽ phải chịu đau khổ và chết.” Phêrô phản ứng: điều
này không nên xảy ra với Thầy, và Chúa Giêsu quở trách
Phêrô là Satan…

8
Bí mật Đấng Messiah
Tin Mừng Marcô đã từng được thảo luận với những câu hỏi về
“bí mật Messiah”.
“Bí mật Messiah” là tính Messiah đích thực của Đức Giêsu mà
người ta không thể nhận biết qua các phép lạ của Ngài.
“Bí mật Messiah” của Đức Giêsu là Ngài là Con Người, Đấng
đã đến để chịu đau khổ chứ không phải là một Messiah người là
được những phép lạ cả thể.
Và bí mật ấy chỉ được tỏ lộ nơi kết thúc câu chuyện lịch sử của
Ngài. Đó chính là câu chuyện về đau khổ và cái chết của Chúa
Giêsu cho thấy bí mật của Đức Giêsu và cho thấy chân tính đích
thực của Ngài

9
Matthew: Một Môsê mới,
một Đấng Khôn Ngoan cao cả
Tin Mừng này được nối kết với những giáo hội
tiên khởi trong tương quan với Do Thái giáo
(Judaism).
Đức Giêsu của Matthêw đích thực là người
Israen. Do đó Matthew viết gia phả của Đức
Giêsu từ Abraham.
Đức Giêsu không chỉ là con David mà còn là con
Abraham. Do đó, giáo huấn của Chúa Giêsu cũng
thuộc về truyền thống giáo huấn lề luật hợp pháp.
Do đó chỉ trong Matthew, Chúa Giêsu xác định
Ngài đến không phải để bãi bỏ nhưng là để kiện
toàn lề luật. Và không một phần nào của lề luật bị
bãi bỏ… 10
Một Môsê mới, Torah mới
Nhiều người tin rằng Matthêu soạn tác
Tin Mừng theo một cấu trúc rõ ràng. Sách
bao gồm 5 diễn từ [5:1-7:29; 9:36-
10:42;13:1-52; 17:22-18:35; và 23:1-
25:46], có lẽ gọi về Ngũ Thư.

Đức Giêsu được diễn tả như là một Môsê


mới, trình bày cách rõ ràng và chung
cuộc về Torah. Đức Giêsu không đến để
bãi bỏ nhưng để kiện toàn lế luật [Mt
5:17].

11
Đức Giêsu: Thầy dạy khôn ngoan
hay Đấng Khôn Ngoan?
Đức Giêsu của Matthêu được nối kết với Khôn
Ngoan của Thiên Chúa, Đấng được tôn vinh bởi
những hành động của Ngài [11:19]. Ngài là Đấng
có ách thì êm ái, gánh thì nhẹ nhàng, và là Đấng
mang đến sự êm ái dịu ngọt cho những ai đến với
Ngài [Cf. Mt. 11:19,28-30; Sirach 6:18-37;
24:19-24; 51:23-27].
Đức Giêsu có quyền năng của Khon Ngoan
Thiên Chúa – giống như Khôn Ngoan, được diễn
tả trong sách Châm Ngôn và Sirach, là Đấng ở
với Thiên Chúa từ thuở tạo dựng, Đấng ở với
Israen, ngự trong Đền Thờ và là Đấng gìn giữ
Torah. 12
Còn hơn cả Salomon
Điều này giải thích cho tại sao trong bài giảng
trên núi, Đức Giêsu có thể dạy như Đấng có
uy quyền định nghĩa lại Torah (người xưa
nói… “Tôi nói với các ngươi…”) Nếu Torah
diễn tả Khôn Ngoan của Thiên Chúa nơi chữ
viết, thì còn ai có thể hơn người con hoàn hảo
của Abraham dạy dỗ Torah? Nơi Đức Giêsu,
còn có điều hơn cả đền thờ [12:6, nơi mà theo
Sirach 24:10 khôn ngoan đã cư ngụ ở đó.
Đức Giêsu của Matthêu còn hơn cả ngôn sứ
Giona người khiến cho những thế lực quyền
uy của dân ngoại hối cải (12:41), và Ngài còn
hơn cả Solomon, người luôn khao khát sự
khôn ngoan từ Thiên Chúa (12:42).
13
Kết
Tóm lại, Matthêu trình bày Đức Giêsu như là Đấng
kết thúc và là đỉnh điểm của lịch sử Israen trong
tương quan với Thiên Chúa.

Ngài còn là Đấng với quyền năng của Thiên Chúa


dạy những điều Thiên Chúa muốn. Các môn đệ Chúa
Giêsu, cộng đoàn của Matthêu, loan truyền những
giáo huấn của Ngài cho mọi nơi với bảo đảm rằng
Đấng đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất sẽ ở
với họ mọi ngày cho đến tận thế [Mt 28:18-20].
14
Luca: Đấng Cứu Thế đầy tràn Thánh Thần

 Luca thường dùng hình ảnh Divine man (Con Người


Thần Linh) trình bày Đức Giêsu như là Đấng Cứu Thế
đầy tràn Thánh Thần của Thiên Chúa. Một con người
mà nơi Ngài quyền năng Thiên Chúa được tỏ lộ và trao
ban trong chính những lời giảng dạy và những phép lạ
Ngài làm.
 Hình ảnh Divine man cũng được diễn tả cách rất đặc
biệt trong những tường thuật về hành trình rao giảng
của Chúa Giêsu. Chỉ trong Luca trình thuật về hành
trình của Chúa Giêsu được nhấn mạnh cách rõ nét.
“Travel motif” là một motif rất quan trọng trong thế
giới cổ thời để mô tả cuộc sống của những great divine
men, những người làm phép lạ, những thầy dạy…

15
Divine man… Vị Tử Đạo trung tín

Divine man motif là một motif rất quan trọng trong Tin
Mừng Luca ngay cả trong những đau khổ và cái chết.
Bởi vì Đức Giêsu chết như một vị tử đạo đích thực, một
cái chết mẫu mực. Không có lời than thở: “Lạy Chúa, lạy
Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ con?”
Nhưng Đức Giêsu chết, Ngài trao gởi tâm hồn Ngài vào
tay Thiên Chúa, nhưng là một vị tử đạo trung tín thể hiện
qua cái chết khổ đau của Ngài.

16
Bibliography
• Spencer, F. Scott. What Did Jesus Do? Gospel Portrayals of Jesus' Personal Conduct : Trinity  Press
International, 2003.
• Stern, Richard C. Savior on the Silver Screen. Mahwah, NJ: Paulist, 1999.
• Stewart, Elizabeth-Anne. Jesus the Holy Fool. Franklin, WI: Sheed & Ward, 1999.
• Swidler, Leonard & Paul Mojzes, eds., The Uniqueness of Jesus: A Dialogue with Paul F. Knitter (Orbis,
1997).
• Taylor, Vincent. The Names of Jesus. London: MacMillan and Co., Ltd., 1959.
• Taylor, Vincent. The Person of Christ in New Testament Teaching . London: MacMillan, 1959.
• Tuckett, Christopher. Christology and the New Testament: Jesus and His Earliest Followers. Louisville:
Westminster, 2001.
• Vermes, Geza. The Changing Faces of Jesus. New York: Penguin Putnam, 2001.
• Walsh, Richard. Reading the Gospels in the Dark: Portrayals of Jesus in  Film, Pa.:  Trinity, 2003.
• Wink, Walter. The Human Being: Jesus and The Enigma of the Son of the Man . Minneapolis:Fortress, 2001
• Wink, Walter The Powers That Be: Theology for a New Millennium (Doubleday, 1999).
• Witherington, Ben. The Christology of Jesus. Minneapolis: Fortress, 1990.
• Zelensky, Elizabeth, and Lela Gilbert. Windows to Heaven: Introducing Icons to Protestants and Catholics :
Brazos Press, 2004.
• Ziolkowski, Theodore. Fictional Transfigurations of Jesus. Princeton, NJ: Princeton University Press, 1972

17

You might also like